Trị liệu Ngoại trú và Hiệu quả của nó

Outpatient Therapy: What It Is and Is It Effective?

 

Biên dịch: Thùy Trang – Hiệu đính: Xanh Lam

 


Outpatient therapy is defined as any psychotherapy service offered when the client is not admitted to a hospital, residential program, or other inpatient settings. Outpatient therapy is a resource for individuals seeking support for mental health concerns who do not require round-the-clock support or safety monitoring.

Trị liệu ngoại trú được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ trị liệu tâm lý nào được cung cấp khi khách hàng không nhập viện, chương trình nội trú hoặc các cơ sở nội trú khác. Trị liệu ngoại trú là nguồn lực dành cho những cá nhân đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, những người không cần hỗ trợ 24/24 hoặc theo dõi an toàn. 

Outpatient therapy can be offered through hospitals, in doctor’s offices that employ therapists, group practices, or private practice.

Liệu pháp ngoại trú có thể được cung cấp thông qua bệnh viện, tại văn phòng bác sĩ sử dụng các nhà trị liệu, thực hành nhóm hoặc thực hành cá nhân. 

Psychologists, clinical social workers, counselors, and certain medical professionals can offer outpatient therapy. Interns and students working towards degrees or licensure in mental health may also offer outpatient therapy with supervision and oversight from a qualified, licensed professional.

Các nhà tâm lý học, nhân viên xã hội lâm sàng, nhà tham vấn và một số chuyên gia y tế có thể cung cấp liệu trình ngoại trú. Thực tập sinh và sinh viên đang theo đuổi bằng cấp hoặc giấy phép về sức khỏe tâm thần cũng có thể cung cấp liệu trình ngoại trú với sự giám sát của một chuyên gia có trình độ và được cấp phép.

 

Types of Outpatient Therapy

Các kiểu trị liệu ngoại trú

Outpatient therapy can take many forms, depending on the client’s needs. Individual therapy, group therapy, family therapy, and couple’s therapy can all be provided in an outpatient setting. Sessions can range in frequency, including weekly, twice per week, every other week, and monthly, depending on the individual client’s need and progress in treatment.

Trị liệu ngoại trú có thể có nhiều hình thức, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm, trị liệu gia đình và trị liệu cặp đôi đều có thể được cung cấp trong môi trường ngoại trú. Các buổi trị liệu có thể có tần suất khác nhau, bao gồm hàng tuần, hai lần mỗi tuần, cách tuần và hàng tháng, tùy thuộc vào nhu cầu và tiến độ điều trị của từng khách hàng. 

Therapists offering outpatient services can practice from many different theoretical orientations depending on the therapist’s personal style and training background. Most orientations taught in clinical and counseling programs can be implemented in an outpatient setting, including:

Các nhà trị liệu cung cấp dịch vụ ngoại trú có thể thực hành theo nhiều định hướng lý thuyết khác nhau tùy thuộc vào phong cách cá nhân và nền tảng đào tạo của nhà trị liệu. Hầu hết các định hướng được dạy trong các chương trình tư vấn và lâm sàng đều có thể được thực hiện trong môi trường ngoại trú, bao gồm: 

  • Adlerian therapy: A brief therapy approach that emphasizes setting and achieving specific goals, as well as psychoeducation about mental health.
  • Liệu pháp Adlerian: Một phương pháp trị liệu ngắn gọn nhấn mạnh vào việc thiết lập và đạt được các mục tiêu cụ thể, cũng như giáo dục tâm lý về sức khỏe tâm thần.
  • Behavioral therapy: A form of therapy aimed at changing problem behaviors by reinforcing preferred behaviors.
  • Trị liệu hành vi: Một hình thức trị liệu nhằm thay đổi các hành vi có vấn đề bằng cách củng cố các hành vi ưa thích.
  • Cognitive therapy: A typically short-term therapy approach that explores how one’s thoughts affect feelings and behaviors.
  • Trị liệu nhận thức: Một phương pháp trị liệu ngắn hạn điển hình nhằm khám phá cách suy nghĩ của một người ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi.
  • Cognitive-behavioral therapy: A form of therapy aimed at helping individuals identify the connection between maladaptive thoughts, behaviors, and emotions and make positive changes to these patterns.
  • Trị liệu nhận thức-hành vi: Một hình thức trị liệu nhằm giúp các cá nhân xác định mối liên hệ giữa những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không thích ứng và tạo ra những thay đổi tích cực cho những khuôn mẫu này.
  • Humanistic therapy: An approach to mental health that helps clients identify their “true self” and determine how to live their most authentic life.
  • Trị liệu nhân văn: Một cách tiếp cận sức khỏe tâm thần giúp khách hàng xác định “con người thật” của họ và xác định cách sống cuộc sống đích thực nhất của họ.
  • Psychoanalysis: A long-term talk therapy approach that involves exploring how one’s unconscious mind impacts thoughts, feelings, and behaviors.
  • Phân tâm học: Một phương pháp trị liệu bằng trò chuyện dài hạn bao gồm việc khám phá cách thức vô thức của một người tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. 
  • Psychodynamic therapy: A long-term therapy approach involving deep exploration and understanding of emotions and thoughts through talk therapy.
  • Trị liệu tâm động học: Một phương pháp trị liệu lâu dài liên quan đến việc khám phá và hiểu biết sâu sắc về cảm xúc và suy nghĩ thông qua liệu pháp trò chuyện. 
  • Strengths-based therapy: An approach to therapy that emphasizes clients’ already existing strengths and helps the client identify and use these strengths in their life.
  • Trị liệu tâm động học: Một phương pháp trị liệu lâu dài liên quan đến việc khám phá và hiểu biết sâu sắc về cảm xúc và suy nghĩ thông qua liệu pháp trò chuyện.

     

Techniques of Outpatient Therapy

Các kỹ thuật sử dụng trong trị liệu ngoại trú

Therapy techniques will vary based on the therapist’s theoretical orientation as well as the client’s individual needs. All orientations include talk therapy, which helps the client articulate their needs and treatment goals and allows the therapist to determine which interventions might be most helpful.

Kỹ thuật trị liệu sẽ dựa trên hướng lý thuyết của nhà trị liệu cũng như nhu cầu cá nhân của thân chủ. Tất cả các hướng đi, bao gồm trò chuyện trị liệu, giúp thân chủ thể hiện nhu cầu và mục tiêu trị liệu, cho phép nhà trị liệu quyết định kiểu can thiệp nào sẽ có tác dụng nhất.

Because outpatient therapy consists of sessions with time in between, many outpatient therapists will assign homework in between sessions. Assignments might include tracking thoughts and emotions, mindfulness or meditation exercises, or trying different communication styles or conflict resolutions.

Bởi vì trị liệu ngoại trú gồm nhiều phiên làm việc cách nhau, nhiều nhà trị liệu ngoại trú sẽ giao bài tập về nhà giữa các phiên. Bài tập có thể gồm các việc như theo dõi suy nghĩ và cảm xúc, các bài tập chánh niệm và thiền định, hoặc thử các phong cách giao tiếp khác nhau hay giải pháp cho xung đột.

 

What Outpatient Therapy Can Help With

Trị liệu ngoại trú có thể giúp gì?

Because outpatient therapists have the flexibility to pull from a variety of theoretical orientations and techniques, outpatient therapy can help with a wide variety of mental health concerns.

Bởi vì các nhà trị liệu ngoại trú có thể linh hoạt áp dụng nhiều định hướng lý thuyết và kỹ thuật khác nhau, liệu pháp ngoại trú có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Therapists can use outpatient therapy to help with many diagnoses, including depression, anxiety, trauma, and stress.

Các nhà trị liệu có thể sử dụng liệu pháp ngoại trú để giúp giải quyết nhiều chẩn đoán, bao gồm trầm cảm, lo âu, chấn thương và căng thẳng.

 

Benefits of Outpatient Therapy 

Lợi ích của trị liệu ngoại trú

Therapy in an outpatient setting allows clients to schedule sessions based on their availability, and they can choose frequency and treatment goals based on their needs and priorities.

Trị liệu trong môi trường ngoại trú cho phép khách hàng lên lịch các buổi dựa trên tình trạng sẵn sàng của họ, họ có thể chọn tần suất và mục tiêu điều trị dựa trên nhu cầu và ưu tiên của họ.

Outpatient therapy allows anyone to seek therapy services and support for their mental health while allowing them to live their lives in between sessions. Many clients can continue to work or go to school while receiving outpatient therapy services.

Trị liệu ngoại trú cho phép mọi người tìm kiếm các dịch vụ trị liệu và hỗ trợ cho sức khỏe tâm thần đồng thời cho phép họ sống cuộc sống của mình giữa các buổi điều trị. Nhiều khách hàng có thể tiếp tục đi làm hoặc đi học trong khi nhận các dịch vụ trị liệu ngoại trú. 

Since many different types of outpatient therapy exist, clients can find a therapist who meets their individual needs and preferences. Outpatient therapy can also be conducted via telehealth, so clients living in rural areas do not have to travel to receive services.

Vì có nhiều loại trị liệu ngoại trú khác nhau nên khách hàng có thể tìm được nhà trị liệu đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân của họ. Trị liệu ngoại trú cũng có thể được thực hiện thông qua telehealth*, vì vậy khách hàng sống ở khu vực nông thôn không cần phải đi xa để nhận dịch vụ.

*Chú thích của dịch giả:  Telehealth là hình thức chăm sóc sức khỏe từ xa thông qua smartphone, máy tính có kết nối internet giúp việc tư vấn, thăm khám, theo dõi sức khỏe trở nên thuận tiện hơn. (Nguồn: internet)

 

Effectiveness of Outpatient Therapy 

Mức độ hiệu quả của Trị liệu ngoại trú

“Outpatient therapy” can refer to many different techniques and therapy approaches, which vary in their empirical support and evidence-based data about effectiveness. However, outpatient therapy can reduce an individual’s risk for needing a psychiatric hospitalization or inpatient mental health services.

“Liệu pháp ngoại trú” có thể đề cập đến nhiều kỹ thuật và phương pháp trị liệu khác nhau, khác nhau về hỗ trợ thực nghiệm và dữ liệu dựa trên bằng chứng về hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp ngoại trú có thể làm giảm nguy cơ cần phải nhập viện tâm thần hoặc các dịch vụ sức khỏe tâm thần nội trú của một cá nhân. 

Research has shown that various outpatient services can provide symptom relief for diagnoses from depression and anxiety1 to borderline personality disorder. In addition, outpatient therapy is an important resource and support for clients following discharge from the hospital, including improving treatment outcomes and reducing the need for additional hospitalizations.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dịch vụ ngoại trú khác nhau có thể giúp giảm triệu chứng khi chẩn đoán từ trầm cảm và lo âu đến rối loạn nhân cách ranh giới. Ngoài ra, trị liệu ngoại trú là một nguồn lực và hỗ trợ quan trọng cho khách hàng sau khi xuất viện, bao gồm cải thiện kết quả điều trị và giảm nhu cầu để nhập viện thêm.

 

Things to Consider 

Những điều cần phải cân nhắc

If you are struggling with your mental health but are able to live independently, outpatient therapy might be a good resource for you.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần nhưng có thể sống độc lập, liệu pháp ngoại trú có thể là lực chọn tốt cho bạn.

Individuals who require ongoing therapeutic support, need to be seen daily, or who are unable to live independently may require residential or inpatient treatment. If you experience active suicidal ideation, you might need a higher level of care to ensure your safety.

Những cá nhân cần hỗ trợ điều trị liên tục, cần được khám hàng ngày hoặc những người không thể sống độc lập có thể yêu cầu điều trị nội trú hoặc nội trú. Nếu bạn đang có ý định tự sát, bạn có thể cần được chăm sóc ở mức độ cao hơn để đảm bảo an toàn cho mình. 

When exploring options for outpatient therapy, contact your insurance company to get information about your coverage and what therapy services might cost you. You can also talk to your employer about whether you have an Employee Assistance Program that provides a limited number of free sessions.

Khi tìm hiểu các lựa chọn điều trị ngoại trú, hãy liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn để biết thông tin về phạm vi bảo hiểm của bạn và những dịch vụ trị liệu nào có thể khiến bạn phải trả phí. Bạn cũng có thể nói chuyện với chủ lao động của mình về việc liệu bạn có Chương trình Hỗ trợ Nhân viên cung cấp một số buổi học miễn phí có giới hạn hay không. 

If you are having suicidal thoughts, contact the National Suicide Prevention Lifeline at 988 for support and assistance from a trained counselor. If you or a loved one are in immediate danger, call 911.

Nếu bạn đang có ý định tự tử, hãy liên hệ với Đường dây nóng phòng chống tự tử quốc gia theo số 988 để được hỗ trợ và trợ giúp từ một cố vấn đã được đào tạo. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp nguy hiểm trước mắt, hãy gọi 911. Ở Việt Nam, bạn có thể liên hệ qua Đường dây nóng Ngày mai để nhận được hỗ trợ, hotline: 096 306 1414.

 

How to Get Started 

Làm thế nào để bắt đầu trị liệu ngoại trú

If you feel like you would benefit from outpatient therapy, you can find a therapist whose training and style fit your needs and preferences.

Nếu bạn cảm thấy mình liệu pháp ngoại trú có lợi cho mình, bạn có thể tìm một nhà trị liệu có phong cách đào tạo phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. 

Your first therapy session will likely include providing information about your personal history, family history, and symptoms. When you first start therapy, it can take time to build trust and rapport with your therapist, and you might find yourself exploring emotions you had not previously addressed. You may also have to try out more than one therapist before you find a provider who is a good fit.

Buổi trị liệu đầu tiên của bạn có thể sẽ bao gồm việc cung cấp thông tin về lịch sử cá nhân, lịch sử gia đình và các triệu chứng của bạn. Khi bạn bắt đầu trị liệu lần đầu tiên, có thể mất thời gian để xây dựng lòng tin và mối quan hệ với bác sĩ trị liệu, đồng thời bạn có thể thấy mình đang khám phá những cảm xúc mà trước đây bạn chưa giải quyết. Bạn cũng có thể phải thử nhiều nhà trị liệu trước khi tìm được người phù hợp.

You and your therapist will work together to develop a treatment plan and goals that fit your needs and address your specific symptoms. Starting outpatient therapy can be stressful, but it allows you to continue living your life while you receive support for your mental health needs.

Bạn và nhà trị liệu sẽ làm việc cùng nhau để phát triển kế hoạch và mục tiêu điều trị phù hợp với nhu cầu cũng như giải quyết các triệu chứng cụ thể của bạn. Bắt đầu điều trị ngoại trú có thể rất căng thẳng nhưng nó cho phép bạn tiếp tục sống cuộc sống của mình trong khi nhận được sự hỗ trợ cho các nhu cầu sức khỏe tâm thần của mình.

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellmind.com/outpatient-therapy-definition-and-efficacy-5214546

 

Để lại một bình luận