Personality Theories in Psychology
Biên dịch: Quỳnh Anh – Hiệu đính: Hoàng Nguyễn
Such theories help us understand how personality forms and influences behavior. Personality theories seek to explain how personality forms, changes, and impacts behavior. Five key personality theories focus on biological, behavioral, psychodynamic, humanistic, and trait approaches. While these theories offer different explanations for personality, each offers important insights that help us better understand ourselves.
Những lý thuyết này giúp ta hiểu hơn về cách tính cách hình thành và ảnh hưởng hành vi. Những lý thuyết tính cách có mục đích giải thích cách tính cách hình thành, thay đổi và ảnh hưởng đến hành vi. Năm lý thuyết tính cách chính tập trung về mặt sinh học, hành vi, tâm động học, nhân văn và đặc điểm. Tuy rằng những lý thuyết này đưa ra những giải thích khác nhau cho tính cách, mỗi lý thuyết cho thấy những hiểu biết quan trọng giúp chúng ta hiểu bản thân hơn.
Understanding some of the basics about personality is essential to understanding personality theories in psychology. What exactly is personality? Where does it come from? Does it change as we grow older? These sorts of questions have long fascinated psychologists and inspired many different theories of personality.
Để hiểu những lý thuyết tính cách trong tâm lý học, trước nhất ta cần hiểu những điều cơ bản về tính cách. Tính cách là gì? Nó đến từ đâu? Nó có thay đổi khi ta lớn lên? Những câu hỏi này từ lâu đã khiến những nhà tâm lý học phải suy ngẫm và truyền cảm hứng cho không ít lý thuyết tính cách khác nhau.
At a Glance
Cái nhìn thoáng qua
Some of the best-known personality theories focus on how personality forms and influences behavior. Some focus on early childhood experiences, while others focus on the traits that make up personality. In other cases, personality theories are centered on how experiences and individual needs shape and influence personality. Keep reading to learn more about some of the major theories and how they have shaped our understanding of personality.
Những lý thuyết tính cách nổi tiếng nhất tập trung vào cách tính cách hình thành và ảnh hưởng hành vi. Vài lý thuyết tập trung vào những trải nghiệm ban đầu trong tuổi thơ và những lý thuyết khác tập trung vào những đặc điểm tạo nên tính cách. Trong trường hợp khác, lý thuyết tính cách xoay quanh cách trải nghiệm và yêu cầu cách nhân hình thành và ảnh hưởng tính cách. Hãy tiếp tục đọc để biết thêm về các lý thuyết chính và cách chúng đã tạo nên sự hiểu biết của chúng ta về tính cách.
5 Major Personality Theories
5 Lý Thuyết Chính
Personality psychology is the focus of some of the best-known psychology theories by a number of famous thinkers including Sigmund Freud and Erik Erikson. Some of these theories attempt to tackle a specific area of personality while others attempt to explain personality much more broadly.
Tâm lý tính cách tập trung vào những lý thuyết tính cách nổi tiếng nhất bởi những nhà nghiên cứu nổi tiếng như Sigmund Freud và Erik Erikson. Vài lý thuyết này cố gắng lý giải một vùng cụ thể của tính cách và vài lý thuyết khác cố gắng giải thích tính cách nói chung.
Five of the main theories of personality are biological theories, behavioral theories, psychodynamic theories, humanist theories, and trait theories.
5 lý thuyết chính về tính cách là lý thuyết sinh học, hành vi, tâm động học, nhân văn và đặc điểm.
1- Biological Personality Theories
1- Lý Thuyết Sinh Học Của Tính Cách
Biological approaches suggest that genetics are primarily responsible for personality. In the classic nature versus nurture debate, the biological theories of personality side with nature.
Những lý thuyết sinh học cho rằng gen chịu trách nhiệm chủ yếu cho tính cách. Trong cuộc tranh luận tự nhiên hay nuôi dưỡng, những lý thuyết sinh học theo phe tự nhiên.
Research on heritability suggests that there is a link between genetics and personality traits. Twin studies are often used to investigate which traits might be linked to genetics versus those that might be linked to environmental variables. For example, researchers might look at differences and similarities in the personalities of twins raised together versus those who are raised apart.
Nghiên cứu về di truyền cho thấy có một mối liên kết giữa gen và đặc điểm tính cách. Nghiên cứu trẻ song sinh thường được dùng để xem xét những đặc điểm nào có thể có liên kết đến gen và những đặc điểm nào liên kết đến yếu tố môi trường. Ví dụ, những nghiên cứu sinh có thể nhìn những điểm giống và khác nhau trong tinh cách của cặp song sinh được nuôi dưỡng cùng nhau và những cặp được nuôi dưỡng tách biệt.
One of the best-known biological theorists was Hans Eysenck, who linked aspects of personality to biological processes.
Một trong những lý thuyết gia sinh học nổi tiếng là Hans Eysenck. Eysenck đã liên kết những mặt khác nhau của tính cách với những quy trình sinh học.
Eysenck argued that personality is influenced by the stress hormone cortisol. According to his theory, introverts have high cortical arousal and avoid stimulation, while extroverts have low cortical arousal and crave stimulation.
Eysenck tranh luận rằng tình cách được ảnh hưởng bởi hóc môn căng thẳng cortisol. Dựa vào lý thuyết này, người hướng nội có phấn khích cortisol cao và né tránh sự kích thích trong khi người hướng ngoại có phấn khích cortisol thấp và khao khát sự kích thích.
2- Behavioral Personality Theories
2- Lý Thuyết Hành Vi Của Tính Cách
Behavioral theorists include B. F. Skinner and John B. Watson. Behavioral personality theories suggest that personality is a result of interaction between the individual and the environment. Behavioral theorists study observable and measurable behaviors, rejecting theories that take internal thoughts, moods, and feelings play a part as these cannot be measured.
Lý thuyết gia hành vi bao gồm B. F. Skinner và John B. Watson. Những lý thuyết hành vi của tính cách cho rằng tính cách là kết quả của việc tương tác giữa cá nhân và môi trường. Những lý thuyết gia hành vi nghiên cứu những hành vì có thể thấy và đo lường, từ chối lý thuyết cho rằng những suy nghĩ, tâm trạng và cảm giác góp phần vào tính cách vì chúng không thể được đo lường.
According to behavioral theorists, conditioning (predictable behavioral responses) occurs through interactions with our environment which ultimately shapes our personalities.
Theo những lý thuyết gia hành vi, điều kiện hoá (phản ứng hành vi được dự đoán) xảy ra thông qua tương tác với môi trường dẫn đến việc kiến tạo nên tính cách của chúng ta.
3- Psychodynamic Personality Theories
3- Lý Thuyết Tâm Động Học Của Tính Cách
Psychodynamic theories of personality are heavily influenced by the work of Sigmund Freud and emphasize the influence of the unconscious mind and childhood experiences on personality. Psychodynamic theories include Sigmund Freud’s psychosexual stage theory and Erik Erikson’s stages of psychosocial development.
Lý thuyết tâm động học của tính cách được ảnh hưởng nhiều bởi những lý thuyết của Sigmund Freud và nhấn mạnh sự ảnh hưởng của vô thức và những trải nghiệm tuổi thơ lên tính cách. Lý thuyết tâm động học bao gồm lý thuyết giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của Sigmund Freud và các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson.
Freud believed the three components of personality were the id, ego, and superego. The id is responsible for needs and urges, while the superego regulates ideals and morals. The ego, in turn, moderates the demands of the id, superego, and reality.
Freud tin rằng có ba yếu tố của tính cách là bản năng, bản ngã và siêu ngã. Bản năng chịu trách nhiệm cho những nhu cầu và khao khát trong khi siêu ngã điều chỉnh lý tưởng và đạo đức. Bản ngã ôn hoà những nhu cầu của bản năng, siêu ngã và thực tế.
Freud suggested that children progress through a series of stages in which the id’s energy is focused on different erogenous zones.
Freud cho rằng trẻ con trải qua một chuỗi giai đoạn trong đó năng lượng của bản năng tập trung vào những vùng nhạy kích thích tình dục khác nhau.
Erikson also believed that personality progressed through a series of stages, with certain conflicts arising at each stage. Success in any stage depends on successfully overcoming these conflicts.
Erikson cũng tin rằng tính cách trải qua một chuỗi giai đoạn với những mâu thuẫn cụ thể xảy ra ở từng giai đoạn. Thành công trong mỗi giai đoạn dựa trên việc thành công vượt qua những mâu thuẫn này.
4- Humanist Personality Theories
4- Lý Thuyết Nhân Văn Của Tính Cách
Humanist theories emphasize the importance of free will and individual experience in personality development. Humanist theorists include Carl Rogers and Abraham Maslow.
Lý thuyết nhân văn nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do và trải nghiệm cá nhân trong việc phát triển tính cách. Những lý thuyết gia nhân văn bao gồm Carl Rogers và Abraham Maslow.
Humanist theorists promote the concept of self-actualization, which is the innate need for personal growth and how personal growth motivates behavior. According to this approach, people are inherently good and have a natural tendency to want to make themselves and the world better.
Những lý thuyết gia nhân văn quảng bá khái niệm thể hiện bản thân, là nhu cầu bẩm sinh cho sự phát triển cá nhân và cách phát triển cá nhân thúc đẩy hành vi. Dựa trên lý thuyết này, con người vốn là tốt và có một xu hướng tự nhiên mong muốn làm bản thân họ và thế giới tốt hơn.
5- Trait Personality Theories
5- Lý Thuyết Đặc Điểm Của Tính Cách
The trait theory approach is one of the most prominent areas in personality psychology. According to these theories, personality is made up of a number of broad traits.
Lý thuyết đặc điểm là một trong những khu vực chính của tâm lý tính cách. Dựa trên những lý thuyết này, tính cách được tạo nên bởi nhiều đặc điểm chung.
A trait is a relatively stable characteristic that causes an individual to behave in certain ways. It is essentially the psychological “blueprint” that informs behavioral patterns.
Một đặc điểm là một đặc thù khá vững vàng khiến cho một cá nhân hành động theo một cách nào đó. Suy cho cùng, nó là “bản thiết kế” tâm lý cho biết những khuôn mẫu hành vi.
Some of the best-known trait theories include Eysenck’s three-dimension theory and the five-factor theory of personality.
Một trong những lý thuyết đặc điểm nổi tiếng bao gồm lý thuyết bao chiều hướng tính cách của Eysenck và lý thuyết năm yếu tố của tính cách.
Eysenck utilized personality questionnaires to collect data from participants and then employed a statistical technique known as factor analysis to analyze the results. Eysenck concluded that there were three major dimensions of personality: extroversion, neuroticism, and psychoticism.
Eysenck sử dụng những trắc nghiệm tính cách để thu thập dữ liệu từ những người tham gia và dùng một kỹ thuật số liệu thống kê được biết đến là phân tích nhân tố để phân tích kết quả. Eysenck kết luận rằng có ba chiều hướng của tính cách : hướng ngoại-hướng nội, tính thần kinh và rối loạn tâm thần.
Eysenck believed that these dimensions then combine in different ways to form an individual’s unique personality. Later, Eysenck added the third dimension known as psychoticism, which related to things such as aggression, empathy, and sociability.
Eysenck tin rằng những chiều hướng này được sát nhập lại bằng nhiều cách khác nhau để tạo nên tính cách riêng biệt của một cách nhân. Sau đó, Eysenck đã thêm vào chiều hướng thứ ba được biết đến là rối loạn tâm thần liên quan đến những thứ như sự gây hấn, đồng cảm và xã giao.
Later, researchers suggested that a person’s personality has five broad dimensions, often referred to as the Big 5 theory of personality.
Sau đó, những nhà nghiên cứu cho rằng tính cách của một người có năm chiều hướng chung, thường được biết đến là lý thuyết 5 yếu tố của tính cách.
The Big 5 theory suggests that all personalities can be characterized by five major personality dimensions: openness, conscientiousness, extroversion, agreeableness, and neuroticism, collectively referred to by the acronym OCEAN.
Lý thuyết này cho rằng tất cả tính cách có thể được nhân dạng thông qua năm chiều hướng chung của tính cách : sự cởi mở, tự chủ, hướng ngoại, hoà đồng và bất ổn cảm xúc, được viết tắt là OCEAN.
Defining Personality
Định Nghĩa Tính Cách
While personality is something that we talk about all the time (“He has such a great personality!” or “Her personality is perfect for this job!”), you might be surprised to learn that psychologists do not necessarily agree on a single definition of what exactly constitutes personality.
Mặc dù tính cách là một thứ chúng ta nói về thường xuyên (“Anh ta có một tính cách thật tuyệt!” hay “Tính cách của cô ta rất phù hợp với công việc này!”), bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết rằng những nhà tâm lý học có nhất thiết đồng tình với một định nghĩa duy nhất miêu ta tính cách.
Personality is broadly described as the characteristic patterns of thoughts, feelings, and behaviors that make a person unique. In plain English, it is what makes you you.
Tính cách được miêu tả chung là khuôn mẫu đặc điểm của suy nghĩ, cảm xúc và hành vi làm một người đặc biệt. Nói một cách đơn giản, tính cách là những gì làm bạn là chính mình.
Researchers have found while some external factors can influence how certain traits are expressed, personality originates within the individual. While a few aspects of personality may change as we grow older, personality also tends to remain fairly consistent throughout life.
Những nhà nghiên cứu tìm ra rằng mặc dù một vài yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng cách những đặc điểm được thể hiện, tính cách xuất phát từ bên trong cá nhân. Mặc dù một vài khía cạnh của tính cách có thể thay đổi khi ta lớn lên, tính cách cũng thường được giữ khá kiên định suốt cuộc đời.
Because personality plays such an important role in human behavior, an entire branch of psychology is devoted to studying this fascinating topic. Personality psychologists are interested in the unique characteristics of individuals and similarities among groups of people.
Bởi vì tính cách có một vai trò quan trọng trong hành vi con người, cả một nhánh của tâm lý học được dành để nghiên cứu chủ đề ấn tượng này. Những nhà tâm lý tính cách có hứng thú với những đặc điểm riêng biệt của từng cá nhân và những điểm giống nhau trong những nhóm người.
Characteristics of Personality
Những Đặc Điểm của Tính Cách
To understand the psychology of personality, it is important to learn some of the key characteristics of how personality works.
Để hiểu được mặt tâm lý học của tính cách, ta phải học vài đặc điểm chính về cách tính cách hoạt động.
- Personality is organized and consistent. We tend to express certain aspects of our personality in different situations, and our responses are generally stable.
- Tính cách ngăn nắp và kiên định. Ta thường thể hiện một vài khía cạnh của tính cách trong những tình huống khác nhau và thường thì những phản ứng của chúng ta vững vàng.
- Although personality is generally stable, it can be influenced by the environment. For example, while your personality might make you shy in social situations, an emergency might lead you to take on a more outspoken and take-charge approach.
- Mặc dù tính cách thường vững vàng, nó có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường. Ví dụ, mặc dù tính cách của bạn có thể làm bạn nhút nhát trong những tính huống xã giao, một việc khẩn cấp có thể khiến bạn tỏ vẻ thẳng thắn và đảm đương hơn.
- Personality causes behaviors to happen. You react to the people and objects in your environment based on your personality. From your personal preferences to your career choice, every aspect of your life is affected by your personality.
- Tính cách khiến hành vi xảy ra. Bạn phản ứng với con người và đồ vật trong môi trường dựa trên tính cách của bạn. Từ những sở thích cá nhân đến lựa chọn nghề nghiệp, mọi khía cạnh của cuộc đời bạn bị ảnh hưởng bởi tính cách của bạn.
Investigating Personality Theories
Nghiên Cứu Lý Thuyết Tính Cách
Now that you know a bit more about the basics of personality, it’s time to take a closer look at how scientists actually study human personality. There are different techniques that are used in the study of personality. Each technique has its own strengths and weaknesses.
Bây giờ thì bạn đã biết chút ít về những cơ bản của tính cách, đã đến lúc ta nhìn kỹ hơn cách các nhà khoa học nghiên cứu tính cách con người. Có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để nghiên cứu tính cách. Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và điểm yếu.
Experimental Methods
Phương Pháp Thí Nghiệm
Experimental methods are those in which the researcher controls and manipulates the variables of interest and takes measures of the results. This is the most scientific form of research, but experimental research can be difficult when studying aspects of personality such as motivations, emotions, and drives.
Trong những phương pháp thí nghiệm, nhà nghiên cứu điều khiển và điều chỉnh những yếu tố được nghiên cứu và đo lường kết quả. Đây là cách thức nghiên cứu khoa học nhất, tuy nhiên nghiên cứu thí nghiệm có thể gặp khó khăn đối với những khía cạnh của tính cách như động lực, cảm xúc và động cơ.
These ideas are internal, abstract, and can be difficult to measure. The experimental method allows researchers to look at cause-and-effect relationships between different variables of interest.
Những khái niệm này nằm bên trong, trừu tượng và khó để đo lường. Phương pháp thí nghiệm cho nhà nghiên cứu nhìn được những mối quan hệ nguyên nhân và ảnh hưởng giữa nhiều yếu tố được nghiên cứu.
Case Studies
Nghiên Cứu Tính Huống Có Thật
Case studies and self-report methods involve the in-depth analysis of an individual as well as information provided by the individual. Case studies rely heavily on the interpretations of the observer, while self-report methods depend on the memory of the individual of interest.
Phương pháp nghiên cứu những tình huống có thật và tự báo cáo bao gồm phân tích sau về một cá nhân cũng như thông tin được cung cấp bởi cá nhân đó. Việc nghiên cứu những tình huống có thật dựa nhiều vào cách người quan sát hiểu tình huống và phương pháp tự báo cáo dựa vào trí nhớ của cá nhân tham gia.
Because of this, these methods tend to be highly subjective and it is difficult to generalize the findings to a larger population.
Vì thế, những phương pháp này thường rất chủ quan và khó để khái quát hoá kết quả với một dân số to hơn.
Clinical Research
Nghiên Cứu Lâm Sàng
Clinical research relies upon information gathered from clinical patients over the course of treatment. Many personality theories are based on this type of research, but because the research subjects are unique and exhibit abnormal behavior, this research tends to be highly subjective and difficult to generalize.
Nghiên cứu lâm sàng dựa trên thông tin được thu thập từ những bệnh nhân phòng khám qua quá trình điều trị. Nhiều lý thuyết tính cách được dựa trên loại nghiên cứu này nhưng bởi vì những cá nhân được nghiên cứu đặc biệt và biểu lộ hành vi bất bình thường, nghiên cứu này thường rất chủ quan và khó để khái quát hoá.
Key Terms to Know About Personality Theories
Những Thuật Ngữ Chính để Hiểu Về Lý Thuyết Tâm Lý
In addition to understanding some of the major theories of personality psychology, it is important to know more about some of the key terms and concepts that are central to these theories.
Ngoài việc hiểu vài lý thuyết chính trong tâm lý học tính cách, việc hiểu thêm về những thuật ngữ và khái niệm chính xoay quanh những lý thuyết này cũng quan trọng không kém.
Classical Conditioning
Điều Kiện Hoá Cổ Điển
Classical conditioning is a behavioral training technique that begins with a naturally occurring stimulus eliciting an automatic response. Then, a previously neutral stimulus is paired with the naturally occurring stimulus.
Điều kiện hoá cổ điển là một kỹ thuật huấn luyện hành vi bắt đầu với một kích thích xảy ra tự nhiên gợi ra một phản ứng tự động. Sau đó, một kích thích trung lập trước đó được cặp với kích thích xảy ra tự nhiên.
Eventually, the previously neutral stimulus comes to evoke the response without the presence of the naturally occurring stimulus. The two elements are then known as the conditioned stimulus and the conditioned response.
Dần dần, kích thích trung lập trước đó sẽ gợi ra phản ứng mà không cần sự hiện diện của kích thích xảy ra tự nhiên. Hai yếu tố này được biết đến là kích thích điều kiện và phản ứng điều kiện.
Operant Conditioning
Điều Kiện Hoá Từ Kết Quả
Operant conditioning is a behavior training technique in which reinforcements or punishments are used to influence behavior. An association is made between a behavior and a consequence for that behavior.
Điều kiện hóa từ kết quả là một kỹ thuật huấn luyện hành vi trong đó phần thưởng hoặc hình phạt được dùng để ảnh hưởng hành vi. Một sự liên kết được thành lập giữa một hành vi và một hậu quả cho hành vi đó.
Unconscious
Vô Thức
In Freud’s psychoanalytic theory of personality, the unconscious mind is a reservoir of feelings, thoughts, urges, and memories that are outside of our conscious awareness. Most of the contents of the unconscious are unacceptable or unpleasant, such as feelings of pain, anxiety, or conflict.
Trong lý thuyết phân tâm học của Freud, vô thức là một kho dự trữ cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu và kỷ niệm bên ngoài ý thức của chúng ta. Đa phần những điều được chứa trong vô thức không thể chấp nhận hoặc khó chịu, chẳng hạn như những cảm xúc đau đớn, lo lắng hoặc xung đột.
According to Freud, the unconscious mind continues to influence our behavior and experiences, even though we are unaware of these underlying influences.
Theo Freud, vô thức tiếp tục ảnh hưởng hành vi và trải nghiệm của chúng ta mặc dù ta không ý thức được những ảnh hưởng ngầm này.
Id
Bản năng
According to Freud’s psychoanalytic theory of personality, the id is the personality component made up of unconscious psychic energy that works to satisfy basic urges, needs, and desires. The id operates based on the pleasure principle, which demands immediate gratification of needs.
Theo lý thuyết phân tâm học của Freud, bản năng là phần của tính cách được tạo nên bởi năng lượng vô thức tâm linh hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và khao khát cơ bản. Bản năng vận hành theo nguyên tắc thỏa mãn, yêu cầu sự thỏa mãn tức thời của nhu cầu.
Ego
Bản ngã
According to Freud, the ego is the largely unconscious part of the personality that mediates the demands of the id, the superego, and reality. The ego prevents us from acting on our basic urges (created by the id) but also works to achieve a balance with our moral and idealistic standards (created by the superego).
Theo Freud, bản ngã là phần lớn vô thức của tính cách điều chỉnh những yêu cầu của bản năng, siêu ngã và thực tế. Bản ngã ngăn chúng ta hành động dựa trên những nhu cầu cơ bản (được tạo nên bởi bản nang) nhưng cũng hoạt động để đạt được sự cân bằng với những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng của chúng ta (được tạo nên bởi siêu ngã).
Superego
Siêu ngã
The superego is the component of personality composed of our internalized ideals that we have acquired from our parents and from society. The superego works to suppress the urges of the id and tries to make the ego behave morally, rather than realistically.
Siêu ngã là phần tính cách được tạo nên bởi những ý tưởng bên trong mà chúng ta nhận được từ ba mẹ và xã hội. Siêu ngã hoạt động để kìm nén những nhu cầu của bản năng và cố gắng làm bản ngã hành vi một cách đạo đức thay vì thực tế.
Thinkers Behind Personality Theories
Các Nhà Tư Tưởng Đằng Sau Những Lý Thuyết Tính Cách
Some of the most famous figures in the history of psychology left a lasting mark on the field of personality. Learning more about the lives, theories, and contributions to the psychology of these eminent psychologists can help one better understand the different personality theories.
Một vài nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử tâm lý học đã để lại một dấu ấn trên lĩnh vực tính cách. Hiểu biết thêm về cuộc sống, lý thuyết và đóng góp đến tâm lý học của những nhà tâm lý lỗi lạc có thể giúp ta hiểu hơn về những lý thuyết tính cách khác nhau.
Sigmund Freud
Sigmund Freud (1856-1939) was the founder of psychoanalytic theory. His theories emphasized the importance of the unconscious mind, childhood experiences, dreams, and symbolism. His theory of psychosexual development suggested that children progress through a series of stages during which libidinal energy is focused on different regions of the body.
Sigmund Freud (1856-1939) là người sáng lập lý thuyết phân tâm học. Những lý thuyết của ông ta nhấn mạnh tầm quan trọng của vô thức, trải nghiệm tuổi thơ, giấc mơ và biểu tượng. Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục của ông ta nói rằng trẻ con trải qua một chuỗi giai đoạn trong đó năng lượng ham muốn tình dục được tập trung vào những vùng khác nhau của cơ thể.
His ideas are known as grand theories because they seek to explain virtually every aspect of human behavior.
Những ý tưởng của ông ta được biết đến là những lý thuyết vĩ đại vì chúng nhắm vào việc giải thích hầu như tất cả khía cạnh của hành vi con người.
Although many of Freud’s ideas are considered outdated by modern psychologists, he had a major influence on the course of psychology, and some concepts, such as the usefulness of talk therapy and the importance of the unconscious, are enduring.
Mặc dù nhiều ý tưởng của Freud được xem như là lỗi thời bởi những nhà tâm lý hiện đại, ông ta đã có ảnh hưởng lớn đến ngành tâm lý học và một vài khái niệm như sự hiệu quả của trị liệu nói và tầm quan trọng của vô thức là lâu dài.
Erik Erikson
Erik Erikson (1902-1994) was an ego psychologist trained by Anna Freud. His theory of psychosocial stages describes how personality develops throughout the lifespan. Like Freud, some aspects of Erikson’s theory are considered outdated by contemporary researchers, but his eight-stage theory of development remains popular and influential.
Erik Erikson (1902-1994) là một nhà tâm lý bản năng được huấn luyện bởi Anna Freud. Lý thuyết của ông ta về các giai đoạn tâm lý xã hội miêu tả cách tính cách phát triển xuyên suốt cuộc đời. Như Freud, một vài khía cạnh trong lý thuyết của Erikson được những nhà nghiên cứu đương đại xem như là lỗi thời nhưng lý thuyết 8 giai đoạn phát triển của ông ta vẫn nổi tiếng và có sức ảnh hưởng.
B. F. Skinner
F. Skinner (1904-1990) was a behaviorist best known for his research on operant conditioning and the discovery of schedules of reinforcement. Schedules of reinforcement influence how quickly a behavior is acquired and the strength of response.
F. Skinner (1904-1990) là một người theo tâm lý học hành vi được biết đến vì nghiên cứu của ông ta về điều kiện hóa từ kết quả và việc khám phá ra lịch trình củng cố. Lịch trình củng cố ảnh hưởng tốc độ một hành vi được tiếp nhận và sức mạnh của phản ứng.
The schedules described by Skinner are fixed-ratio schedules, fixed-variable schedules, variable-ratio schedules, and variable-interval schedules.
Những lịch trình được Skinner miêu tả là lịch trình tỷ lệ cố định, lịch trình thời gian cố định, lịch trình tỷ lệ biến đổi và lịch trình thời gian biến đổi.
Sandra Bem
Sandra Bem (1944-2014) had an important influence in psychology and on our understanding of sex roles, gender, and sexuality. She developed her gender schema theory to explain how society and culture transmit ideas about sex and gender. Gender schemas, Bem suggested, were formed by things such as parenting, school, mass media, and other cultural influences.
Sandra Bem (1944-2014) có một ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý học và sự hiểu biết của chúng ta về vai trò giới tính, giới và xu hướng tình dục. Cô ta phát triển lý thuyết lược đồ giới để giải thích cách xã hội và văn hóa truyền ý tưởng về giới tính và giới. Những lược đồ giới, Bem đề xuất, được hình thành bởi những thứ như cách dạy của cha mẹ, trường học, truyền thông và những ảnh hưởng văn hóa khác.
Abraham Maslow
Abraham Maslow (1908-1970) was a humanist psychologist who developed the well-known hierarchy of needs. The hierarchy includes physiological needs, safety and security needs, love and affection needs, self-esteem needs, and self-actualizing needs.
Abraham Maslow (1908-1970) là một nhà tâm lý nhân văn phát triển tháp nhu cầu phổ biến. Tháp nhu cầu bao gồm những nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và bảo vệ, nhu cầu yêu thương và tình cảm, nhu cầu lòng tự trọng, và nhu cầu thể hiện bản thân.
Carl Rogers
Carl Rogers (1902-1987) was a humanist psychologist who believed that all people have an actualizing tendency—a drive to fulfill the individual potential that motivates behavior. Rogers called healthy individuals fully functioning, describing them as those who are open to experience, live in the moment, trust their own judgment, feel free, and are creative.
Carl Rogers (1902-1987) là một nhà tâm lý nhân văn. Ông tin rằng tất cả mọi người đều có một khuynh hướng thể hiện—một động cơ để đáp ứng khả năng cá nhân thúc đẩy hành vi. Rogers gọi những cá nhân khỏe mạnh hoạt động hoàn toàn và miêu tả họ là những người cởi mở với trải nghiệm, sống ở hiện tại, tin tưởng phán đoán của mình, cảm thấy tự do và sáng tạo.
Takeaways
Kết Luận
Personality makes us who we are, so it is no wonder why it has been the source of such fascination in both science and in daily life. The various theories of personality that have been proposed by different psychologists have helped us gain a deeper and richer understanding of what makes each person unique.
Tính cách tạo nên con người chúng ta, nên cũng không bất ngờ khi nó là nguồn gốc của sự hiếu kỳ trong cả khoa học lẫn cuộc sống hàng ngày. Những lý thuyết về tính cách được đề xuất bởi nhiều nhà tâm lý khác nhau đã giúp ta hiểu sâu hơn về cá nhân đặc biệt của mỗi người.
By learning more about these theories, you can better understand how researchers have come to know the psychology of personality as well as consider questions that future research might explore.
Bằng cách học về những lý thuyết này, bạn có thể hiểu hơn những gì các nhà nghiên cứu đã phát hiện về mặt tâm lý học của tính cách cũng như cân nhắc những câu hỏi được đặt ra để nghiên cứu trong tương lai.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellmind.com/personality-psychology-study-guide-2795699