Lạc quan và bi quan. Đâu mới là lựa chọn tốt?

Biên tập: Phương Uyên

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, hòa chung nhịp đập với dòng chảy thời gian mọi thứ xung quanh ta đều có những mặt tích cực và tiêu cực song hành cùng nhau. Có lẽ, bất kể điều gì xảy ra cũng đều có những mặt trái, mặt phải, từng góc  độ riêng của chúng. Chỉ là đôi lúc ta thường bỏ lỡ cơ hội nhìn nhận mọi thứ một cách toàn diện, ta thường xuyên chăm chú vào những yếu, những góc độ chỉ mang hơi hướng của sự tiêu cực bủa vây. Mà đôi lúc quên rằng thật ra trong vô số những tiêu cực vẫn đang có một ánh lửa của sự tích cực đang cháy ở một góc nào đó. Vậy thật sự trong cuộc sống và hành trình trưởng thành của mỗi người, chúng ta cứ trở nên hình ảnh một người lạc quan là tốt không? Hay cần phải có những khoảnh khắc bi quan về vấn đề nào đó để rồi nhận lại thật nhiều ánh sáng tốt đẹp sau đó?

Lợi ích đến từ việc “nuôi dưỡng thật nhiều những quan điểm tích cực” trong tâm trí mỗi người chúng ta:

man practicing yoga in hand

– Những người lạc quan cảm thấy ít phiền muộn hơn những người bi quan khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của họ. Ví dụ, họ ít lo lắng và trầm cảm hơn. Những người lạc quan thích nghi tốt hơn với các sự kiện tiêu cực (bao gồm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ung thư vú, phá thai, cấy ghép tủy xương và AIDS).

– Lạc quan bảo vệ các bà mẹ mới sinh khỏi trầm cảm sau sinh. Lạc quan giúp việc tập trung giải quyết vấn đề, hài hước, lập kế hoạch, nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực (đưa tình huống vào điều kiện tốt nhất có thể) và khi không thể kiểm soát được tình hình, chấp nhận thực tế. Người lạc quan có khả năng rút ra bài học từ những tình huống tiêu cực. Vì vậy, những người lạc quan có lợi thế hơn những người bi quan trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề.

– Có lẽ, điều ngạc nhiên là những người lạc quan không có xu hướng phủ nhận vấn đề trong khi những người bi quan thường cố gắng lảng tránh vấn đề. Người lạc quan không phải là người lảng tránh vấn đề và phớt lờ những mối đe dọa đối sự an lạc của họ. Ví dụ, họ quan tâm đến các cảnh báo về sức khỏe và thường phát hiện ra các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn sớm hơn.

– Người lạc quan nỗ lực một cách bền bỉ hơn và có xu hướng không bỏ cuộc, cho rằng tình huống có thể được giải quyết theo cách này hay cách khác. Mặt khác, những người bi quan thường chờ đợi vào một kết quả tiêu cực – và do đó, nhiều khả năng sẽ bỏ cuộc. Những người lạc quan báo cáo họ có nhiều hành vi nâng cao sức khỏe hơn (như ăn uống lành mạnh hoặc khám sức khỏe thường xuyên) và có sức khỏe thể chất tốt hơn những người bi quan.

– Những người lạc quan dường như làm việc hiệu quả hơn (Robotics et al, 1991; Carver & Scheier, 2002).

Lợi ích đến từ việc “trở thành một người bi quan ở khoảnh khắc nào đó” trong tâm trí mỗi người chúng ta:

https://blog.feedspot.com/psychology_blogs/

Có nhiều lúc sự bi quan sẽ hữu ích trong việc bảo đảm sự an toàn của bạn. Suy nghĩ lạc quan có liên quan đến việc đánh gi chúng ta:iá thấp các rủi ro (Peterson & Park, 2003), vì vậy những người lạc quan có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn hoặc lái xe một cách liều lĩnh.

Trong thực tế cuộc sống, có những khoảnh khắc mỗi chúng ta cần phải tỉnh thức và có những suy nghĩ bi quan để đánh giá vấn đề thật đúng đắn. Bi quan ở đây không phải là những suy nghĩ chứa đựng những mảng màu tiêu cực. Mà chúng là những suy nghĩ về những góc khuất phía sau của vấn đề chúng ta đang quan tâm. Điển hình trong những chuyến bay vô tình xuất phát vào thời tiết xấu, hoặc có những báo động không tốt ngay khi máy bay cất cánh. Lúc này, nếu như người phi công chỉ nhìn vấn đề theo hướng lạc quan “Chúng ta vẫn sẽ cất cánh bình thường, chúng ta sẽ hạ cánh đúng điểm đến thôi, không sao hết”. Có lẽ, đó sẽ là một quyết định có phần nguy hiểm đối với sự an toàn của chính phi hành đoàn và cả những hành khách đang tham gia trên chuyến bay ấy. Người phi công trong tình huống này nói riêng và chúng ta – người sẽ gặp khó khăn, hay rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy cần phải có sự tỉnh táo. Trong suy nghĩ không chỉ hình thành sự lạc quan nhằm chấn an bản thân, mà còn đan xen cả những suy nghĩ bi quan một chút để có thể lường trước nhiều mặt của vấn đề cần giải quyết!

Có thể thấy, lạc quan là điều tốt và cần được tập luyện để hình thành nhận thức và thói quen trong đời sống hằng ngày. Lạc quan có thể giúp chúng ta vượt qua được những thời gian quá khứ tổn thương, có thể chữa lành tâm hồn chúng ta để có thêm động lực tiến về phía trước. Thế nhưng, chúng ta đang sống trong một thế giới đa chiều, đa góc độ để nhìn nhận và đánh giá bất kỳ việc nào đó. Vì vậy, đôi lúc cũng cần một chút hương vị của sự bi quan, điều này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách chân thật nhất. Nếu cuộc sống như bức tranh có những gam màu tích cực – lạc quan thì cũng cần những gam màu chìm – bi quan để có thể cân bằng vẻ đẹp tổng thể về nội dung mà bức tranh đang muốn biểu hiện. 

Nguồn: https://psyme.org/chuong-3-lac-quan-va-hi-vong/

Trả lời