XU HƯỚNG GẮN BÓ TRÁNH NÉ-SỢ HÃI (FEARFUL AVOIDANT ATTACHMENT) ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Fearful avoidant attachment is one of four adult attachment styles. Those with this insecure style of attachment have a strong desire for close relationships, but distrust others and fear intimacy.

Gắn bó tránh né-sợ hãi là một trong bốn kiểu gắn bó ở người trưởng thành. Những người thuộc kiểu gắn bó không an toàn (bất an) này rất khao khát có được những mối quan hệ gần gũi, nhưng lại không thể tin tưởng người khác và sợ sự thân mật.

People with a fearful-avoidant attachment style distrust others and withdraw from relationships in order to avoid rejection. This leads people with a fearful-avoidant attachment to avoid the very relationships they crave.

Những người thuộc kiểu gắn bó tránh né sợ hãi không tin tưởng người khác và thường rút lui khỏi các mối quan hệ vì sợ bị từ chối. Điều này dẫn đến việc họ tránh né chính những mối quan hệ mà họ đang khao khát.

This article reviews how fearful-avoidant attachment style develops and describes the impacts it can have on an individual. If you are living with this attachment style, know that there are ways to cope and maintain healthy relationships.

Bài viết này sẽ xem xét cách thức mà kiểu gắn bó tránh né-sợ hãi phát triển và mô tả những ảnh hưởng của nó đối với cá nhân. Nếu bạn thuộc kiểu gắn bó này, hãy nhớ rằng sẽ luôn có cách để giúp bạn đối phó với nó và duy trì các mối quan hệ lành mạnh.

Origins of Attachment Theory

Nguồn Gốc Của Thuyết Gắn Bó 

Psychologist John Bowlby introduced attachment theory in 1969 to explain the bonds infants develop with their caregivers. He suggested that caregivers who are responsive and available will instill a sense of security in their babies that enables the child to go out and confidently explore the world. In the 1970s, Bowlby’s colleague Mary Ainsworth expanded on his ideas by identifying three specific attachment patterns in infants, which accounted for both secure and insecure attachment styles.

Nhà tâm lý học John Bowlby đã giới thiệu thuyết gắn bó vào năm 1969 để giải thích sự gắn kết giữa trẻ em sơ sinh và người chăm sóc. Ông đã chỉ ra rằng việc người chăm sóc có sự phản hồi nhanh và luôn sẵn sàng để có mặt sẽ mang lại một cảm giác an toàn cho trẻ. Điều này giúp trẻ có thể tự tin bước ra bên ngoài và khám phá thế giới xung quanh. Vào những năm 1970, đồng nghiệp của Bowlby, Mary Ainsworth đã mở rộng ý tưởng của ông bằng cách phân biệt ra ba kiểu gắn bó riêng biệt ở trẻ sơ sinh, bao gồm cả những kiểu gắn bó an toàn và không an toàn (bất an). 

Adult Attachment Styles

Kiểu Gắn Bó Ở Người Trưởng Thành

In 1990, Bartholomew and Horowitz proposed a four-category model of adult attachment styles that introduced the idea of fearful-avoidant attachment.

Vào năm 1990, Bartholomew và Horowitz đã đề xuất một mô hình phân loại 4 kiểu gắn bó khác nhau của người trưởng thành, trong đó bao gồm kiểu gắn bó tránh né-sợ hãi.

Bartholomew and Horowitz’s categories were based on the combination of two working models: on the one hand, whether or not a person feels worthy of love and support, and on the other hand, whether or not one feels other people are trustworthy and available.

Những phân loại của Bartholomew và Horowitz dựa trên sự kết hợp giữa hai mô hình: Thứ nhất, liệu một người có cảm thấy bản thân xứng đáng được yêu thương và hỗ trợ hay không? Và thứ hai, liệu người đó có cảm thấy đối phương là một người đáng tin cậy và luôn sẵn sàng hay không?

This created four adult attachment styles, one secure style, and three insecure styles. (1)

Từ đó tạo nên 4 kiểu gắn bó ở người trưởng thành, 1 kiểu gắn bó an toàn và 3 kiểu gắn bó không an toàn (bất an). (1)

Fearful-Avoidant

Kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né

Individuals with fearful avoidant attachment are a combination of the preoccupied and dismissive-avoidant styles of insecure attachment. They believe they are unlovable and also don’t trust other people to support and accept them. Because they think others will eventually reject them, they withdraw from relationships.

Kiểu gắn bó sợ hãi tránh né là một sự kết hợp giữa hai kiểu gắn bó không an toàn khác: chiếm hữu lo âu (preoccupied) và né tránh (dismissive-avoidant). Những cá nhân có kiểu gắn bó này này tin tưởng rằng họ không thể được yêu thương và cũng không tin tưởng rằng người khác có thể hỗ trợ và chấp nhận họ. Và vì nghĩ rằng cuối cùng họ cũng sẽ bị bỏ rơi và từ chối, họ rút lui khỏi các mối quan hệ.

At the same time, however, they strongly desire intimacy because the acceptance of others helps them feel better about themselves. People with a fearful-avoidant attachment style want love, closeness, and connection, yet they fear and avoid it.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ cũng lại có một khao khát mạnh mẽ về sự thân mật vì sự chấp nhận của người khác giúp họ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Những người thuộc kiểu gắn bó này thường luôn khao khát tình yêu, sự gần gũi, sự kết nối nhưng họ lại sợ và tránh né nó.

Fearful-avoidant attachment can lead to behavior that may be confusing to friends and romantic partners. People with this style may encourage closeness at first and then emotionally or physically retreat when they start to feel vulnerable in the relationship.

Kiểu gắn bó này có thể dẫn đến hành vi gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho bạn bè, người yêu hoặc bạn đời của họ. Ban đầu những người này có thể tỏ ra rất thân mật và gần gũi, nhưng sau đó lại rút lui dần về mặt cảm xúc và thể chất khi họ bắt đầu cảm thấy tổn thương trong một mối quan hệ.

Preoccupied

Kiểu gắn bó chiếm hữu/ lo âu

Those with preoccupied attachment believe they aren’t worthy of love but generally feel others are supportive and accepting. Consequently, these individuals seek validation and self-acceptance through their relationships with others.

Những người thuộc kiểu gắn bó này tin rằng họ không xứng đáng được yêu trong khi vẫn cảm nhận được sự hỗ trợ và chấp nhận từ người khác. Kết quả là, những cá nhân này luôn tìm kiếm sự công nhận của người khác và sự tự chấp nhận thông qua những mối quan hệ xung quanh.

Dismissive-Avoidant

Kiểu gắn bó né tránh

People with dismissive-avoidant attachment have a sense of their own self-worth but don’t trust other people. This makes them dismissive of the value of intimacy, leading them to avoid close relationships.

Những người thuộc kiểu gắn bó này hiểu được giá trị của bản thân mình nhưng lại không tin tưởng người khác. Điều này khiến họ coi nhẹ giá trị của sự thân mật và dẫn đến sự né tránh khỏi những mối quan hệ gần gũi.

Secure

Kiểu gắn bó an toàn

People who have a secure attachment style believe they are worthy of love and that other people are trustworthy and responsive. As a result, they are comfortable with intimacy but are also secure enough to be on their own.

Những người thuộc kiểu gắn bó an toàn tin rằng họ xứng đáng được yêu thương và những người xung quanh họ cũng đáng tin cậy và luôn sẵn lòng. Chính vì vậy, họ thoải mái với sự thân mật nhưng cũng tự tin để ở một mình.

What Causes Fearful-Avoidant Attachment Style?

Điều gì gây nên kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né?

Fearful-avoidant attachment is often caused by childhood in which at least one parent or caregiver exhibits frightening behavior. This frightening behavior can range from overt abuse to more subtle signs of anxiety or uncertainty, but the result is the same.

Nguyên nhân của kiểu gắn bó không lành mạnh này thường bắt nguồn từ thời thơ ấu, từ những hành vi đáng sợ của bố, mẹ hoặc người chăm sóc. Chúng có thể là những hành vi bạo lực công khai hay những hành vi tiềm ẩn gây ra sự lo lắng và không chắc chắn ở trẻ, thì đều có thể dẫn đến một hậu quả tương tự.

When the child approaches the parent for comfort, the parent is unable to provide it. Because the caregiver does not offer a secure base and may function as a source of distress for the child, the child’s impulse will be to start to approach the caregiver for comfort but will then withdraw.

Khi trẻ tìm kiếm sự vỗ về, an ủi từ cha mẹ, thì phụ huynh lại không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Bởi người chăm sóc đã không cho trẻ một chỗ dựa an toàn và từ đó trở thành một nỗi tổn thương cho trẻ, nên ban đầu trẻ có thể tiếp cận bố mẹ với mong muốn được an ủi, vỗ về, nhưng sau đó sẽ rút lui và dừng lại.

People who carry this fearful-avoidant attachment into adulthood will exhibit the same impulse to approach and then withdraw in their interpersonal relationships with friends, spouses, partners, colleagues, and children. (2)

Những người mang theo kiểu gắn bó sợ hãi-né tránh này đến khi trưởng thành, cũng sẽ thể hiện mong muốn tiếp cận ban đầu nhưng sau đó lại rút lui khỏi những mối quan hệ cá nhân với bạn bè, bạn đời, bạn đồng hành, đồng nghiệp và con cái. (2)

Impacts of This Attachment Style

Những ảnh hưởng của kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né

People with fearful avoidant attachment want to form strong interpersonal bonds but also want to protect themselves from rejection. This leads them to seek out relationships but avoid true commitment or to leave as soon as a relationship gets too intimate.

Những cá nhân có kiểu gắn bó sợ hãi-né tránh mong muốn xây dựng được những mối liên kết sâu sắc, chặt chẽ với người xung quanh, nhưng cũng muốn bảo vệ bản thân khỏi sự bỏ rơi và chối bỏ. Chính vì vậy họ tìm kiếm những mối quan hệ nhưng lại tránh sự cam kết và rời đi ngay khi nhận thấy mối quan hệ đang dần trở nên quá thân thiết.

The belief that others will hurt them and that they can’t measure up in a relationship lead those with a fearful-avoidant attachment to have a range of issues.

Niềm tin rằng người khác sẽ làm tổn thương họ và họ sẽ không thể làm tốt trong mối quan hệ đó khiến những người thuộc kiểu gắn bó này gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Fearful-avoidant attachment is often considered the worst in terms of potential negative outcomes. For example, multiple studies have shown that there is an association between fearful-avoidant attachment and depression.

Điều tội tệ nhất có thể nói đến là những hậu quả tiềm ẩn mà kiểu gắn bó này mang lại. Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né và bệnh trầm cảm.

Research by Van Buren and Cooley (3) and Murphy and Bates (4) found that it’s the negative view of the self and the self-criticism that accompanies fearful-avoidant attachment that leaves those with this attachment style vulnerable to depression, social anxiety, and negative emotions, in general.

Một nghiên cứu bởi Van Buren, Cooley (3), Murphy và Bates (4) đã tìm ra rằng kiểu gắn bó này có thể dẫn đến cái nhìn tiêu cực về bản thân và sự tự chỉ trích bản thân, từ đó khiến những người này nhạy cảm hơn với những vấn đề như trầm cảm, lo âu xã hội và nói chung là những cảm xúc tiêu cực.

Meanwhile, another study found that, in comparison to other attachment styles, fearful-avoidant attachment is predictive of more sexual partners in one’s lifetime and a greater tendency to consent to sex even when it’s unwanted. (5)

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, trong sự so sánh với những kiểu gắn bó khác thì sợ hãi-tránh né có liên quan đến khả năng có nhiều đối tác tình dục cao hơn và có xu hướng đồng ý quan hệ tình dục nhiều hơn ngay cả khi không mong muốn điều đó. (5)

However, it is important to recognize that the effects of fearful-avoidant attachment depend on a variety of factors, including a person’s coping style and the support they receive from others. Becoming more aware of your attachment style may help you learn to cope with it more effectively.

Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta cần phải biết là ảnh hưởng của kiểu gắn bó sợ hãi-né tránh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả cách đối diện với vấn đề của cá nhân và sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Nói chung, việc hiểu rõ về kiểu gắn bó mà mình đang sở hữu sẽ có thể giúp bạn ứng phó với nó một cách hiệu quả hơn.

Coping With Fearful-Avoidant Attachment

Làm sao để đối phó với kiểu gắn bó sợ hãi-né tránh

There are ways to deal with the challenges that come with a fearful-avoidant attachment style. These include:

Một số cách có thể giúp bạn đối mặt với những thử thách mà kiểu gắn bó này mang lại:

Learn About Your Attachment Style

Tìm hiểu về kiểu gắn bó của bạn

If you recognize yourself in the description of fearful-avoidant attachment, it helps to learn more as this will give you insight into the patterns and thought processes that may be keeping you from getting what you want from love and life.

Nếu bạn nhận ra bản thân đang thuộc kiểu gắn bó sợ hãi-né tránh, thì việc tìm hiểu sẽ là một điều hữu ích vì điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những kiểu suy nghĩ, biểu hiện mà đang ngăn bạn đạt được những gì mình muốn trong tình yêu và cuộc sống.

Keep in mind that each of the adult attachment categories is broad and may not be a perfect description of your behavior and feelings.

Nên nhớ rằng mỗi một dạng thức gắn bó ở người trưởng thành bao hàm ý nghĩa rộng lớn, và có thể không phải là một mô tả hoàn hảo cho hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Still, if you aren’t aware of your patterns, you can’t change them, so learning about the attachment style that best fits you can be the first step in this direction.

Tuy nhiên, nếu không nhận biết rõ ràng về những đặc điểm của mình, bạn không thể thay đổi chúng. Vì vậy tìm hiểu về kiểu gắn bó tiệm cận với bản thân nhất có thể được coi là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề.

Set and Communicate Boundaries in Relationships

Đặt ra giới hạn và giải thích nó với đối phương trong các mối quan hệ

If you fear that sharing too much about yourself in a relationship too quickly will lead you to withdraw, slow things down. Communicate to your partner that you are most comfortable taking your time opening up and that you will be doing so gradually.

Nếu bạn sợ rằng chia sẻ quá nhiều và quá nhanh trong một mối quan hệ có thể khiến bạn rút lui sớm, hãy làm mọi thứ chậm lại. Hãy nói với đối phương rằng bạn sẽ thấy thoải mái nhất khi mọi thứ diễn ra từ từ và rằng bạn cũng sẽ làm điều đó dần dần.

You can also communicate what makes you anxious and what will help you feel more secure, enabling you to feel safer in the relationship. (2)

Bạn cũng có thể nói với họ điều gì khiến bạn lo lắng và điều gì có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, cho phép bạn cảm thấy an toàn hơn trong mối quan hệ. (2)

Be Kind to Yourself

Hãy tốt với bản thân mình

People with fearful-avoidant attachment think negatively about themselves and can often be self-critical.

Những người sở hữu kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né suy nghĩ tiêu cực và thường có cái nhìn phán xét, chỉ trích về bản thân mình.

It can help you to learn to talk to yourself like you would a friend. This enables you to be more compassionate and understanding of yourself while shutting down self-criticism.

Một trong những giải pháp hữu ích đó là nói chuyện với bản thân như một người bạn. Điều này cho phép bạn trở nên đồng cảm và hiểu bản thân mình hơn, trong khi dừng việc tự chỉ trích lại.

Seek Out Therapy

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

It can be helpful to discuss your challenges with fearful-avoidant attachment with a counselor or therapist.

Nó có thể hữu ích để thảo luận những vấn đề của bạn với một tham vấn viên hoặc một nhà trị liệu.

Research has shown, however, that fearful-avoidant attachment may impede treatment because people with this attachment style are prone to avoiding intimacy even with a therapist. (6)

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu gắn bó này có thể cản trở việc điều trị vì thậm chí những người thuộc kiểu gắn bó này né tránh sự thân mật với cả nhà trị liệu của họ. (6)

As a result, it’s important to seek out a therapist who has experience successfully treating people with fearful-avoidant attachment and therefore knows how to overcome this potential therapeutic hurdle.

Vì vậy, tìm kiếm một nhà trị liệu có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với những người thuộc kiểu gắn bó sợ hãi-tránh né và từ đó biết cách vượt qua rào cản trị liệu này cũng là một điều vô cùng quan trọng.

_

Biên dịch: Diem Quynh

Link trang gốc: https://www.verywellmind.com/what-is-fearful-avoidant-attachment-5207986

Để lại một bình luận