Tâm lý học giải thích về ‘Philophobia’—Nỗi sợ tình yêu

Biên tập: Uyên Mai – Hiệu đính: Lyn

A Psychologist Explains ‘Philophobia’—The Fear Of Falling In Love

Mark Travers

Tâm lý học giải thích về ‘Philophobia’—Nỗi sợ tình yêu

Philophobia, the fear of falling in love, is a complex and intriguing psychological phenomenon that significantly impacts individuals in various ways. This specific phobia can manifest as an overwhelming and irrational fear of developing romantic feelings for someone or engaging in a romantic relationship. Notable signs of philophobia include the following:

Philophobia hay còn gọi là nỗi sợ tình yêu – một hiện tượng tâm lý phức tạp và hấp dẫn, đáng kể đến các cá nhân theo nhiều cách khác nhau. Nỗi ám ảnh này có thể được thể hiện bằng sự sợ hãi tột độ, phi lý về việc phát triển tình cảm lãng mạn với ai đó hoặc tham gia vào mối quan hệ lãng mạn. Một số dấu hiệu đáng chú ý của chứng sợ tình yêu bao gồm:

  • Avoidance of romantic situations. Individuals grappling with this fear may actively sidestep social events, dating opportunities or even close friendships that could potentially evolve into more intimate connections. The mere contemplation of falling in love can trigger physical and emotional distress, leading to intense anxiety, panic attacks or physical symptoms like nausea and trembling.
  • Né tránh những tình huống lãng mạn. Những cá nhân chịu đựng nỗi sợ hãi này có xu hướng chủ động né tránh các sự kiện, cơ hội hẹn hò hoặc thậm chí là tình bạn thân thiết có khả năng phát triển thành những mối quan hệ thân thiết hơn. Suy nghĩ về tình yêu một cách thông thường có thể gây ra những áp lực, đau khổ về cả thể chất và tinh thần, dẫn đến sợ hãi tột độ, hoảng loạn hay các triệu chứng khác về mặt thể chất như buồn nôn và run rẩy.
  • Difficulty expressing emotions, especially romantic feelings. Philophobia may engender a reluctance or inability to acknowledge one’s emotions, impacting both romantic relationships and overall emotional well-being. This fear can extend to the point of sabotaging potential relationships as a defense mechanism by pushing away partners or creating barriers to emotional intimacy.
  • Gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, đặc biệt là tình cảm lãng mạn. Nỗi sợ tình yêu có thể gây ra sự miễn cưỡng, hoặc không thể công nhận cảm xúc của bản thân, ảnh hưởng đến cả những mối quan hệ lãng mạn lẫn sức khỏe tâm thần nói chung. Nỗi sợ này có thể phát triển đến mức phá hủy các mối quan hệ tiềm năng như một cơ chế phòng thủ, bằng cách đẩy đối tác ra xa hoặc tạo ra rào cản để ngăn chặn sự thân mật.
  • Negative beliefs about love. Philophobes perceive love as a source of vulnerability, pain or potential disappointment, which can be obstacles to the development of healthy relationships.
  • Có niềm tin tiêu cực về tình yêu. Những người mắc Philophobia xem tình yêu như nguồn gốc của sự tổn thương, nỗi đau và sự thất vọng tiềm tàng, điều này là trở ngại cho sự phát triển của các mối quan hệ lành mạnh.

Living with philophobia has profound effects on one’s emotional well-being and interpersonal relationships. Individuals grappling with this fear may find it challenging to form and maintain romantic connections, leading to feelings of loneliness, isolation and a sense of missing out on a fundamental human experience. The fear can result in avoidance behaviors, hindering personal growth and potentially leading to a cycle of unfulfilling relationships.

Sống với chứng sợ tình yêu có những ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ cá nhân. Những người vật lộn với nỗi sợ này có thể khó khăn trong việc hình thành và giữ gìn những mối quan hệ tình cảm, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như cô đơn, biệt lập và cảm giác như bỏ lỡ trải nghiệm cơ bản của con người. Nỗi sợ có thể dẫn đến hành vi né tránh, cản trở sự phát triển cá nhân và có khả năng dẫn đến một vòng tròn các mối quan hệ không trọn vẹn.

Here are three psychological factors that contribute to the development of philophobia.

Dưới đây là ba yếu tố tâm lý góp phần vào sự phát triển của chứng sợ tình yêu.

1. Past Traumatic Experiences

1. Trải nghiệm đau thương trong quá khứ

 

Philophobia often stems from past traumatic events like heartbreak, betrayal or witnessing dysfunctional relationships that leave lasting emotional scars and shape negative views of love and intimacy.

Nỗi sợ tình yêu thường bắt nguồn từ những sự kiện đau thương trong quá khứ như tan vỡ, phản bội hay chứng kiến những mối quan hệ không bình thường đã để lại những vết sẹo tinh thần lâu dài và hình thành những cái nhìn tiêu cực về tình yêu và sự thân mật.

The impact of these experiences can manifest as an instinctual defense mechanism, prompting individuals to avoid vulnerability and emotional investment. Consequently, individuals may avoid opening up or fully committing to relationships to avoid potential hurt.

Ảnh hưởng của những trải nghiệm đó có thể biểu hiện như một cơ chế phòng thủ tự nhiên, thúc đẩy các cá nhân né tránh nỗi đau và sự đầu tư tình cảm. Vậy nên các cá nhân có thể né tránh việc mở lòng hoặc sự cam kết chặt chẽ với các mối quan hệ để tránh bị tổn thương.

A study published in the Journal of Trauma and Dissociation revealed that those with a history of childhood trauma, including physical abuse, sexual abuse or neglect, are more likely to experience both attachment anxiety and attachment avoidance, contributing to the fear of falling in love.

Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Trauma and Dissociation tiết lộ rằng, những người từng trải qua nỗi đau trong thời thơ ấu, bao gồm bạo hành, xâm hại hay bị bỏ rơi, thường sẽ chịu đựng cả nỗi sợ và chứng né tránh sự gắn bó, thường sẽ góp phần tạo nên nỗi sợ tình yêu.

Understanding and addressing these past traumas in a therapeutic context are crucial steps toward dismantling the barriers preventing healthier and more fulfilling romantic connections. By unraveling the layers of past wounds, individuals can reframe their perspective on love, fostering potential for meaningful and positive relationships.

Hiểu và giải quyết những tổn thương trong quá khứ tại bối cảnh trị liệu là những thao tác quan trọng nhằm xóa bỏ rào cản  ngăn cản một người tiến tới các mối quan hệ lãng mạn lành mạnh và trọn vẹn hơn. Bằng cách gỡ rối, chữa lành những tổn thương trong quá khứ các cá nhân có thể nhận thức khác về tình yêu, qua đó nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực, ý nghĩa.

2. Attachment Issues

2. Nỗi sợ gắn bó

Disruptions in early attachment patterns, such as inconsistent caregiving or neglect, can affect one’s capacity to form secure emotional connections. These disturbances may instill a fear of vulnerability and intimacy, as individuals learn to associate emotional closeness with unpredictability or unreliability. The fear of relying on others or being let down can hinder the ability to engage in and sustain romantic relationships.

Sự gián đoạn trong mô hình gắn bó từ nhỏ, như chăm sóc không liên tục và sự bỏ bê, có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các mối liên kết cảm xúc an toàn của một người. Những rối loạn này sẽ dần dần hình thành nỗi sợ tổn thương và sự thân mật, do các cá nhân học cách liên kết sự gần gũi về mặt cảm xúc với những sự kiện ngoài dự đoán và sự thiếu tin cậy. Nỗi sợ dựa dẫm vào người khác hoặc bị làm tổn thương có thể cản trở khả năng gắn kết và duy trì các mối quan hệ tình cảm.

A review article published in Nature elucidates how both attachment anxiety and avoidance contribute to problematic emotional and behavioral responses within relationships.

Một bài viết đánh giá được đăng trên Nature chứng minh cách nỗi sợ gắn bó và sự né tránh góp phần tạo nên những cảm xúc và hành vi bất ổn trong các mối quan hệ.

  • Attachment anxiety can lead to heightened distress and anger during conflicts or in situations where desired support is lacking. Destructive behaviors, like seeking desperate reassurance and displaying hostility, impede problem-solving and negatively impact relationship satisfaction.
  • Kiểu gắn bó lo âu có thể dẫn đến sự đau khổ, tức giận tột độ trong các cuộc xung đột hoặc trong những tình huống thiếu sự hỗ trợ cần thiết mà cá nhân mong muốn. Những hành vi mang tính hủy hoại như tìm kiếm sự trấn an một cách tuyệt vọng và thể hiện thái độ thù địch đều cản trở việc giải quyết vấn đề, qua đó tác động tiêu cực đến sự hài lòng của đôi bên trong mối quan hệ.
  • Attachment avoidance obstructs positive responses in situations emphasizing dependence or threatening autonomy, as highly avoidant individuals disengage instead of seeking support. This withdrawal and hostility not only diminish closeness but also limit care and support, disrupt conflict resolution and undermine relationship satisfaction, commitment and closeness for both partners.
  • Kiểu gắn bó né tránh cản trở những phản hồi tích cực trong các tình huống nhấn mạnh sự phụ thuộc hoặc đe dọa đến quyền tự chủ, vì những cá nhân có xu hướng né tránh sẽ lựa chọn không tham gia thay vì tìm kiếm sự hỗ trợ. Sự rút lui và thái độ chống đối này không chỉ giảm sự gần gũi, mà còn giới hạn sự quan tâm và hỗ trợ, làm gián đoạn giải quyết xung đột, giảm sự hòa thuận, hài lòng, cam kết và gần gũi của đôi bên trong một mối quan hệ.

Recognizing these attachment issues empowers individuals to explore and reshape their relationship dynamics, establishing a foundation for more secure and fulfilling connections based on trust, understanding and emotional intimacy. Through therapeutic exploration, individuals can work towards overcoming these attachment-related barriers, paving the way for more resilient romantic bonds.

Việc nhận thức được những vấn đề gắn bó sẽ giúp các cá nhân khám phá, định hình lại động lực trong các mối quan hệ của họ, xây dựng nền tảng mối quan hệ vững chắc, trọn vẹn dựa trên niềm tin, sự thấu hiểu và sự gần gũi về mặt cảm xúc. Qua những khám phá trị liệu, các cá nhân có thể nỗ lực vượt qua những rào cản gắn bó, mở đường cho những mối quan hệ lãng mạn bền vững hơn.

3. Fear Of Losing Control Over One’s Own Emotions

3. Nỗi sợ mất kiểm soát cảm xúc của chính mình

The fear of falling in love often intertwines with a profound fear of losing control over one’s emotions. Individuals grappling with philophobia may harbor a deep-seated fear of the emotional roller coaster that love can sometimes be. This fear of the unknown can elicit heightened levels of stress, prompting avoidance behaviors to maintain a semblance of control.

Nỗi sợ tình yêu thường đan xen với nỗi sợ hãi sâu sắc về việc mất kiểm soát cảm xúc của chính mình. Những cá nhân chịu đựng nỗi sợ tình yêu mang trong mình nỗi sợ hãi sâu sắc về cảm xúc thăng hoa mà tình yêu mang lại. Nỗi sợ vô định có thể gây ra căng thẳng cực độ, thúc đẩy các hành vi né tránh để duy trì vẻ ngoài thể hiện sự kiểm soát.

The apprehension from emotional vulnerability and the anticipation of unexpected twists in a romantic relationship can give rise to a self-imposed barrier to intimacy, preventing the free flow of emotions.

Sự e ngại về tổn thương tâm lý và dự đoán về những điểm ngoặt không thể lường trước trong một mối quan hệ tình cảm có thể làm nảy sinh rào cản với sự gần gũi, ngăn chặn dòng cảm xúc.

Recognizing and addressing this fear of loss of control is pivotal. Through therapeutic strategies focused on emotional regulation and self-awareness, individuals can gradually dismantle these barriers. This process fosters a healthier relationship with love, enabling a return to the natural ebb and flow of emotional connections.

Nhận thức và giải quyết nỗi sợ mất kiểm soát là điều cần thiết. Thông qua các chiến lược trị liệu tập trung vào điều tiết cảm xúc và nhận thức cá nhân, những người chịu đựng nỗi sợ này có thể dần dần dỡ bỏ những rào cản của mình. Quá trình này thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh hơn với tình yêu và sự trở lại của những dòng cảm xúc.

To address philophobia:

Để giải quyết nỗi sợ tình yêu:

  • Cultivate self-awareness to address underlying fears and insecurities associated with love. This awareness can empower you to actively challenge and reframe negative beliefs.
  • Trau dồi khả năng tự nhận thức để giải quyết những nỗi sợ tiềm ẩn và sự tự ti, bất an liên quan đến tình yêu. Sự nhận thức này có thể đẩy mạnh việc chủ động thách thức, điều chỉnh lại những quan niệm tiêu cực.
  • A structured approach like guided exposure can offer a controlled and supportive environment, allowing individuals to confront and overcome anxieties associated with the fear of falling in love in a step-by-step manner.
  • Cách tiếp cận có hệ thống như hướng dẫn tiếp xúc có thể mang lại một môi trường được kiểm soát và có sự hỗ trợ, cho phép các cá nhân đối mặt, từng bước vượt qua những nỗi sợ liên quan đến tình yêu.
  • Practice emotional regulation to navigate and manage emotional responses effectively. Techniques such as mindfulness can equip you to respond to emotional triggers in a healthy manner.
  • Luyện tập điều tiết cảm xúc để điều hướng và quản lý những phản ứng cảm xúc một cách hiệu quả. Một số công cụ như phương pháp chánh niệm có thể trang bị cách phản ứng với các tác nhân kích thích cảm xúc theo cách lành mạnh.

 

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/traversmark/2024/02/06/a-psychologist-explains-philophobia-the-fear-of-falling-in-love/?sh=24b04c744db7

Trả lời