Biên tập: Thu Hạnh – Hiệu đính: Lyn
Is It a Crush or Have You Fallen Into Limerence?
Đó là sự mến mộ (a crush) hay bạn đang có biểu hiện của “Limerence”?
How an intense longing for a romantic connection can lead to a serious addiction.
Khát khao mãnh liệt bạn trao cho một mối quan hệ tình cảm tới mức nào mà có thể dẫn tới nỗi ám ảnh nghiêm trọng.
For most people, crushes come and go.
Đối với hầu hết mọi người, cảm xúc mến mộ có thể tới rồi đi.
But for others, the longing can last years and become addictive. A spark of interest turns into obsessive rumination sustained by a pernicious cocktail of hope and doubt. This is not a crush. This is limerence.
Thế nhưng đối với một số người khác, nỗi khao khát có thể kéo dài nhiều năm và trở nên gây nghiện. Một tia lửa nhen nhóm từ sự quan tâm bỗng chốc biến thành những suy nghĩ ám ảnh duy trì bởi thứ hỗn hợp độc hại từ những vọng tưởng và sự hoài nghi. Đây không phải là sự mến mộ bình thường. Đây là biểu hiện của trạng thái “Limerence”.
Limerence is a state of overwhelming and unexpected longing for emotional reciprocation from another human, known as a limerent object (L.O.), who is often perceived as perfect but unavailable.
Limerence là trạng thái khát khao mãnh liệt và không ngờ tới, mong mỏi sự đáp lại về mặt tình cảm từ người khác – hay được biết tới là “đối tượng của limerence” (L.O.), người này được coi như hoàn hảo nhưng lại không với tới được.
This may sound similar to the lyrics of a Taylor Swift love song, a scene in “The Great Gatsby,” or the lines in a Shakespeare sonnet. The experience of limerence is timeless, but the term is relatively new.
Điều này có vẻ nghe giống như lời bài hát tình yêu của Taylor Swift, như một cảnh trong “The Great Gatsby” (Gatsby vĩ đại) hay như những dòng thơ trong bản sonnet của Shakespeare. Trải nghiệm về sự hiện diện của limerence đã có từ lâu nhưng thuật ngữ này lại tương đối mới.
In 1979, Dorothy Tennov, an experimental psychologist and professor at the University of Bridgeport, coined the term limerence in her book “Love and Limerence: The Experience of Being in Love,” based on a decade of research and several hundred case studies on romantic attachment.
Vào năm 1979, nhà tâm lý học thực nghiệm Dorothy Tennov, đồng thời là giáo sư của trường đại học Bridgeport đã đặt ra thuật ngữ “Limerence” trong cuốn sách “Love and Limerence: The Experience of Being in Love,” (Tình yêu và Limerence: Trải nghiệm khi yêu) của bà. Cuốn sách dựa trên những nghiên cứu trong cả thập kỷ cùng với hàng trăm nghiên cứu trường hợp (case study) về sự gắn bó trong tình yêu.
What differentiates limerence from a crush or love is the intensity, an emotional roller coaster that fluctuates from euphoria to despair. Giulia Poerio, a psychologist and mind-wandering researcher at the University of Sussex in England, said, “Any sign of rejection can make somebody hit a low, and any sign of interest can make somebody hit a high.” It’s an endless mind game of, “She loves me, she loves me not.”
Điều khiến limerence khác với tình cảm mến mộ và tình yêu thông thường chính là cường độ của nó, cảm xúc như chiếc tàu lượn siêu tốc đưa họ từ trạng thái phấn khích cho tới tuyệt vọng. Nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về tâm trí lơ đãng của đại học Sussex tại Anh, Giulia Poerio cho biết: “Bất kỳ dấu hiệu của sự từ chối có thể khiến một người rơi xuống vực thẳm và bất kỳ dấu hiện của sự quan tâm nào cũng có thể khiến một người lên tới đỉnh cao”. Nó giống như một trò chơi tâm trí dai dẳng của “Cô ấy yêu tôi, cô ấy không yêu tôi.”
Limerents, deeply fearful of rejection, allow their self-esteem to rest in the hands of an L.O. who may not even know they exist. The L.O. is most often a friend, colleague, or stranger met in passing. It can also be someone with whom you’ve had a brief romantic encounter that feels unresolved, explains Dr. Poerio, especially if the L.O. continues to leave breadcrumbs.
Những người có chứng “Limerence” (Limirents) vô cùng sợ hãi việc bị từ chối, họ giao lòng tự trọng của bản thân vào trong tay đối tượng của limerence (L.O.), người thậm chí có thể còn không biết tới sự tồn tại của họ. L.O. thường là một người bạn, một người đồng nghiệp hay chỉ là một người lạ gặp trong thoáng chốc. Tiến sĩ Poerio cho biết người đó cũng có thể là một mối tình chóng vánh mà bạn cảm thấy không trọn vẹn, đặc biệt khi L.O. liên tục để lại những tín hiệu mập mờ.
Sue Crump, a 67-year-old volunteer at a mental health charity shop in Sheffield, England, said for 18 months, she obsessively watched YouTube videos featuring her L.O., a much younger, married singer she’d briefly met a handful of times. “I fantasized about a relationship with him and read things into texts and online messages he sent in reply to my own.” She turned to a limerence support group on Facebook soon after the isolation of the pandemic lockdown made her longing worse. “It made me realize I was not alone, and I was not going mad,” said Ms. Crump.
Sue Crump là một tình nguyện viên 67 tuổi tại một tổ chức từ thiện dành cho sức khỏe tâm thần ở Sheffield, Anh. Cô kể rằng cô từng xem nhiều video trên Youtube có sự tham gia của L.O. một cách ám ảnh, người đó là một ca sĩ trẻ đã kết hôn mà cô gặp thoáng qua vài lần. “Tôi đã mơ mộng về một mối quan hệ với anh ấy, suy diễn quá mức về những câu nhắn, những đoạn tin nhắn trên mạng mà anh ấy gửi trả lời tôi”. Ngay sau giãn cách xã hội do đại dịch Covid, khoảng thời gian khiến cho nỗi nhung nhớ của cô trở nên tệ hơn, cô đã tìm đến nhóm hỗ trợ cho những người có chứng “Limerence” trên Facebook. Crump cho biết: “Việc đó khiến tôi nhận ra rằng bản thân không cô đơn và tôi không trở nên điên rồ.”
Limerence is nourished by replaying memories and rehearsing future interactions. “There’s a fair amount of mental time travel,” said Dr. Poerio, who asked survey respondents to write descriptions of these fantasies. “It’s often not romantic or sexual in nature. It is very much about wanting to feel loved and cared for.”
Limerence được nuôi dưỡng qua việc gợi nhớ những đoạn ký ức và diễn tập cho những lần tương tác trong tương lai. Tiến sĩ Poerio đã yêu cầu người tham gia khảo sát viết mô tả về những mộng tưởng này, cho biết “Có khá nhiều sự chuyển giao trong tâm lý”. “Nó thường không mang tính lãng mạn hay tính dục mà lại thực sự đến từ mong muốn được yêu và được chăm sóc.”
Chris Gregory, 53, a certified yoga instructor in Denver, recalls first experiencing limerence in high school. “I would develop insanely obsessive crushes on women and then not pursue them. Then I would be crushed by them not responding the way the scene had played out in my own head and heart. I felt unworthy,” he said. Gregory continued to experience limerence throughout his adult life, he said, but mistook it for love.
Chris Gregory 53 tuổi, là một huấn luyện viên yoga tại Denver, nhớ lại lần đầu tiên trải nghiệm limerence trong thời trung học. “Sự yêu mến của tôi trở nên si mê cuồng nhiệt đến mức điên dại với những cô gái nhưng rồi tôi lại không có ý định theo đuổi họ. Sau đó tôi lại tự mình cảm thấy tổn thương khi đối phương không hồi đáp như những gì tôi tưởng tượng. Tôi cảm thấy mình thật kém cỏi.” – Gregory chia sẻ. Anh cho biết anh đã tiếp tục trải qua limerence trong suốt khoảng thời gian trưởng thành nhưng lại lầm tưởng rằng đó là tình yêu.
Limerence toward one person can last many years, even while you’re in a relationship with someone else, explains Dr. Poerio. However, most people are serially limerent, having one L.O. after another, stuck chasing the same dopamine high felt in the initial stages of love.
Tiến sĩ Poerio giải thích rằng biểu hiện của limerence hướng tới một người có thể kéo dài trong nhiều năm, kể cả khi bạn đang trong một mối quan hệ với người khác. Tuy nhiên, hầu hết người có biểu hiện của limerence theo đuổi một cách liên tục, từ L.O. này sang một L.O. khác, mắc kẹt trong việc theo đuổi cảm giác hưng phấn từ dopamine có trong giai đoạn mới đầu của tình yêu.
The Brain’s Reward Cycle
Vòng quay phần thưởng của bộ não
Dr. Judson Brewer, psychiatrist, neuroscientist, and author of “Unwinding Anxiety,” describes limerence as an addiction. “When somebody’s on a diet, all they obsess over is food. So you can think of this as a person diet,” said Dr. Brewer. “They get stuck in the fantasies that are future-oriented and regrets that are past-oriented.”
Tiến sĩ Judson Brewer, một bác sĩ tâm thần, một nhà thần kinh học, đồng thời là tác giả của cuốn “Unwinding Anxiety” (Giải mã nỗi lo lắng) mô tả limerence giống như một chứng nghiện. Tiến sĩ cho biết: “Giống như khi một người đang ăn kiêng, đồ ăn là tất cả những gì họ nghĩ tới. Vậy nên, bạn có thể coi như đây là một kiểu ăn kiêng về mặt tinh thần”. “Họ bị mắc kẹt trong những ảo tưởng về tương lai và những hối tiếc về quá khứ.”
If the trigger is loneliness or boredom, for example, the resulting behavior is anticipating reciprocity from the L.O., added Dr. Brewer. That reciprocity never comes, but the anticipation yields the reward, dopamine.
Tiến sĩ Brewer chia sẻ, nếu nguyên nhân đến từ sự cô đơn hay buồn chán, ví dụ như hành vi là kết quả của sự mong chờ được đáp lại từ L.O. Sự đáp lại đó tuy không bao giờ tới nhưng việc mong đợi đem lại như một phần thưởng và sự phấn khích từ dopamine.
Dr. Brewer added, “Dopamine is jet fuel. It’s what gets us motivated to do something” — even if doing something only means anticipating. The uncertainty, or intermittent reinforcement, of the occasional message from the L.O. keeps our brains hooked. “It’s gasoline poured on the fire,” said Dr. Brewer. We begin to mistake anxiety for excitement and excitement for joy.
Tiến sĩ cho biết thêm, “Dopamine như nhiên liệu phản lực. Nó là thứ thúc đẩy chúng ta hành động” ngay cả khi hành động đó chỉ đơn giản là sự mong đợi. Sự không ổn định, hay quan tâm gián đoạn trong những tin nhắn thi thoảng đến từ L.O. khiến cho não của ta bị cuốn vào. “Nó giống như khi đổ thêm xăng vào lửa”. Chúng ta bắt đầu nhầm lẫn sự lo lắng thành sự hưng phấn và phấn khích từ niềm vui.
Culture as a Catalyst
Văn hóa đóng vai trò như chất xúc tác
There are a growing number of online limerence support groups and informational blogs. Psychologists and social scientists aren’t surprised.
Các chuyên gia tâm lý và các nhà khoa học xã hội không hề thấy ngạc nhiên khi các nhóm hỗ trợ limerence trực tuyến và các blog thông tin ngày một phát triển.
Alexandra Solomon, a licensed clinical psychologist in Chicago and host of the “Reimagining Love” podcast, said, “There’s a whole cultural element here about the way online dating and hookup culture create a climate of low accountability and foster insecure attachment. There’s a kind of collective insecurity.”
Chuyên gia tâm lý lâm sàng được cấp phép tại Chicago, Alexandra Solomon, là người dẫn chương trình podcast “Reimagining Love” (Tái hiện tình yêu) cho biết: “Tại đây có hẳn một yếu tố văn hóa tổng thể về cách mà hẹn hò qua mạng và văn hóa “hook up” (bắt đầu mối quan hệ bằng tình dục) tạo nên một môi trường thiếu trách nhiệm và thúc đẩy những kết nối thiếu an toàn. Đó là kiểu mất an toàn tập thể.”
The American Perspectives Survey found that almost a third of single Americans (roughly equal between men and women) have been ghosted by someone they were dating. The lack of communication common after physical intimacy is enough to drive many people to feel anxious, if not limerent.
Cuộc khảo sát American Perspectives (Những góc nhìn của người Mỹ) cho thấy gần như một phần ba người Mỹ tham gia (tỷ lệ nữ xấp xỉ bằng nam) cho biết họ đã từng bị “bơ hoàn toàn” bởi người họ đang hẹn hò. Sự thiếu giao tiếp thường thấy sau khi thân mật về thể xác đủ để khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng, nếu không muốn nói là người có chứng limerence.
With a dating pool that seems infinite, people feel expendable. Being ghosted can create an open tab inside your brain. “It’s easy to feel like there’s no obligation to close a loop,” Dr. Solomon said. “You can start to project onto that person a whole bunch of what ifs. It’s easy to idealize somebody you’ve just met.”
Dường như cùng với vô số sự lựa chọn để hẹn hò, người ta thường cảm thấy bản thân dễ bị thay thế. Việc bị làm ngơ có thể để lại một lỗ hổng trong tâm trí bạn. “Thật dễ dàng khi bạn cảm thấy mình không có nghĩa vụ phải lấp lại nó,” – Tiến sĩ Solomon chia sẻ. “Bạn có thể sẽ bắt đầu phóng chiếu lên người đó hàng tá những tình huống giả định “nếu như”. Việc lý tưởng hóa một người mà bạn mới gặp trở nên dễ dàng.”
While people experiencing limerence often put their L.O. on a pedestal, social media further encourages idealization. Individuals who exchange Instagram profiles in a bar instantly have access to years of curated data they can use to build up the other person in their minds, explains Prof. Jennifer Douglas, a psychologist and a clinical professor at Stanford.
Trong khi những người trải qua limerence thường đặt L.O. lên vị trí cao hơn thì mạng xã hội lại càng khuyến khích hành động lý tưởng hóa. Giáo sư Jennifer Douglas, nhà tâm lý và là giáo sư lâm sàng tại đại học Stanford chia sẻ rằng, những cá nhân trao đổi tài khoản Instagram trong quán bar ngay lập tức có thể xây dựng hình ảnh của đối phương trong tâm trí họ với những thông tin chọn lọc theo nhiều năm của người đó mà họ thấy được.
When is it a problem?
Khi nào limerence trở thành vấn đề?
Most people experience some degree of limerence, said Dr. Poerio, but it’s problematic when it’s uncontrollable. Dr. Poerio uses the analogy of a person whose mind has been hijacked. “It interferes with your ability to have meaningful, real-world relationships because you are sustaining a relationship in your mind. It’s a normal process that’s gone slightly wrong.”
Hầu hết mọi người đã từng trải qua limerence ở một mức độ nào đó, nhưng nó sẽ gây rắc rối khi mất kiểm soát. Tiến sĩ Poerio sử dụng hình ảnh so sánh của một người bị thao túng tâm trí. “Nó là trở ngại cho khả năng có được một mối quan hệ ý nghĩa và thực tế trong cuộc sống vì bạn vẫn đang duy trì mối quan hệ đó trong tâm trí. Đó là một quá trình bình thường nhưng có đi chệch hướng một chút.”
Vincent Harris, 49, a freelance writer in Greenville, S.C., said he lost his first marriage and a job because of the presence of a limerent object he considered his soul mate. Mr. Harris met his latest limerent object through social media during the pandemic.
Vincent Harris 49 tuổi là một nhà văn tự do ở Greenville, S.C., chia sẻ rằng anh đã đánh mất cuộc hôn nhân đầu tiên và công việc của mình bởi vì sự xuất hiện của L.O. mà anh coi là người bạn đời. Harris gặp L.O. qua mạng xã hội trong khoảng thời gian đại dịch Covid.
“For three years, I felt like I was living under a cloud. I had no motivation other than to hear from her,” Mr. Harris said. “I was paralyzed with fear that if I reached out to her, I would say the wrong thing. As she lessened contact with me, I became more desperate and unbalanced.” In May 2023, he was medically treated for a second mental breakdown.
“Trong vòng ba năm, tôi cảm thấy bản thân trong tình trạng bế tắc. Tôi không còn bất kỳ động lực nào khác ngoài việc mong muốn được nghe từ cố ấy.” Harris chia sẻ: “Tôi trở nên tê liệt trong nỗi sợ rằng nếu tôi tiếp cận cô ấy, tôi sẽ lỡ nói sai điều gì đó. Khi cô ấy liên lạc với tôi ít dần đi, tôi trở nên tuyệt vọng và mất cân bằng.” Anh ấy phải đi điều trị vì chứng suy nhược thần kinh lần thứ hai vào tháng 5 năm 2023.
How do you stop intense longing?
Làm thế nào để ngăn chặn nỗi khao khát mãnh liệt?
Cultivate self-compassion and a more purposeful life: Dr. Brewer recommends practicing Loving Kindness Meditation to develop self-compassion and create connections with others who don’t require anything in return. Brain scans show doing this meditation deactivates the part of the brain active during longing or worrying, according to Dr. Brewer.
Nuôi dưỡng lòng yêu thương với bản thân và một cuộc sống có mục đích hơn: Tiến sĩ Brewer khuyến khích thực hành Thiền Từ Bi (Living Kindess Meditation) để phát triển lòng trắc ẩn và tạo nên những mối liên kết với những người khác mà không mong đợi bất cứ điều gì đáp lại. Theo tiến sĩ Brewer, hình ảnh não bộ cho thấy việc thiền định sẽ giúp vô hiệu hóa phần não hoạt động khi đang mong mỏi hay lo lắng.
You can also get involved in grounding activities with people that bring you joy and fulfillment. For Mr. Gregory, becoming more present helped him manage his limerence. Mr. Gregory attributes working in yoga education and becoming sober to helping him cultivate honest, open relationships with people.
Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động gắn kết với những người mang lại cho bạn niềm vui và sự mãn nguyện. Đối với Gregory, việc sống cho hiện tại đã giúp anh kiểm soát được biểu hiện limerence của mình. Gregory ghi nhận việc làm việc trong lĩnh vực dạy yoga và cai rượu đã giúp anh ấy xây dựng các mối quan hệ chân thành và cởi mở với mọi người.
Disrupt the fantasy: Brandy Wyant, a psychotherapist in Arlington, Mass., who specializes in helping patients with O.C.D., describes her lifelong history with limerence and the ten-week treatment that diminished her ruminating in a published case study on limerence.
Phá vỡ mộng tưởng: Brandy Wyant là một nhà trị liệu tâm lý tại Arlington, Mass., chuyên giúp đỡ các thân chủ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (O.C.D.). Bà đã mô tả về tiểu sử gắn liền với chứng limerence của mình cùng với liệu pháp kéo dài 10 tuần giúp bà giảm suy nghĩ ám ảnh trong một bài báo được công bố về nghiên cứu limerence.
One of the cognitive behavioral therapy techniques that worked for Ms. Wyant was listing all the ways she was trying to seek physical or emotional closeness to her L.O. That might be daydreaming, re-listening to voice mail messages or playlists, rereading texts, rehearsing messages, or looking at pics. She said to rank what’s easiest to hardest to stop, and then start with the easiest.
Một trong những kỹ thuật trong liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức đã có hiệu quả với Wyant là liệt kê tất cả những cách bà ấy cố gắng kiếm cách để được gần gũi về thể chất hay tình cảm với L.O. Đó có thể là mơ mộng, nghe lại thư thoại hay danh sách nhạc, đọc lại tin nhắn, soạn tin nhắn nháp hay ngắm ảnh. Bà xếp hạng chúng thành những việc dễ dàng nhất tới khó nhất rồi bắt đầu dừng từ việc dễ nhất.
One strategy she uses with her clients to de-idolize their L.O. is listing reasons the L.O. is not perfect. Another list includes ways in which the L.O. and the patient are not compatible.
Một cách bà sử dụng với thân chủ là hạ thấp L.O. của họ bằng cách liệt kê ra những lý do cho thấy L.O. không hề hoàn hảo. Một danh sách nữa bao gồm những cách khiến cho thân chủ và L.O. của họ không hòa hợp nhau.
Name it to tame it: You can deliberately interrupt the habit by calling it out — “Hello, limerence” — and paying attention (for example, through journaling) to what it feels like when you’re in that state of longing. Recognizing the feelings of self-denigration, anxiousness, and depression will lead to disenchantment, said Dr. Brewer.
Nhận ra nó để kiểm soát: Bạn có thể cố tình cắt ngang thói quen bằng cách nhắc tới nó “Xin chào, limerence” và chú ý (ví dụ thông qua việc viết nhật ký) tới những cảm giác của bạn khi đang trong trạng thái khao khát đó. Tiến sĩ Brewer cho biết, nhận ra cảm xúc chối bỏ, lo lắng và chán nản sẽ dẫn tới vỡ mộng.
You should also believe you deserve more. As Dr. Tennov wrote, “Limerence can live a long life sustained by crumbs.” Don’t let it starve you of time, energy and self-esteem. It may distract you from the emotionally available loving partner right in front of you.
Bạn cũng nên tin rằng bạn thực sự xứng đáng nhiều hơn thế. Như tiến sĩ Tennoy đã viết, “Limerence có thể sống lâu dài nhờ những tín hiệu mập mờ.” Vậy nên đừng để nó cướp mất thời gian, năng lượng và lòng tự trọng của bạn. Nó có thể lấy đi sự chú ý của bạn với người bạn đời luôn sẵn sàng dành tình yêu thương cho bạn ở ngay trước mắt.