History of the Term ‘Borderline’ in Borderline Personality Disorder
Borderline personality disorder (BPD) is marked by mood instability, impulsivity, fear of abandonment, and self-image issues[1]. In 1980, BPD became an official personality disorder in the “Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders” (DSM).
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) được đặc trưng bởi tâm trạng bất ổn, bốc đồng, sợ bị bỏ rơi và các vấn đề về hình ảnh bản thân. Năm 1980, BPD trở thành chứng rối loạn nhân cách chính thức trong “Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần” (DSM).
Have you ever wondered how the term “borderline” came to describe BPD? Learn more about the origin of this term and why its use has been debated through the years.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao thuật ngữ “ranh giới” lại được dùng để mô tả BPD không? Bài báo này sẽ nói về nguồn gốc của thuật ngữ này và lý do tại sao việc sử dụng nó lại gây tranh cãi trong nhiều năm qua.
History of “Borderline” in Borderline Personality Disorder
Lịch sử của thuật ngữ “Ranh giới” trong Rối loạn Nhân cách Ranh giới
The term “borderline” was first introduced in 1938 by American psychoanalyst Adolph Stern. Stern used it to describe a group of patients who had no improvement with therapy and whose symptoms did not fit into either psychosis or neurosis classifications.
Thuật ngữ “ranh giới” lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1938 bởi nhà phân tâm học người Mỹ Adolph Stern. Stern đã sử dụng nó để mô tả một nhóm bệnh nhân không cải thiện sau khi điều trị và các triệu chứng của họ không phù hợp với phân loại rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh.
The term was then used to describe people who seemed to exhibit a type of “borderline schizophrenia”. By the 1970s, a deeper understanding of BPD began to emerge. Psychoanalyst Otto Kernberg used “borderline” to describe a personality organization between psychosis and neurosis.
Thuật ngữ này sau đó được sử dụng để mô tả những người dường như có biểu hiện “tâm thần phân liệt ranh giới”. Đến những năm 1970, sự hiểu biết sâu sắc hơn về BPD bắt đầu xuất hiện. Nhà phân tâm học Otto Kernberg đã sử dụng “ranh giới” để mô tả tổ chức nhân cách nằm giữa rối loạn tâm thần và rối loạn thần kinh.
People with borderline personality organization were described as having primitive psychological defenses, which are defense mechanisms to avoid anxiety and the first to happen developmentally. Examples include splitting, or assigning “good” or “bad” qualities to everything, as well as projective identification or projection, or assigning your negative qualities onto someone else.
Những người có tổ chức nhân cách ranh giới được mô tả là có khả năng phòng vệ tâm lý nguyên thủy, là cơ chế phòng vệ để tránh lo lắng và là cơ chế phòng vệ đầu tiên xảy ra trong quá trình phát triển. Có một số ví dụ như phân ly hoặc gán những phẩm chất “tốt” hoặc “xấu” cho mọi thứ, cũng như nhận dạng mang tính phóng chiếu hoặc phóng chiếu, hoặc gán những phẩm chất tiêu cực của bạn lên người khác.
The personality organization was marked by instability and issues with one’s sense of identity. Soon, a pattern of symptoms began to emerge to describe those with BPD, including:
Tổ chức nhân cách được đánh dấu bằng sự bất ổn và các vấn đề về nhận dạng của một người. Chẳng bao lâu, một loạt các triệu chứng bắt đầu xuất hiện để mô tả những người mắc bệnh BPD, bao gồm:
- Unstable self-image: Identity disturbance; can include changes in what they want to do with their lives and what they are interested in
- Hình ảnh bản thân không ổn định: Rối loạn nhận dạng; có thể bao gồm những thay đổi về những gì họ muốn làm trong cuộc sống và những gì họ quan tâm
- Rapidly fluctuating mood swings: Can range from anxiety and anger to intense dysphoria
- Tâm trạng thay đổi thất thường nhanh chóng: Có thể từ lo lắng và tức giận đến tình trạng bất mãn dữ dội
- Fear of abandonment: Can cause them to cut off people whom they fear will abandon them or attach themselves closely to others; may lead to self-harm or suicidal behaviors
- Sợ bị bỏ rơi: Có thể khiến họ cắt đứt quan hệ với những người mà họ sợ sẽ bỏ rơi họ hoặc gắn bó chặt chẽ với người khác; có thể dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự tử
- Strong tendency for both self-harm and suicidal thinking: Thoughts or acting on harming oneself; could manifest in cutting or self-sabotage
- Xu hướng mạnh mẽ về cả việc tự làm hại bản thân và ý nghĩ tự tử: Những suy nghĩ hoặc hành động làm hại bản thân; có thể biểu hiện bằng việc tự cắt hoặc tự phá hoại
Borderline Personality Disorder Today
Rối loạn Nhân cách Ranh giới ngày nay
Today far more is known about BPD. It’s now recognized as a disorder characterized by intense emotional experiences and instability in relationships with behavior that begins in early adulthood and shows up in multiple contexts—for example, at home and work. In addition, experts have recognized that there is a strong genetic component to BPD.
Ngày nay người ta biết nhiều hơn về BPD. Hiện nay nó được công nhận là một chứng rối loạn đặc trưng bởi những trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt và sự bất ổn trong các mối quan hệ với hành vi bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm và xuất hiện trong nhiều bối cảnh—ví dụ như ở nhà và nơi làm việc. Ngoài ra, các chuyên gia đã công nhận rằng bệnh BPD có yếu tố di truyền mạnh mẽ.
BPD in the DSM-5
BPD trong DSM-5
According to the DSM-5, to be diagnosed with BPD, a person must meet certain criteria.[13] These include the following:
Theo DSM-5, để được chẩn đoán mắc BPD, một người phải có một số triệu chứng sau:
- A pervasive pattern of instability in interpersonal relationships, self-image, and emotions
- Một mô hình bất ổn lan rộng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, hình ảnh bản thân và cảm xúc
- Frantic efforts to avoid real or imagined abandonment
- Những nỗ lực điên cuồng để tránh bị bỏ rơi trong hiện thực hoặc tưởng tượng
- Impulsivity that is self-damaging
- Sự bốc đồng có thể tự gây tổn hại cho bản thân
- Recurrent suicidal behavior or self-harm
- Hành vi tự tử hoặc tự làm hại bản thân tái diễn
- Chronic feelings of emptiness
- Cảm giác trống rỗng thường xuyên
- Inappropriate, intense anger
- Sự tức giận dữ dội, không phù hợp
- Transient stress related to alterations in reality
- Căng thẳng nhất thời liên quan đến những thay đổi trong thực tế
Someone with BPD may not experience every symptom. However, they must exhibit at least five symptoms to receive a diagnosis.
Người mắc bệnh BPD có thể không gặp phải mọi triệu chứng. Tuy nhiên, họ phải có ít nhất năm triệu chứng để được chẩn đoán.
BPD can impact every aspect of your life and leave you feeling out of control. You can experience intense emotions—including depression, anxiety, and anger—that can be difficult to manage. You may question who you are and doubt your self-worth. It might be hard to keep a job or be in a stable relationship.
BPD có thể tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn và khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát. Bạn có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt—bao gồm trầm cảm, lo lắng và tức giận—có thể khó kiểm soát. Bạn có thể đặt câu hỏi bạn là ai và nghi ngờ giá trị bản thân. Có thể khó giữ được việc làm hoặc có một mối quan hệ ổn định.
Living with BPD can feel difficult and isolating. However, there is treatment available to help manage these symptoms.
Sống chung với BPD có thể khó khăn và cô đơn. Tuy nhiên, có phương pháp điều trị có sẵn để giúp kiểm soát các triệu chứng này.
The Ongoing Debate
Cuộc tranh luận chưa có hồi kết
The term “borderline” has been debated through the years. Some believe that BPD should not be classified as a personality disorder, but rather as a mood disorder or an identity disorder. Many experts have also called for BPD to be renamed because the term “borderline” is outdated and potentially stigmatizing.
Thuật ngữ “ranh giới” đã được tranh luận trong nhiều năm. Một số người tin rằng BPD không nên được phân loại là rối loạn nhân cách mà là rối loạn tâm trạng hoặc rối loạn nhận dạng. Nhiều chuyên gia cũng kêu gọi đổi tên BPD vì thuật ngữ “ranh giới” đã lỗi thời và có khả năng gây kỳ thị.
Suggestions for the new name have included:
Một số tên mới được đề xuất như:
- Emotional Intensity Disorder
- Rối loạn Cường độ Cảm xúc
- Emotional Dysregulation Disorder
- Rối loạn Điều hoà Cảm xúc
- Dyslymbia
- Dyslymbia
What Does It Mean for You If You Have BPD?
Việc này có ý nghĩa thế nào với bạn nếu bạn mắc BDP?
It’s important to not get too hung up on the term “borderline.” The term is outdated and may be changed in the future. Instead, focus on working with a physician or therapist to receive the proper therapy and get all your questions answered so that you can manage your symptoms.
Điều quan trọng là không quá bận tâm đến thuật ngữ “ranh giới”. Thuật ngữ này đã lỗi thời và có thể được thay đổi trong tương lai. Thay vào đó, hãy tập trung làm việc với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để nhận được liệu pháp thích hợp và giải đáp mọi thắc mắc của bạn để bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của mình.
BPD is often misdiagnosed because symptoms overlap with other conditions, including bipolar disorder[19], depression, and post-traumatic stress disorder (PTSD). Thus, the word borderline might more adequately describe the fact that it sits on the border of many other conditions, blurring their distinctions.
BPD thường bị chẩn đoán sai vì các triệu chứng trùng lặp với các tình trạng khác, bao gồm rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Do đó, từ ranh giới có thể mô tả đầy đủ hơn thực tế là nó nằm trên ranh giới của nhiều điều kiện khác, làm mờ đi sự khác biệt giữa chúng.
Summary
Tổng kết
While the term “borderline” may be a misnomer in BPD, research has uncovered a great deal about the condition since the 1970s. There is treatment available to manage symptoms of BPD, including psychotherapy and medication.
Mặc dù thuật ngữ “ranh giới” có thể là một cách gọi sai trong bệnh BPD, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều điều về tình trạng này kể từ những năm 1970. Hiện có phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh BPD, bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc.
If you or a loved one might have BPD, don’t put off reaching out to a mental health professional. They can help set up a treatment plan that’s right for you.
Nếu bạn hoặc người thân có thể mắc chứng BPD, đừng trì hoãn việc liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể giúp thiết lập một kế hoạch điều trị phù hợp với bạn.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellmind.com/borderline-personality-disorder-meaning-425191