Tính khí, mối quan hệ đồng trang lứa và lo âu xã hội ở thanh thiếu niên

Temperament, Peer Relationships, and Social Anxiety in Teens

Biên dịch: Đinh Vân Hà – Hiệu đính: Xanh Lam

 

Competence with peers and close friendships may matter more for fearful youth

Khả năng giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa và có những tình bạn thân thiết có thể  quan trọng hơn với bạn trẻ hay sợ hãi.

KEY POINTS

  • Behavioral inhibition is characterized by fear or reticence in response to new people and situations.
  • Nearly half of behaviorally inhibited youth develop social anxiety disorder.
  • There are many protective factors that lower risk for development of anxiety.
  • Our research shows that relationships with close peers are important factors to consider.

Ý chính

  • Mặc cảm hành vi (Behavioural inhibition) được thể hiện qua phản ứng sợ hãi hoặc dè dặt trước những người và tình huống mới
  • Gần nửa những người trẻ có biểu hiện mặc cảm hành vi hình thành rối loạn lo âu
  • Có nhiều yếu tố bảo vệ làm giảm khả năng hình thành lo âu
  • Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa  thân thiết là một yếu tố quan trọng cần được lưu ý. 

 

Rates of anxiety and depression increase dramatically during adolescence. This historical pattern has been compounded by unprecedented population-level increases in anxiety and depression during and since the COVID-19 pandemic. As a result, this is a major concern among parents and the public.

Tỉ lệ mắc lo âu và trầm cảm tăng đáng kể ở độ tuổi thiếu niên. Đặc điểm mang tính lịch sử này càng trở nên phức tạp hơn bởi sự gia tăng chứng lo âu và trầm cảm ở cấp độ dân số chưa từng có từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Bởi vậy, đây là vấn đề được các bậc phụ huynh và dư luận hết sức quan tâm.

We already know that when symptoms emerge and increase during adolescence they are associated with poorer functioning across the lifespan. This makes adolescence an especially important time to study and identify youth at greatest risk. So, what can we do? The focus of our work in our Emotion Development Lab is to understand how these problems unfold across development, which is essential to informing early detection and prevention efforts.

Chúng ta đã biết khi các triệu chứng lo âu và trầm cảm xuất hiện và gia tăng ở tuổi thiếu niên, chúng có liên quan đến sự giảm thiểu về năng lực xuyên suốt cuộc đời. Đây là lí do mà tuổi thiếu niên là thời điểm đặc biệt quan trọng để nghiên cứu và xác định thanh thiếu niên có nguy cơ mắc các rối loạn lo âu và trầm cảm cao nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì? Trọng tâm công việc của chúng tôi trong Phòng thí nghiệm Phát triển Cảm xúc (Emotion Development Lab) là tìm hiểu cách những vấn đề này diễn ra trong quá trình phát triển, một điều rất cần thiết trong việc cung cấp thông tin cho các nỗ lực phát hiện và ngăn ngừa sớm.

 

Over the last several decades, psychologists have identified temperament as one of the earliest-emerging predictors of later mental health problems. Temperament refers to a child’s biologically based tendencies related to activity, emotional reactivity, and self-regulation. Temperament can be observed and measured as early as infancy and is thought by most to be relatively stable across development. One temperamental profile that has been widely studied is that of behavioral inhibition (BI), which is characterized by fear or reticence in response to new people or situations — perhaps colloquially known as being “shy.” 

Suốt vài thập kỷ qua, các nhà tâm lý học đã xác định tính khí là một trong những yếu tố dự báo sớm nhất các vấn đề sức khỏe tâm lý sau này. Tính khí đề cập đến các xu hướng sinh học của trẻ liên quan đến hoạt động, phản ứng cảm xúc và khả năng tự điều chỉnh. Tính khí có thể được quan sát và đo lường ngay trong giai đoạn sơ sinh và được coi là tương đối ổn định trong suốt quá trình phát triển. Một biểu hiện tính khí được nghiên cứu rộng rãi là biểu hiện mặc cảm hành vi (Behavioural Inhibition – BI), đặc trưng bởi sự sợ hãi hoặc dè dặt khi phản ứng với những người hoặc tình huống mới – có lẽ thường được gọi là “nhút nhát”.

For example, a child who is behaviorally inhibited would be very hesitant to approach an unfamiliar peer at a playground and might resist engaging in new activities. BI has been linked to the emergence of social anxiety in particular, with over 40 percent of BI youth developing social anxiety disorder as adolescents. However, a large proportion of inhibited youth do not develop social anxiety, which tells us that there are other risk or protective factors.

Ví dụ, một đứa trẻ có biểu hiện tính khí mặc cảm hành vi sẽ rất do dự khi tiếp cận một người bạn không quen ở sân chơi và có thể từ chối việc tham gia vào các hoạt động mới. Mặc cảm hành vi có liên quan đến sự xuất hiện của chứng lo âu xã hội nói riêng, với hơn 40% thanh niên có biểu hiện mặc cảm hành vi phát triển rối loạn lo âu xã hội khi còn là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn thanh thiếu niên có biểu hiện tính khí mặc cảm hành vi không hình thành chứng lo âu xã hội, điều này cho chúng ta biết rằng có những rủi ro hoặc yếu tố bảo vệ khác ảnh hưởng đến sự hình thành lo âu xã hội.

 

One of the hallmark features of adolescence is the shift from parents to peers as one’s dominant social force; peers become increasingly salient and motivating. As such, peers likely play a role in increasing or decreasing risk for social anxiety among BI youth; this was the focus of a recent study in our lab. In this study, we asked youth to report their perceived support from and negative interactions with their close peers (i.e., friends, romantic partners) and family. 

Một trong những đặc điểm nổi bật của tuổi thiếu niên là sự thay đổi về đối tượng tiếp xúc xã hội chủ yếu – từ cha mẹ sang bạn bè đồng trang lứa; mà bạn bè đồng trang lứa  ngày càng trở nên nổi bật và truyền động lực hơn đối với một cá nhân. Do đó, bạn bè đồng trang lứa  có vai trò trong việc tăng hoặc giảm nguy cơ mắc chứng lo âu xã hội ở thanh niên có biểu hiện mặc cảm hành vi; đây là trọng tâm của một nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm của chúng tôi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi yêu cầu thanh niên báo cáo sự ủng hộ và tương tác tiêu cực mà họ cảm nhận được với những mối quan hệ đồng đẳng thân thiết (tức là bạn bè, người yêu) và gia đình.

Supportive interactions included experiences such as companionship, nurturance, and affection, and negative interactions included conflict and antagonism. We found that when youth reported high support from friends this was associated with higher social-anxiety symptoms for the BI youth. 

Những tương tác hỗ trợ bao gồm những trải nghiệm như tình bạn, sự nuôi dưỡng và tình cảm, còn những tương tác tiêu cực bao gồm xung đột và đối kháng. Chúng tôi nhận thấy rằng sự ủng hộ cao từ bạn bè có liên quan đến các triệu chứng lo lắng xã hội cao hơn đối với thanh niên có biểu hiện tính khí mặc cảm hành vi.

Consistent with other research on friendships among BI children, BI adolescents may be more likely to befriend other BI or shy adolescents which may entrench and reinforce social withdrawal or isolation. In addition, the quantity of friends and self-reported competence in friendships linked BI and social anxiety symptoms. BI was associated with fewer friends and lower perceived competence in friendships which then predicted more social anxiety symptoms.

Tương tự với nghiên cứu khác về tình bạn giữa trẻ em có biểu hiện mặc cảm hành vi, thanh thiếu niên có biểu hiện mặc cảm hành vi có nhiều khả năng kết bạn với những thanh thiếu niên có biểu hiện mặc cảm hành vi khác hoặc những thanh thiếu niên nhút nhát, điều này có thể hình thành và củng cố sự xa lánh hoặc cô lập xã hội. Ngoài ra, số lượng bạn bè và năng lực tự đánh giá khả năng trong tình bạn có liên quan đến mặc cảm hành vi và các triệu chứng lo âu xã hội. Những thiếu niên mặc cảm hành vi thường có xu hướng có ít bạn bè hơn và tự đánh giá thấp khả năng trong tình bạn, do đó dự đoán nhiều triệu chứng lo âu xã hội hơn. 

 

Our findings reveal that BI youth’s relationships with their close peers are important factors to consider in the development of social anxiety symptoms during adolescence. In addition, they suggest that targeting peer relationships may be an important avenue for intervention. 

Phát hiện của chúng tôi cho thấy mối quan hệ của thanh niên có biểu hiện mặc cảm hành vi với những người bạn đồng trang lứa thân thiết của họ là những yếu tố quan trọng cần xem xét trong quá trình phát triển các triệu chứng lo âu xã hội ở tuổi thiếu niên. Ngoài ra, phát hiện này cho thấy chú trọng đến các mối quan hệ đồng đẳng có thể là một cách thức can thiệp quan trọng.

For example, interventions that focus on social skills for establishing and maintaining friendships and that facilitate friendships between peers of different temperaments could help to mitigate social anxiety risk. By continuing to examine these developmental pathways, we hope to do our part in advancing the knowledge and research of adolescent mental health that reduces the burden of these difficulties on children and families.

Ví dụ, các biện pháp can thiệp tập trung vào các kỹ năng xã hội để thiết lập và duy trì tình bạn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tình bạn giữa những người có tính khí khác nhau có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lo âu xã hội. Bằng cách tiếp tục xem xét các con đường phát triển này, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao kiến ​​thức và nghiên cứu về sức khỏe tâm thần vị thành niên nhằm giảm bớt gánh nặng của những khó khăn này đối với trẻ em và gia đình.

 

About Author: Maddie Politte-Corn, M.Ed., is a second-year graduate student in the Emotion Development Lab, pursuing a dual-title Ph.D. in Developmental Psychology and Social Behavioral Neuroscience, with a certificate in Clinical and Translational Science. Her research interests center on the intersection of neurobiological vulnerabilities and social experiences in the development of adolescent anxiety and depression.

Về tác giả: Maddie Politte-Corn, M.Ed., là sinh viên tốt nghiệp năm thứ hai tại Phòng thí nghiệm Phát triển Cảm xúc, đang theo học hai bằng Tiến sĩ về Tâm lý học phát triển và Khoa học thần kinh hành vi xã hội, với chứng chỉ về Khoa học lâm sàng và Tịnh tiến. Mối quan tâm nghiên cứu của cô là sự giao thoa giữa các điểm yếu về sinh học thần kinh và trải nghiệm xã hội trong quá trình phát triển chứng lo âu và trầm cảm ở tuổi vị thành niên.

 

Nguồn bài: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/growing-hearts-and-minds/202310/temperament-peer-relationships-and-social-anxiety-in-teens 

Nguồn ảnh: A man suffering from social anxiety disorder, illustration. Jasmine Parker. Attribution-NonCommercial 4.0 International (CC BY-NC 4.0). Source: Wellcome Collection. https://wellcomecollection.org/works/r3qu33uj

Trả lời