Physical health and mental health
Biên dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam
This content mentions anxiety and depression, which some people may find triggering.
Cảnh báo: Nội dung này có đề cập tới lo âu và trầm cảm, điều mà một số người có thể cảm thấy bị kích động.
Summary
- how does my mental health affect my physical health
- what can I do to help myself
TÓM TẮT
- Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thế chất của tôi như thế nào
- Tôi có thể làm gì để tự giúp bản thân
Physical health problems significantly increase our risk of developing mental health problems, and vice versa.
Nearly one in three people with a long-term physical health condition also has a mental health problem, most often depression or anxiety.
Những vấn đề về sức khỏe thế chất làm gia tăng đáng kể mối nguy hại tới sức khỏe tinh thần và ngược lại.
Gần một trong ba người mắc bệnh về sức khỏe thể chất kéo dài cũng gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, thường là trầm cảm hoặc lo âu.
How does my mental health affect my physical health?
Sức Khỏe Tinh Thần Có Thể Làm Ảnh Hưởng Sức Khỏe Thế Chất Của Tôi Như Thế Nào
Research shows that people with a mental health problem are more likely to have a preventable physical health condition such as heart disease.
This can be for a variety of reasons, including:
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người với vấn đề sức khỏe tâm lý thường dễ mắc các bệnh trạng thể chất đáng ra có thể phòng ngừa được, ví dụ như bệnh tim.
Điều này xảy đến có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- genetics – the genes that make it more likely that you will develop a mental health problem may also play a part in physical health problems
- low motivation – some mental health problems or medications can affect your energy or motivation to take care of yourself
- difficulty with concentration and planning – you may find it hard to arrange or attend medical appointments if your mental health problem affects your concentration
- lack of support to change unhealthy behaviour – healthcare professionals may assume you’re not capable of making changes, so won’t offer any support to cut down on drinking or give up smoking, for example
- being less likely to receive medical help – healthcare professionals may assume your physical symptoms are part of your mental illness and not investigate them further. People with a mental illness are less likely to receive routine checks (like blood pressure, weight and cholesterol) that might detect symptoms of physical health conditions earlier.
- Gen di truyền – những loại gen nhất định mà khiến bạn dễ có xu hướng phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm lý cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong các vấn đề sức khỏe về thể chất của bạn.
- Động lực thấp – một số vấn đề tâm lý hoặc vài loại thuốc điều trị có thể làm ảnh hưởng tới năng lượng và động lực của bạn để tự chăm sóc bản thân.
- Khó khăn với việc tập trung và lên kế hoạch – bạn có thể cảm thấy khó khăn với việc sắp xếp hoặc dự những buổi hẹn y tế nếu sức khỏe tinh thần của bạn ảnh hưởng tới khả năng tập trung.
- Thiếu sự hỗ trợ trong việc thay đổi hành vi không lành mạnh – các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể cho rằng bạn không đủ khả năng để thực hiện các thay đổi, nên họ sẽ không đưa ra bất kỳ sự hỗ trợ nào để giúp cắt giảm những thói quen xấu, ví dụ như uống rượu bia hoặc hút thuốc.
- Ít có khả năng nhận được trợ giúp y tế – các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể cho rằng các triệu chứng thể chất của bạn là một phần của vấn đề tâm lý và không điều tra tìm hiểu thêm về chúng. Những người mắc bệnh tâm lý ít có khả năng nhận được những đợt kiểm tra định kỳ (như huyết áp, cân nặng và mỡ máu) để có thể phát hiện các triệu chứng của tình trạng sức khỏe thể chất sớm hơn.
As well as this, mental health problems can come with physical symptoms. Our bodies and minds are not separate, so it’s not surprising that mental ill health can affect your body. Depression can come with headaches, fatigue and digestive problems, and anxiety can create an upset stomach, for example. Other symptoms can include insomnia, restlessness and difficulty concentrating.
Cùng với điều này, các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể đi kèm với các triệu chứng về thể chất. Cơ thể và tâm trí của chúng ta không tách rời nhau nên không có gì ngạc nhiên khi bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Trầm cảm có thể đi kèm với đau đầu, mệt mỏi và các vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như lo âu có thể gây ra chứng khó chịu ở dạ dày. Các triệu chứng khác có thể bao gồm mất ngủ, bồn chồn và khó tập trung.
What can I do to help myself?
Tôi có thể làm điều gì để tự giúp bản thân
Having a mental health problem doesn’t mean it’s inevitable that you will develop a physical health problem. There are things you can do to give yourself the best chance of staying physically well.
Có vấn đề về sức khỏe tâm thần không có nghĩa là bạn sẽ không thể tránh khỏi việc gặp vấn đề về sức khỏe thể chất. Có những điều bạn có thể làm để tạo cho mình cơ hội tốt nhất nhằm giữ được thể chất tốt.
Exercise
Physical activity is a great way to keep you physically healthy as well as improving your mental wellbeing. Research shows that doing exercise releases feel-good chemicals called endorphins in the brain. Even a short burst of 10 minutes brisk walking can improve your mental alertness, energy and mood.
Whether you’re tending your garden or running a marathon, exercise can significantly improve your quality of life. Finding an activity you enjoy can make you feel less stressed, more focused, and give you a sense of purpose. For more tips on ways to get started, read our guide on how to look after your mental health using exercise.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để giữ cho bạn khỏe mạnh về thể chất cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục sẽ giúp giải phóng các chất hóa học mang lại cảm giác dễ chịu gọi là endorphin trong não. Thậm chí chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút cũng có thể cải thiện sự tỉnh táo, năng lượng và tâm trạng của bạn.
Cho dù bạn đang chăm sóc khu vườn hay chạy ma-ra-tông, tập thể dục có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn. Tìm kiếm một hoạt động yêu thích có thể khiến bạn bớt căng thẳng hơn, tập trung hơn và mang lại cho bạn cảm giác có mục đích.
Eat well
Eating well can improve your wellbeing and your mood. A balanced diet is one that includes healthy amounts of proteins, essential fats, complex carbohydrates, vitamins, minerals and water. The food we eat can influence the development, management and prevention of numerous mental health conditions including depression and dementia.
Ăn uống khỏe mạnh
Ăn uống khỏe và khoa học có thể cải thiện sức khỏe và tâm trạng của bạn. Một chế độ ăn uống cân bằng là chế độ ăn bao gồm lượng protein lành mạnh, chất béo thiết yếu, carbohydrate phức hợp, vitamin, khoáng chất và nước. Thực phẩm chúng ta ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, quản lý và phòng ngừa nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm và mất trí nhớ.
Stop smoking
Smoking has a negative impact on both mental and physical health. Many people with mental health problems believe that smoking relieves their symptoms, but these effects are only short-term. It’s never too late to quit, and there is now a lot of support available to help you give up.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc có tác động tiêu cực đến cả về sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhiều người có vấn đề về sức khỏe tâm thần tin rằng hút thuốc làm giảm các triệu chứng của họ, nhưng những tác động này chỉ mang tính ngắn hạn. Không bao giờ là quá muộn để bỏ hút thuốc, và hiện nay có rất nhiều hỗ trợ để giúp bạn từ bỏ thói quen này.
Make an appointment with your GP
If you’re worried about your physical health, or you’ve been invited for a routine check or screening, make an appointment to see your GP. Waiting times will be different at different GP surgeries: ask for an emergency appointment if you need to see someone urgently.
If you find it hard to talk to healthcare professionals or are worried you won’t be listened to, you could bring someone to help you assert yourself. This could be a friend, relative or professional advocate. Mind has more information on finding an advocate.
Đặt lịch hẹn với bác sĩ đa khoa của bạn
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe thể chất của mình, hoặc bạn đã được mời tới một buổi kiểm tra hoặc sàng lọc định kỳ, hãy đặt lịch hẹn gặp với bác sĩ đa khoa của bạn. Thời gian chờ đợi sẽ khác nhau ở các phòng khám đa khoa khác nhau: hãy yêu cầu một cuộc hẹn khẩn cấp nếu bạn cần gặp ai đó nhanh chóng.
Nếu bạn cảm thấy khó nói chuyện với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc lo lắng mình sẽ không được lắng nghe, bạn có thể mang ai đó tới cùng giúp bạn khẳng định bản thân. Đây có thể là một người bạn, người thân hoặc người ủng hộ chuyên nghiệp.
———-
Nguồn bài viết: https://www.mentalhealth.org.uk/explore-mental-health/a-z-topics/physical-health-and-mental-health