Vấn đề thời gian: Quan điểm thời gian tác động thế nào đến sức khỏe?

A Matter of Time: The Impact of Time Perspectives on Health

Vấn đề thời gian: Quan điểm thời gian tác động thế nào đến sức khỏe?

Người dịch: Minh Hà – Hiệu đính: Thùy Linh

Tác giả: Alice E. Schluger Ph.D.

 

Have you ever thought about how often you check the time during the day? It’s probably at least 50 times, since we’re constantly looking at our phones. We conduct our lives on a schedule that is designed to keep us organized and productive, but the way we actually view time is extremely complex and subjective. Our time perspectives dictate how we react emotionally to the world around, form judgments, and the actions we take. Much of this is unconscious and habitual, but it has a considerable impact on our health status.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình nhìn đồng hồ bao nhiêu lần một ngày chưa? Có lẽ ít nhất là 50 lần, bởi chúng ta liên tục kiểm tra điện thoại. Chúng ta sống theo lịch trình để đảm bảo mọi việc luôn được thực hiện nền nếp và hiệu quả, nhưng cảm nhận của chúng ta về thời gian lại hết sức phức tạp và chủ quan. Quan điểm thời gian của mỗi cá nhân quyết định người đó sẽ có phản ứng cảm xúc gì với thế giới xung quanh, nhận định thế nào và hành động ra sao. Hầu hết những quá trình trên đều diễn ra một cách vô thức, nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của chúng ta.

What Is Time Perspective?

Quan điểm thời gian là gì?

The subject of time perspectives has fascinated philosophers such as Aristotle and Kant, who were interested in exploring the experience of past, present, and future. This laid the groundwork for the concept of temporal or time perspective theory that later emerged in the field of psychology. The term “time perspective” refers to the degree to which individuals focus on the past, present, or future, and is an indication of motivation that influences a variety of behaviors. Our outlook on life determines our recurring thought patterns and also our beliefs about the future. Whether this is more optimistic or pessimistic, it has a direct relationship to the nature of our daily functioning.

Chủ đề quan điểm thời gian đã khơi gợi hứng thú của các triết gia như Aristotle và Kant, khiến họ miệt mài tìm tòi về trải nghiệm quá khứ, hiện tại và tương lai. Những nghiên cứu này đã đặt nền móng cho khái niệm quan điểm thời gian mà sau này được biết đến nhiều hơn trong tâm lý học. Thuật ngữ “quan điểm thời gian” chỉ mức độ tập trung vào quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của mỗi cá nhân, là dấu hiệu phản ánh động cơ dẫn tới hành vi. Nhân sinh quan của chúng ta định hình các mô thức tư duy lặp đi lặp lại cũng như niềm tin đối với tương lai. Dù góc nhìn này có chiều hướng lạc quan hay bi quan thì cũng có mối liên hệ trực tiếp với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Time Perspective Categories

Các loại quan điểm thời gian

The Zimbardo Time Perspective Inventory is regarded as one of the most important measures of temporal perspectives. It encompasses five different dimensions:

Thang Đo Quan Niệm Về Thời Gian của Zimbardo (Zimbardo Time Perspective Inventory – ZTPI) được xem là một trong những công cụ đo lường quan niệm thời gian quan trọng nhất hiện nay. Thang đo này bao gồm năm chiều chính:

  • Past-negative—focusing on distressing past experiences.
  • Past-positive—viewing the past with nostalgia but remaining cautious.
  • Present-hedonistic—seeking pleasurable experiences and taking risks.
  • Present-fatalistic—feeling helpless, powerless, and anxious.
  • Future—feeling constant pressure to achieve goals.
  • Quá khứ tiêu cực – tập trung vào những trải nghiệm đau buồn trong quá khứ.
  • Quá khứ tích cực – nhìn lại quá khứ với cảm xúc hoài niệm nhưng vẫn giữ thái độ cẩn trọng.
  • Hiện tại khoái lạc – tìm kiếm những trải nghiệm vui thích và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
  • Hiện tại định mệnh – cảm thấy bất lực, vô vọng và lo âu.
  • Tương lai – luôn bị thôi thúc phải hoàn thành các mục tiêu.

This model has since been expanded to include future-negative, which reflects worry and anxiety, and present-eudaimonic, which refers to a mindful present focus. The future dimension has since been replaced with future-positive.

Về sau, mô hình này được bổ sung thêm các chiều hướng: “Tương lai tiêu cực” – phản ánh tâm lý lo lắng và bất an, “hiện tại hạnh phúc” – tập trung vào hiện tại một cách có tỉnh thức. Chiều “tương lai” sau này được thay thế bằng “tương lai tích cực”.

Time Perspectives and Mental Health

Quan điểm thời gian và sức khỏe tinh thần

Time perspectives affect our emotional responses to specific situations that we encounter. Both past-negative and future-negative perspectives are associated with self-defeating thoughts and emotions. For example, ruminating about past failures can cause increased anxiety, particularly when we are faced with similar circumstances later on. This may create a fear of failure, low self-esteem, and detract from our level of motivation. In contrast, future-positive and present-hedonistic views pertain to higher levels of emotional arousal. People who are present-hedonistic tend to be impulsive and thrill-seeking. This can become dangerous if the risk-taking behavior involves substance abuse or overspending. Being future-oriented can either be helpful or harmful. There is a difference between focusing on setting and striving for goals, and getting caught up in constant pressures to keep up this momentum. Maintaining a future-positive outlook is beneficial for building self-efficacy and confidence. Stress-related responses are lessened due to the ability to perceive failures as growth opportunities.

Quan điểm thời gian ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta trước các tình huống cụ thể. Cả quan điểm quá khứ tiêu cực và tương lai tiêu cực đều đi đôi với những suy nghĩ và cảm xúc tự dằn vặt. Ví dụ, việc cứ mãi trăn trở về những thất bại trong quá khứ có thể làm gia tăng tình trạng lo âu, đặc biệt khi phải đối mặt với những tình cảnh tương tự trong tương lai. Thói quen này có thể khiến người ta sợ hãi thất bại, thiếu tự tin và giảm động lực. Ngược lại, những người có quan điểm tương lai tích cực và hiện tại khoái lạc có mức độ cảm xúc mãnh liệt hơn. Họ hay hành xử bốc đồng và theo đuổi cảm giác kích thích. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, hành vi theo xu hướng này có thể dẫn đến lạm dụng chất kích thích, chi tiêu quá mức, hoặc các rủi ro khác. Định hướng tương lai có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Một bên nỗ lực xây dựng và phấn đấu cho mục tiêu, còn một bên lại chìm trong vòng xoáy áp lực khi phải liên tục tiến lên. Khi có cái nhìn tích cực về tương lai, chúng ta sẽ thêm tin tưởng vào năng lực và giá trị của bản thân. Coi thất bại như một cơ hội để phát triển cũng giúp giảm bớt phản ứng căng thẳng.

 

Applications of Time Perspective Theory in Coaching

Ứng dụng của lý thuyết quan điểm thời gian trong huấn luyện

Studies indicate that people subconsciously alter their time perspectives of past, present, and future according to their emotional states, habits, and objectives. As a wellness coach for dancers and athletes, establishing individual temporal profiles is significant for understanding motivation, engagement, self-concept, and performance levels. This allows for a more in-depth exploration of goals and desires to implement an effective action plan. For instance, motivation can be improved by having the client identify their long-term goals and the incremental steps needed to reach them. Active engagement is connected to a positive mindset which can bolster commitment to training and also help prevent burnout. In addition, how long these feelings of satisfaction or dissatisfaction last from a specific performance varies according to the individual’s time perspective. Learning how to let go of negative emotions and thought patterns is a key area to concentrate on for performance enhancement.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quan điểm thời gian về quá khứ, hiện tại và tương lai được điều chỉnh trong tiềm thức, tùy vào trạng thái cảm xúc, thói quen và mục tiêu của mỗi người. Với một huấn luyện viên sức khỏe cho các vũ công và vận động viên, việc xây dựng chân dung cá nhân về quan điểm thời gian là rất quan trọng, giúp huấn luyện viên hiểu hơn về động lực, mức độ gắn kết, nhận thức về bản thân và khả năng trình diễn của từng người. Đây là cơ sở để huấn luyện viên tìm hiểu sâu hơn về các mục tiêu và mong muốn của họ, từ đó thiết lập một kế hoạch hành động hiệu quả. Ví dụ, động lực có thể được nâng cao thông qua việc giúp thân chủ  xác định mục tiêu dài hạn, tiếp đó là từng bước cụ thể để đạt được chúng. Sự gắn kết tích cực cùng với tư duy lạc quan không chỉ cải thiện mức độ cam kết trong quá trình luyện tập mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng kiệt sức. Ngoài ra, sau mỗi thành tích, cảm giác hài lòng hoặc thất vọng kéo dài bao lâu là tùy vào quan điểm thời gian của từng người. Học cách vượt qua những cảm xúc và lối tư duy tiêu cực là một yếu tố then chốt giúp cải thiện thành tích.

 

It’s important to keep in mind that having a more equitable time perspective is advantageous for attaining a greater sense of well-being. It’s detrimental to remain stuck in the past, live exclusively for the present, or think only about the future. If we are able to shift time perspectives more readily, we can become more fully present and engaged in our experiences. This also relates to cultivating self-confidence, resilience, and the ability to evaluate past performances in an objective manner. Self-talk, either positive or negative, is a huge factor regarding the assessment of performance. All-or-nothing thinking is one of the elements of perfectionism in dancers and athletes that can be a roadblock to success. It can also lead to performance anxiety that detracts from enjoyment or interferes with their career itself. Working collaboratively to reframe mindsets that are negative and unproductive is essential for making progress with clients within the supportive coaching environment.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là: việc duy trì một quan niệm về thời gian cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao cảm nhận về hạnh phúc và chất lượng sống. Chìm đắm trong quá khứ, chỉ sống vì hiện tại hay chăm chăm vào tương lai đều có hại. Nếu chúng ta có thể linh hoạt thay đổi quan điểm thời gian, chúng ta sẽ có thể hiện diện trọn vẹn hơn và hết mình hơn trong mỗi trải nghiệm. Điều này cũng giúp chúng ta thêm tự tin, kiên cường và đánh giá những gì đã làm trong quá khứ một cách khách quan hơn. Tự đối thoại với bản thân, dù theo hướng tích cực hay tiêu cực, cũng là một yếu tố quan trọng khi đánh giá thành tích. Tư duy “được ăn cả, ngã về không” là một tiêu chuẩn khắt khe thường gặp ở các vũ công và vận động viên với rủi ro cản bước thành công của họ. Lối suy nghĩ này có thể gây ra cảm xúc lo âu khi trình diễn, khiến niềm vui không trọn vẹn, có khi còn cản trở sự nghiệp. Do đó, cùng thân chủ điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực và bất lợi là một bước quan trọng để thúc đẩy họ tiến bộ trong môi trường huấn luyện tích cực.

 

The inclusion of time perspective screening can be a valuable tool for identifying appropriate strategies for performance improvement. Through the observation of dancers that have future-negative perspectives, avoidant behavior often occurs which leads to limited goals, low motivation, or loss of interest in dance entirely. This may also indicate anxiety about their relatively short professional careers and the prospect of dealing with a career transition in the near future. Stress management and mind-body tools such as meditation, breathing exercises, imagery, and relaxation techniques are reliable resources for reducing anxiety and providing coping skills. Dancers also tend to be highly self-critical and generally focus on their flaws instead of their attributes. A more balanced perspective of their successes and failures should be encouraged to foster self-belief, mindfulness, and adaptive behaviors for optimal outcomes and fulfillment.

Phương pháp sàng lọc quan điểm thời gian giúp xác định chiến lược thích hợp để cải thiện khả năng trình diễn. Ví dụ, khi quan sát các vũ công có quan điểm tương lai tiêu cực, ta thường thấy họ có hành vi né tránh thử thách, do đó đặt ra những mục tiêu khiêm tốn, có ít động lực hoặc hoàn toàn mất đi niềm đam mê với khiêu vũ. Điều này cũng có thể cho thấy họ đang lo lắng về tuổi nghề ngắn ngủi và nguy cơ phải đổi nghề trong tương lai gần. Kiểm soát căng thẳng và áp dụng các liệu pháp thân-tâm như thiền, tập thở, hình dung và kỹ thuật thư giãn là các phương pháp hiệu quả giúp giảm lo âu và trang bị kỹ năng đối phó với lo âu. Các vũ công thường tự chỉ trích một cách khắt khe và tập trung vào khuyết điểm của mình hơn là ưu điểm. Nên khích lệ họ phát triển một góc nhìn cân bằng hơn về thành công và thất bại để bồi dưỡng niềm tin, chánh niệm và hành vi thích nghi, từ đó đạt được kết quả tối ưu và hạnh phúc trọn vẹn.

It’s not easy to alter our longstanding perspectives about time, but it is a skill that can be developed with time, patience, and support. As Thomas Hardy once said, “Time changes everything except something within us which is always surprised by change.”

Thay đổi quan điểm thời gian cố hữu không phải là chuyện dễ dàng, nhưng nếu đủ kiên nhẫn và sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện được kỹ năng này theo thời gian. Như Thomas Hardy đã từng nói: “Thời gian thay đổi tất cả, ngoại trừ điều bên trong chúng ta, vốn luôn ngạc nhiên trước sự thay đổi”.

———————–

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/words-of-wellness/202407/a-matter-of-time-the-impact-of-time-perspectives-on-health

Để lại một bình luận