Tổng quan về Tâm lý học Tính cách

Overview of Personality Psychology

 

Personality psychology is the study of how personality develops. One of the largest and most popular psychology branches, researchers in this area also strive to better understand how personality influences our thoughts and behaviors.
Tâm lý học Tính cách là bộ môn nghiên cứu về cách mà tính cách con người hình thành và phát triển. Đây là một trong những nhánh lớn nhất và nổi tiếng nhất của Tâm lý học, những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cũng luôn cố gắng để hiểu thêm về ảnh hưởng của tính cách lên suy nghĩ và hành vi của chúng ta.

Your unique personality makes you who you are; it influences everything from your relationships to the way you live. Learn more about what personality is, the theories surrounding its development, how personality is tested, and what it means to have a personality disorder.
Tính cách đặc biệt của bạn khiến bạn được là chính mình; nó chi phối mọi thứ, từ những mối quan hệ của bạn cho đến cách mà bạn sống. Hãy tìm hiểu thêm tính cách là gì, những lý thuyết xung quanh về sự phát triển của tính cách, cách kiểm tra tính cách và khi một người mắc chứng rối loạn nhân cách thì sẽ như thế nào qua bài báo này nhé!

 

Importance of Personality Psychology

Tầm quan trọng của Tâm lý học Tính cách

Personality psychologists often look at how personality varies from one individual to the next, as well as how it may be similar. These professionals may also be tasked with the assessment, diagnosis, and treatment of personality disorders.
Nhà tâm lý học Tính cách thường xem xét tính cách thay đổi như thế nào giữa cá nhân này với cá nhân khác cũng như những điểm có thể giống nhau giữa chúng. Họ còn có thể đảm nhận việc đánh giá, chẩn đoán và đưa ra những phương pháp điều trị cho các chứng rối loạn nhân cách.

Understanding personality also allows psychologists to predict how people will respond to certain situations and the sorts of things they prefer and value. To get a sense of how researchers study personality psychology, it will be helpful to learn more about some of the most influential personality theories.
Am hiểu về tính cách con người cũng giúp cho những nhà tâm lý học dự đoán được cách con người phản ứng lại khi gặp những tình huống khác nhau và cả những thứ họ ưu tiên, coi trọng. Để hiểu được cách những nhà khoa học nghiên cứu về Nhân cách con người, việc tìm hiểu thêm một vài lý thuyết có sức ảnh hưởng sẽ trở nên rất hữu dụng.

 

The Basis of Personality Psychology

Nền tảng của Tâm lý học Tính cách

What is it that makes you who you are? Many factors contribute to the person you are today, including genetics, your upbringing, and your life experiences.
Những điều gì đã làm nên con người bạn? Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên con người bạn ngày hôm nay, bao gồm yếu tố di truyền, sự nuôi dưỡng và cả những kinh nghiệm cuộc sống.

Many would argue that what makes you unique is the characteristic patterns of thoughts, feelings, and behaviors that make up your personality. While there is no single agreed-upon definition of personality, it is often thought of as something that arises from within the individual and remains fairly consistent throughout life.
Nhiều người sẽ cho rằng điều khiến bạn trở nên đặc biệt chính là nhờ những nét tính cách đặc trưng được thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, tạo nên nhân cách của bạn. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất nào về tính cách, nhưng chúng thường được nghĩ đến như những thứ xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân và duy trì khá nhất quán suốt cuộc đời.

Personality encompasses all of the thoughts, behavior patterns, and social attitudes that impact how we view ourselves and what we believe about others and the world around us.
Tính cách bao gồm tất cả những suy nghĩ, biểu hiện hành vi và thái độ xã hội đã ảnh hưởng, tác động lên cách mà chúng ta tự nhìn nhận bản thân và niềm tin của chúng ta về con người và thế giới xung quanh.

 

Theories of Personality Psychology

Những lý thuyết về Tâm lý học Tính cách

A number of theories have emerged to explain the aspects of personality. Some are focused on explaining how personality develops, while others are concerned with individual differences in personality.
Số lượng học thuyết về lĩnh vực Nhân cách con người đã tăng lên đáng kể nhằm mục đích lý giải những khía cạnh khác nhau của tính cách con người. Trong khi một vài học thuyết tập trung vào giải thích việc tính cách được hình thành nên như thế nào thì một số khác lại băn khoăn về sự khác biệt tính cách giữa các cá nhân.

Trait Theories of Personality

Học thuyết về Đặc điểm tính cách

The trait theories of personality center on the idea that personality is comprised of broad traits or dispositions. Various theories have been proposed to identify which attributes are key components of personality, as well as attempts to determine the total number of personality traits.
Các lý thuyết về đặc điểm tính cách lấy ý tưởng tính cách là sự bao hàm bởi những đặc điểm hay khuynh hướng phổ biến làm trung tâm. Rất nhiều những lý thuyết khác nhau đã được đưa ra nhằm nhận định xem những yếu tố, thành phần nào đóng vai trò then chốt đối với tính cách, cũng như để nhận định, thống kê con số cụ thể của số lượng đặc điểm tính cách con người.

Psychologist Gordon Allport was one of the first to describe personality in terms of individual traits. In his dispositional perspective, Allport suggested that there are different kinds of traits: common, central, and cardinal.
Nhà Tâm lý học Gordon Allport là một trong những người đầu tiên mô tả tính cách thành những đặc điểm tính cách riêng biệt. Đối với góc nhìn chủ quan của ông, Allport đã cho rằng có rất nhiều kiểu đặc điểm tính cách khác nhau: Kiểu Chung, kiểu Trung tâm và kiểu Cốt yếu.

Common traits are shared by many people within a particular culture. Central traits are those that make up an individual’s personality. Cardinal traits are those that are so dominant that a person becomes primarily known for those characteristics.
Những đặc điểm tính cách kiểu Chung được những người chung nền văn hóa cùng chia sẻ với nhau. Những đặc điểm tính cách kiểu Trung tâm là những nét tính cách tạo nên tính cá nhân trong tính cách của một người. Những đặc điểm tính cách kiểu Cốt yếu là những đặc điểm tính cách nổi bật của một người, khiến họ được biết đến nhờ những nét tính cách đấy.

An example of a cardinal trait is Mother Teresa. She was so well-known for her charitable work that her name became almost synonymous with providing service to those in need.
Một ví dụ cho đặc điểm tính cách kiểu Cốt yếu là Mẹ Teresa. Mẹ được mọi người biết đến rộng rãi qua những hoạt động thiện nguyện năng nổ, đến nỗi tên của mẹ được mọi người ví von như một cụm từ đồng nghĩa với từ chỉ việc chu cấp lương thực cho người khốn khó.

Allport suggested that there were as many as 4,000 individual traits. Psychologist Raymond Cattell proposed that there were 16. Cattell also believed that these traits exist on a continuum and that all people possess each trait in varying degrees. A psychologist named Hans Eysenck would narrow the list of traits further, suggesting there were only three: extroversion, neuroticism, and psychoticism.
Allport đã đề xuất rằng có đến xấp xỉ 4000 đặc điểm tính cách khác nhau, trong khi đó nhà Tâm lý học Raymond Cattell lại cho rằng chỉ có 16. Cattell cũng tin rằng những đặc điểm tính cách này xuất hiện với tần suất liên tục và tất cả mọi người đều có thể “trải nghiệm” mỗi đặc điểm tính cách với những mức độ khác nhau. Một nhà Tâm lý học khác tên là Hans Eysenck lại thu hẹp số lượng đặc điểm tính cách hơn nữa, đề xuất rằng chỉ có 3 đặc điểm tính cách: hướng ngoại – hướng nội, cảm xúc ổn định – tâm lý bất ổn và bệnh tâm thần.

Today, the “Big Five” theory is perhaps the most popular and widely accepted trait theory of personality. The theory proposes that personality is made up of five broad personality dimensions:
Ngày nay, mô hình tính cách Big-Five có lẽ là lý thuyết về đặc điểm tính cách nổi tiếng và được chấp nhận rộng rãi nhất. Mô hình đã chỉ ra rằng tính cách được cấu tạo nên từ 5 khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
 – Agreeableness: Hòa đồng
 – Conscientiousness: Tận tâm
 – Extroversion: Hướng ngoại
 – Neuroticism: Sự bất ổn cảm xúc
 – Openness: Cởi mở

The Big Five theory states that each trait exists as a broad continuum. An individual’s personality will fall somewhere on the spectrum for each trait. For example, you might be high in extroversion, conscientiousness, and agreeableness, but somewhere in the middle for openness and neuroticism.
Lý thuyết về mô hình Big-Five cho rằng mỗi đặc điểm tính cách được tồn tại dưới dạng quang phổ – dải màu rộng liên tục, liên tiếp pha trộn lẫn nhau. Tính cách của một cá nhân sẽ nằm ở đâu đó trong “dải màu” của từng đặc điểm. Ví dụ như, bạn có thể rất hướng ngoại, tận tâm và hòa đồng, nhưng mức độ cởi mở và bất ổn lại chỉ nằm đâu đó ở giữa. 

Research published in 2018 analyzed studies involving the Big Five and, based on their findings, suggests that these traits contribute to four types of personality: average, reserved, self-centered, and role model.
Trong nghiên cứu được công bố vào năm 2018 về các nghiên cứu xung quanh học thuyết Big-Five, dựa trên các phát hiện đã tìm được, các nhà nghiên cứu đã đề xuất chia những đặc điểm tính cách về 4 loại tính cách: trung bình, dè dặt, ái kỷ và hình mẫu lý tưởng.

Theories of Personality Development

Những lý thuyết về sự phát triển nhân cách

Freud’s theory of psychosexual development is one of the best-known personality theories—but also one of the most controversial. According to Freud, children progress through a series of stages of personality development.
Học thuyết của Freud về các giai đoạn phát triển của tâm lý tính dục là một trong những học thuyết về tính cách nổi tiếng nhất, nhưng cũng là một trong những học thuyết gây ra nhiều tranh cãi nhất. Theo Freud, trẻ em sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển nhân cách. 

At each stage, libidinal energy (the force that drives all human behaviors) becomes focused on specific erogenous zones. Successful completion of a stage allows a person to move on to the next phase of development. Failure at any stage can lead to fixations that can impact someone’s adult personality.
Ở mỗi giai đoạn, dục năng (libidinal energy – bản năng tình dục đứng sau mọi hành vi của con người) sẽ tập trung vào một vùng khoái cảm tính dục nhất định. Hoàn thành thành công một giai đoạn sẽ cho phép cá nhân đó chuyển tiếp đến giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Sự thất bại tại bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ dẫn đến những thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến tính cách sau này khi trưởng thành của một cá nhân.

Erik Erikson, another psychologist, described eight psychosocial stages of life. With Erikson’s theory, each stage plays a significant role in the development of a person’s personality and psychological skills.
Erik Erikson, một nhà tâm lý học khác đã mô tả 8 giai đoạn tâm lý xã hội của một đời người. Theo học thuyết của Erikson, mỗi giai đoạn đều có vai trò cụ thể đối với sự phát triển tính cách và kỹ năng xã hội của một cá nhân. 

During each psychosocial stage, an individual will face a developmental crisis that serves as a turning point in their development. Successfully completing each stage leads to the development of a healthy personality.
Trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý xã hội, mỗi cá nhân sẽ đều phải đối mặt với sự khủng hoảng phát triển và chính nó sẽ đóng vai trò như một bước ngoặt trong sự phát triển của họ. Thành công vượt qua các giai đoạn sẽ dẫn đến sự phát triển lành mạnh của nhân cách.

While Freud’s theory suggested that personality is primarily formed and set in stone at an early age, Erikson believed that personality continued to develop throughout life. Erikson was also more interested in how social interactions influenced the development of personality and was primarily concerned with the development of what he called ego identity.
Trong khi học thuyết của Freud cho rằng tính cách con người về cơ bản đã hình thành vững chắc ngay từ khi còn rất nhỏ thì Erikson lại tin rằng tính cách sẽ tiếp tục phát triển xuyêt suốt cuộc đời. Erikson cũng quan tâm nhiều hơn đến cách những tương tác xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và là cơ sở cho sự hình thành bản sắc cá nhân.

Other major personality theories include biological theories, behavioral theories, psychodynamic theories, and humanistic theories.
Ngoài ra, còn có những học thuyết quan trọng khác bao gồm học thuyết về sinh lý, học thuyết hành vi, học thuyết về tâm động học và những học thuyết về nhân văn.

Assessments in Personality Psychology

Đánh giá trong Tâm lý học Tính cách

To study and measure personality, psychologists have developed personality tests, assessments, and inventories. The tests are widely used in a variety of settings. For example, the famous Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) is frequently used as a pre-employment screening assessment.
Để nghiên cứu và đo lường tính cách, những nhà tâm lý học đã phát triển nên những bài kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá và nhận định tính cách. Những bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, bài trắc nghiệm tính cách nổi tiếng Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) thường được sử dụng như một công cụ đánh giá sàng lọc nhân sự trước khi tuyển dụng.

Other assessments can be used to help people learn more about different aspects of their personalities. Some tests are used as screening and evaluation tools to help diagnose personality disorders.
Những bài kiểm tra khác nhau có thể được sử dụng để giúp mọi người hiểu thêm về những khía cạnh khác nhau trong tính cách của họ. Một vài bài test khác còn được sử dụng như công cụ sàng lọc, đánh giá nhằm mục đích chẩn đoán những chứng rối loạn nhân cách.

Gaining a better understanding of your personality can be helpful in many aspects of your life. For example, relationships with friends, family, and coworkers might improve when you become aware that you work well with others or that you need to make time to be alone.
Việc hiểu biết thêm về tính cách bản thân sẽ trở nên rất hữu dụng cho cuộc sống của chính bạn. Ví dụ, những mối quan hệ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể được cải thiện sau khi bạn nhận thức được rằng bạn sẽ làm việc tốt hơn với họ hay tự làm việc một mình.

You have probably encountered a selection of personality tests online (for example, an online quiz that tells you whether you are extroverted or introverted). Some of these tests purport to reveal the “real you,” while others are clearly meant only for entertainment.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng bắt gặp những bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách trực tuyến (ví dụ như những bài trắc nghiệm vui xem bạn là người hướng nội hay hướng ngoại). Trong khi một vài bài trắc nghiệm thật sự giúp bạn hiểu thêm về con người thật sự của bạn, thì một vài số khác lại chỉ đơn thuần vì mục đích giải trí.

Personality assessments that you take online should be taken with a grain of salt. Informal tools can be fun and might offer some insight into your preferences and characteristics, but only personality tests administered by trained and qualified professionals should be used as formal assessments or to make a diagnosis.
Bạn không nên hoàn toàn tin vào những bài kiểm tra tính cách trực tuyến mà bạn đã thực hiện. Những công cụ không chính thống có thể khá vui và cung cấp cho bạn một vài góc nhìn nhỏ về tính cách của bạn, nhưng chỉ những bài kiểm tra tính cách được hướng dẫn bởi những chuyên gia và đã được kiểm định chất lượng mới nên là những nhận định và chẩn đoán chính thống.

Disorders Involving Personality Psychology

Các chứng rối loạn nhân cách trong Tâm lý học Tính cách

Personality psychologists are also interested in studying problems with personality that may arise. Personality disorders are characterized as chronic and pervasive mental disorders that can seriously impact a person’s thoughts, behaviors, and interpersonal functioning.
Những nhà tâm lý học tính cách cũng rất hứng thú trong việc nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến tâm lý. Các chứng rối loạn nhân cách được cho rằng có đặc điểm là lâu dài (mãn tính), lan rộng và có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi và chức năng hoạt động của một cá nhân.

The current edition of the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5 ) lists 10 personality disorders, including antisocial personality disorder, borderline personality disorder, narcissistic personality disorder, and obsessive-compulsive personality disorder.
Phiên bản hiện tại của Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) đã liệt kê ra 10 chứng rối loạn nhân cách khác nhau, bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)

The National Institute of Mental Health (NIH) reports that approximately 9.1% of the adult population in the United States experiences symptoms of at least one personality disorder each year.
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) báo cáo rằng xấp xỉ 9.1% dân số trưởng thành ở Mỹ gặp phải các triệu chứng của ít nhất một chứng rối loạn nhân cách mỗi năm.

Being diagnosed with a personality disorder can be distressing, but you should know that there are treatments. Working with a mental health professional, you can learn to recognize the difficulties that these disorders can cause and explore new coping strategies.
Việc được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể khá đau buồn, nhưng bạn cần biết rằng vẫn sẽ có những phương pháp chữa trị. Làm việc với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn học được cách nhận biết những khó khăn mà các chứng rối loạn này mang lại và khám phá ra những cách đối phó mới với chúng.

It is OK to feel frightened and concerned about what the future might hold but remember that you do not have to face it alone. There are people who are trained, skilled, and ready to help you take the next steps in your treatment.
Nếu bạn có cảm thấy hoảng sợ và lo lắng về những gì có thể diễn ra trong tương lai thì cũng không sao đâu, vì hãy nhớ rằng bạn không phải đối diện với chúng một mình. Những chuyên gia đã được huấn luyện, thành thục luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn đi đến những bước tiếp theo trong quá trình điều trị.

Depending on your specific diagnosis, your doctor might recommend psychotherapy, skills training, medication, or a combination of all three.
Dựa trên chẩn đoán cụ thể của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến nghị về liệu pháp trị liệu tâm lý, phương pháp đào tạo kỹ năng, sử dụng thuốc hoặc có đôi khi là sự kết hợp của cả ba.

Work closely with your healthcare team to develop a treatment plan that focuses on your needs and goals.
Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn để phát triển lộ trình trị liệu sao cho sát nhất, tập trung nhất với mục tiêu và những gì bạn cần.

 

A Word From Verywell

Đôi lời từ Verywell

Personality is a broad subject that touches on nearly every aspect of what makes people who they are. There are many ways to think about personality. There are some theories that focus on individual traits and those that consider the different developmental stages that take place as personality emerges (and sometimes changes) over time.
Tính cách là một lĩnh vực rộng và đụng chạm đến gần như toàn bộ mọi khía cạnh làm nên con người bạn. Có rất nhiều cách nghĩ về tính cách. Có những học thuyết tập trung vào đơn lẻ những đặc điểm tính cách, bên cạnh đấy cũng có những học thuyết cho rằng có những giai đoạn phát triển nhân cách con người khác nhau diễn ra (và đôi khi thay đổi) theo thời gian.

Psychologists are not only interested in understanding normal human personality, but in recognizing potential personality disturbances that might lead to distress or difficulty in key life areas. By being able to identify problems people have at home, school, work, or in their relationships, psychologists are better able to help people develop skills to cope with and manage the symptoms of personality disorders.
Những nhà tâm lý học tính cách không chỉ hứng thú với việc tìm hiểu những tính cách con người bình thường mà còn trong cả việc nhận diện những rối loạn nhân cách tiềm ẩn, có thể dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống. Bằng khả năng nhận diện những vấn đề con người gặp ở nhà, trường học, nơi làm việc hoặc trong những mối quan hệ của họ, những nhà tâm lý học có khả năng giúp đỡ mọi người phát triển kỹ năng để đối phó, quản lý các triệu chứng về các chứng rối loạn nhân cách tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellmind.com/personality-psychology-4157179

 

Để lại một bình luận