Tổn thương từ sự gắn kết ràng buộc là gì?

What Is Enmeshment Trauma?

Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Chi

Hiệu đính: Xanh Lam

Family enmeshment is when clear roles and boundaries are lacking within the family unit. Those in enmeshed families typically have low levels of differentiation, which is the process of defining one’s self outside of their family of origin. 

Enmeshment is an idea that comes from family therapy and analyzing family systems. It is a concept from Salvador Minuchin’s structural family therapy theory, which emphasizes the examination of how family relationships contribute to individuals’ function or dysfunction. 

In his book Families and Family Therapy, Minuchin explains that family enmeshment involves having high levels of communication but low levels of distance, both physically and emotionally.1 While most people hope to have a close family, there can still be too much of a “good” thing, potentially leading to enmeshment trauma.

Sự gắn kết ràng buộc trong mối quan hệ gia đình là khi trong một đơn vị gia đình thiếu đi vai trò và ranh giới rõ ràng giữa các cá nhân. Những người trong các gia đình có mối quan hệ gắn kết ràng buộc thường có mức độ khác biệt thấp, điều mà thuộc về quá trình xác định bản thân của một người bên ngoài gia đình gốc của họ.

Sự gắn kết ràng buộc (enmeshment) là một ý tưởng xuất phát từ liệu pháp gia đình và phân tích hệ thống gia đình. Đây là một khái niệm từ lý thuyết trị liệu gia đình cấu trúc của Salvador Minuchin, trong đó nhấn mạnh việc kiểm tra xem các mối quan hệ gia đình góp phần như thế nào đến chức năng hoặc rối loạn chức năng của cá nhân.

Trong cuốn sách Families and Family Therapy, Minuchin giải thích rằng sự gắn kết ràng buộc trong gia đình liên quan đến việc có mức độ giao tiếp cao nhưng khoảng cách giữa các cá nhân thấp, cả về thể chất và tình cảm. Mặc dù hầu hết mọi người đều hy vọng có một gia đình gắn bó thân thiết nhưng khi có quá nhiều “ điều tốt”, điều này có khả năng dẫn đến những tổn thương do sự ràng buộc và thiếu đi ranh giới cần thiết.

Cultural Norms Determine What Enmeshment Looks Like

Các chuẩn mực văn hóa xác định sự gắn kết ràng buộc ra sao

It is important to note that the United States is a much more individualistic society than many cultures around the world. What looks like enmeshment in the U.S. may be the norm in a more collectivist society like Japan or Italy, where people emphasize the needs of the group over individuals’ needs.

Feminist critiques3 say that these family system concepts represent patriarchal and male-centered family structures and that the concept of enmeshment pathologizes mothers’ natures to build relationships. So if your background is in a more collectivist culture where individuals are more interconnected, this type of family structure may be preferable to you.

Điều quan trọng cần lưu ý là Hoa Kỳ là một xã hội có tính cá nhân cao hơn nhiều nền văn hóa trên thế giới. Những gì trông giống như sự ràng buộc ở Mỹ lại có thể là chuẩn mực ở một xã hội theo chủ nghĩa tập thể hơn như Nhật Bản hay Ý, nơi mà mọi người nhấn mạnh nhu cầu của nhóm hơn nhu cầu của cá nhân.

Các nhà phê bình theo chủ nghĩa nữ quyền nói rằng những khái niệm về hệ thống gia đình này thể hiện cấu trúc gia đình phụ hệ, lấy nam giới làm trung tâm, và rằng khái niệm về sự gắn kết ràng buộc đã bệnh lý hóa bản chất xây dựng mối quan hệ của người mẹ. Vì vậy, nếu nền tảng của bạn thuộc nền văn hóa tập thể hơn, nơi các cá nhân gắn kết với nhau nhiều hơn, thì kiểu cấu trúc gia đình này có thể phù hợp với bạn hơn.

What Is Enmeshment Trauma?

Sang chấn do sự gắn kết ràng buộc là gì?

When you think of childhood emotional trauma, you might think of neglect, but the opposite, being “too” close can lead to enmeshment trauma.

For example, a child may be emotionally “parentified,” which can mean the child takes on caring for the parent’s emotional needs. This may look like a mother telling her teenage daughter about her issues with her husband, expecting the daughter to take her side.

Khi nghĩ về tổn thương tinh thần thời thơ ấu, bạn có thể nghĩ đến việc bị bỏ rơi, nhưng ngược lại, việc  “quá” gắn bó cũng có thể dẫn đến những tổn thương do bị ràng buộc.

Ví dụ, một đứa trẻ có thể được “phụ huynh hóa” về mặt cảm xúc, điều đó có nghĩa là đứa trẻ sẽ đảm nhận việc chăm sóc các nhu cầu tình cảm của cha mẹ. Điều này có thể giống như một người mẹ đang nói với đứa con gái tuổi teen của mình về những vấn đề của cô với chồng, mong đợi đứa con gái sẽ đứng về phía mình.

Signs of Enmeshment Trauma

Dấu hiệu của tổn thương do gắn kết ràng buộc:

Some signs you might see in others or yourself dealing with enmeshment:4

  • Low levels of privacy between parents and children, either physically or emotionally
  • Assumptions that children will be their parents’ best friend
  • Parents being “helicopter parents” or excessively involved in their children’s lives to the point of not allowing them to develop on their own
  • Parents presuming that their children will be the ones to give them emotional support
  • Children being rewarded for not resisting the enmeshment 

Sau đây là một số dấu hiệu bạn có thể thấy ở người khác hoặc ở chính bạn khi phải đối mặt với sự gắn kết ràng buộc:

  • Mức độ riêng tư giữa cha mẹ và con cái thấp, cả về thể chất lẫn tinh thần
  • Có niềm tin rằng con cái sẽ là người bạn tốt nhất của cha mẹ
  • Cha mẹ là những “phụ huynh trực thăng” hoặc tham gia quá mức vào cuộc sống của con cái đến mức không cho con tự phát triển
  • Cha mẹ cho rằng con cái sẽ là người hỗ trợ họ về mặt tinh thần
  • Trẻ được khen thưởng vì không chống cự lại sự ràng buộc với bố mẹ

Impact of Enmeshment Trauma

Tác động của những tổn thương do sự gắn kết ràng buộc:

Enmeshment trauma can lead to some long-term mental health effects, which are discussed below.

Tổn thương do sự gắn kết ràng buộc có thể dẫn đến một số ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần, sẽ được thảo luận dưới đây.

Being Afraid of Conflict

Those who grew up in an enmeshed family may be incredibly conflict-averse. It wasn’t emotionally safe for them to disagree with their parents growing up, and so they expect that disagreeing with someone as an adult will not be safe either. 

Sợ xung đột

Những người con lớn lên trong một gia đình có sự gắn kết ràng buộc có thể cực kỳ ghét xung đột. Về mặt cảm xúc, chúng cảm thấy không an toàn khi không đồng ý với cha mẹ mình. Và vì vậy, khi trưởng thành, chúng cho rằng việc không đồng ý với ai đó cũng sẽ không an toàn.

Difficulty In Relationships

It is not unusual for someone dealing with enmeshment trauma to have difficulty forming and sustaining friendships or romantic relationships.

After feeling smothered by one or both of their parents, they may expect that their partner or friend will have those types of emotional demands as well. Or, the other extreme, they seek out relationships where they can be the caregiver again, repeating the role that they learned in childhood and perpetuating the cycle.

Khó khăn trong các mối quan hệ

Không có gì lạ khi một người đang đối mặt với những tổn thương do sự gắn kết ràng buộc trong gia đình gặp khó khăn trong việc hình thành và duy trì tình bạn hoặc các mối quan hệ lãng mạn.

Sau khi cảm thấy bị bóp nghẹt bởi bố hoặc mẹ, hoặc cả hai, họ có thể mong đợi rằng bạn đời hoặc bạn bè của mình cũng sẽ có những nhu cầu tình cảm như vậy. Hoặc, ở một thái cực khác, họ tìm kiếm những mối quan hệ mà họ có thể trở thành người chăm sóc một lần nữa, lặp lại vai trò mà họ đã học từ thời thơ ấu và tiếp tục chu kỳ này.

Low Self-Esteem

Many of those who come from enmeshed families may experience low self-esteem. Because they so deeply relied on approval from their parents, often this manifests in adulthood as a lack of confidence in one’s self and decisions for fear of judgment.

Lòng tự trọng thấp

Nhiều người trong số những người xuất thân từ những gia đình có sự gắn kết ràng buộc với bố mẹ có thể có lòng tự trọng thấp. Bởi vì họ phụ thuộc rất nhiều vào sự chấp thuận của cha mẹ, điều này thường biểu hiện ở tuổi trưởng thành là sự thiếu tự tin vào bản thân và các quyết định của mình vì sợ bị phán xét.

Lack of Self Identity

Part of enmeshment is doing everything one can to keep others happy, and so someone suffering from enmeshment trauma may know how to do all the right things to please other people but have no idea what is actually helpful to them.

If you have chosen a career, partner, place to live, or all of the above based on what your parents think is right, it may be hard to know who you really are without them.

Thiếu bản sắc cá nhân

Một phần của sự gắn kết ràng buộc là làm mọi thứ có thể để làm cho cho người khác hạnh phúc, và do đó, một người bị tổn thương do sự gắn kết quá mức có thể biết cách làm tất cả những điều đúng đắn để làm hài lòng người khác nhưng không biết điều gì thực sự hữu ích cho bản thân.

Nếu bạn đã chọn nghề nghiệp, bạn đời, nơi ở hoặc tất cả những điều trên dựa trên những gì cha mẹ bạn cho là đúng, thì có thể khó biết bạn thực sự là ai nếu không có họ.

How to Heal from Enmeshment Trauma

Làm thế nào để chữa lành sau những tổn thương do sự gắn kết ràng buộc trong gia đình

The good news is that it is never too late to recover from enmeshment trauma. In fact, while it may sound scary at first, it will ultimately be worth it. Here’s how to find your own way after growing up in an enmeshed family.

Tin tốt là không bao giờ là quá muộn để hồi phục sau dạng chấn thương này. Trên thực tế, lúc đầu điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng cuối cùng nó sẽ đáng giá. Đây là cách tìm ra con đường riêng của bạn sau khi bạn đã lớn lên trong một gia đình gắn kết với nhau một cách ràng buộc.

Create Boundaries

Boundaries are your new best friend. One of the key characteristics of an enmeshed family is a lack of boundaries.

Take stock of when you are feeling upset with something a family member has done. Is your mother calling you 10 times a day, for example, making you angry every time you see your phone ringing? 

This means you either might want to have a discussion with her about calling less, or you might want to just stop answering your phone as much. If you have an enmeshed dynamic, this will likely upset her, and it may make things harder at first, but you will know it is the right boundary for you if it leaves you feeling a little lighter in some way.

Thiết lập ranh giới

Ranh giới là người bạn tốt nhất mới của bạn. Một trong những đặc điểm chính của một gia đình có mối quan hệ gắn kết ràng buộc là việc thiếu đi ranh giới giữa các cá nhân.

Hãy nhớ lại thời điểm bạn cảm thấy khó chịu vì điều gì đó mà một thành viên trong gia đình đã làm. Chẳng hạn như, mẹ bạn có gọi cho bạn 10 lần một ngày đến mức khiến bạn tức giận mỗi khi thấy điện thoại đổ chuông không?

Điều này có nghĩa là bạn có thể muốn nói chuyện với mẹ mình về việc gọi ít hơn hoặc bạn có thể muốn ngừng trả lời điện thoại với tần suất cao như vậy. Nếu bạn phản ứng lại sự gắn kết ràng buộc, điều này có thể sẽ khiến mẹ bạn khó chịu và ban đầu nó có thể khó khăn, nhưng bạn sẽ biết đó là ranh giới phù hợp với mình nếu nó khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút theo một cách nào đó.

Find Yourself

Enmeshment may also become comfortable in some ways, because you are making less decisions on your own. But as a result, you may not have a solid sense of self or know yourself very well.

Date yourself, like you would a new partner. Take yourself on outings or trips, inquire with yourself about what makes you happy and sad, pick out clothing your parents might not approve of.

Tìm lại chính mình

Sự gắn kết ràng buộc cũng có thể trở nên thoải mái theo một số cách nào đó, bởi vì bạn ít tự mình đưa ra quyết định hơn. Nhưng kết quả là bạn có thể không có một ý thức vững vàng về bản thân hoặc hiểu rõ về bản thân mình.

Hãy hẹn hò với chính mình như cách bạn hẹn hò với một đối tác mới. Hãy tự mình đi chơi hoặc đi du lịch, tự hỏi bản thân xem điều gì khiến bạn vui và buồn, chọn những bộ quần áo mà bố mẹ bạn có thể không chấp nhận.

Seek Professional Help

It can be a lot to grapple with coming to terms with some unhealthy dynamics you might have grown up with while also trying to change them.

You may find working with a therapist helpful so that you don’t have to do this on your own. You may want to check therapist directories in your area or think of trying online therapy.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia

Có thể bạn phải vật lộn rất nhiều khi bạn đã lớn lên cùng với một số phương thức không lành mạnh trong khi bạn cũng đang cố gắng thay đổi chúng.

Bạn có thể thấy làm việc với nhà trị liệu sẽ hữu ích để bạn không phải tự mình làm việc này. Bạn có thể muốn xem danh sách thông tin của các nhà trị liệu trong khu vực của mình hoặc nghĩ đến việc thử liệu pháp thông qua làm việc trực tuyến.

Be Patient

It took a lifetime to create your current thought and behavior patterns. It won’t take a lifetime to undo them, but it won’t be overnight either.

Hãy kiên nhẫn

Phải mất cả đời để bạn tạo ra những khuôn mẫu suy nghĩ và hành vi hiện tại của bản thân. Bạn sẽ không mất cả đời để sửa đổi chúng, nhưng cũng không phải chỉ qua một đêm.

A Word From Verywell

Lời kết

Likely, your parents were trying to care for you the best they knew how. If you realize some of those dynamics didn’t work for you, it doesn’t necessarily make them bad people or mean that you had a terrible childhood. It just means that you want to do things differently for yourself, and you should be proud of wanting to take care of yourself in that way.

Có thể cha mẹ bạn đang cố gắng chăm sóc bạn tốt nhất theo cách mà họ biết. Nếu bạn nhận ra rằng một số cách đó đó không phù hợp với mình, điều đó không nhất thiết biến cha mẹ bạn thành người xấu hoặc có nghĩa là bạn đã có một tuổi thơ khủng khiếp. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn muốn làm mọi thứ theo một cách khác  cho bản thân và bạn nên tự hào vì bạn đang muốn chăm sóc bản thân theo cách đó.

Nguồn: Very Well Mind

Để lại một bình luận