5 Self-Care Practices for Every Area of Your Life
Dịch giả: Linh Đặng – Hiệu đính: Xanh Lam
Self-care, as the name suggests, is all about caring for yourself to ensure that both your physical and emotional needs are met. All the stress relief activities in the world won’t help if you aren’t taking care of yourself. Meditation won’t do you any good if you aren’t getting adequate sleep. In fact, when you try to meditate, you might doze off because you aren’t taking care of your body’s need for sleep.
Self-care – chăm sóc bản thân, đúng như tên gọi là việc chăm sóc bản thân để đảm bảo cả nhu cầu thể chất và tinh thần của bạn đều được đáp ứng. Tất cả các biện pháp giảm căng thẳng sẽ không có tác dụng nếu bạn không dành thời gian chăm sóc bản thân mình. Thiền sẽ không mang lại lợi ích gì nếu bạn không ngủ đủ giấc. Thậm chí bạn có thể ngủ gật khi thiền khi không đáp ứng đủ nhu cầu ngủ của cơ thể.
Similarly, hitting the gym once in a while won’t relieve much stress if you’re not regularly fueling your body with healthy, nutrient-dense food. You need to take care of your basic needs first if you want your stress relief activities to be effective.
Tương tự như vậy, tập gym có khi sẽ không giúp giảm căng thẳng nếu cơ thể không được thường xuyên cung cấp năng lượng bằng thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Bạn cần quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của mình trước khi mong chờ các hoạt động giảm căng thẳng có hiệu quả.
This article discusses some of the different types of self-care and why they are so important. It also covers some of the things that you can do to develop a self-care plan of your own.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về một số hình thức chăm sóc bản thân khác nhau cũng như tầm quan trọng của chúng. Bài viết cũng bao gồm một số cách bạn có thể làm để phát triển kế hoạch chăm sóc cho riêng mình.
What Is Self-Care?
Chăm sóc bản thân là gì?
Self-care has been defined as “a multidimensional, multifaceted process of purposeful engagement in strategies that promote healthy functioning and enhance well-being.”1 Essentially, self-care means a conscious act people take in order to promote their own physical, mental, and emotional health.
Chăm sóc bản thân được định nghĩa là “một quá trình đa chiều, nhiều mặt với sự tham gia có chủ đích vào các chiến lược thúc đẩy hoạt động lành mạnh và nâng cao sức khỏe.” Về cơ bản, chăm sóc bản thân có nghĩa là một hành động có ý thức được mọi người thực hiện nhằm nâng cao thể chất, tinh thần và sức khỏe cảm xúc.
There are many forms that good self-care can take. It could be ensuring you get enough sleep every night or stepping outside for a few minutes for some fresh air. It can also mean taking the time to do the things that you enjoy doing.
Chăm sóc bản thân tốt có nhiều hình thức thực hiện. Đó có thể là đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm hoặc bước ra ngoài hít thở không khí trong lành vài phút hay dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích.
Self-care is vital for building resilience toward those stressors in life that you can’t eliminate. When you’ve taken steps to care for your mind and body, you’ll be better equipped to live your best life.
Chăm sóc bản thân là điều quan trọng để xây dựng khả năng phục hồi trước những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống mà bạn không thể loại bỏ. Khi bạn thực hiện các bước chăm sóc tâm trí và cơ thể mình là bạn đang trang bị tốt hơn cho bản thân để sống một cuộc sống tốt nhất.
Unfortunately, however, many people view self-care as a luxury, rather than a priority. Consequently, they’re left feeling overwhelmed, tired, and ill-equipped to handle life’s inevitable challenges.
Tuy nhiên, nhiều người lại không ưu tiên việc chăm sóc bản thân mà coi đó là điều xa xỉ. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, mệt mỏi và thiếu nguồn lực cần thiết để đối phó với những thử thách không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
It’s important to assess how you’re caring for yourself in several different domains so you can ensure you’re caring for your mind, body, and spirit.
Điều quan trọng là bạn cần nắm bắt và đánh giá cách bạn đang chăm sóc mình trong một số khía cạnh khác nhau để có thể đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc cho tâm trí, cơ thể và tinh thần của mình.
Different Types of Self-Care
Các kiểu chăm sóc bản thân
Self-care isn’t just about finding ways to relax. It’s about taking care of yourself mentally, physically, emotionally, socially, and spiritually. In order to care for your health and well-being, it is important to find a balance that allows you to address each of these areas. Sometimes you might need more self-care in one specific area in order to restore balance or find relief from a stressor in your life.
Chăm sóc bản thân không đơn giản chỉ là tìm cách thư giãn phù hợp. Chăm sóc bản thân là chăm mình cả về mặt tinh thần, thể chất, tình cảm, xã hội và tâm linh. Để chăm sóc sức khỏe và sự an lạc, điều cần làm là phải tìm được sự cân bằng trong từng khía cạnh này. Đôi khi bạn có thể cần chăm sóc bản thân nhiều hơn trong một khía cạnh để khôi phục lại sự cân bằng hay tìm cách giải tỏa khỏi tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống.
Physical Self-Care
Chăm sóc thể chất
You need to take care of your body if you want it to run efficiently. Keep in mind that there’s a strong connection between your body and your mind. When you’re caring for your body, you’ll think and feel better too.
Bạn cần chăm sóc cơ thể mình nếu mong muốn cơ thể nó hoạt động hiệu quả. Bạn cần nhớ rằng giữa cơ thể và tâm trí có một mối liên hệ mật thiết. Khi chăm sóc cơ thể, bạn cũng sẽ suy nghĩ tích cực và cảm thấy tốt hơn.
Physical self-care includes how you’re fueling your body, how much sleep you’re getting, how much physical activity you are doing, and how well you’re caring for your physical needs. Attending healthcare appointments, taking medication as prescribed, and managing your health are all part of good physical self-care.
Chăm sóc thể chất bao gồm cách bạn cung cấp năng lượng cho cơ thể, thời lượng ngủ, tần suất hoạt động thể chất và mức độ chăm sóc các nhu cầu thể chất của mình. Thăm khám sức khỏe, uống thuốc theo chỉ định và quản lý sức khỏe của bạn đều là những điều thiết yếu trong chăm sóc thể chất.
When it comes to physical self-care, ask yourself the following questions to assess whether there might be some areas you need to improve:
Khi nhắc đến chăm sóc thể chất, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để đánh giá xem liệu bạn có cần cải thiện khía cạnh nào không:
- Are you getting adequate sleep?
- Bạn có ngủ đủ giấc không?
- Is your diet fueling your body well?
- Chế độ ăn uống của bạn có cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể?
- Are you taking charge of your health?
- Bạn có chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình?
- Are you getting enough exercise?
- Bạn có tập thể dục đủ không?
Social Self-Care
Chăm sóc mối quan hệ xã hội
Socialization is key to self-care. But, often, it’s hard to make time for friends and it’s easy to neglect your relationships when life gets busy.
Xã hội hóa là mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, thông thường, thật khó để dành thời gian cho bạn bè và bạn dễ bỏ bê các mối quan hệ khi cuộc sống trở nên bận rộn.
Close connections are important to your well-being. The best way to cultivate and maintain close relationships is to put time and energy into building your relationships with others.
Các mối quan hệ gắn bó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ thân thiết là dành thời gian và sức lực để xây dựng mối quan hệ của bạn với người khác.
There isn’t a certain number of hours you should devote to your friends or work on your relationships. Everyone has slightly different social needs. The key is to figure out what your social needs are and to build enough time in your schedule to create an optimal social life.
Sẽ không có mốc thời gian cho sẵn nào bạn nên dành cho bạn bè hay chăm sóc các mối quan hệ của mình. Chúng ta có những nhu cầu xã hội khác nhau và bạn cần tìm ra nhu cầu xã hội của bạn là gì, sắp xếp đủ thời gian trong lịch trình của bạn để tạo ra một đời sống xã hội tối ưu.
To assess your social self-care, consider:
Để đánh giá khả năng chăm sóc mối quan hệ xã hội của bạn, hãy xem xét:
- Are you getting enough face-to-face time with your friends?
- Bạn có đủ thời gian gặp mặt trực tiếp với bạn bè không?
- What are you doing to nurture your relationships with friends and family?
- Bạn đang làm gì để nuôi dưỡng mối quan hệ của mình với bạn bè và gia đình?
Mental Self-Care
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần
The way you think and the things that you’re filling your mind with greatly influence your psychological well-being.
Cách bạn suy nghĩ và những điều bạn đang lấp đầy tâm trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý của bạn.
Mental self-care includes doing things that keep your mind sharp, like puzzles, or learning about a subject that fascinates you. You might find reading books or watching movies that inspire you fuels your mind.
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần bao gồm làm những việc giúp đầu óc minh mẫn, chẳng hạn như giải câu đố hoặc tìm hiểu về một chủ đề khiến bạn hứng thú. Bạn có thể thấy việc đọc sách hoặc xem phim truyền cảm hứng sẽ tiếp thêm năng lượng cho tâm trí bạn.
Mental self-care also involves doing things that help you stay mentally healthy. Practicing self-compassion and acceptance, for example, helps you maintain a healthier inner dialogue.
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần cũng liên quan đến việc làm những việc giúp bạn luôn khỏe mạnh về tinh thần. Ví dụ, thực hành lòng trắc ẩn và sự chấp nhận sẽ giúp bạn duy trì một cuộc đối thoại nội tâm lành mạnh hơn.
Here are a couple of questions to consider when you think about your mental self-care:
Dưới đây là một số câu hỏi cần cân nhắc khi bạn nghĩ về việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của mình:
- Are you making enough time for activities that mentally stimulate you?
- Bạn có đang dành đủ thời gian cho các hoạt động kích thích tâm trí?
- Are you doing proactive things to help you stay mentally healthy?
- Bạn có đang chủ động làm những việc để giúp tinh thần bạn khỏe mạnh?
Spiritual Self-Care
Chăm sóc tâm linh
Research shows that a lifestyle including religion or spirituality is generally a healthier lifestyle.
Nghiên cứu cho thấy lối sống có tôn giáo hoặc tâm linh về cơ bản là lối sống lành mạnh hơn.
Nurturing your spirit, however, doesn’t have to involve religion. It can involve anything that helps you develop a deeper sense of meaning, understanding, or connection with the universe.6
Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng tinh thần của bạn không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo. Nó có thể liên quan đến bất cứ điều gì giúp bạn phát triển ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, sự hiểu biết hoặc mối liên hệ với vũ trụ.
Whether you enjoy meditation, attending a religious service, or praying, spiritual self-care is important.
Thiền định, tham gia một buổi lễ tôn giáo hay cầu nguyện, việc chăm sóc bản thân về mặt tinh thần đều rất quan trọng.
As you consider your spiritual life, ask yourself:
Khi bạn xem xét đời sống tâm linh của mình, hãy tự hỏi:
- What questions do you ask yourself about your life and experience?
- Bạn hỏi bản thân những câu gì về cuộc sống và trải nghiệm của mình?
- Are you engaging in spiritual practices that you find fulfilling?
- Bạn có đang tham gia vào các hoạt động tâm linh mà bạn thấy thỏa mãn?
Emotional Self-Care
Chăm sóc cảm xúc
It’s important to have healthy coping skills to deal with uncomfortable emotions, like anger, anxiety, and sadness. Emotional self-care may include activities that help you acknowledge and express your feelings regularly and safely.
Điều quan trọng là cần phải có kỹ năng đối phó lành mạnh với những cảm xúc khó chịu, như tức giận, lo lắng và buồn bã. Tự chăm sóc cảm xúc có thể bao gồm các hoạt động giúp bạn thừa nhận và bày tỏ cảm xúc của mình một cách thường xuyên và an toàn.
Whether you talk to a partner or close friend about how you feel, or you set aside time for leisure activities that help you process your emotions, it’s important to incorporate emotional self-care into your life.
Cho dù bạn nói chuyện với đối tác hoặc bạn thân về cảm giác của mình hay dành thời gian cho các hoạt động giải trí để giúp bạn xử lý cảm xúc, bạn cũng cần phải kết hợp việc chăm sóc cảm xúc vào cuộc sống của mình.
When assessing your emotional self-care strategies, consider these questions:
Khi đánh giá các chiến lược tự chăm sóc cảm xúc của bạn, hãy xem xét những câu hỏi sau:
- Do you have healthy ways to process your emotions?
- Bạn có đang có phương cách lành mạnh để xử lý cảm xúc của mình?
- Do you incorporate activities into your life that help you feel recharged?
- Bạn có kết hợp các hoạt động vào cuộc sống để nạp lại năng lượng?
Why Is Self-Care Important?
Tại sao việc chăm sóc bản thân lại quan trọng?
Having an effective self-care routine has been shown to have a number of important health benefits. Some of these include:
Có một thói quen chăm sóc bản thân hiệu quả đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Bao gồm:
- Reducing anxiety and depression
- Giảm lo lắng và trầm cảm
- Reducing stress and improving resilience
- Giảm căng thẳng và cải thiện khả năng phục hồi
- Improving happiness
- Cải thiện hạnh phúc
- Increasing energy
- Tăng năng lượng
- Reducing burnout
- Giảm kiệt sức
- Stronger interpersonal relationship
- Mối quan hệ giữa các cá nhân mạnh mẽ hơn
According to the World Health Organization (WHO), self-care is important because it can help promote health, prevent disease, and help people better cope with illness.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chăm sóc bản thân rất quan trọng vì khả năng tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và giúp mọi người đối phó với bệnh tật tốt hơn.
Specific forms of self-care have also been linked to different health and wellness benefits, including a longer life. Exercise, finding a sense of purpose in life, and sleep have all been connected to an increased lifespan.
Các hình thức chăm sóc cá nhân cụ thể cũng có liên quan đến các lợi ích sức khỏe và thể chất khác nhau, bao gồm cả việc kéo dài tuổi thọ. Tập thể dục, tìm kiếm mục đích sống và giấc ngủ đều có liên quan đến việc tăng tuổi thọ.
Develop Your Self-Care Plan
Phát triển kế hoạch chăm sóc bản thân của bạn
An effective self-care plan should be tailored to your life and your needs. It needs to be something created by you, for you. Customizing your own self-care plan can act as a preventative measure to make sure that you don’t get overwhelmed, overstressed, and burned out.
Một kế hoạch chăm sóc bản thân hiệu quả phải được điều chỉnh phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của bạn. Đó cần phải là kế hoạch do bạn tạo ra, dành cho bạn. Việc tùy chỉnh kế hoạch chăm sóc bản thân đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng bạn không bị quá tải, căng thẳng quá mức và kiệt sức.
Assess which areas of your life need some more attention and self-care. And reassess your life often. As your situation changes, your self-care needs are likely to shift too.
Đánh giá thường xuyên những khía cạnh trong cuộc sống của bạn cần được quan tâm và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Khi hoàn cảnh của bạn thay đổi, nhu cầu tự chăm sóc bản thân của bạn cũng có thể thay đổi.
As you are building your self-care plan, the following steps can be helpful:
Dưới đây là các bước hữu ích để bạn xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân mình:
- Assess your needs: Make a list of the different parts of your life and major activities that you engage in each day. Work, school, relationships, and family are some you might list.
- Đánh giá nhu cầu của bạn: Lập danh sách các thành phần trong cuộc sống của bạn và các hoạt động chính mà bạn tham gia mỗi ngày. Ví dụ như công việc, trường học, các mối quan hệ và gia đình,…
- Consider your stressors: Think about the aspects of these areas that cause stress and consider some ways you might address that stress.
- Xem xét các yếu tố gây căng thẳng: Hãy suy nghĩ về các khía cạnh gây ra căng thẳng trong những lĩnh vực này và tim kiếm một số cách bạn có thể giải quyết căng thẳng đó.
- Devise self-care strategies: Think about some activities that you can do that will help you feel better in each of these areas of your life. Spending time with friends or developing boundaries, for example, can be a way to build healthy social connections.
- Đưa ra các chiến lược chăm sóc bản thân: Nghĩ về một số hoạt động bạn có thể thực hiện để giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong từng khía cạnh này của cuộc sống. Ví dụ, dành thời gian với bạn bè hoặc phát triển các ranh giới có thể là một cách để xây dựng các kết nối xã hội lành mạnh.
- Plan for challenges: When you discover that you’re neglecting a certain aspect of your life, create a plan for change.
- Lên kế hoạch cho những thử thách: Khi bạn phát hiện ra rằng mình đang bỏ bê một khía cạnh nào đó, hãy lập kế hoạch để thay đổi.
- Take small steps: You don’t have to tackle everything all at once. Identify one small step you can take to begin caring for yourself better.
- Thực hiện từng bước nhỏ: Bạn không cần phải giải quyết mọi việc cùng một lúc. Xác định một bước nhỏ bạn có thể thực hiện để bắt đầu chăm sóc bản thân tốt hơn.
- Schedule time to focus on your needs: Even when you feel like you don’t have time to squeeze in one more thing, make self-care a priority. When you’re caring for all aspects of yourself, you’ll find that you are able to operate more effectively and efficiently.
- Sắp xếp thời gian để tập trung vào nhu cầu của bạn: Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không còn thời gian để làm thêm một việc gì nữa, hãy ưu tiên việc chăm sóc bản thân. Khi bạn quan tâm đến mọi khía cạnh của bản thân, bạn sẽ thấy rằng mình có thể hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.
A Word From Verywell
Lời nhắn từ Verywell
The demands of your daily life can dictate what type of self-care you might need the most. A self-care plan for a busy college student who feels mentally stimulated all the time and has a bustling social life might need to emphasize physical self-care. A retired person, on the other hand, may need to incorporate more social self-care into their schedule to make sure that their social needs are being met.
Nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của bạn có thể quyết định loại hình chăm sóc bản thân nào bạn cần nhất. Kế hoạch chăm sóc bản thân dành cho một sinh viên đại học bận rộn, người luôn cảm thấy tinh thần phấn chấn và đời sống xã hội sôi động có thể cần tập trung đến việc chăm sóc thể chất. Mặt khác, một người đã nghỉ hưu có thể cần kết hợp nhiều hoạt động chăm sóc mối quan hệ xã hội hơn vào lịch trình hàng ngày để đảm bảo rằng các nhu cầu xã hội của họ được đáp ứng.
Self-care isn’t a one size fits all strategy. Your self-care plan will need to be customized to your needs and what is currently going on in your life. You don’t want to wait until you’ve reached your breaking point. The goal is to take steps each day to make sure that you are getting what you need to deal with the stress and challenges you face in your daily life.
Chăm sóc bản thân không phải là biện pháp chung cho tất cả mọi người. Kế hoạch chăm sóc của bạn sẽ cần được tùy chỉnh theo nhu cầu và những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Bạn không nên đợi cho đến khi bạn vượt quá sức chịu đựng. Mục tiêu là thực hiện các bước nhỏ mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn nhận được những gì bạn cần để đối phó với căng thẳng và thách thức gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn bài viết, hình đại diện: https://www.verywellmind.com/self-care-strategies-overall-stress-reduction-3144729
Nguồn hình: Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4, Hình 5, Hình 6, Hình 7