Confronting Illusions Can Help Heal Trauma
Đối mặt với ảo tưởng có thể giúp chữa lành những tổn thương
Biên dịch: Hoàng Nguyễn – Hiệu đính: Thùy Linh
Physician and author Gabor Maté is known for his insights into the imprints that trauma leaves on the mind and body—and for his compassionate guidance on healing. In a series of best-selling books, he has argued that childhood adversities and other stressors may underlie addictions, attention-deficit hyperactivity disorder and other conditions. In Maté’s most recent work, The Myth of Normal, written with his son, Daniel Maté, he postulates that trauma—by which he means “wound,” as in the original Greek—is woven into the fabric of Western society. It is so pervasive that it is the norm—as difficult for most people to perceive as water is to a fish. Maté writes in his book that “once we resolve to see clearly how things are, the process of healing—a word that, at its root, means ‘returning to wholeness’—can begin.”
Bác sĩ và tác giả Gabor Maté nổi tiếng với những hiểu biết sâu sắc về dấu ấn mà chấn thương để lại trong tâm trí và cơ thể—cũng như với sự hướng dẫn đầy nhân ái của ông về quá trình chữa lành. Trong một loạt các cuốn sách bán chạy, ông đã lập luận rằng những nghịch cảnh thời thơ ấu và các yếu tố căng thẳng khác có thể là nguyên nhân sâu xa của chứng nghiện, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và nhiều tình trạng khác. Trong tác phẩm gần đây nhất của mình, The Myth of Normal, được viết cùng con trai Daniel Maté, ông đưa ra quan điểm rằng chấn thương—hiểu theo nghĩa gốc Hy Lạp là “vết thương”—được đan xen vào kết cấu của xã hội phương Tây. Nó phổ biến đến mức trở thành một chuẩn mực—khó nhận ra đối với hầu hết mọi người, giống như nước đối với một con cá. Maté viết trong sách của mình rằng: “Một khi chúng ta quyết tâm nhìn nhận rõ ràng thực tế, quá trình chữa lành—một từ có nghĩa gốc là ‘trở về trạng thái toàn vẹn’—có thể bắt đầu.”
Scientific American spoke with Maté, a Holocaust survivor, last November about how his lifelong exploration of trauma informs his understanding of the Israel-Palestine conflict and about what healing means in this fraught time.
Tạp chí Scientific American đã có cuộc trò chuyện với Maté — một người sống sót sau nạn diệt chủng Holocaust, vào tháng 11 năm ngoái về cách những nghiên cứu suốt đời của ông về chấn thương giúp ông hiểu được xung đột Israel-Palestine, cũng như ý nghĩa của việc chữa lành trong thời điểm đầy biến động này.
[An edited transcript of the conversation follows.]
(Dưới đây là bản chỉnh sửa của cuộc phỏng vấn.)
You’ve delved deeply into trauma, in terms of experiencing it, investigating it and helping people with it. How does this exploration help you understand what is happening now?
Ông đã đi sâu vào nghiên cứu về chấn thương, từ trải nghiệm cá nhân, điều tra khoa học, đến giúp đỡ người khác vượt qua nó. Quá trình đó giúp ông hiểu về những gì đang diễn ra hiện nay như thế nào?
As I wrote in The Myth of Normal, I was born a Jewish infant in Hungary in 1944, two months before the Nazis occupied Hungary. Until then, the Jewish population there was mostly spared the genocide. But when the Nazis arrived there, Adolf Eichmann, the SS leader who was the architect of the genocide, said the operation went like a dream. Within three months, they killed half a million Hungarian Jews and mostly shipped the others to Auschwitz, including my grandparents and my aunt—and almost my mother and me. It was serendipity that my mother and I weren’t on the same transport to Auschwitz. But I spent my first year of life under the Nazi occupation. When I was 11 months of age, my mother gave me to a complete stranger, a Christian woman in the street, to save my life. And I didn’t see my mom for six weeks.
Như tôi đã viết trong The Myth of Normal, tôi sinh ra là một đứa trẻ Do Thái ở Hungary vào năm 1944, hai tháng trước khi phát xít Đức chiếm đóng Hungary. Cho đến thời điểm đó, phần lớn người Do Thái ở Hungary vẫn chưa bị diệt chủng. Nhưng khi quân Đức đến, Adolf Eichmann—lãnh đạo SS và là kiến trúc sư của cuộc diệt chủng—đã nói rằng chiến dịch diễn ra “như một giấc mơ.” Trong vòng ba tháng, họ giết nửa triệu người Do Thái Hungary và đưa phần lớn những người còn lại đến trại tập trung Auschwitz, bao gồm cả ông bà và cô của tôi—và suýt chút nữa là cả mẹ và tôi. Sự tình cờ đã khiến mẹ con tôi không bị đưa lên cùng chuyến tàu đến Auschwitz. Nhưng tôi đã trải qua năm đầu tiên của cuộc đời mình dưới sự chiếm đóng của phát xít. Khi tôi được 11 tháng tuổi, mẹ tôi đã trao tôi cho một người phụ nữ Cơ Đốc giáo hoàn toàn xa lạ trên đường phố để cứu mạng tôi. Sáu tuần sau tôi mới được gặp lại mẹ.
This stamped me with a sense of not being loved—because why else would I have been given away?—and with a sense of suffering for which I felt responsible. Children are narcissistic. I don’t mean that in a negative way—I mean that they take everything personally. My mother’s stress and unhappiness are a reflection of me as a person, or so a child believes. This early experience left deep traumatic imprints that played out later in my life: in my marriage and in my heart, as a parent to my kids and even as the workaholic doctor that I became to validate my existence (because if you’re not lovable, then go to medical school—now they’re gonna want you all the time!).
Trải nghiệm này khắc sâu trong tôi cảm giác không được yêu thương—bởi vì nếu không thì tại sao tôi lại bị bỏ rơi? và cả cảm giác chịu trách nhiệm cho sự đau khổ đó. Trẻ con vốn có xu hướng quy mọi thứ về bản thân Tôi không có ý tiêu cực ở đây—mà chỉ muốn nói rằng trẻ em có xu hướng tiếp nhận mọi thứ một cách rất cá nhân. Chúng tin rằng căng thẳng và nỗi buồn của mẹ phản ánh giá trị bản thân mình. Trải nghiệm ban đầu này đã để lại những dấu ấn chấn thương sâu sắc, sau này thể hiện trong cuộc hôn nhân của tôi, trong trái tim tôi, trong cách tôi làm cha và thậm chí trong cả sự nghiệp y khoa—nơi tôi trở thành một bác sĩ nghiện công việc để tìm kiếm giá trị bản thân (bởi vì nếu anh không đáng được yêu, vậy hãy vào trường y—rồi mọi người sẽ luôn cần anh!).
In terms of Jewishness—not just because of what happened during the war, of which I have no conscious memory, of course, but also because of the antisemitism in Hungary after the war—I developed what psychologist Ken Hardy calls an assaulted sense of self. It means that you take on the view of yourself that the racialist or oppressor has of you. I became ashamed of being Jewish. I was bullied for being Jewish. And one kid came to my defense, saying, “Oh, leave him alone. It’s not his fault that he’s Jewish!” Nice defense, thank you very much! It’s a “fault.” So I grew up knowing that I was Jewish but to some degree being ashamed of it.
Về mặt bản sắc Do Thái—không chỉ do những gì đã xảy ra trong chiến tranh, mà còn vì chủ nghĩa bài Do Thái ở Hungary sau chiến tranh—tôi phát triển một cảm giác mà nhà tâm lý học Ken Hardy gọi là cái tôi bị tổn thương (assaulted sense of self). Điều đó có nghĩa là tôi tiếp nhận cái nhìn của kẻ áp bức về chính mình. Tôi thấy xấu hổ vì mình là người Do Thái. Tôi bị bắt nạt vì điều đó. Có một cậu bé từng bảo vệ tôi: “Thôi, để nó yên đi. Không phải lỗi của nó khi nó là người Do Thái đâu!” Đúng là một lời bảo vệ “tuyệt vời”! Việc là người Do thái trở thành một cái lỗi sao? Vì thế, tôi lớn lên với sự nhận thức về bản sắc Do Thái của mình, nhưng cũng mang theo cảm giác xấu hổ.
When I was 11 years of age, I took a book off a shelf of my parents. They had kept it up on top so I wouldn’t reach it, but I used a chair. It was called The Scourge of the Swastika by [Edward] Russell. This man had been an army officer and one of the lawyers at Nuremberg. I read about the horrors of this genocide—it was the first time I found out the details. From 11 years of age—from when I read that book—for years, my head would spin every day with, “How is this possible?” Understanding how this is possible and the injustice that life can deliver has been a dominant theme in my development.
Khi tôi 11 tuổi, tôi lấy một cuốn sách trên kệ của cha mẹ. Họ để nó ở trên cao để tôi không với tới, nhưng tôi đã dùng ghế. Cuốn sách có tên The Scourge of the Swastika của [Edward] Russell. Ông ấy là một sĩ quan quân đội và từng là một trong những luật sư tại phiên tòa Nuremberg. Tôi đọc về sự khủng khiếp của nạn diệt chủng—đó là lần đầu tiên tôi biết được chi tiết. Từ năm 11 tuổi, trong nhiều năm sau đó, đầu óc tôi luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: “Làm sao chuyện này có thể xảy ra?” Việc tìm hiểu điều này có thể xảy ra như thế nào và sự bất công mà cuộc sống có thể mang lại đã trở thành chủ đề xuyên suốt trong quá trình phát triển của tôi.
Then when I was a late teenager, I discovered Zionism. And oh, boy, that was a liberation! All of a sudden, Jews don’t have to be ashamed of who they are! They don’t have to be defenseless; they can have their own state! Instead of the barbed wire of the concentration camps, they’ve got the boundaries of a free state. And instead of the fallen heroes of the Warsaw Ghetto, you’ve got this proud army of Israel. A place where we can be ourselves.
Sau đó, khi ở tuổi thiếu niên, tôi khám phá ra chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism). Và ôi chao, đó là một sự giải phóng! Đột nhiên, người Do Thái không còn phải xấu hổ về bản thân nữa! Họ không còn phải bất lực; họ có thể có một quốc gia riêng! Thay vì những hàng rào thép gai của trại tập trung, giờ đây họ có biên giới của một quốc gia tự do. Thay vì những anh hùng ngã xuống trong cuộc khởi nghĩa Warsaw, giờ đây họ có một đội quân Israel kiêu hãnh. Một nơi mà chúng tôi có thể là chính mình.
It’s a beautiful dream. I bought into it; I signed up for it. I’m grateful for that phase in my life because it gave me a completely different sense of being Jewish. And then I began to find out in my late teens and early 20s that this beautiful dream, which was such a salve to my soul, was accomplished at the expense of imposing a total nightmare on the Palestinians. Despite the slogan used by some early Zionists, “a land without a people for a people without a land,” there wasn’t a land without a people.
Đó là một giấc mơ đẹp. Tôi đã tin vào nó; tôi đã ủng hộ nó. Tôi biết ơn giai đoạn đó trong cuộc đời mình vì nó đã mang lại cho tôi một cảm giác hoàn toàn khác về bản sắc Do Thái. Nhưng rồi, vào cuối tuổi thiếu niên và đầu tuổi 20, tôi bắt đầu nhận ra rằng giấc mơ đẹp đẽ này—thứ đã xoa dịu tâm hồn tôi—lại được xây dựng trên một cơn ác mộng khủng khiếp đối với người Palestine. Bất chấp khẩu hiệu của một số người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái thời kỳ đầu, “một vùng đất không có người dành cho một dân tộc không có đất,” thực tế là vùng đất đó không hề không có người.
That was my trajectory—of being traumatized, even to the point of being ashamed of my origins, and then having a real pride and a resurgence, and then finding out that that pride and that resurgence came at a horrific cost to another people—at which point I let go of my Zionism. I didn’t let go of my pride in Judaism or Jewishness. But I did let go of the Zionist solution because it came at the expense of somebody else.
Đó là hành trình của tôi—từ một người bị chấn thương, thậm chí đến mức xấu hổ về nguồn gốc của mình, đến sự tự hào và hồi sinh, rồi cuối cùng nhận ra rằng niềm tự hào và sự hồi sinh ấy đã phải trả giá bằng nỗi đau của một dân tộc khác—và từ đó tôi từ bỏ chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Tôi không từ bỏ niềm tự hào về Do Thái giáo hay bản sắc Do Thái của mình. Nhưng tôi từ bỏ giải pháp Zionist, vì nó được xây dựng trên sự hi sinh của người khác.
In your book, you write that trauma makes people inflexible. How is it that you had the flexibility to embrace this new point of view?
Trong cuốn sách của ông, ông viết rằng chấn thương tâm lý khiến con người trở nên cứng nhắc. Vậy điều gì đã giúp ông có được sự linh hoạt để chấp nhận quan điểm mới này?
In that book, I also talk about the virtues of disillusionment. And my first disillusionment came when I was 13. I grew up believing in a communist system, the ideals of it—equality and freedom and the brotherhood, the sisterhood of humankind. And then, on October 23, 1956, there was the Hungarian Revolution against the communist dictatorship. All of a sudden I realized I believed in a lie. The scales fell from my eyes. Then I came to North America, and I believed in freedom and democracy in the U.S. and in the free world. A few years later the Vietnam War happened. And I saw that, in the name of a pack of lies, three million people were killed by the leaders of this democratic, freedom-loving society called the U.S.—another disillusionment. I say to people, would you rather be illusioned or disillusioned? I’d rather believe in reality.
Trong cuốn sách của ông, ông viết rằng chấn thương tâm lý khiến con người trở nên cứng nhắc. Vậy điều gì đã giúp ông có được sự linh hoạt để chấp nhận quan điểm mới này? Trong cuốn sách đó, tôi cũng nói về giá trị của sự vỡ mộng. Và lần vỡ mộng đầu tiên của tôi xảy ra khi tôi 13 tuổi. Tôi lớn lên với niềm tin vào hệ thống cộng sản, vào những lý tưởng của nó—bình đẳng, tự do và tình huynh đệ, tỷ muội của nhân loại. Nhưng rồi, vào ngày 23 tháng 10 năm 1956, Cách mạng Hungary nổ ra chống lại chế độ độc tài cộng sản. Đột nhiên, tôi nhận ra rằng mình đã tin vào một lời dối trá. Mọi ảo tưởng trong tôi sụp đổ.Sau đó, tôi đến Bắc Mỹ và tin vào tự do, dân chủ ở Hoa Kỳ và thế giới tự do. Vài năm sau, chiến tranh Việt Nam nổ ra. Và tôi thấy rằng, nhân danh một loạt những lời dối trá, ba triệu người đã bị sát hại bởi những nhà lãnh đạo của xã hội dân chủ, yêu chuộng tự do được gọi là Hoa Kỳ—một lần vỡ mộng nữa. Tôi thường hỏi mọi người: bạn muốn sống trong ảo tưởng hay chấp nhận sự vỡ mộng? Tôi thà tin vào thực tế còn hơn.
This is a crude question, but how is it that trauma can turn some people into monsters and other people into compassionate human beings?
Đây có thể là một câu hỏi thô thiển, nhưng vì sao chấn thương tâm lý có thể biến một số người thành quái vật, trong khi lại khiến những người khác trở nên đầy lòng trắc ẩn?
Yes, it can work both ways.
Đúng vậy, nó có thể dẫn đến cả hai hướng.