Hãy làm bài kiểm tra ACE – Và cùng tìm hiểu xem nó mang hoặc không mang ý nghĩa gì

Take the ACE Quiz – And Learn What It Does and Doesn’t Mean

Biên dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam

 

Warning: This content mentions sensitive issues such as violence, sexual assault, abuse, etc. , which may be triggering to readers

Cảnh báo: Nội dung này có đề cập tới những vấn đề nhạy cảm như bạo lực, cưỡng bức, lạm dụng, v.v. ,  điều mà có thể gây cảm giác kích động, khó chịu tới người đọc.


 

The Adverse Childhood Experiences, or “ACEs,” quiz asks a series of 10 questions (see below) about common traumatic experiences that occur in early life. Since higher numbers of ACEs often correlate to challenges later in life, including higher risk of certain health problems, the quiz is intended as an indicator of how likely a person might be to face these challenges.

Bài kiểm tra về Những Trải Nghiệm Khó Khăn Thời Thơ Ấu, hay còn gọi là “ACE”, đặt ra một chuỗi 10 câu hỏi (xem bên dưới) về những trải nghiệm đau thương phổ biến có thể xảy ra trong giai đoạn đầu đời của một người. Việc một người sở hữu số lượng các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu cao hơn thường tương đương với việc họ sẽ phải đối đầu với vô vàn thử thách trong cuộc sống sau này, bao gồm thêm nguy cơ cao mắc một số vấn đề về sức khỏe. Vậy nên bài kiểm tra được đưa ra nhằm mục đích nhận diện xem liệu một cá nhân sẽ có chiều hướng phải đối mặt với những thách thức này hay không.

The quiz is a helpful tool for raising awareness about the potential impact of ACEs. But it’s important to remember all the things this quiz doesn’t take into account. First, there are many experiences that could be traumatic for children that the quiz doesn’t ask about—community violence, racism, other forms of discrimination, natural disasters, housing insecurity. That means answering all the questions on the ACE quiz will not give a full picture of the adversity a child has faced – and thus would not be a true indicator of possible risk—nor a full picture of the possible solutions communities should consider.

Đầu tiên, bài kiểm tra này là một công cụ hữu ích để nâng cao nhận thức về tầm ảnh hưởng tiềm ẩn của những biến cố thời thơ ấu. Nhưng điều quan trọng là hãy lưu tâm đến tất cả những điều mà bài kiểm tra này chưa suy xét đến. Đầu tiên, có nhiều những trải nghiệm có thể gây tổn thương cho trẻ em mà bài kiểm tra không đề cập đến—bạo lực cộng đồng, phân biệt chủng tộc, các hình thức phân biệt đối xử khác, thiên tai, sự mất an toàn và thiếu ổn định chỗ ở,… Điều đó có nghĩa là việc trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra ACE sẽ không thể đưa ra được một góc nhìn đầy đủ về nghịch cảnh mà một đứa trẻ đã phải đối mặt – và do đó, nó không phải là một dấu hiệu dự báo thực sự về những rủi ro mà đứa trẻ có thể phải đối mặt—cũng như không thể đóng vai trò như là một bức tranh toàn cảnh về các giải pháp khả thi mà cộng đồng nên cân nhắc.

Second, everyone is different, and adverse experiences in childhood affect each child differently. Just because a person has experience several ACEs does not mean that later social, emotional, or health problems are inevitable. Some children develop resilience – the ability to overcome serious hardship – while others do not. Genetic factors also play a role, in that some children are predisposed to be more sensitive to adversity than others. And the most common factor among children who show resilience is at least one stable and responsive relationship with a supportive adult.

Thứ hai, mỗi người đều khác nhau, nên những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu cũng sẽ ảnh hưởng đến mỗi đứa trẻ theo một cách khác nhau. Chỉ vì một người đã trải qua nhiều ACE không có nghĩa là việc gặp phải các vấn đề trong xã hội, tình cảm hoặc sức khỏe sau này là không thể tránh khỏi. Một số trẻ nhờ trải qua đó mà phát triển nên tính kiên cường – khả năng thích nghi, vượt qua những thách thức nghiêm trọng – trong khi số khác thì lại không. Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò đáng kể, trong đó một số trẻ có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi nghịch cảnh hơn so với những đứa khác. Và yếu tố thường thấy nhất ở những đứa trẻ thể hiện tính kiên cường có là ít nhất một mối quan hệ mà ở đó mang lại sự ổn định và thoải mái trong giao tiếp cùng với một người lớn có thể nâng đỡ, quan tâm tới chúng.

BrianAJackson | Getty Images/iStockphoto

The ACEs quiz gives no insight into whether an individual child might be more or less sensitive to adversity and asks no questions about whether there may have been any protective relationships in place to help buffer the child from stress. So the ACEs quiz can only give insight into who might be at risk—not who is at risk—for certain later-life challenges. In this series of three short videos, you can learn more about what resilience is, the science behind it, and how it’s built.

Bài kiểm tra ACE không cung cấp góc nhìn thấu đáo nào về việc liệu một đứa trẻ có thể ít nhiều mang xu hướng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến cố đầu đời hay không và cũng không hề đặt bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu trẻ có thể đã từng có bất kỳ mối quan hệ nào mang lại sự bảo vệ, chở che để giúp chúng san sẻ bớt gánh nặng và giảm đi căng thẳng hay không. Vì vậy, bài kiểm tra ACE chỉ có thể cung cấp cái nhìn về việc những ai là người có thể mang khả năng—chứ không phải ai là người bị đặt vào—trong nguy cơ phải đối mặt với những thách thức nhất định trong cuộc sống sau này. Trong loạt ba video ngắn này, bạn có thể tìm hiểu thêm về tính kiên cường là gì, khoa học đằng sau nó và cách nó được hình thành.

What’s In the ACEs Quiz ?

Điều gì có trong Bài kiểm tra về Những Trải Nghiệm Tuổi Thơ Khó Khăn ?

For each “yes” answer, add 1. The total number at the end is your cumulative number of ACEs. Before your 18th birthday:

Với mỗi câu trả lời “Có”, hãy thêm 1 điểm. Tổng số điểm cuối cùng là số lượng những biến cố tuổi thơ mà bạn đã phải trải qua. Trước sinh nhật 18 tuổi của bạn… :

1. Did a parent or other adult in the household often or very often… Swear at you, insult you, put you down, or humiliate you ? or Act in a way that made you afraid that you might be physically hurt ?

1. Cha mẹ hoặc người lớn khác trong gia đình có thường hoặc rất thường xuyên… Chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp hoặc làm nhục bạn không ? hoặc Hành động, cư xử theo cách khiến bạn sợ rằng mình sẽ có thể bị tổn thương về mặt thể chất ?

2. Did a parent or other adult in the household often or very often… Push, grab, slap, or throw something at you ? or Ever hit you so hard that you had marks or were injured ?

2. Cha mẹ hoặc người lớn khác trong gia đình có thường hoặc rất thường xuyên… Xô đẩy, tóm lấy, tát hoặc ném gì đó vào bạn chưa ? hoặc Đã bao giờ đánh bạn mạnh đến mức có vết hằn, bầm hoặc bị thương chưa ?

3. Did an adult or person at least 5 years older than you ever… Touch or fondle you or have you touch their body in a sexual way ? or Attempt or actually have oral, anal, or vaginal intercourse with you ?

3. Đã từng có một người trưởng thành hoặc người nào đó lớn hơn bạn ít nhất 5 tuổi … Chạm vào, mơn trớn bạn hoặc để bạn chạm vào cơ thể họ theo một hướng nhục dục chưa ? hoặc có mưu đồ cố gắng hay thực sự có quan hệ bằng miệng, hoặc bằng cơ quan sinh dục với bạn chưa ?

4. Did you often or very often feel that … No one in your family loved you or thought you were important or special ? or Your family didn’t look out for each other, feel close to each other, or support each other ?

4. Bạn có thường xuyên hoặc rất thường xuyên cảm thấy rằng… Không ai trong gia đình yêu thương bạn hoặc nghĩ rằng bạn quan trọng hay đặc biệt không ? hoặc Gia đình bạn không quan tâm, gần gũi nhau hay hỗ trợ lẫn nhau ?

5. Did you often or very often feel that … You didn’t have enough to eat, had to wear dirty clothes, and had no one to protect you ? or Your parents were too drunk or high to take care of you or take you to the doctor if you needed it ?

5. Bạn có thường xuyên hoặc rất thường xuyên cảm thấy rằng… Bạn không đủ ăn, phải mặc quần áo bẩn và không có ai bảo vệ, che chở bạn ? hoặc Bố mẹ bạn thường trong tình trạng chìm quá sâu trong cơn say rượu hoặc say thuốc nên không đủ khả năng săn sóc bạn hoặc đưa bạn đến bác sĩ nếu bạn cần ?

6. Were your parents ever separated or divorced ?

6. Cha mẹ bạn có từng ly thân hoặc ly dị không ?

7. Was your mother or stepmother:
Often or very often pushed, grabbed, slapped, or had something thrown at her ? or Sometimes, often, or very often kicked, bitten, hit with a fist, or hit with something hard ? or Ever repeatedly hit over at least a few minutes or threatened with a gun or knife ?

7. Mẹ hoặc mẹ kế của bạn có từng:
Thường xuyên hoặc rất thường xuyên bị xô đẩy, túm lấy, tát hoặc ném vật gì đó vào người cô ấy không ? hoặc Đôi khi, thường xuyên, hoặc rất thường xuyên bị đá, cắn, bị đánh bằng nắm đấm hoặc bằng vật gì cứng chưa ? hoặc Đã bao giờ bị đánh liên tục trong ít nhất vài phút hoặc bị đe dọa bằng súng hoặc dao chưa ?

8. Did you live with anyone who was a problem drinker or alcoholic, or who used street drugs ?

8. Bạn có từng sống với người có vấn đề rượu bia hay nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy đường phố không ?

9. Was a household member depressed or mentally ill, or did a household member attempt suicide ?

9. Từng có một thành viên trong gia đình bị trầm cảm, bị bệnh tâm thần hoặc có thành viên nào đó trong gia đình có ý định tự tử không ?

10. Did a household member go to prison ?

10. Có thành viên nào trong gia đình bạn từng đi tù không ?

(Source: NPR, ACEsTooHigh.com. This ACEs Quiz is a variation on the questions asked in the original ACEs study conducted by CDC researchers.)

(Nguồn: NPR, ACEsTooHigh.com. Bài kiểm tra ACE này là một biến thể của các câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu ban đầu về ACE do các nhà nghiên cứu của CDC thực hiện.)

 

What’s Missing ?

Những Yếu Tố Còn Thiếu Là Gì ?

  • Stressors outside the household (e.g., violence, poverty, racism, other forms of discrimination, isolation, chaotic environment, lack of services)
  • Protective factors (e.g., supportive relationships, community services, skill-building opportunities)
  • Individual differences (i.e., not all children who experience multiple ACEs will have poor outcomes and not all children who experience no ACEs will avoid poor outcomes—a high ACEs score is simply an indicator of greater risk)
  • Các nhân tố gây căng thẳng bên ngoài gia đình (ví dụ: bạo lực, nghèo đói, phân biệt chủng tộc, các hình thức phân biệt đối xử khác, việc cô lập tẩy chay, sự hỗn loạn trong môi trường sống, thiếu thốn các dịch vụ cần thiết)
  • Các nhân tố bảo vệ (ví dụ: những mối quan hệ mang lại sự cảm thông và hỗ trợ, các dịch vụ cộng đồng, các cơ hội xây dựng và trau dồi kỹ năng sống)
  • Sự khác biệt ở mỗi cá nhân (có nghĩa là, không phải tất cả những đứa trẻ phải trải qua nhiều nghịch cảnh thời thơ ấu lớn lên sẽ có kết cục xấu và cũng không phải tất cả những đứa trẻ không bị thử thách bởi các trải nghiệm đó sẽ tránh được các kết quả không hay khi lớn lên—việc có điểm số cao trong bài kiểm tra này chỉ đơn giản là một dấu hiệu có thể cho thấy việc họ có mang những rủi ro này cao hơn hay không)

 


For more/ Thông tin thêm:

March 2, 2015
Ngày xuất bản: 2/3/2015

Publication: NPR
Nhà xuất bản: NPR

Featured Expert: Jack P. Shonkoff
Tham khảo từ Chuyên gia nổi bật: Jack P. Shonkoff

Link tham khảo thêm: http://www.npr.org/sections/health-shots/2015/03/02/387007941/take-the-ace-quiz-and-learn-what-it-does-and-doesnt-mean


Nguồn bài viết: https://developingchild.harvard.edu/media-coverage/take-the-ace-quiz-and-learn-what-it-does-and-doesnt-mean/

Trả lời