[WORKSHOP] MANDALA – MỘT Ý TƯỞNG ĐẾN TỪ CARL JUNG

Mỗi sớm mai thức dậy, tôi vẽ lên cuốn sổ tay nhỏ bé một hình tròn – mandala – như để phản chiếu cõi lòng mình giây phút đó. Từ những bức họa đó, tôi có thể quan sát những biến chuyển trong tâm hồn mình mỗi ngày… Tôi đã khám phá ra rằng mandala chính là biểu tượng nguyên mẫu của trung tâm linh hồn. (Carl Jung, “Memories, Dreams, Reflections”, 1961)
Mandala là một hình ảnh tròn đối xứng, thường được vẽ có quy tắc, thể hiện sự hài hòa và toàn vẹn. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là “vòng tròn”.
Trong tâm lý học phân tích, Carl Jung đã phát triển khái niệm mandala như một biểu tượng của bản ngã – trung tâm của nhân cách con người. Ông cho rằng việc thực hành vẽ mandala có thể giúp tìm lại sự cân bằng nội tâm và hòa hợp với bản thân.
Để vẽ Mandala, bạn phải bắt đầu từ tâm, và sau đó vẽ dần ra bên ngoài. Triết lý mọi sự bắt nguồn từ điểm trung tâm trong tâm trí bạn, dẫn đến một điều thú vị rằng dù bạn lựa chọn bất kỳ con đường nào, thì bạn luôn biết rằng có một con đường trở lại nơi mình đã xuất phát.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực hành vẽ mandala thường xuyên có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tinh thần. Nó giúp xoa dịu căng thẳng, lo âu, trầm cảm; tăng cường tập trung và sáng tạo; cũng như kết nối con người với năng lượng tâm linh sâu thẳm bên trong.
Hãy cùng PsyMe tìm hiểu, trò chuyện và thực hành vẽ Mandala với sự hướng dẫn của chị Hồng Minh nhé:
? Thời gian: 15h – 18h (ngày 15.10)
? Hình thức: Offline địa điểm dự kiến: Số 137 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
? Chi phí: Miễn phí
? Đăng kí tham gia tại:https://forms.gle/zXBerXkP4ocFdoPZ8
________________________________
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
? Phone: 0945000868
? Email: psyme2021@gmail.com

Trả lời