Khả Năng Đưa Ra Quyết Định

Decision Making

 

Biên dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam

 

Chocolate or strawberry? Life or death? We make some choices quickly and automatically, relying on mental shortcuts our brains have developed over the years to guide us in the best course of action. Understanding strategies such as maximizing vs. satisficing, fast versus slow thinking, and factors such as risk tolerance and choice overload, can lead to better outcomes.

Sô-cô-la hay là dâu tây? Sống hay là chết ? Một số lựa chọn được chúng ta đưa ra một cách nhanh chóng và gần như trong vô thức, được dựa vào những lối tắt tư duy mà bộ não của chúng ta đã phát triển qua nhiều năm để dẫn ta tới những phương hướng hành động tốt nhất. Và việc hiểu được các chiến lược như tối đa hóa hay thỏa mãn, tư duy nhanh hay chậm cùng với các yếu tố như mức độ chấp nhận rủi ro và sự quá tải lựa chọn, có thể dẫn đến những kết quả tốt hơn.

 

Contents

  • The Art of Decision-Making
  • How to Make Good Decisions
  • Avoiding Bad Decisions

Nội Dung

  • Nghệ Thuật Đưa Ra Quyết Định
  • Làm Thế Nào Để Có Thể Đưa Ra Những Quyết Định Đúng Đắn 
  • Tránh Những Quyết Định Xấu 

 

1. The Art of Decision-Making

1. Nghệ Thuật Đưa Ra Quyết Định

storyset | freepik

When making a decision, we form opinions and choose actions via mental processes which are influenced by biases, reason, emotions, and memories. The simple act of deciding supports the notion that we have free will. We weigh the benefits and costs of our choice, and then we cope with the consequences. Factors that limit the ability to make good decisions include missing or incomplete information, urgent deadlines, and limited physical or emotional resources.

Khi đưa ra quyết định, chúng ta hình thành nên ý kiến và lựa chọn cung đường hành động thông qua các quá trình xử lý thông tin ở não mà ở đó bị ảnh hưởng bởi những thành kiến, lý trí, cảm xúc và ký ức của ta. Hành động đơn giản của việc đưa ra sự lựa chọn ủng hộ cho quan điểm rằng chúng ta có tự do ý chí. Chúng ta cân nhắc các lợi ích cũng như cái giá phải trả cho những sự lựa chọn mà mình đưa ra, và rồi chúng ta đối mặt với kết quả được sản sinh ra từ đó, bất kể chúng có xấu hay tốt. Các yếu tố mà làm hạn chế khả năng đưa ra những quyết định tốt bao gồm sự thiếu hoặc không đầy đủ về thông tin, thời hạn giới hạn và nguồn lực hạn chế về vật chất hay tinh thần, cảm xúc.

 

1.1. What are the types of decision-making ?

1.1. Các quyết định gồm những loại gì ?

When people are put in a familiar situation, their decisions are often fast and automatic, based on longtime experience with what works and what doesn’t. However, when encountering a situation they’ve never been in before, they have to take time to weigh the potential benefits and risks when choosing a course of action. They are more likely to make mistakes and face negative consequences.

Khi con người ta được đặt vào một tình huống quen thuộc, các quyết định của họ thường được đưa ra nhanh chóng và trong vô thức, dựa trên trải nghiệm qua một thời gian dài về những gì có và không có hiệu quả. Tuy nhiên, khi đối mặt với một tình huống mà họ chưa từng gặp phải trước đây, họ phải dành nhiều thời gian hơn để cân nhắc những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn trước khi lựa chọn một phương án hành động. Vì thế nên trong các trường hợp như vậy, nhiều khả năng họ sẽ có xu hướng mắc sai lầm và phải đối diện với những hậu quả tiêu cực.

 

1.2. What is informed decision-making ?

1.2. Thế nào là khả năng đưa ra quyết định có hiểu biết ?

The ability to think critically is key to making good decisions without succumbing to common errors or bias. This means not just going with your gut, but rather figuring out what knowledge you lack and obtaining it. When you look at all possible sources of information with an open mind, you can make an informed decision based on facts rather than intuition.

Khả năng suy nghĩ một cách lý trí và logic là chìa khóa để đưa ra các quyết định đúng đắn mà không phải mắc những sai lầm hay thiên kiến phổ biến. Điều này có nghĩa là bạn không nên chỉ làm theo cảm tính của mình mà còn phải tìm ra những kiến thức bạn còn thiếu và tiếp thu nó. Khi bạn xem xét tất cả các nguồn thông tin có thể có với một tư duy cởi mở, bạn có thể đưa ra một quyết định sáng suốt dựa trên sự thật, thực tế hơn là trực giác, linh cảm.

 

1.3. What are the methods of good decision-making ?

1.3. Các phương pháp để đưa ra quyết định tốt là gì ?

A satisficing approach to making decisions involves settling for a good-enough outcome, even if it’s flawed. A maximizing approach, on the other hand, waits for conditions to be as perfect as possible to minimize potential risks. People who make good decisions know when it’s important to act immediately, and when there’s time to wait and gather more facts before making their choice.

Một cách tiếp cận thỏa mãn với vấn đề đưa ra quyết định là bao gồm việc chấp nhận rằng có thể ta sẽ chỉ đạt được một kết quả tạm đủ tốt và không được như mong đợi, thậm chí còn có sai sót. Mặt khác, cách tiếp cận tối đa hóa là khi ta chờ đợi các điều kiện hoàn hảo nhất diễn ra và nắm lấy chúng để có thể làm giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn. Những người đưa ra quyết định đúng đắn biết khi nào cần phải hành động ngay lập tức và khi nào cần thời gian để chờ đợi và thu thập thêm thông tin thực tế trước khi đưa ra lựa chọn của mình.

 

2. How to Make Good Decisions

2. Làm Thế Nào Để Có Thể Đưa Ra Những Quyết Định Tốt 

How do we choose between two or more options that seem equally appealing on the surface ? Decision-making usually involves a mixture of intuition and rational thinking; critical factors, including personal biases and blind spots, are often unconscious, which makes decision-making hard to fully operationalize, or get a handle on.

Làm thế nào để chúng ta lựa chọn giữa hai hoặc nhiều lựa chọn mà nhìn bề ngoài có vẻ hấp dẫn như nhau ? Việc ra quyết định thường liên quan đến sự kết hợp giữa trực giác cùng suy nghĩ lý trí; các yếu tố có sự ảnh hưởng then chốt tới quá trình ra quyết định là bao gồm thiên kiến cá nhân và điểm mù tư duy—chúng là những thứ thường nằm trong vùng vô thức của tâm trí, khiến cho việc đưa ra quyết định trở thành một thứ khó có thể được thao tác hóa* và đưa vào vận hành một cách toàn diện, cũng như là một vấn đề khó có thể nắm bắt được hoàn toàn.

(*Thao tác hóa: quá trình phát triển các thang độ, chỉ số (indicator) để đánh giá, đo lường chính xác một phạm trù trừu tượng nhất định)

However, there are steps to ensure that people make consistently excellent choices, including gathering as much information as possible, considering all the possible alternatives, as well as their attendant benefits and costs, and taking the time to sleep on weightier decisions.

Tuy nhiên, có những cách để có thể giúp ta bảo đảm việc luôn đưa ra các lựa chọn hoàn hảo, bao gồm việc thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, xem xét mọi phương án lựa chọn thay thế khả thi, cũng như những lợi và hại đi kèm, và dành thời gian để cân nhắc, suy nghĩ kĩ khi phải đưa ra những quyết định hệ trọng hơn.

 

2.1. How do you know if you’ve made a good decision ?

2.1. Làm thế nào để bạn có thể biết liệu bạn đã đưa ra một quyết định tốt hay chưa ?

In life, there is often no “right” decision. When surrounded by an abundance of options, it’s easy to experience decision paralysis or feel less satisfied with your decisions. You may even blame yourself when really you are going through “choice overload.” The key is to find ways to simplify your decision and not ruminate over the many roads not taken.

Trong cuộc sống, thường sẽ không có quyết định nào là “đúng” thực sự. Khi bị bao quanh bởi vô số tùy chọn, bạn rất dễ lâm vào tình trạng quá tải tinh thần và bị “tê liệt” đi khả năng lựa chọn, hoặc cảm thấy kém hài lòng hơn với các quyết định bản thân đưa ra. Bạn thậm chí có thể tự trách lấy mình trong khi sự thực thì đó là do bạn đang phải trải qua tình trạng “quá tải lựa chọn”. Chìa khóa giúp giải quyết vấn đề này là tìm cách đơn giản hóa quyết định của bạn và không suy đi nghĩ lại quá nhiều về những hướng đi mà bạn đã không chọn.

 

2.2. What skills are necessary when making decisions ?

2.2. Những kỹ năng nào cần thiết khi đưa ra quyết định ?

Decision-making can be stressful, and follow-through is essential. You may need to accept that panic, fear, and lack of self-confidence are often part of the decision-making process. It’s crucial to get enough sleep, so you can think clearly. Try to keep your priorities straight. Carefully weigh the trade-offs, commit to a decision, and then follow through on it.

Đưa ra quyết định có thể là một điều rất căng thẳng, dẫu vậy, việc ta cố gắng hoàn thành và theo đuổi quyết định đó đến cùng là điều cần thiết. Bạn có thể cần phải chấp nhận rằng sự hoảng sợ, e ngại và thiếu tự tin thường là một phần trong quá trình đưa ra quyết định. Ngủ đủ giấc là một điều quan trọng để giúp bạn có thể suy nghĩ rõ ràng. Cố gắng giữ vững sự tập trung vào các mối ưu tiên của bạn. Hãy cân nhắc cẩn thận những sự đánh đổi mà bạn đưa ra, cam kết với một quyết định rồi theo đuổi, thực hiện nó đến cùng.

 

2.3. How can you sharpen your decision-making skills ?

2.3. Làm thế nào bạn có thể rèn luyện kỹ năng ra quyết định của mình ?

Slow down the decision-making process to prevent impulsive choices. Be aware of common sales strategies like nudges and the decoy effect, which introduces a trick option to get individuals to make a certain decision. Gather as much information as you can, and don’t allow the desires of others to dictate your decision.

Hãy làm chậm quá trình ra quyết định để ngăn chặn những lựa chọn bốc đồng. Hãy nhận thức và cẩn thận trước các chiến lược bán hàng phổ biến như hiệu ứng cú huých và hiệu ứng mồi nhử, chúng đưa ra một lựa chọn đánh lừa nhằm định hướng tâm trí của “con mồi” trong vô thức, hướng người ta đến việc đưa ra một quyết định nhất định. Hãy thu thập nhiều thông tin nhất có thể và đừng để mong muốn của người khác chi phối quyết định của bạn.

 

3. Avoiding Bad Decisions 

3. Tránh Những Quyết Định Tồi 

vectorjuice | freepik

The field of behavioral economics demonstrated that people are not always rational when it comes to decision making. Fortunately, most personal and professional choices have few or no long-term, negative consequences. However, sometimes a person has to make a decision that will have a profound impact on their future—from who they marry to where they live to how they manage their professional career. In these cases, it’s important to avoid the common pitfalls that can lead to poor decision-making. These can include doing too little or too much research, mistaking opinions for facts, decision fatigue, a failure to learn from past errors, and more.

Lĩnh vực kinh tế học hành vi đã chứng minh rằng con người không phải lúc nào cũng lý trí khi đưa ra quyết định. May mắn thay, hầu hết các lựa chọn cá nhân và nghề nghiệp đều có ít hoặc không có hậu quả tiêu cực về lâu dài. Tuy nhiên, đôi khi một người sẽ phải đưa ra một quyết định quan trọng mà có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của họ—từ việc họ kết hôn với ai, nơi họ sống cho đến cách họ quản lý sự nghiệp của mình. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là họ cần phải tránh mắc những lỗi sai phổ biến mà có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm. Những lỗi sai đó có thể bao gồm thực hiện quá ít hoặc quá nhiều việc nghiên cứu thông tin, nhầm lẫn ý kiến chủ quan với sự thật khách quan, chứng mệt mỏi khi phải đưa ra quá nhiều quyết định, hay việc không rút ra được bài học từ những sai lầm trong quá khứ, v.v.

 

3.1. How can I help someone who makes bad decisions ?

3.1. Làm thế nào để tôi có thể giúp một người mà đang đưa ra những quyết định tồi ?

Don’t try to make the decision you would make, or railroad them into simply acting quickly if they are vacillating about an important matter. Rather, help them cultivate qualities of mind that will serve beyond just this moment, and encourage them to think through their options by simply and respectfully asking questions.

Đừng cố gắng đưa ra một quyết định mà nếu là bạn đứng ở vị trí đó thì bạn sẽ làm, hoặc là thúc giục họ nhanh chóng hành động nếu như họ còn đang do dự về một vấn đề hệ trọng. Thay vào đó, hãy giúp họ trau dồi những tố chất tinh thần, cách tư duy mà sẽ giúp ích cho cả thời điểm hiện tại và sau này, đồng thời khuyến khích họ suy nghĩ kỹ lưỡng về các lựa chọn của mình bằng việc đơn giản là đặt những câu hỏi gợi ý một cách tôn trọng.

 

3.2. How do people rationalize bad decisions ?

3.2. Con người ta hợp lý hóa các quyết định tồi tệ như thế nào ? 

There are two types of rationalization that people commonly engage in: prospective and retrospective. Prospective rationalizing refers to rationalizing a decision before making it, whereas retrospective rationalizing refers to rationalizing a decision after the fact.

Có hai kiểu hợp lý hóa mà mọi người thường thực hiện: tiền quyết và hậu quyết. Hợp lý hóa tiền quyết đề cập đến việc hợp lý hóa một quyết định trước khi đưa ra nó, trong khi hợp lý hóa hậu quyết đề cập đến việc hợp lý hóa một quyết định sau khi nó đã được đưa ra.

 

3.3. Can people have too many options ?

3.3. Một người có thể có quá nhiều lựa chọn không ?

In the 2000s, Barry Schwarz coined the phrase “the paradox of choice” to describe the fact that American consumers have so many choices from which to choose that they often waste time and mind-space second-guessing themselves and comparing trivial differences.

Vào những năm 2000, Barry Schwarz đã đặt ra cụm từ “nghịch lý của sự lựa chọn” để mô tả một thực tế là người tiêu dùng Mỹ có quá nhiều sự lựa chọn để chọn lựa đến nỗi họ thường lãng phí thời gian và tâm trí của mình để tự nghi ngờ sự lựa chọn của bản thân và so sánh những khác biệt nhỏ nhặt, tầm thường giữa chúng.

 

3.4. Can too many people ruin the decision-making process ?

3.4. Liệu quá nhiều người có thể làm hỏng quá trình ra quyết định ?

upklyak | freepik

When a large number of people are involved in making a decision, the process can be usurped by groupthink. Groupthink is when well-intentioned individuals make poor or irrational choices out of a desire to conform or avoid dissent. As a result, group members may feel pressured to ignore ethical considerations and refrain from expressing natural doubts and concerns.

Khi có một số lượng lớn người tham gia vào việc ra quyết định, quá trình này có thể bị nuốt chửng bởi tư duy tập thể. Tư duy tập thể là khi những cá nhân có thiện chí đưa ra những lựa chọn sai lầm hoặc bất hợp lý chỉ vì mong muốn không bị trở nên cá biệt giữa số đông hoặc tránh phải tranh cãi, bất đồng ý kiến. Điều này dẫn đến kết quả là các thành viên trong nhóm có thể cảm thấy bị đặt áp lực phải bỏ qua, phớt lờ những suy xét thuận luân thường đạo lý, đồng thời e ngại việc bày tỏ những nghi ngờ và lo lắng mà tưởng như là lẽ dĩ nhiên.

 

 

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/intl/basics/decision-making

 

Để lại một bình luận