Biên dịch: Hoàng – Hiệu đính: Lyn
TOXIC RELATIONSHIP MEANING: WHAT SOMEONE MEANS WHEN THEY SAY IT
Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI: HỌ NÓI THẾ LÀ CÓ Ý GÌ
We all want healthy relationships. The type of relationships that bring out the best in you and leave you feeling safe, secure and loved. Where the time you spend together leaves you feeling uplifted and nourished.
Tất cả chúng ta đều muốn có mối quan hệ lành mạnh. Một kiểu quan hệ mà ở đó bạn được ở trạng thái tốt nhất và khiến bạn cảm thấy an toàn, yên tâm và được yêu thương. Thời gian mà hai bạn ở cạnh nhau để lại cho bạn cảm giác được che chở và nuôi dưỡng.
If you no longer feel safe, they bring out the worst in you, you feel like you have to walk on eggshells or there is any kind of physical or verbal abuse. This is an unhealthy relationship.
Nếu như bạn không còn cảm thấy an toàn, mọi điều tồi tệ nhất trong bạn được khơi ra, bạn cảm thấy rằng bạn phải thận trọng với mọi thứ hay xuất hiện bạo lực về ngôn từ hay thể chất, thì đó chính là dấu hiệu của một mối quan hệ không lành mạnh.
Relationship toxicity can lead to a lack of trust, low self-esteem, conflict and insecurity. So how do you tell if a relationship is toxic?
Mối quan hệ không lành mạnh có thể dẫn tới thiếu hụt niềm tin, lòng tự trọng thấp, mâu thuẫn và bất an. Vậy làm thế nào để biết được đâu là mối quan hệ độc hại?
Defining a Toxic Relationship
Định nghĩa về Mối quan hệ độc hại
The word Toxic can be defined as something that is “poisonous”, “imbued with poison” or “very harmful or unpleasant in a pervasive or insidious way”.
Từ “Độc hại” được định nghĩa khi thứ gì đó “nhiễm độc”, “tẩm độc” hoặc “rất có hại hoặc không thoải mái theo một chiều hướng rộng rãi hoặc ngấm ngầm”.
A toxic relationship can be defined as any relationship that is harmful and leaves you feeling drained. Where a healthy relationship is based on trust, mutual support and a feeling of safety and security, toxic relationships leave you in a state of constant anxiety, they chip away at your self esteem, and they damage your relationship with yourself and others.
Mối quan hệ độc hại có thể được định nghĩa là tất cả những mối quan hệ có hại và khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Nếu một mối quan hệ lành mạnh dựa trên sự tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau, đem đến cảm giác an toàn và yên tâm, thì những mối quan hệ độc hại khiến bạn luôn rơi vào trạng thái lo lắng, chúng làm tổn thương lòng tự trọng của bạn và làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với bản thân và những người xung quanh.
There are different types of toxic relationships. Intimate relationships or toxic marriages tend to be the toxic relationship we think of first. But you can encounter toxic people in any area of your life including work, family and friendships.
Có nhiều loại mối quan hệ độc hại khác nhau. Những mối quan hệ thân mật hay những cuộc hôn nhân độc hại có xu hướng là những mối quan hệ độc hại mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Nhưng bạn có thể gặp phải những người độc hại trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, bao gồm công việc, gia đình và tình bạn.
Depending on the type of toxic relationship you are in, the signs may differ slightly. If the toxic individual is a parent the toxic relationship may seem so familiar and normal that it is harder to recognize the signs of toxicity.
Tùy thuộc vào loại mối quan hệ độc hại mà bạn đang tham gia, các dấu hiệu có thể hơi khác nhau. Nếu cá nhân độc hại là cha mẹ thì mối quan hệ độc hại có vẻ quá quen thuộc và bình thường đến mức khó nhận ra các dấu hiệu độc hại hơn.
It is much harder to leave the relationship when it is a parent or other family member, especially for kids and teens. Not to mention the fact that negative words and actions from parents often stem from other issues such as addiction or mental illness.
Việc rời bỏ mối quan hệ với cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Chưa kể những lời nói, hành động tiêu cực của cha mẹ thường xuất phát từ những vấn đề khác như nghiện ngập hay bệnh tâm thần.
Abusive Relationships
Mối quan hệ bạo hành
Abusive relationships are certainly toxic. Many toxic relationships involve abuse. Remember, just because someone doesn’t physically abuse you doesn’t mean they are not being abusive. Verbal and emotional abuse are just as damaging.
Mối quan hệ bạo hành chắc chắn là độc hại. Nhiều mối quan hệ độc hại liên quan đến việc lạm dụng. Hãy nhớ rằng, chỉ vì ai đó không bạo hành bạn về mặt thể chất không có nghĩa là họ không bạo hành bạn. Bạo hành bằng ngôn từ và tình cảm cũng gây tổn hại không kém.
An abusive partner may use money as a means of control, isolate you from loved ones, or gaslight you to the point where you question your own sanity, all without raising a finger.
Đối tác bạo hành có thể sử dụng tiền như một phương tiện kiểm soát, cô lập bạn khỏi những người thân yêu hoặc châm chọc bạn đến mức bạn nghi ngờ sự tỉnh táo của chính mình mà không cần động tay động chân.
If you are in an abusive relationship, or any other damaging relationship, there is help available. Calling the National Domestic Violence Hotline can be a good place to start, as can talking to someone you trust.
Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ bạo hành hoặc bất kỳ mối quan hệ gây tổn hại nào khác, bạn luôn luôn có sự trợ giúp. Gọi đến Đường dây nóng Bạo lực Gia đình Quốc gia hoặc nói chuyện với người mà bạn tin tưởng đều là những giải pháp hữu hiệu.
Relationship Red Flags
Mối quan hệ Cờ Đỏ
Red flags are generally considered signs to stop. Relationship red flags can indicate toxic behaviors, or that the person isn’t capable of having a healthy relationship. Any relationship involving a toxic person is likely to exhibit a number of red flags
Cờ đỏ được xem là dấu hiệu để dừng lại. Cờ đỏ trong mối quan hệ có thể chỉ ra những hành vi độc hại hoặc người đó không có khả năng có một mối quan hệ lành mạnh. Bất kỳ mối quan hệ nào có liên quan đến một người độc hại đều có khả năng xuất hiện một số cờ đỏ.
Some common relationship red flags include:
Một số dấu hiệu nhận biết của mối quan hệ cở đỏ bao gồm:
- Controlling behaviors
Kiểm soát hành vi - Physical violence
Tác động vật lý - Substance abuse
Lạm dụng chất kích thích - Anxiety and Depression
Lo âu và trầm cảm - Toxic Communication
Giao tiếp không lành mạnh - Resentment
Phẫn nộ - Financial Control
Kiểm soát tài chính
Controlling Behaviors
Kiểm soát hành vi
Insisting on having everything their own way, constant blaming, checking up on you all the time and needing to be the center of attention are all signs of controlling behavior. Controlling people may also want to dictate where you can go or who you can see, isolating you from other people in your life.
Khăng khăng làm mọi việc theo cách riêng của họ, liên tục đổ lỗi, luôn kiểm tra bạn và muốn trở thành trung tâm của sự chú ý đều là những dấu hiệu của hành vi kiểm soát. Những người kiểm soát cũng muốn kiểm soát nơi bạn đi, người bạn gặp, và cô lập bạn với những người khác trong cuộc sống của bạn.
Physical Violence
Tác động vật lý
Displays of physical violence should always be considered a red flag as it indicates that the person hasn’t learnt how to deal with uncomfortable emotions in a healthy and productive way.
Những hành vi bạo lực thể xác luôn được coi là cảnh báo nguy hiểm vì nó cho thấy người đó chưa học được cách đối phó với những cảm xúc khó chịu một cách lành mạnh và hiệu quả.
Substance Abuse
Lạm dụng chất kích thích
Substance abuse or addiction of any kind can be a relationship red flag as again it indicates that a person struggles to cope with life and the issues it presents in a healthy way. Those who drink heavily or abuse substances can also be unpredictable and behave very differently when they are intoxicated.
Lạm dụng hoặc nghiện chất kích thích là dấu hiệu báo động đỏ trong mối quan hệ vì một lần nữa nó cho thấy rằng, người đó đang gặp khó khăn trong việc đương đầu với cuộc sống và các vấn đề mà nó gây ra một cách lành mạnh. Những người uống nhiều rượu hoặc lạm dụng chất gây nghiện cũng có thể khó đoán và cư xử rất khác khi họ say.
Anxiety and Depression
Lo âu và trầm cảm
If you notice a change in your own mental health when you are in a relationship this can also be a sign of toxicity. Sometimes toxic behaviors can go unnoticed but their impacts become obvious over time. If you find you are constantly anxious around someone or feel drained, this can indicate the relationship is toxic.
Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe tinh thần của chính mình khi đang trong một mối quan hệ thì đây cũng có thể là dấu hiệu của sự độc hại. Đôi khi những hành vi độc hại có thể không được chú ý những tác động của chúng trở nên rõ ràng theo thời gian. Nếu bạn thấy mình thường xuyên lo lắng hoặc cảm thấy kiệt sức khi ở cạnh ai đó, điều này có thể cho thấy mối quan hệ này đang có dấu hiệu trở nên độc hại.
Toxic Communication
Giao tiếp không lành mạnh
Examples of toxic communication include dismissal, sarcasm, degrading, put downs, jumping to conclusions, blaming and judgment. A lack of communication, such as giving someone the silent treatment, is also a form of toxic communication.
Ví dụ về giao tiếp độc hại bao gồm: chối bỏ, mỉa mai, hạ nhục, hạ thấp, kết luận vội vàng, đổ lỗi và phán xét. Việc thiếu giao tiếp, chẳng hạn như đối xử im lặng với ai đó, cũng là một hình thức giao tiếp độc hại.
Resentment
Phẫn nộ
Resentment arises when you feel as if someone has treated you unfairly. It can often happen in relationships when we don’t feel able to address issues as they arise. If you don’t feel safe to talk about things that have upset you this can cause resentment and be a sign of a toxic relationship.
Sự phẫn nộ nảy sinh khi bạn cảm thấy như thể ai đó đã đối xử bất công với bạn. Điều này thường có thể xảy ra trong các mối quan hệ khi chúng ta cảm thấy không thể giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh. Nếu bạn không cảm thấy an toàn khi nói về những điều khiến bạn khó chịu, điều này có thể gây ra sự oán giận và là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại.
Financial Control
Kiểm soát tài chính
Sharing finances is often part of an adult relationship. If you share finances you should spend time agreeing how money should be spent and each partner should respect those agreements.
Chia sẻ tài chính thường là một phần trong của mối quan hệ người trưởng thành. Nếu chia sẻ tài chính, bạn nên dành thời gian thống nhất cách chi tiêu tiền và mỗi bên nên tôn trọng những thỏa thuận đó.
If you don’t have access to finance in a relationship or feel unable to spend money without permission this could be a sign of financial abuse.
Nếu bạn không có khả năng tiếp cận tài chính trong một mối quan hệ hoặc cảm thấy không thể tiêu tiền nếu không được phép thì đây có thể là dấu hiệu của sự lạm dụng tài chính.
Other Signs of a Toxic Relationship
Dấu hiệu khác của mối quan hệ không lành mạnh
Other signs of a toxic relationship could include:
Dấu hiệu khác của mối quan hệ không lành mạnh bao gồm:
- Lower self esteem
Giảm lòng tự trọng - A lack of self love
Thiếu tình yêu bản thân - Not having your needs met
Nhu cầu của bạn không được đáp ứng - Walking on eggshells
Thận trọng trong mọi thứ - Changes in your relationships with others
Thay đổi mối quan hệ với mọi người xung quanh - Dishonesty
Sự dối trá - Constantly defending the other person
Luôn bảo vệ người khác
Healthy Relationship Traits That People May Think Are Toxic
Những đặc điểm trong mối quan hệ lành mạnh mà mọi người có thể cho là độc hại
On the flip side of the coin there are also a number of normal behaviors that can be viewed as toxic.
Mặt khác, cũng có một số hành vi bình thường có thể bị coi là độc hại.
- Walking Away From A Fight
Rời khỏi cuộc tranh luận
Although in an ideal world we would always be able to talk out our issues and resolve conflict. The reality is that sometimes things become overwhelming at the moment. Walking away to stop yourself from saying something hurtful in the heat of the moment or just to give yourself a chance to calm down and think things through can actually be healthy.
Mặc dù trong một thế giới lý tưởng, chúng ta luôn có thể nói ra các vấn đề của mình và giải quyết xung đột thì thực tế có đôi khi mọi thứ trở nên quá tải vào khoảnh khắc đó. Bỏ đi để ngăn bản thân nói điều gì đó gây tổn thương trong lúc nóng giận hoặc chỉ để cho bản thân cơ hội bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo mọi việc thực sự là một hành vi lành mạnh .
So long as your partner is willing to talk about the issues at another time this behavior doesn’t need to be labeled as toxic.
Miễn là đối tác của bạn sẵn sàng trò chuyện về các vấn đề vào lúc khác thì hành vi này không thể coi là độc hại được.
- They Don’t Always Have Your Back
Họ không luôn luôn ủng hộ bạn
Feeling supported and knowing that someone will always be on your side is a sign of a good relationship. However, we also need to recognize that we are individuals who will not always have the same opinions on every subject. As individuals, we should be responsible for our own words and actions.
Cảm giác được hỗ trợ và biết rằng ai đó sẽ luôn ở bên bạn là dấu hiệu của một mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thừa nhận rằng, chúng ta không phải lúc nào cũng có quan điểm giống nhau về mọi chủ đề. Với tư cách cá nhân, chúng ta phải chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của chính mình.
Not being on your side in every argument shouldn’t be considered as toxic if generally, you support one another and are able to move forward in a healthy, loving way..
Việc không đứng về phía bạn trong mọi cuộc tranh luận không bị coi là độc hại nếu nhìn chung, các bạn hỗ trợ lẫn nhau và có thể tiến về phía trước một cách lành mạnh, yêu thương..
- Brutal Honesty
Sự thật phũ phàng
Being honest to the point of hurting someone else’s feelings might feel like a sign of a toxic relationship. But sharing your feelings, bad and good, is part of a healthy adult relationship. Being able to have uncomfortable but truthful conversations will deepen the intimacy in a relationship and bring you closer together.
Thành thật đến mức làm tổn thương cảm xúc của người khác có thể giống như dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại. Nhưng chia sẻ cảm xúc của bạn, dù tốt hay xấu, là một phần trong mối quan hệ lành mạnh của người lớn. Có thể có những cuộc trò chuyện không thoải mái nhưng chân thực sẽ làm sâu sắc thêm sự thân mật trong một mối quan hệ và đưa các bạn đến gần nhau hơn.
Just be careful how you deliver your brutal honesty. Blaming, shaming and criticism are not required.
Chỉ cần cẩn thận với cách bạn thể hiện sự trung thực tàn bạo của mình. Đổ lỗi, xấu hổ và chỉ trích là không cần thiết.
What to Do if Your Relationship Is Toxic
Phải làm gì nếu mối quan hệ của bạn độc hại
If you are in a toxic relationship you have two options. You can try to work together to fix the relationship or you can make the decision to leave.
Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại, bạn có hai lựa chọn. Bạn có thể cố gắng cùng nhau hàn gắn mối quan hệ hoặc có thể đưa ra quyết định rời đi.
Leaving a relationship is never easy. Working through the workbook “Grit & Grace: 7 Steps to Survive Heartbreak.” can help you reframe the heartbreak and move forward. Setting yourself up for healthier relationships in future.
Rời bỏ một mối quan hệ không bao giờ là dễ dàng. Nghiên cứu sách bài tập “Grit & Grace: 7 bước để vượt qua nỗi đau tan vỡ.” có thể giúp bạn điều chỉnh lại nỗi đau và tiến về phía trước và thiết lập cho mình những mối quan hệ lành mạnh hơn trong tương lai.
Nguồn: https://www.jillianturecki.com/blog/toxic-relationship-meaning