What Are the Different Types of Anxiety?
Sự khác nhau của các loại lo âu là gì?
Biên dịch: Lê Khánh Linh – Hiệu đính: Lyn
Anxiety is a common problem for many American adults. In fact, according to the National Institute of Mental Health, anxiety disorders are the most common types of mental health conditions in the United States, affecting almost 20% of all adults.1 Anxiety is also common among children and adolescents.
Lo âu là một vấn đề phổ biến ở nhiều người trưởng thành tại Mỹ. Trên thực tế, theo Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, các chứng rối loạn lo âu là những loại tình trạng tinh thần phổ biến nhất ở Mỹ và ảnh hưởng gần 20% tổng số người trưởng thành. Lo âu cũng phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
However, not all anxiety is the same. The butterflies you feel in your stomach before giving a presentation at work feel very different than the sense of dread and foreboding you might feel when watching the nightly news. The source of your anxiety influences how you might experience it. It also impacts how you might go about addressing it.
Tuy nhiên, không phải lo âu nào cũng giống nhau. Cảm giác bồn chồn của bạn trước khi trình bày công việc rất khác cảm giác kinh hoảng và dự cảm chẳng lành mà bạn có thể cảm nhận thấy khi xem bản tin buổi tối. Nguồn cơn của sự lo âu của bạn ảnh hưởng đến việc bạn trải qua nó như thế nào. Nó cũng ảnh hưởng đến cách bạn giải quyết nó.
Anxiety can have different causes, which means that each type of anxiety may require different solutions.
Lo âu có thể có những nguyên nhân khác nhau, nghĩa là mỗi loại lo âu có thể đòi hỏi các phương án giải quyết khác nhau.
Understanding the different types of anxiety and which one you are experiencing can offer you insight into why you feel the way you do.
Việc hiểu những loại lo âu khác nhau và bạn đang mắc loại nào có thể giúp bạn tự thấu hiểu được lý do phía sau cảm nhận của bạn.
Anticipatory Anxiety
Lo âu chờ đợi
Anticipatory anxiety refers to the feelings of fear that you experience before an event. While it is normal to feel stress about future events, anticipatory anxiety involves an excessive worry about the future.
Lo âu chờ đợi chỉ những cảm giác sợ hãi mà bạn trải qua trước một sự kiện. Trong khi cảm thấy căng thẳng về các sự kiện trong tương lai là hoàn toàn bình thường thì lo âu chờ đợi bao hàm một sự lo lắng quá mức về tương lai.
A certain degree of stress can be adaptive and help you perform your best. When this anxiety becomes severe, it can be debilitating. This type of anxiety might cause you to become overly focused on adverse outcomes. It can also be all-consuming and long-lasting.
Một mức độ căng thẳng nhất định có thể thích ứng và giúp bạn thể hiện bản thân tốt nhất. Khi lo âu trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây suy nhược. Loại lo âu này có thể khiến bạn trở nên tập trung quá mức vào những kết quả tiêu cực. Nó cũng có thể gây chi phối và kéo dài.
Instead of feeling a little nervous right before an event, you might find yourself overwhelmed with feelings of worry and fear for weeks or months beforehand.
Thay vì việc cảm thấy một chút hồi hộp ngay trước một sự kiện, bạn có thể thấy bản thân bị lấn át bởi các cảm xúc lo lắng và sợ hãi nhiều tuần hay nhiều tháng trước đó.
You might experience this type of anxiety in response to a wide variety of events, including:
Bạn có thể trải qua loại lo âu này khi phản ứng lại với một loạt các sự kiện, bao gồm:
- Social events
- Các sự kiện xã hội
- Romantic dates
- Các cuộc hẹn hò lãng mạn
- Work meetings
- Các cuộc họp công việc
- Presentations or public speaking engagements
- Các bài thuyết trình hay những cam kết tuyên bố trước công chúng
- Job interviews
- Các buổi phỏng vấn tuyển dụng
- Athletic events
- Các sự kiện thể thao
- Musical performances
- Những buổi biểu diễn âm nhạc
While it might involve anxiety about upcoming events, it can also occur in response to everyday occurrences. For example, you might experience anxiety about driving to work or catching the train.
Không chỉ lo âu về những sự kiện sắp tới, lo âu cũng xảy ra khi phản ứng lại những chuyện xảy ra hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể trải qua cảm giác lo âu về việc lái xe đi làm hay bắt tàu.
Anticipatory anxiety is not a distinct mental health condition. Instead, it is often a symptom of anxiety disorders, including social anxiety disorder, panic disorder, or generalized anxiety disorder.
Lo âu chờ đợi không phải một tình trạng sức khỏe tinh thần nổi bật. Thay vào đó, nó thường là một triệu chứng của các chứng rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu xã hội, hoảng loạn hay rối loạn lo âu lan tỏa.
One way to deal with anticipatory anxiety is to try relabeling your emotions. Instead of calling your feelings nervousness or anxiety, work on reframing them as excitement and anticipation. For example, instead of saying “I’m nervous,” you would say, “I’m so excited.”
Một cách để giải quyết lo âu chờ đợi là thử dán nhãn lại các cảm xúc của bạn. Thay vì gọi các cảm nhận của bạn là sự hồi hộp hay lo âu, hãy định dạng lại chúng như sự háo hức và mong đợi. Ví dụ, thay vì nói “Tôi hồi hộp quá.”, bạn sẽ nói “Tôi háo hức quá.”
This technique, known as anxiety reappraisal, is an effective strategy that helps people change their interpretations of physical arousal symptoms.
Kỹ thuật này được biết đến như sự đánh giá lại lo âu là một phương pháp hiệu quả giúp mọi người thay đổi những sự diễn giải của họ về những triệu chứng kích thích thể chất.
Generalized Anxiety
Rối loạn lo âu lan tỏa
Generalized anxiety is a chronic and exaggerated worry that occurs without having a specific source. This type of anxiety is also sometimes referred to as free-floating anxiety.
Rối loạn lo âu lan tỏa là một sự lo âu mạn tính và quá mức xảy ra mà không có một nguồn cơn cụ thể. Loại lo âu này thỉnh thoảng cũng được đề cập đến như lo âu thả nổi tự do.
People who experience this type of anxiety spend a lot of time worrying about a wide variety of future events. Such anxiety may center on health, social interactions, work, relationships, and everyday events.
Những người trải qua loại lo âu này dành rất nhiều thời gian lo lắng về hàng đống sự kiện trong tương lai. Lo âu như vậy có thể tập trung vào sức khỏe, những liên kết xã hội, công việc, những mối quan hệ và những sự kiện thường nhật.
If a person experiences excessive worry that interferes with essential areas of life and lasts most days for longer than six months, they may be diagnosed with generalized anxiety disorder (GAD).
Nếu một người trải qua lo âu quá mức đến độ ảnh hưởng những lĩnh vực quan trọng của cuộc sống và kéo dài hầu hết các ngày trong nhiều hơn 6 tháng thì họ có thể được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu lan tỏa (GAD).
Some symptoms of generalized anxiety disorder include:
Một số triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:
- Always feeling on edge
- Luôn thấy bồn chồn
- Always thinking of the worst possible outcome in every situation
- Luôn nghĩ về kết quả tệ nhất có thể xảy ra trong mọi trường hợp
- An inability to stop worrying
- Không có khả năng ngừng lo lắng
- Problems coping with uncertainty
- Các vấn đề về đương đầu với sự không chắc chắn
- Problems concentrating
- Các vấn đề với việc tập trung
- Worries that are out of proportion to the actual danger
- Những lo lắng bị thổi phồng về nguy cơ thực tế
Generalized anxiety tends to be twice as common in women as in men. Women tend to experience anxiety disorders at higher rates, so experts suggest that women and girls over the age of 13 should be screened during routine health exams.
Rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng phổ biến nhiều gấp 2 lần ở phụ nữ so với đàn ông. Phụ nữ có xu hướng trải qua những rối loạn lo âu ở mức cao hơn nên các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ và trẻ em gái trên 13 tuổi nên được sàng lọc thông qua các bài kiểm tra sức khỏe hàng ngày.
If you experience generalized anxiety, you should talk to a primary healthcare provider or a mental health professional. They can determine if your symptoms meet the generalized anxiety disorder diagnostic criteria. They can also recommend effective treatments, including psychotherapy and medications.
Nếu bạn trải qua lo âu lan tỏa, bạn nên nói chuyện với một người chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc một chuyên gia tâm lý. Họ có thể xác định xem những triệu chứng của bạn có đúng với những tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa không. Họ cũng có thể khuyến nghị những phương pháp điều trị hiệu quả gồm tâm lý trị liệu và thuốc.
Finding strategies to help cope with generalized anxiety can also be helpful. Finding social support, practicing mindfulness, and learning emotional acceptance may be helpful.
Việc tìm ra những phương pháp giúp đương đầu với lo âu lan tỏa cũng có thể giúp ích. Việc tìm sự hỗ trợ xã hội, thực hành chánh niệm và học cách chấp nhận cảm xúc có thể hữu hiệu.
Panic
Hoảng loạn
Panic is a type of anxiety that involves sudden and intense feelings of fear. When a person experiences a panic attack, they may experience racing heartbeat, chest pain, trembling, sweating, a sense of impending doom, feeling out of control, or feeling as if they are dying.
Hoảng loạn là một loại lo âu gồm những cảm giác sợ hãi bất chợt và mãnh liệt. Khi một người trải qua một cơn hoảng loạn, họ có thể trải qua việc tim đập nhanh, đau ngực, run, đổ mồ hôi, cảm giác không thể sống nổi, cảm giác mất kiểm soát hay cảm thấy như thể họ đang chết dần.
Panic attacks are a symptom of an anxiety disorder known as panic disorder. People with this condition worry that they will have a panic attack in the future, so they often avoid places or situations where they think they might experience feelings of panic.
Những cơn hoảng loạn là một triệu chứng của một loại rối loạn lo âu được biết đến như chứng hoảng loạn. Những người trong tình trạng này lo lắng rằng họ sẽ có một cơn hoảng loạn trong tương lai nên họ thường tránh những nơi hay những tình huống mà họ nghĩ họ có thể trải qua những cảm giác hoảng loạn.
Treatments for panic disorder include medications and psychotherapy. Healthcare providers may prescribe antidepressants or benzodiazepines to treat symptoms of panic. Antidepressants tend to take longer to work and can lessen feelings of anxiety over time. Benzodiazepines, on the other hand, are fast-acting and can help reduce symptoms of acute anxiety.
Những liệu pháp cho chứng hoảng loạn gồm thuốc và trị liệu tâm lý. Những người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe có thể kê thuốc chống trầm cảm hoặc benzodiazepines (thuốc an thần có thể gây nghiện) để điều trị các triệu chứng của hoảng loạn. Thuốc chống trầm cảm có xu hướng phát huy tác dụng chậm hơn và có thể làm giảm những cảm giác lo âu theo thời gian. Mặt khác, thuốc an thần có hiệu quả nhanh và có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu cấp tính.
Learning relaxation techniques can also be helpful when you feel yourself beginning to experience symptoms of panic. Deep breathing can be particularly helpful since people often engage in rapid, shallow breathing when they are panicked.
Việc học các kỹ thuật thư giãn cũng có thể hữu ích khi bạn cảm thấy bản thân bắt đầu có các triệu chứng hoảng loạn. Hít thở sâu có thể đặc biệt hữu hiệu khi mọi người thường gắn chặt với việc thở gấp và nông khi họ hoảng loạn.
Performance Anxiety
Lo âu biểu hiện
Performance anxiety involves anxiety related to a person’s ability to perform a specific task. Sometimes known as stage fright, this type of anxiety emerges when a person is expected to perform a task, such as giving a speech or competing in an athletic event.
Lo âu biểu hiện bao gồm lo âu liên quan đến khả năng biểu hiện một việc cụ thể của một người. Thỉnh thoảng nó được biết đến như nỗi sợ sân khấu, loại lo âu này xuất hiện khi một người sắp thể hiện một việc nào đó như diễn thuyết hoặc tham gia tranh tài trong một sự kiện thể thao.
Common symptoms of performance anxiety include trembling, stomach upset, nausea, shortness of breath, and an increased number of mistakes while performing. Escape behaviors, such as finding an excuse to avoid the task or performance, may also occur.
Những triệu chứng phổ biến của lo âu biểu hiện gồm run, khó tiêu, buồn nôn, thở gấp và liên tục mắc lỗi trong khi thể hiện. Những hành vi trốn chạy như kiếm cớ để tránh việc hoặc tránh phải thể hiện cũng có thể xảy ra.
Types of performance anxiety can include:
Những loại lo âu thể hiện có thể gồm:
- Musical performance anxiety
- Lo âu biểu diễn âm nhạc
- Sexual performance anxiety
- Lo âu về hiệu suất tình dục
- Speech anxiety
- Lo âu diễn thuyết
- Test anxiety
- Lo âu kiểm tra
Sometimes this type of anxiety involves mild nervousness. To a certain point, feeling a little stress can help improve performance.
Thỉnh thoảng loại lo âu này bao gồm sự hồi hộp nhẹ. Ở một mức độ nào đó, cảm giác căng thẳng một chút có thể giúp cải thiện sự thể hiện.
When you are stressed, your body goes into a state of alert, known as the fight or flight response. This response prepares you both physically and mentally to handle the situation.
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn rơi vào một trạng thái cảnh giác được biết đến là phản ứng chiến hay biến. Phản ứng này chuẩn bị cho bạn cả về thể chất lẫn tinh thần để xử lý tình huống.
However, when this anxiety becomes excessive, it can negatively affect performance. You might forget important details, get distracted, or be completely unable to perform. In some cases, stage fright can lead to panic attacks.
Tuy nhiên, khi cơn lo âu này trở nên quá mức, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thể hiện. Bạn có thể quên mất những chi tiết quan trọng, bị phân tâm hoặc hoàn toàn không thể biểu hiện gì cả. Trong vài trường hợp, nỗi sợ sân khấu có thể dẫn đến những cơn hoảng loạn.
Phobia-Related Anxiety
Lo âu ám ảnh sợ hãi
Sometimes anxiety can result from a phobia, which is an intense and exaggerated fear of a specific object or situation. Common examples of specific phobias include feeling extreme fear in response to blood, flying, heights, needles, spiders, or snakes.
Thỉnh thoảng lo âu có thể bắt nguồn từ một nỗi ám ảnh sợ hãi – một nỗi sợ mãnh kiệt và quá mức về một vật hay một tình huống cụ thể nào đó. Những ví dụ phổ biến của ánh ảm sợ hãi cụ thể kể đến cảm giác cực kỳ sợ hãi khi phản ứng với máy, việc bay, độ cao, kim, nhện hoặc rắn.
When people have a phobia, they may experience a great deal of anxiety and worry about potentially encountering the source of their fear.
Khi người ta mắc một nỗi ám ảnh sợ hãi, họ có thể trải qua một sự lo âu và lo lắng khủng khiếp về việc khả năng cao gặp phải nguồn cơn nỗi sợ hãi của họ.
They will also take steps to avoid what they are afraid of, often in ways that limit their ability to function normally. For example, a person might stop leaving their house altogether because they are so worried about coming into contact with the thing they fear.
Họ cũng sẽ có giải pháp tránh những thứ họ sợ, thường theo những cách hạn chế khả năng hoạt động bình thường của họ. Ví dụ, một người có thể hoàn toàn ngừng rời nhà bởi vì họ quá lo lắng về việc gặp phải thứ họ sợ.
Exposure therapy can be very effective for this type of anxiety. In exposure treatments, a person is gradually exposed to the source of their fear in a safe, controlled manner.
Liệu pháp phơi nhiễm có thể rất hiệu quả cho loại lo âu này. Trong các liệu pháp phơi nhiễm, một người từ từ tiếp xúc với nguồn cơn nỗi sợ của họ theo một cách an toàn và được kiểm soát.
This exposure may also be paired with a variety of relaxation techniques so that people can replace anxiety with calmer responses.
Sự tiếp xúc này có thể cũng được đi kèm với một số kỹ thuật thư giãn để mọi người có thể thay thế sự lo âu bằng những phản ứng bình tĩnh hơn.
Separation Anxiety
Lo âu chia tách
Separation anxiety involves excessive anxiety in response to being separated from a caregiver, loved one, or another attachment figure. It is often associated with early childhood, but it can also occur at other points throughout life.
Lo âu chia tách bao gồm lo âu quá mức khi phản ứng lại việc bị chia tách khỏi một người chăm sóc, một người thân hay một hình tượng gắn bó khác. Nó thường gắn với thời thơ ấu đầu đời nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những thời điểm khác xuyên suốt cuộc đời.
This type of anxiety is a normal and healthy part of child development that typically occurs between eight and 14 months. It is regarded as a normal part of development up until age two. Signs of this type of anxiety include excessive crying, clinginess, and refusal to interact with others after a parent or caregiver leaves.
Loại lo âu này là một phần bình thường và lành mạnh của sự phát triển trẻ nhỏ, thường xảy ra phổ biến ở khoảng 8-14 tháng. Nó được coi như một phần bình thường của sự phát triển cho đến tận tuổi lên 2. Những dấu hiệu của loại lo âu này bao gồm khóc quá mức, đòi theo và từ chối tương tác với những người khác sau khi bố mẹ hoặc người chăm sóc rời đi.
When this anxiety occurs after age two, it may be diagnosed with separation anxiety disorder. It can also affect adults. Signs of the condition include excessive distress, worry, and reluctance when separated from an attachment figure.
Khi cơn lo âu này diễn ra sau 2 tuổi, nó có thể được chẩn đoán như rối loạn lo âu chia tách. Nó có thể cũng ảnh hưởng đến người trưởng thành. Các dấu hiệu của tình trạng có thể kể đến sự đau buồn, lo lắng và miễn cưỡng quá mức khi bị tách khỏi một hình mẫu gắn bó.
Separation anxiety can sometimes occur during times of stress or transition. Starting school, going to college, moving to a new town, or starting a new job might trigger feelings of this type of anxiety.
Lo âu chia tách thỉnh thoảng có thể xảy ra trong suốt thời gian căng thẳng hoặc chuyển tiếp. Bắt đầu đi học, lên đại học, chuyển đến một nơi mới hay bắt đầu một công việc mới có thể kích hoạt những cảm giác của loại lo âu này.
Situational Anxiety
Lo âu tình thế
Situational anxiety is a type of anxiety that is triggered by certain situations. Many people experience this type of anxiety from time to time. For example, you might feel situational anxiety on the first day at a new job or before an important presentation at work.
Lo âu tình thế là một loại lo âu được kích hoạt bởi những tình huống nhất định. Nhiều người thỉnh thoảng trải qua loại lo âu này. Ví dụ, bạn có thể thấy lo âu tình thế trong ngày đầu đi làm công việc mới hay trước một buổi thuyết trình quan trọng ở cơ quan.
When facing something that causes feelings of situational anxiety, you might experience a range of symptoms. For example, you might have trouble sleeping or have an upset stomach. Muscle tension, diarrhea, nausea, sweating, and restlessness are also common.
Khi đối mặt với điều gì đó gây ra những cảm nhận của lo âu tình thế, bạn có thể trải qua một loạt các triệu chứng. Ví dụ, bạn có thể gặp rắc rối với việc ngủ hoặc bị khó tiêu. Căng cơ, tiêu chảy, buồn nôn, đổ mồ hôi và không yên cũng phổ biến.
People can often deal with this type of anxiety using relaxation techniques like deep breathing or visualization. Being well-prepared for the situation can also be helpful.
Mọi người thường cũng có thể giải quyết loại lo âu này bằng cách dùng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu hay trực quan hóa. Chuẩn bị tốt cho tình huống cũng có thể hữu ích.
For example, if you know that you will be anxious during an upcoming job interview, practicing the interview and being prepared to answer questions can make you feel less anxious.
Ví dụ, nếu bạn biết rằng bạn sẽ bị hồi hộp trong khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng sắp tới thì việc luyện tập phỏng vấn và chuẩn bị trả lời các câu hỏi có thể khiến bạn thấy bớt hồi hộp.
Social Anxiety
Lo âu xã hội
If the thought of having to make small talk with a room full of strangers makes you feel tense and anxious, then you might be experiencing social anxiety. Social anxiety is commonly defined as a fear of social situations. However, it can manifest in several different ways.
Nếu suy nghĩ phải có một bài phát biểu nho nhỏ trước một phòng đầy người lạ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và hồi hộp thì bạn có thể trải qua lo âu xã hội. Lo âu xã hội thường được định nghĩa như một nỗi sợ các tình huống xã hội. Tuy nhiên, nó có thể bộc lộ theo vài cách khác nhau.
For some people, social anxiety is primarily triggered by unfamiliar social situations. This might involve meeting new people in situations such as job interviews or work-related events. Sometimes this anxiety only occurs during high-pressure moments, such as giving a speech in front of a large group of people.
Với một số người, lo âu xã hội được kích thích chủ yếu bởi những tình huống xã hội xa lạ. Điều này bao gồm việc gặp người mới trong các tình huống như các cuộc phỏng vấn tuyển dụng hay các sự kiện liên quan đến công việc. Thỉnh thoảng chứng lo âu này chỉ xảy ra trong những khoảnh khắc áp lực cao như phát biểu trước một nhóm đông người.
In other cases, however, people find themselves experiencing feelings of fear and anxiety in almost every social encounter. Everyday activities like answering the phone or eating in a public place can become daunting or scary.
Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, mọi người nhận thấy họ trải qua những cảm giác sợ hãi và lo âu trong hầu hết mọi cuộc gặp mặt xã hội. Những hoạt động hàng ngày như trả lời điện thoại hay ăn ở nơi công cộng có thể trở nên lo sợ hay sợ hãi.
Social anxiety can cause a range of physical and cognitive symptoms. For example, during an anxiety-inducing social situation, you might experience physical symptoms such as blushing, shortness of breath, dry mouth, and a trembling voice.
Lo âu xã hội có thể gây ra một loạt các triệu chứng thể chất và nhận thức. Ví dụ, trong một tình huống xã hội lo âu, bạn có thể trải qua các triệu chứng thể chất như đỏ mặt, thở dốc, khô miệng và giọng run.
Negative thoughts and beliefs are also common. You might tell yourself that everyone is judging you or that you aren’t interesting enough.
Những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực cũng phổ biến. Bạn có thể tự nói với mình rằng mọi người đang đánh giá bạn hay bạn không đủ thú vị.
As a result of this fear, people often begin avoiding situations that lead to feelings of anxiety. The problem is that this strategy leads to isolation and loneliness. It also tends to make social anxiety worse. If a person’s social anxiety is persistent and disrupts their daily functioning, they may be diagnosed with social anxiety disorder.
Kết quả của nỗi sợ này là mọi người thường bắt đầu tránh né các tình huống dẫn đến cảm giác lo âu. Vấn đề là phương pháp này dẫn đến sự cô lập và cô đơn. Nó cũng có xu hướng khiến lo âu xã hội tệ hơn. Nếu chứng lo âu xã hội của một người dai dẳng và làm gián đoạn hoạt động thường nhật của họ, họ có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu xã hội.
So what does work for combatting this type of anxiety? While each person’s needs are different, practicing social skills is often very effective. By becoming more skilled at talking to other people, people become more confident in social situations.
Vậy điều gì có hiệu quả để chống lại loại lo âu này? Trong khi nhu cầu của mỗi người là khác nhau, việc luyện tập các kỹ năng xã hội thường rất hiệu quả. Bằng việc trở nên khéo léo hơn trong việc nói chuyện với người khác, con người ta trở nên tự tin hơn trong các tình huống xã hội.
A Word From Verywell
Lời kết
Anxiety is a common problem for many people, but not all anxiety is the same. It’s important to recognize the type of anxiety you are experiencing so that you can understand what is causing it.
Lo âu là một vấn đề phổ biến với nhiều người nhưng không phải mọi chứng lo âu đều giống nhau. Việc nhận ra loại lo âu mà bạn đang trải qua là rất quan trọng để bạn có thể hiểu nguyên nhân nào đang gây ra nó.
If anxiety is causing disruptions in your life and making it hard to function, talk to a primary healthcare provider or a mental health professional. Because anxiety often worsens over time, acting early can help you find relief and minimize the detrimental effects on your life.
Nếu lo âu đang gây ra những sự gián đoạn trong cuộc sống của bạn và khiến nó khó có thể tiếp tục, hãy nói chuyện với người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc một chuyên gia sức khỏe tinh thần. Bởi vì lo âu thường tệ hơn theo thời gian, việc hành động sớm có thể giúp bạn thấy khuây khỏa và giảm thiểu những ảnh hưởng có hại với cuộc sống của bạn.
——————
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-are-the-different-types-of-anxiety-5225364