Biên dịch: Hoàng – Hiệu đính: Lyn
Wish You Were a Better Parent?
Mong bạn trở thành bậc cha mẹ tốt hơn?
One easy trick combines active listening with playfulness to diffuse meltdowns.
Một mẹo đơn giản kết hợp lắng nghe chủ động với sự vui tươi để giảm bớt những cơn giận dữ bộc phát
KEY POINTS
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Validating children’s feelings can feel inauthentic and unnatural for parents raised with a different style.
Việc cảm nhận cảm xúc của trẻ có thể mang lại cảm giác không chân thực và tự nhiên cho phụ huynh được nuôi dạy theo một phong cách khác.
Adele Faber and Elaine Mazlish have a trick that makes listening to your kid and diffusing situations easier.
Adele Faber và Elaine Mazlish có một mẹo làm cho việc lắng nghe con và làm dịu tình hình dễ dàng hơn
Responding to our children with an “I Wish” statement is playful and shows we are listening.
Đáp lại con bằng một câu “ Ba/mẹ ước” mang tính chơi đùa và thể hiện chúng ta đang lắng nghe.
I don’t know about you, but sometimes it’s tough to “honor my children’s feelings.” I’m from the “walk it off” generation of the ’80s. My parents weren’t consoling me and telling me it was okay to be mad or sad. They were telling me to shut it down because some kids had it way worse than me.
Không biết bạn thế nào, nhưng đôi khi việc “tôn trọng cảm xúc của con” thật sự khó khăn. Tôi thuộc thế hệ “tự vượt qua” của thập niên 80. Phụ huynh tôi không an ủi và nói với tôi rằng nổi giận hay buồn bã cũng không là gì cả. Họ nói rằng tôi hãy kiểm soát cảm xúc vì có những đứa trẻ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn tôi
It doesn’t come naturally to me to validate my 3- and 6-year-old’s more extreme emotions. I mean, I want to, but sometimes “there, there” or “you look angry” feels unnatural. So unnatural that I don’t even think my kids are buying what I’m selling.
Việc xác nhận cảm xúc mạnh mẽ của con ở giai đoạn 3-6 tuổi đối với tôi nó không tự nhiên. Ý tôi là, tôi muốn làm điều đó, nhưng đôi khi “ đây này” hoặc “ con trông có vẻ tức giận” cảm thấy không tự nhiên. Vì không tự nhiên nên tôi nghĩ rằng bọn trẻ sẽ không tin những gì tôi thể hiện.
Talk So Kids Will Listen
Nói chuyện sao cho trẻ chịu nghe
My “there, there’s” aren’t helping de-escalate much of anything. That’s why I was blown away to learn about Adele Faber and Elaine Mazlish’s “wish” technique. In How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Your Kids Will Talk, they sneak in some out-of-the-box tricks to validate children’s feelings, out-of-the-box ideas that combine playfulness with listening and feel way more authentic to me as a human and as a parent and former feral ’80s child.
Câu “đây này” của tôi dường như không giúp giảm bớt căng thẳng của bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao tôi đã rất ấn tượng khi biết về kỹ thuật “điều ước” của Adele Faber và Elaine Mazlish. Trong cuốn “How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Your Kids Will Talk”, họ giới thiệu một số mẹo sáng tạo để cảm nhận cảm xúc của trẻ, những ý tưởng độc đáo kết hợp chơi đùa với lắng nghe và cảm giác tự nhiên hơn đối với tôi cũng như một người và bậc phụ huynh đã trải qua thời thơ ấu ở thập niên 80.
Their “wish” technique is to respond to your children’s unreasonable or just-generally-not-going-to-happen requests with an “I wish” statement. Let’s say your kid wants to watch their iPad during a non-iPad-approved time. Instead of lecturing or saying no or telling your child that they seem upset (duh), you can use an “I wish” statement: “I wish we could watch iPad all day and even live inside an iPad like a character in CocoMelon. (To be clear: I do not wish this, for me or my worst enemy.) By talking about what you wish, you insinuate that it’s not going to happen while staying playful, tapping into you and your child’s creative side, and making it super clear that you are, indeed, listening to your kid.
Kỹ thuật “điều ước” của họ là đáp lại những mong muốn không hợp lí và không thể thực hiện được của trẻ bằng một câu “Tôi ước”. Giả sử con bạn đang muốn xem iPad và một thời điểm không được phép. Thay vì la mắng hoặc nói không hoặc nói với con bạn rằng họ có vẻ tức giận, bạn có thể nói “ Mẹ ước”: “ Mẹ ước chúng ta có thể xem iPad cả ngày và thậm chí sống bên trong iPad như nhân vật trong CocoMelon (Nói cách khác: Tôi không mong muốn điều này cho tôi hoặc kẻ thù tồi tệ nhất của tôi). Bằng cách nói về những điều bạn mong muốn, bạn ám chỉ rằng điều đó không thể xảy ra trong khi vẫn giữ tính trêu đùa, khai thác khía cạnh sáng tạo của bạn và con bạn và biến nó thành hiện thực rõ ràng rằng bạn đang thực sự lắng nghe con bạn
Like many many parenting books I read, I thought this seemed cute in theory but was eager to see how this played out when the rubber hit the road. And then an “I wish” opportunity presented itself.
Giống như nhiều cuốn sách nuôi dạy con mà tôi đã đọc, tôi nghĩ điều này có vẻ dễ thương về mặt lý thuyết nhưng tôi đặt câu hỏi rằng nó diễn ra như thế nào trong thực tế. Và rồi một cơ hội để sử dụng câu “ tôi ước” đã xuất hiện
My almost 3-year-old started screaming about how she only wanted milk for breakfast. Recently, this has become kind of a thing. She’s doing a lot of milk drinking and not a lot of food eating, which is…not ideal. I knew I was going to stand my ground, but I wasn’t excited about a full-on cage match before school even started. Enter Faber and Mazlish’s Wish trick.
Đứa con sắp 3 tuổi của tôi đã bắt đầu la hét về việc con bé chỉ muốn sữa cho bữa sáng. Gần đây, điều này đã trở thành thói quen của bé. Bé bắt đầu uống nhiều sữa và ít ăn đồ ăn, điều này là…không hay. Tôi biết tôi sẽ giữ vững quyết định của mình, nhưng tôi không hứng thú về việc bắt đầu một cuộc tranh cãi trước khi vào học. Thay vào đó là mẹo ước muốn của Faber và Mazlish.
I told my daughter that I wish we could live off only milk. Then my 6-year-old added, “And chocolate!” Suddenly, we were all having fun. My 3-year-old quieted down. I could see her wheels turning. Then she yelled, “And I wish I was a frog!”
Tôi nói với con gái rằng tôi ước chúng ta có thể chỉ sống nhờ sữa. Sau đó đứa con 6 tuổi của tôi nói thêm, “ Và sô cô la!”. Đột nhiên, tất cả chúng tôi đều vui vẻ. Đứa con 3 tuổi của tôi im lặng. Tôi thấy con bé đang suy nghĩ. Sau đó con bé hét lên, “ Còn con ước con là một con ếch!”
And just like that, a tantrum averted. It felt a little like magic. But the best part was that it felt way more authentic than things I used to say: “There, there.” “You look sad.” It was light. It was fun. It was playful.
Và cứ như thế, cơn giận dữ được ngăn chặn. Nó như một điều kì diệu. Nhưng điều tuyệt nhất là nó mang cảm giác chân thực hơn nhiều so với những điều tôi từng nói: “đây này” “ con trông thật buồn”. Điều đó trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ và mang tính chơi đùa.
The most surprising part was that going along with my daughter’s wish for milk didn’t make her double down. It made her drop her demand entirely.
Đáng ngạc nhiên hơn là việc đồng tình với mong muốn uống sữa của cô bé không làm cô bé nản lòng. Nó làm cô bé từ bỏ mong muốn của mình.
If you’ve ever wished you were a slightly better parent, and if much of the gentle or conscious parenting feels like a foreign language to you, give wishing a try.
Nếu bạn đã từng ước mình trở thành một bậc phụ huynh tốt hơn một chút, và nếu phần lớn cách nuôi dạy con cái nhẹ nhàng hoặc có ý thức đối với bạn giống như một thứ tiếng nước ngoài, hãy thử ước đi.
I’m working slowly through Faber and Mazlish’s book, going chapter by chapter to put their ideas into practice because I get that I’m supposed to be validating feelings, but my inner latchkey kid needs some super practical, playful tricks to cross that generational divide.
Tôi đọc chậm rãi cuốn sách của Faber and Mazlish, chương này rồi đến chương kia để áp dụng những ý tưởng của họ vì tôi thấy rằng tôi nên xác nhận cảm xúc, nhưng bản năng của đứa trẻ tự chủ trong tôi cần những mẹo thực tế, vui nhộn để vượt qua khoảng cách thế hệ đó.
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/play-your-way-sane/202401/wish-you-were-a-better-parent