Sự tự chủ trong tâm lý học – Ý nghĩa và cách để trở nên tự chủ

Autonomy in Psychology – What It Means and How to Be More Autonomous

Autonomy involves making independent decisions that align with personal values and goals instead of being coerced by external forces. In psychology, autonomy is viewed as a fundamental human need. It is essential to individual well-being, motivation, and psychological health.1

Autonomous behavior is often studied in the context of self-determination theory. According to this theory, people have innate psychological needs for autonomy, competence, and relatedness. When these needs are fulfilled, people experience greater intrinsic motivation, self-esteem, and subjective well-being.

This independence is vital in many ways. People who can engage in autonomous behavior are more likely to perform well at work, achieve their academic goals, and feel happier in general. On the other hand, feeling like others are in control of your destiny is more likely to contribute to problems such as poor self-esteem, a sense of helplessness, and worse mental health.

Sự tự chủ liên quan đến việc đưa ra các quyết định độc lập phù hợp với các giá trị và mục tiêu cá nhân thay vì bị ép buộc bởi các tác động bên ngoài. Trong tâm lý học, sự tự chủ được xem là nhu cầu cơ bản của con người. Nó rất cần thiết cho sức khỏe, động lực và sức khỏe tâm lý của cá nhân.

Hành vi tự chủ thường được nghiên cứu trong bối cảnh lý thuyết về quyền tự quyết. Theo lý thuyết này, con người có nhu cầu tâm lý bẩm sinh về sự tự chủ, năng lực, và sự liên quan. Khi những nhu cầu này được đáp ứng, con người sẽ trải nghiệm được động lực nội tại, lòng tự trọng và cảm giác hạnh phúc chủ quan lớn hơn.

Sự độc lập này rất quan trọng về nhiều mặt. Những người có thể thực hiện hành vi tự chủ có nhiều khả năng thực hiện tốt công việc, đạt được mục tiêu học tập và nói chung cảm thấy hạnh phúc hơn. Mặt khác, cảm giác như người khác đang kiểm soát số phận của bạn có nhiều khả năng góp phần gây ra các vấn đề như lòng tự trọng kém, cảm giác bất lực và sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn.

Autonomy and Self-Determination

Sự tự chủ và quyền tự quyết

Self-determination theory is a theory of human motivation that suggests people have three basic needs in order to achieve optimal psychological well-being.

  1. Autonomy: Self-determination theory suggests that autonomy is more than just being independent. Instead, it is an innate sense of freedom that allows people to act on their own behalf to take charge of their destiny.
  2. Relatedness: In addition to autonomy, people also need connection. They want to relate and care for others and feel a sense of belongingness. 
  3. Competence: People also feel a need to have control over their environment and to feel that their actions will have an impact on the world around them.

To feel autonomous, people must feel that their preferences, behaviors, needs, and motivation are aligned. This allows people to then feel that they are living their lives according to their own direction and interests.

The theory also suggests there are two primary forms of motivation: extrinsic and intrinsic. Where extrinsic motivation is focused on driving behavior through rewards and punishments, intrinsic motivation arises from within. People engage in behaviors simply for the joy and satisfaction of doing them.

Lý thuyết quyền tự quyết là một lý thuyết về động lực của con người cho thấy con người có ba nhu cầu cơ bản để đạt được sức khỏe tâm lý tối ưu.

  1. Sự tự chủ: Lý thuyết về quyền tự quyết cho thấy sự tự chủ không chỉ đơn thuần là độc lập. Thay vào đó, đó là cảm giác tự do bẩm sinh cho phép mọi người hành động dựa trên chính bản thân để chịu trách nhiệm về số phận của mình.
  2. Sự liên quan: Ngoài sự tự chủ, con người còn cần sự kết nối. Họ muốn liên hệ và quan tâm đến người khác và cảm nhận được cảm giác thuộc về.
  3. Năng lực: Mọi người cũng cảm thấy cần phải kiểm soát môi trường của mình và cần cảm thấy rằng hành động của họ sẽ có tác động đến thế giới xung quanh.

Để cảm thấy tự chủ, mọi người phải cảm thấy rằng sở thích, hành vi, nhu cầu và động lực của họ phù hợp với nhau. Điều này cho phép mọi người cảm thấy rằng họ đang sống cuộc sống theo định hướng và sở thích riêng của họ.

Lý thuyết này cũng cho thấy có hai dạng động lực chính: bên ngoài và nội tại. Trong khi động lực bên ngoài tập trung vào việc thúc đẩy hành vi thông qua các phần thưởng và hình phạt thì động lực nội tại lại phát sinh từ bên trong. Mọi người tham gia vào các hành vi chỉ vì niềm vui và sự hài lòng khi thực hiện chúng.

Examples of Autonomous Behavior

Ví dụ về hành vi tự chủ

Taking steps to pursue personal goals is an example of autonomous behavior. This might include pursuing a hobby that interests you, taking classes that help you toward your educational goals, or learning about a new subject because you find the topic fascinating.

Other examples of autonomous behaviors include:

  • Setting boundaries in a relationship to protect your values
  • Getting up early each morning to go for a run because you enjoy doing it
  • Signing up for a community softball team because you enjoy playing
  • Making decisions about things you want by researching your options

In each case, you engage in a behavior because you feel intrinsically motivated and not because you are being told to do so by an external force.

Thực hiện các bước để theo đuổi mục tiêu cá nhân là một ví dụ về hành vi tự chủ. Điều này có thể bao gồm việc theo đuổi sở thích mà bạn quan tâm, tham gia các lớp học giúp bạn đạt được mục tiêu học tập hoặc tìm hiểu về một chủ đề mới vì bạn thấy chủ đề này hấp dẫn.

Các ví dụ khác về hành vi tự chủ bao gồm:

  • Đặt ra ranh giới trong mối quan hệ để bảo vệ các giá trị của bạn
  • Mỗi sáng dậy sớm để chạy bộ vì bạn thích việc đó
  • Đăng ký tham gia một đội bóng mềm cộng đồng vì bạn thích chơi
  • Đưa ra quyết định về những điều bạn muốn bằng cách nghiên cứu các lựa chọn của mình

Trong mỗi trường hợp, bạn thực hiện một hành vi vì bạn cảm thấy có động lực từ bên trong chứ không phải vì một thế lực bên ngoài nào đó bảo bạn làm như vậy.

What Makes a Person Autonomous?

Điều gì làm cho một người tự chủ?

Autonomy stems from a variety of sources, and many factors can contribute to how free and in control people act and feel. Early childhood experiences, parenting styles, and other aspects of a person’s upbringing can play a significant part in autonomous behavior later in life. 

One influential developmental theory suggests that children develop feelings of autonomy between the ages of 18 months and three years. During this time, kids begin to make choices such as picking their own clothes, developing food preferences, and choosing the toys they want to play with.

Sự tự chủ bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều yếu tố có thể góp phần tạo nên mức độ tự do và kiểm soát khi người ta hành động và cảm nhận. Những trải nghiệm thời thơ ấu, phong cách nuôi dạy con cái và các khía cạnh khác trong quá trình nuôi dạy con người có thể đóng một vai trò quan trọng trong hành vi tự chủ sau này trong cuộc sống.

Một lý thuyết phát triển có tầm ảnh hưởng cho thấy trẻ em phát triển cảm giác tự chủ trong độ tuổi từ 18 tháng đến 3 tuổi. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu đưa ra các lựa chọn như tự chọn quần áo, phát triển sở thích về đồ ăn và chọn đồ chơi mà chúng muốn chơi.

A few other factors include:

  • Self-awareness: In order to engage in autonomous behavior, being aware of your emotions, wants, needs, and thoughts is essential. People with a stronger sense of self-awareness tend to be more independent and make decisions based on their intrinsic desires rather than outside influences.
  • Locus of control: Locus of control refers to a person’s belief in whether they are in charge of their destiny vs. whether they think their fate is largely out of their control. People with a strong internal locus of control are more likely to feel that their actions will lead to progress and change, which means they are more likely to have a strong sense of autonomy.
  • Self-efficacy: Self-efficacy refers to a person’s belief in their ability to succeed in a specific situation. Feeling capable can play an essential part in autonomous behavior. You are more likely to act independently if you believe you possess the skills, knowledge, and resources to succeed.
  • Social support: Supportive environments also play a critical role in developing autonomy. If you have the support of family, friends, community, and society, you’ll have the encouragement you need to pursue your own intrinsically motivated goals.
  • Level of freedom: Of course, the ability to act autonomously is influenced by the amount of freedom that people have to behave independently. This means you feel free to make decisions without being pressured and coerced or fearing punishment for your choices.

Một vài yếu tố khác bao gồm:

  • Tự nhận thức: Để thực hiện hành vi tự chủ, việc nhận thức được cảm xúc, mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ của mình là điều cần thiết. Những người có ý thức tự nhận thức mạnh mẽ có xu hướng độc lập hơn và đưa ra quyết định dựa trên mong muốn nội tại của họ hơn là do ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • Suy nghĩ kiểm soát: Suy nghĩ kiểm soát đề cập đến niềm tin của một người vào việc liệu họ có chịu trách nhiệm về số phận của mình hay không và liệu họ có nghĩ rằng số phận của họ phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ hay không. Những người có khả năng kiểm soát nội tại mạnh mẽ có nhiều khả năng cảm thấy rằng hành động của họ sẽ dẫn đến sự tiến bộ và thay đổi, điều đó có nghĩa là họ có nhiều khả năng có ý thức tự chủ mạnh mẽ hơn.
  • Sự tự tin vào năng lực bản thân: Sự tự tin vào năng lực bản thân đề cập đến niềm tin của một người vào khả năng thành công của họ trong một tình huống cụ thể. Cảm giác có khả năng có thể đóng một vai trò thiết yếu trong hành vi tự chủ. Bạn có nhiều khả năng hành động độc lập hơn nếu bạn tin rằng mình sở hữu các kỹ năng, kiến thức và nguồn lực để thành công.
  • Hỗ trợ xã hội: Môi trường hỗ trợ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tính tự chủ. Nếu bạn có được sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội, bạn sẽ có được sự động viên cần thiết để theo đuổi những mục tiêu có động cơ nội tại của riêng mình.
  • Mức độ tự do: Tất nhiên là khả năng hành động tự chủ bị ảnh hưởng bởi mức độ tự do mà mọi người có để hành xử độc lập. Điều này có nghĩa là bạn có thể thoải mái đưa ra quyết định mà không bị áp lực, ép buộc hoặc sợ bị trừng phạt vì lựa chọn của mình.

Autonomy is something that people can possess in varying amounts. Some people may be highly independent, while others lie somewhere else on the continuum. Levels of autonomous behavior can also vary depending on other factors, including the characteristics of the situation, changing goals, and a person’s specific circumstances.

Sự tự chủ là thứ mà mọi người có thể sở hữu với số lượng khác nhau. Một số người có thể có tính độc lập cao, trong khi những người khác lại nằm ở một nơi nào đó khác trong chuỗi liên tục. Mức độ hành vi tự chủ cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác, bao gồm đặc điểm của tình huống, mục tiêu thay đổi và hoàn cảnh cụ thể của một người.

Why Autonomy Is Important

Tại sao sự tự chủ lại quan trọng

Autonomy can be important in motivation, well-being, and overall life satisfaction. When people feel that they are free to make choices and have control over their lives, they are more likely to experience:

  • Authenticity: Autonomous people feel they are living authentically according to who they truly are. Instead of having their choices dictated by others or by circumstances, they are able to live according to their values and interests.4 
  • Personal development: By exercising their own judgment, autonomy allows people to grow and learn more about themselves, their interests, and their beliefs. Because autonomous living requires people to take responsibility for their own choices, it also contributes to learning and growth.
  • Creativity: Feeling free to pursue your interests and passions can fuel innovation and creative thinking. When people have the freedom in how they choose to perform work, they feel less pressure to conform to certain strategies when solving problems. This can lead to out-of-the-box thinking and give people greater pride and ownership as they work.
  • Motivation: Autonomy can also help people feel more motivated to work toward goals and engage in the process. This can lead to greater satisfaction in areas including work and school and greater productivity and achievement. 

Autonomy can also be affected by factors such as mental illness, medical conditions, disability, and age. Older adults, for example, often experience decreased autonomy due to declining health and a greater need for assistance.

Sự tự chủ có thể đóng vai trò quan trọng trong động lực, hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống nói chung. Khi mọi người cảm thấy rằng họ được tự do lựa chọn và kiểm soát cuộc sống của mình, họ có nhiều khả năng trải qua các cảm giác sau đây:

  • Sống thật: Những người tự chủ cảm thấy họ đang sống đúng với con người thật của họ. Thay vì để những lựa chọn của mình bị người khác hoặc hoàn cảnh chi phối, họ có thể sống theo những giá trị và sở thích của mình.
  • Phát triển cá nhân: Bằng cách thực hiện phán đoán của riêng mình, quyền tự chủ cho phép mọi người phát triển và tìm hiểu thêm về bản thân, sở thích và niềm tin của họ. Bởi vì cuộc sống tự chủ đòi hỏi mọi người phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của chính mình nên nó cũng góp phần vào việc học tập và phát triển.
  • Sáng tạo: Cảm giác được tự do theo đuổi sở thích và đam mê của mình có thể thúc đẩy sự đổi mới và tư duy sáng tạo. Khi mọi người có quyền tự do lựa chọn thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy ít áp lực hơn trong việc tuân thủ các chiến lược nhất định khi giải quyết vấn đề. Điều này có thể dẫn đến tư duy vượt trội và mang lại cho mọi người niềm tự hào và quyền sở hữu lớn hơn khi họ làm việc.
  • Động lực: Quyền tự chủ cũng có thể giúp mọi người cảm thấy có động lực hơn để hướng tới mục tiêu và tham gia vào quá trình làm việc. Điều này có thể dẫn đến sự hài lòng cao hơn trong các lĩnh vực bao gồm công việc và trường học cũng như năng suất và thành tích cao hơn.

Quyền tự chủ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh tâm thần, tình trạng bệnh lý, khuyết tật và tuổi tác. Ví dụ, người lớn tuổi thường bị giảm khả năng tự chủ do sức khỏe suy giảm và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Consequences of a Lack of Autonomy

Hậu quả của việc thiếu sự tự chủ

A lack of autonomy can take a serious toll on an individual’s well-being. When people lack autonomy, they feel that how they feel, think, and behave is controlled by external factors. They feel that they can’t live according to their wishes and may make choices based on a need to please others or out of fear of negative consequences. 

This lack of autonomy can lead to a variety of problems, including:

  • Lack of motivation
  • Lower life satisfaction
  • Disengagement and apathy
  • Feelings of cynicism
  • Greater stress 
  • Burnout
  • Anxiety and depression
  • Lower creativity
  • Guilt or fear
  • Anger or resentment
  • Lack of a sense of purpose or meaning
  • Feelings of mistrust

Việc thiếu sự tự chủ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hạnh phúc của một cá nhân. Khi mọi người thiếu sự tự chủ, họ cảm thấy rằng cách họ cảm nhận, suy nghĩ và hành xử bị kiểm soát bởi các yếu tố bên ngoài. Họ cảm thấy rằng họ không thể sống theo mong muốn của mình và có thể đưa ra lựa chọn dựa trên nhu cầu làm hài lòng người khác hoặc vì sợ hậu quả tiêu cực.

Sự thiếu tự chủ này có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm:

  • Thiếu động lực
  • Mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn
  • Thờ ơ và không hứng thú, không tham gia vào các hoạt động
  • Cảm giác hoài nghi
  • Căng thẳng hơn
  • Kiệt sức
  • Lo lắng và trầm cảm
  • Giảm khả năng sáng tạo
  • Cảm giác tội lỗi hoặc sợ hãi
  • Tức giận hoặc oán giận
  • Thiếu ý thức về mục đích hoặc ý nghĩa
  • Cảm giác không tin tưởng

How to Be More Autonomous in Life

Làm thế nào để tự chủ hơn trong cuộc sống

The events of childhood and adolescence often influence your sense of autonomy, but there are also things that you can do to improve your autonomy now:

  • Build self-efficacy: Pay attention to your thinking about your abilities to succeed in different situations. If you feel ineffective or incapable, consider strategies to help you feel more capable. This might involve using affirmations to boost your self-belief or seeking mentors who can provide encouragement and convey knowledge.
  • Practice new skills and competence: Learning new things and building your abilities can also help you feel more capable of succeeding in different situations. When you feel better about your ability to perform well, you are more likely to engage in independent, autonomous behavior.
  • Recognize your worth: Valuing yourself and your opinions is a core component of autonomy. Take steps to foster positive self-esteem by treating yourself with compassion and appreciating your talents. You’re more likely to act autonomously when you feel that your perspectives and contributions matter.
  • Build supportive relationships: Invest in relationships with people who help support your independence. These people encourage you to try things, will help when they are needed, and will enthusiastically celebrate your achievements.
  • Practice authenticity: Being true to yourself can play an important role in fostering greater autonomy. Take steps to learn more about yourself, including your beliefs, values, interests, and dislikes.

Những sự kiện thời thơ ấu và tuổi thiếu niên thường ảnh hưởng đến ý thức tự chủ của bạn, nhưng cũng có những điều bạn có thể làm để cải thiện khả năng tự chủ của mình ngay bây giờ:

  • Xây dựng năng lực bản thân: Chú ý đến suy nghĩ của bạn về khả năng thành công trong các tình huống khác nhau. Nếu bạn cảm thấy không hiệu quả hoặc không có khả năng, hãy xem xét các chiến lược giúp bạn cảm thấy có năng lực hơn. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng những lời khẳng định để nâng cao sự tự tin của bạn hoặc tìm kiếm những người cố vấn có thể khuyến khích và truyền đạt kiến thức.
  • Thực hành các kỹ năng và năng lực mới: Học những điều mới và xây dựng khả năng của bạn cũng có thể giúp bạn cảm thấy có nhiều khả năng thành công hơn trong các tình huống khác nhau. Khi bạn cảm thấy tốt hơn về năng lực của mình, bạn có nhiều khả năng thực hiện hành vi độc lập, tự chủ hơn.
  • Nhận ra giá trị của mình: Đánh giá cao bản thân và ý kiến của bạn là thành phần cốt lõi của quyền tự chủ. Thực hiện các bước để nuôi dưỡng lòng tự trọng tích cực bằng cách đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn và đánh giá cao tài năng của bạn. Bạn có nhiều khả năng hành động tự chủ hơn khi bạn cảm thấy quan điểm và đóng góp của mình có ý nghĩa.
  • Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ: Đầu tư vào mối quan hệ với những người giúp hỗ trợ sự độc lập của bạn. Những người này khuyến khích bạn thử mọi thứ, sẽ giúp đỡ khi cần thiết và sẽ nhiệt tình ăn mừng thành tích của bạn.
  • Thực hành sống thật: Thành thật với chính mình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính tự chủ cao hơn. Thực hiện các bước để tìm hiểu thêm về bản thân, bao gồm niềm tin, giá trị, sở thích và những điều bạn không thích.

Nguồn: Very Well Mind

Tác giả: Kendra Cherry, MSEd 

Biên dịch: Chi Đặng

Hiệu đính: Xanh Lam

Trả lời