You Are Enough Just as You Are—but It’s OK To Seek Self-Improvement Too
Dịch giả: Linh Đặng – Hiệu đính: Xanh Lam
Key Takeaways
Ý chính bỏ túi
- Self-acceptance and self-improvement are often seen as exclusive of each other.
- Tự chấp nhận và tự hoàn thiện bản thân thường được coi là hai khái niệm loại trừ lẫn nhau.
- Mental health experts explain the importance of balancing the two to create a happy, fulfilled life.
- Các chuyên gia sức khỏe tâm thần giải thích tầm quan trọng của việc cân bằng cả hai để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
- The main takeaway: You don’t need to accomplish certain things to be enough. You are enough already as you embark on the adventure of your life.
- Ý chính: Bạn không cần phải hoàn thành điều này điều kia để được coi là trọn vẹn. Bạn đã đủ trọn vẹn khi dấn thân vào cuộc phiêu lưu của cuộc đời mình.
You are enough. This statement is not a lie or placation. It is a simple fact. Each human being—ignoring, in this instance, those who harm others—is enough, and deserving of love and happiness, just as they are. It should be a given but somehow society has taken this truth and turned it into a radical stance. You can be perfectly complete just the way you are, and still take steps towards self-improvement.
Là chính bạn đã đủ trọn vẹn. Đây không phải là lời nói dối. Đó đơn giản là sự thật. Mỗi một con người, không kể đến những kẻ làm hại người khác, đều đầy đủ trọn vẹn và xứng đáng được yêu thương, hạnh phúc. Lẽ ra đó là điều hiển nhiên nhưng bằng cách nào đó xã hội đã biến nó thành điều gì đó to tát và lớn lao. Bạn hoàn toàn là một phiên bản hoàn hảo như chính bạn vẫn đang là và vẫn thực hiện tiến tới việc hoàn thiện bản thân hơn.
On the one hand, self-acceptance is tied to loving and appreciating yourself. Conversely, it’s seen as something that can only be true once you achieve X, Y, and Z. The latter has more apparent issues, placing your worth in what you accomplish instead of existing without a need to be proven. The former appears to be inherently good. However, when taken to an extreme, it creates the notion that any work on yourself or towards goals is a form of questioning if you are truly enough.
Mặt khác, sự chấp nhận bản thân gắn liền với việc yêu thương và trân trọng chính mình. Thế nhưng khái niệm này lại đang được coi là chỉ có thể đúng khi bạn đạt được X, Y và Z. Lối suy nghĩ này tạo ra nhiều vấn đề khi đặt giá trị của bạn vào những gì bạn đạt được thay vì việc sống mà không cần phải chứng minh. Ý kiến đầu tiên về sự chấp nhận bản thân nghe có vẻ tốt. Tuy nhiên, khi đi tới trạng thái cực đoan, quan điểm này sẽ tạo ra lỗ hổng rằng bất kỳ nỗ lực phát triển bản thân hay hành động hướng tới mục tiêu nào đều dẫn đến câu hỏi liệu rằng bạn có thực sự đủ hay không.
These polar ends often appear with the greatest strength at the start of the new year, thanks to the tradition of resolutions and fresh starts. There are calls to hit the gym every day, reading to reach some number of books, and saying yes to everything—even things you know you hate. Then there are the loud calls to forego any of that, ignore resolutions, accept yourself exactly how you are, and treat January 1 like any other day.
Những thái cực này thường xuất hiện mạnh mẽ vào đầu năm mới do truyền thống đặt mục tiêu đầu năm và quan điểm về khởi đầu mới. Những lời thúc giục đến phòng gym mỗi ngày, đọc bao nhiêu đó cuốn sách và đồng ý với tất cả mọi thứ – kể cả những thứ bạn rõ mình ghét. Rồi sau đó là những lời nhắn nhủ từ bỏ hết, bỏ qua các quyết tâm, chấp nhận con người của bạn và coi ngày 1 tháng 1 như mọi ngày khác.
It’s not a matter of either/or
Đó không phải vấn đề hoặc cái này hay cái kia
Both these notions—blanket self-acceptance without self-reflection, and the fervent determination to self-improve—create issues when left unanalyzed.
Cả hai khái niệm này – sự chấp nhận bản thân mà thiếu đi sự soi chiếu bản thân mình và quyết tâm cải thiện bản thân hết mình – đều tạo ra các vấn đề khi không được phân tích rõ.
“Focusing solely on self-acceptance can become dangerous when we start to ignore our challenges or shortcomings to our detriment. When our limitations are harming our relationships or are negatively impacting our life circumstances, like our jobs or housing, not acknowledging the need for change is likely to backfire,” says Saba Harouni Lurie, LMFT, ATR-BC, the owner and founder of Take Root Therapy.
“Chỉ tập trung vào việc chấp nhận bản thân có thể trở nên nguy hiểm khi chúng ta bắt đầu phớt lờ những thử thách hoặc khuyết điểm gây bất lợi cho mình. Saba Harouni Lurie, LMFT, ATR-BC, chủ sở hữu và nhà sáng lập của Take Root Therapy, cho biết: Khi những hạn chế của chúng ta đang làm tổn hại đến các mối quan hệ hoặc tạo tác động tiêu cực đến hoàn cảnh sống như công việc, nơi ở,…việc không thừa nhận nhu cầu cần thay đổi có thể sẽ gây phản tác dụng.
She gives the example of a person who is always flaky or late. You can accept this about yourself and leave others to deal with it, but Lurie expresses the benefit of looking at it as a current trait to be worked on.
Lurie cũng đưa ra ví dụ về một người luôn thất thường hoặc chậm trễ. Bạn có thể chấp nhận điều này về bản thân và để người khác giải quyết nó nhưng Lurie chỉ ra lợi ích của điều này là coi nó như một đặc điểm cần được cải thiện trong hiện tại.
This thought process can be applied to fitness or health goals as well. You can practice self-love for your body in whatever form it takes while also making little changes to your lifestyle and eating habits. It seems like such an obvious solution but so many of us make detrimental statements like “I’m going to stop being bad by eating so much candy, quit being lazy, and finally lose these 10 lbs”. We think harsh statements are going to motivate us but they don’t.
Quá trình suy nghĩ này cũng có thể được áp dụng cho các mục tiêu về vóc dáng hoặc sức khỏe. Bạn có thể thực hành yêu thương cơ thể mình ở bất kỳ hình thức nào, đồng thời vẫn thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống và thói quen ăn uống của mình. Trông có vẻ như là một giải pháp hiển nhiên nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại đưa ra những câu nói gây bất lợi như “Tôi sẽ không tệ hại nữa, sẽ không ăn nhiều kẹo, bỏ thói lười biếng và sẽ giảm được 10 pound”. Chúng ta cho rằng những lời nói gay gắt sẽ tạo động lực nhưng thực tế không phải vậy.
Instead, you might say something like “I love my body and I want to feel my best, so I’m going to find joy and pleasure in new foods and activities”. You’re still acknowledging your desire to change without shaming yourself in the process.
Thay vào đó, bạn có thể nói những điều như là “Tôi yêu cơ thể mình và tôi muốn cảm thấy tốt nhất, vì vậy tôi sẽ tìm thấy niềm vui trong những món ăn và hoạt động mới”. Ở đây, bạn vẫn thừa nhận mong muốn thay đổi mà không hề làm mình xấu hổ trong quá trình này.
Balancing both pursuits is an act of self-compassion. It also means understanding that change is non-linear and that self-acceptance and self-improvement will both require practice and patience.
— SABA HAROUNI LURIE, LMFT, ATR-BC
Cân bằng giữa chấp nhận và phát triển là hành động trắc ẩn với bản thân. Thay đổi là hành động phi tuyến tính và việc tự chấp nhận cũng như tự hoàn thiện bản thân đều cần kiên nhẫn và thực hành.
— SABA HAROUNI LURIE, LMFT, ATR-BC
As Naiylah Warren, LMFT, Therapist and Clinical Content Manager at Real, explains the balance we all need to find, “You acknowledge issues without cruel judgment and care for them accordingly. On the other hand, diving too deep into self-improvement may diminish the strengths, qualities, and positive attributes by assuming everything needs to change and overly focusing on all the things that aren’t to your standard.”
Như Naiylah Warren, LMFT, Nhà trị liệu và Giám đốc nội dung lâm sàng tại Real, giải thích về sự cân bằng mà tất cả chúng ta cần tìm ra, “Bạn sẽ cần thừa nhận các vấn đề, bày tỏ sự quan tâm phù hợp mà không phán xét tàn nhẫn. Mặt khác, việc đi quá sâu vào việc hoàn thiện bản thân có thể làm giảm đi sức mạnh, phẩm chất và những đặc điểm tích cực do cho rằng mọi thứ cần phải thay đổi và tập trung quá mức vào những thứ không phù hợp với tiêu chuẩn của bạn.”
How To Balance Self-Acceptance and Self-Improvement
Làm thế nào để cân bằng giữa sự chấp nhận và sự hoàn thiện bản thân
Inevitably you will move between these two ends throughout your life. But, the goal is finding a balance. “It’s very difficult to do the work necessary to improve yourself if you don’t also have compassion and acceptance for who you are as a person at any stage of life,” says Rachel Gersten, LMHC, co-founder of Viva.
Chắc chắn rằng bạn sẽ nghiêng giữa hai thái cực này trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, mục tiêu là tìm sự cân bằng. Rachel Gersten, LMHC, đồng sáng lập Viva, cho biết: “Rất khó để cải thiện bản thân nếu bạn không có lòng trắc ẩn và sự chấp nhận con người của mình ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời”.
Forget Perfection
Bỏ qua sự hoàn hảo
One of the barriers to achieving this equilibrium comes from the way many of us feel we can only accept ourselves once we are “perfect”.
Một trong những rào cản để đạt được trạng thái cân bằng này đến từ việc nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình chỉ có thể chấp nhận bản thân một khi chúng ta đã “hoàn hảo”.
According to Warren, society perpetuates the idea that people can only fully love themselves if they aren’t seeking personal change or growth. “It’s really the opposite. True change or growth doesn’t happen without some level of self-acceptance,” she says.
Theo Warren, xã hội duy trì quan niệm rằng chúng ta chỉ có thể yêu bản thân mình một cách trọn vẹn khi không tìm kiếm sự thay đổi hoặc phát triển cá nhân. “Điều đó là ngược lại. Thay đổi và phát triển sẽ không thực sự diễn ra nếu không có bất cứ sự chấp nhận bản thân nào”.
In fact, accepting everything without consideration can lead to a feeling of having settled and what ifs.
Trên thực tế, việc chấp nhận mọi thứ mà không cân nhắc có thể sẽ dẫn đến trạng thái cảm giác ổn định và câu hỏi nếu như.
Always Be Kind to Yourself
Luôn tử tế với chính mình
To this end, Lurie points to the value of consciously evaluating your self-talk. Do you create unnecessary limits for yourself? Are you critical more often than not? Self-acceptance means removing judgment and negative talk while exploring what you want to do moving forward. Continue showing yourself compassion as you go down whatever paths you choose, says Lurie.
Để đạt được điều này, Lurie đề xuất đánh giá việc tự trò chuyện với bản thân một cách có ý thức. Bạn có đang tạo ra những giới hạn không cần thiết cho chính mình? Hay bạn có thường xuyên phê phán? Chấp nhận bản thân có nghĩa là loại bỏ sự phán xét và nói chuyện tiêu cực trong khi khám phá những gì bạn muốn làm để tiến về phía trước. Lurie nói: Hãy tiếp tục thể hiện lòng trắc ẩn khi bạn đi theo bất kỳ con đường nào bạn chọn.
“Balancing both pursuits is an act of self-compassion,” adds Lurie.” It also means understanding that change is non-linear and that self-acceptance and self-improvement will both require practice and patience.” This process can be messy but is a lifelong learning process.
Lurie cho biết thêm: Cân bằng giữa chấp nhận và phát triển là hành động trắc ẩn với bản thân. Thay đổi là hành động phi tuyến tính và việc tự chấp nhận cũng như tự hoàn thiện bản thân đều cần kiên nhẫn và thực hành.
We’re always a work in progress, and we’re always enough—both can be true at the same time.
— RACHEL GERSTEN, LMHC
Chúng ta luôn là một tác phẩm đang trong quá trình thực hiện và chúng ta luôn trọn vẹn – cả hai đều đúng.
— RACHEL GERSTEN, LMHC
“Self-acceptance and self-improvement need one another to get us to where we want to go,” explains Warren. “The truth is, we are going to keep changing. How and who we are today will not be the same tomorrow. Self-acceptance simply asks us to commit to taking care of whatever version of you that you get to meet.”
Warren giải thích: “Sự chấp nhận bản thân và sự cải thiện bản thân cần có nhau để đưa chúng ta đến nơi mình muốn”. “Sự thật là chúng ta sẽ tiếp tục thay đổi. Chúng ta là ai và như thế nào hôm nay sẽ không giống nhau vào ngày mai. Sự chấp nhận bản thân chỉ yêu cầu chúng ta cam kết quan tâm đến bất kỳ phiên bản nào của bạn mà bạn gặp.”
Warren recommends listening to our body throughout this journey. Try mindfulness practices to tap into your inner thoughts.
Warren khuyên bạn nên lắng nghe cơ thể mình trong suốt hành trình này. Hãy thử thực hành chánh niệm để khai thác những suy nghĩ bên trong bạn.
Consider your goals in terms of what you want to feel
Hãy đánh giá mục tiêu của bạn theo những gì bạn muốn cảm nhận
Furthermore, work to reframe goals into sought-after emotions instead of data points, like the amount of money made or the steps you take daily. Think about what feelings these goals bring rather than how they might make you look or what they give you tangibly.
Hơn nữa, hãy cố gắng điều chỉnh các mục tiêu thành những cảm xúc được săn đón thay vì các điểm dữ liệu, chẳng hạn như số tiền kiếm được hoặc các bước bạn đi mỗi ngày. Hãy suy nghĩ về những cảm giác mà những mục tiêu này mang lại hơn là chúng có thể khiến bạn trông như thế nào hoặc chúng mang lại cho bạn những thứ hữu hình.
“This can help us to anchor us in a way that’s more nourishing and still intentional,” explains Warren. Will you feel more confident or at ease if you make more money? Will gaining strength and seeing new places along your path bring excitement and stability?
Warren giải thích: “Điều này có thể giúp chúng ta giữ vững bản thân theo cách có chủ ý mà vẫn phát triển”. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hay thoải mái hơn khi kiếm được nhiều tiền hơn? Liệu việc có được sức mạnh và đặt chân tới những địa điểm mới có mang lại sự phấn khích và ổn định không?
Similarly, take time to do things or be with people which leave you feeling good, says Gersten. At the same time, incorporate situations that push you out of your comfort zone. Mixing the two can make it easier to find a balance. She further suggests seeing a therapist to help guide you if one is accessible to you.
Tương tự như vậy, hãy dành thời gian để làm những việc hay ở bên những người khiến bạn cảm thấy thoải mái, Gersten nói. Đồng thời thêm vào đó là các tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn của mình. Kết hợp cả hai có thể giúp bạn dễ dàng tìm được sự cân bằng hơn. Gersten còn đề xuất việc gặp một nhà trị liệu để giúp hướng dẫn bạn nếu có thể.
“We’re always a work in progress, and we’re always enough—both can be true at the same time,” says Gersten. “I think remembering that goes a long way towards setting realistic self-improvement goals and following through on them.”
Gersten nói: “Chúng ta luôn là một tác phẩm đang trong quá trình thực hiện và chúng ta luôn trọn vẹn – cả hai đều đúng”. “Tôi nghĩ việc ghi nhớ điều đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đặt ra các mục tiêu tự cải thiện dựa trên thực tế và theo đuổi chúng.”
What This Means For You
Điều này có ý nghĩa gì với bạn
You’re allowed to feel down on yourself or not want to accomplish anything at times. The goal here is finding a healthy balance you can return to again and again as you move through life.
Đôi khi, bạn được phép cảm thấy thất vọng về bản thân hoặc không muốn đạt được bất cứ điều gì. Mục tiêu ở đây là tìm ra sự cân bằng lành mạnh mà bạn có thể quay lại nhiều lần trong suốt cuộc đời.
Nguồn bài và hình đại diện: https://www.verywellmind.com/you-are-enough-self-improvement-finding-balance-7093355