How Survivors of Intimate Partner Abuse Take Back Control
Tác giả: Carol A. Lambert
Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam
The first step is identifying coercive tactics in their partner’s behavior.
Bước đầu tiên là nhận diện những thủ đoạn gây cưỡng ép trong hành vi của đối phương.
KEY POINTS
- Identifying intimate partner abuse often begins with identifying coercive tactics.
- Coercive tactics cause specific psychological effects like anxiety and a loss of trust in one’s judgment.
- Getting emotionally stronger via trauma recovery allows for emerging clarity and change.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
- Nhận diện sự lạm dụng và hành vi ngược đãi trong một mối quan hệ tình cảm thường bắt đầu bằng việc xác định các thủ đoạn cưỡng chế.
- Các thủ đoạn cưỡng chế có thể gây nên những hậu quả tâm lý nhất định, như rối loạn lo âu hay sự mất niềm tin vào lý trí, khả năng phán đoán của bản thân.
- Trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc thông qua quá trình phục hồi sau chấn thương sẽ giúp mang lại sự rõ ràng và thay đổi rõ ràng.
In an intimate abusive relationship, many clients who seek treatment are looking for help and yet are unaware of what they actually need help with. Survivors of abuse can present with confusion, anxiety, low self-esteem, loss of trust in their perceptions, and powerless to make a difference in their life. Unclear of how they came to feel entrapped, survivors often do not see that their situation is caused by their partner’s coercive behaviors. Mental health professionals can facilitate change by helping a survivor to unpack the elements of their abusive experience with their intimate partner via psycho-education and trauma recovery.
Khi ở trong một mối quan hệ tình cảm độc hại, nhiều thân chủ tìm đến điều trị để mong cầu sự giúp đỡ, nhưng lại không nhận thức được bản thân họ đang thực sự cần được giúp về vấn đề gì. Những nạn nhân của sự lạm dụng và ngược đãi có thể thể hiện những đặc điểm như sự lúng túng hay mơ hồ, lo âu căng thẳng, lòng tự tôn thấp, không tin tưởng vào nhận thức của mình, và bất lực để tạo ra sự biến chuyển trong cuộc sống của họ. Những nạn nhân này không rõ vì sao mà bản thân lại cảm thấy bị mắc kẹt, họ thường không nhận thấy rằng hoàn cảnh của họ được gây ra bởi các hành vi mang tính cưỡng chế, ép buộc tới từ đối phương. Tuy nhiên, thông qua việc phổ cập kiến thức tâm lý cũng như phục hồi hậu sang chấn cho các nạn nhân, những chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể tạo nên sự thay đổi tích cực bằng cách giúp họ giải thích, cũng như nhìn nhận lại các yếu tố cấu thành nên trải nghiệm bị lạm dụng, ngược đãi mà họ đã phải chịu đựng từ đối phương.
First: Identify the coercive tactics of psychological abuse
Thứ nhất: Xác định các thủ đoạn cưỡng ép được sử dụng trong bạo hành tâm lý
When physical abuse is involved, it’s a clear indicator abuse is taking place. It’s the psychological abuse, with or without physical violence, that is hard to recognize and has the powerful effect on the victim causing confusion and trauma.
Khi xuất hiện sự ngược đãi và lạm dụng về mặt thể chất, đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hành vi lạm dụng đang diễn ra. Nhưng sự ngược đãi về tinh thần mới là thứ khó để nhận diện, bất kể liệu nó có đi kèm bạo hành thể chất hay không. Không chỉ vậy, ngược đãi tâm lý còn có thể tạo tác động mạnh mẽ lên nạn nhân, gây nên sự hoang mang và chấn thương sâu sắc.
Psychological abuse is made up of coercive tactics often embedded in repetitive behaviors. It can be a disapproving look, a put-down, being ignored, being called vulgar names, not listening or responding, twisting the meaning of your words, blaming, intentionally making you feel guilty, threats of all kinds from abandonment to suicide to taking the children away, etc. As a first step, you should identify if coercive tactics are occurring.
Sự ngược đãi về tinh thần được cấu thành nên từ việc lặp đi lặp lại các thủ đoạn mang tính cưỡng ép hòng điều khiển nạn nhân. Đó có thể là một ánh nhìn không đồng tình, sự coi thường, khinh bỉ, phớt lờ, bị réo lên bằng những cái tên thô tục, họ từ chối lắng nghe và cũng không chịu phản ứng, bóp méo ý nghĩa lời nói của bạn, đổ lỗi, cố tình làm cho bạn cảm thấy có lỗi, đe dọa đủ điều từ việc bỏ rơi, tự tử cho đến sự chiếm đi lấy những đứa con của bạn, v.v. Vậy nên ở bước đầu tiên, bạn cần xác định xem liệu các thủ đoạn cưỡng ép có đang hiện diện hay không.
In my practice, when I begin hearing signs of possible coercion in a person’s intimate relationship, I inquire further and ask if they would be willing to complete my Controlling Behavior Checklist. In so doing, we are both able to recognize evidence of abuse that’s often hard to see at the outset unless it’s listed and checked off like a grocery list. This often becomes a pivotal moment from not knowing or perhaps suspecting, to seriously taking stock of your experience with abuse in your intimate relationship. Once you see all the checks indicating the behaviors as abusive, you cannot un-see them. Using a checklist of coercive behaviors saves time and helps you begin to make meaning.
Trong quá trình điều trị, khi tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cho thấy sự cưỡng chế có thể đang xảy ra trong mối quan hệ thân mật của thân chủ, tôi sẽ truy vấn sâu hơn và hỏi xem liệu họ có sẵn sàng hoàn thành Danh sách kiểm tra dấu hiệu Hành vi Kiểm soát của tôi hay không. Bằng cách đó, cả hai chúng tôi đều có thể nhận ra bằng chứng của sự lạm dụng mà thường khó có thể nhận biết được ngay từ đầu, trừ khi nó được liệt kê ra và tích dấu giống như một danh sách mua sắm. Đó thường trở thành một thời điểm quan trọng, từ việc không hay biết hoặc có thể nghi ngờ, cho đến sự nghiêm túc nhìn nhận và xem xét lại trải nghiệm bị lạm dụng trong mối quan hệ thân mật của bạn. Một khi bạn đã thấy rằng tất cả các dấu tích kiểm đều thể hiện các hành vi đó là lạm dụng và ngược đãi, thì bạn cũng chẳng thể làm ngơ được nữa. Vậy nên, sử dụng một danh sách kiểm tra để nhận biết các hành vi cưỡng chế sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian hơn, mà nó còn có thể giúp bạn bắt đầu nhận diện được ý nghĩa thực sự của hành vi đối phương.
Second: Understand the nature of coercive tactics and “hidden injuries”
Thứ hai: Thấu hiểu bản chất của các thủ đoạn cưỡng chế và “những thương tổn ẩn giấu”
Anyone who endures coercive tactics from an intimate partner will experience some degree of psychological effects that can be traumatic in kind. Coercive tactics allow one person to gain power over the other by use of degradation, humiliation, isolation, brainwashing, and threats.
Bất cứ ai khi phải chịu đựng những hành vi cưỡng chế và lạm dụng từ người mà họ yêu và đang ở trong một mối quan hệ thân mật, sẽ đều phải chịu những ảnh hưởng tâm lý nhất định mà có thể dẫn đến sang chấn tâm lý. Các thủ đoạn cưỡng ép này cho phép một người nắm quyền kiểm soát đối phương bằng cách sử dụng các phương thức như làm nhục, hạ thấp, cô lập, hay tẩy não và đe dọa họ.
Identifying the traumatic effects of each can be helpful. For example, isolation encourages dependency, threats cultivate fear and anxiety, brainwashing creates confusion and self-doubt, and degradation/humiliation creates shame and low self-esteem.
Vậy nên việc xác định những tổn thương tâm lý gây ra bởi các phương thức trên là điều có thể giúp ích cho nạn nhân. Ví dụ, sự cô lập sẽ khuyến khích tính lệ thuộc ở nạn nhân, những lời đe dọa hình thành nên nỗi sợ hãi và lo lắng thường trực, việc tẩy não dẫn đến sự bối rối và tự nghi ngờ bản thân, và việc làm nhục/ hạ thấp tạo ra sự tủi hổ và lòng tự trọng thấp ở nạn nhân.
Running through coercive behavior is a constant blaming of the partner who ultimately can internalize the blame and false accusations into negative beliefs about themselves. In the end, most survivors have lost trust in their own perception, feeling guilty and responsible for “problems in the relationship.”
Thực hiện hành vi cưỡng ép là việc liên tục đổ lỗi cho đối phương, nhiều đến mức khiến họ dần biến những lời đổ lỗi và cáo buộc sai trái ấy trở thành niềm tin tiêu cực về chính bản thân mình. Để rồi dẫn đến kết cục là cuối cùng, hầu hết những nạn nhân đều đánh mất đi niềm tin vào nhận thức và lý trí của chính mình, cảm thấy tội lỗi và hứng chịu trách nhiệm cho “những vấn đề xảy ra trong mối quan hệ”.
Once survivors begin seeing this as part of an orchestrated coercion by their intimate partner, they start having a loosening of their entrapment. They can begin to stand back in real time and identify the behaviors as coercive tactics. When they are able to do so, the powerful effect of the tactic begins to lessen. In a small way, the survivor begins to feel a bit of internal control or agency coming back.
Nhưng một khi các nạn nhân đã bắt đầu nhận ra là đây chỉ là một màn diễn đầy giả dối, được dàn dựng bởi kẻ lạm dụng kia hòng cưỡng chế và điều khiển mình, thì đó cũng là lúc mà cảm giác “mắc kẹt” của các nạn nhân dần được nới lỏng ra. Họ trở nên sáng tỏ hơn về hoàn cảnh của mình, về điều gì mà đã luôn giam tù họ. Họ có thể bắt đầu lùi lại để xem xét và nhìn nhận sự việc ngay tại thời điểm đó, và xác định các hành vi ấy là thủ đoạn cưỡng chế. Khi các nạn nhân có thể làm điều này, thì những hiệu ứng ảnh hưởng mạnh mẽ của thủ đoạn ấy cũng dần phai nhạt đi. Ở một mức độ nào đó thì khi ấy, nạn nhân cũng bắt đầu cảm thấy rằng bản thân đã giành lại được một chút quyền kiểm soát và làm chủ của mình.
Third: Develop emotional strength in order to decide next steps
Thứ ba: Phát triển sức mạnh cảm xúc để quyết định những bước đi tiếp theo
With growing awareness, many survivors don’t feel able to act in their own best interest right away. Survivors can feel critical of themselves for not being able to. I normalize their reaction and point out that getting emotionally stronger first is often necessary. I assure them that even a start with recovery could help to get clear about what it is they want to do, and enable them to act on it.
Dẫu cho độ nhận thức của nạn nhân có ngày một tăng lên, thì nhiều người trong số họ vẫn cảm thấy mình chưa thể nhanh chóng đưa ra bất kỳ hành động nào có lợi cho bản thân theo một cách quyết liệt. Họ cảm thấy có lỗi với bản thân, và tự trách mình vì không thể làm được điều đó. Tôi bình thường hóa phản ứng của họ và chỉ ra cho họ thấy rằng việc trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc thường là điều cần thiết và nên được làm trước tiên. Tôi trấn an họ rằng ngay cả việc bắt đầu quá trình hồi phục thôi cũng có thể giúp họ dần nhận ra điều mà họ muốn làm là gì, và cho họ đủ can đảm để hành động theo tiếng gọi đó.
Recovery work with survivors of intimate partner abuse starts with identifying oneself as a survivor. This occurs when the coercive tactics are recognized and understood as abuse. In addition, understanding the nature of abuse, the “hidden injuries,” and the symptoms of the psychological impact one endures. Establishing safety, self-care, and control of one’s life take place. In this process, shame and humiliation start shifting toward holding their partner responsible for their coercive abuse. (Adapted from J. Herman’s Stages of Trauma Recovery).
Để có thể vực dậy những người từng trải qua hành vi lạm dụng trong quan hệ tình cảm của họ, thì công cuộc hồi phục ấy phải bắt đầu bằng việc khiến cho họ tự hiểu được rằng bản thân họ là một người nạn nhân. Điều này sẽ thành công khi các thủ đoạn cưỡng chế được nhận diện và hiểu rõ rằng đó là sự lạm dụng, chứ không phải bất cứ thứ gì khác. Xa hơn nữa, là việc hiểu được bản chất của sự lạm dụng, cũng như những “vết thương ẩn giấu” và các triệu chứng để lại bởi tác động tâm lý mà bản thân nạn nhân đã phải chịu đựng. Ngoài ra, còn là việc thiết lập lại sự an toàn, sự yêu thương bản thân, và quyền tự kiểm soát cuộc đời mình. Trong quá trình này, nỗi tủi nhục và sự hổ thẹn mà nạn nhân từng phải gánh chịu sẽ được chuyển hóa sang một thái độ mới – cứng rắn buộc kẻ lạm dụng kia phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng cưỡng ép, ngược đãi của họ. (Tham khảo từ cuốn sách “Các giai đoạn phục hồi sang chấn tâm lý” của J. Herman.)
Some survivors want to get stronger to address their partner’s abuse with hopes they might change, and some want to come up with a way to eventually leave safely. Often working on getting emotionally stronger needs to take place while living with the perpetrator, and, in some instances, it’s just not possible. Being subjected to intense, ongoing abuse may not allow for any recovery to take hold, making it clear it’s best to decide to plan to leave safely.
Một số nạn nhân muốn trở nên mạnh mẽ hơn để thẳng thắn đối diện với kẻ lạm dụng về hành vi ngược đãi của họ, với niềm hy vọng rằng người mình yêu sẽ thay đổi, nhưng một số khác lại muốn tìm ra phương hướng thích hợp để có thể rời mối quan hệ một cách an toàn. Thông thường, việc nỗ lực để trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc cần phải được diễn ra khi còn chung sống với kẻ lạm dụng, và trong một số trường hợp, thì điều đó đơn giản là không khả thi. Khi nạn nhân là đối tượng phải hứng chịu sự lạm dụng, ngược đãi triền miên và để lại nhiều đau đớn, điều đó có thể cản trở bất kỳ nỗ lực nào để hồi phục diễn ra. Như vậy, điều này cho thấy rõ rằng cách tốt nhất mà bạn nên lựa chọn là vẽ nên phương án phù hợp để rời đi một cách an toàn.
With recovery, the survivor gains agency, trusts their perception, and determines what they want going forward
Với quá trình hồi phục, nạn nhân sẽ giành lại được quyền tự chủ của mình, đặt niềm tin vào nhận thức và lý trí của chính họ, đồng thời có thể xác định rõ những gì họ mong muốn trong tương lai.
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/us/blog/mind-games/202401/how-survivors-of-intimate-partner-abuse-take-back-control