Toxic Positivity
Biên dịch: Hoàng – Hiệu đính: Lyn
Toxic positivity has become increasingly popular in news media since 2020. Searches for the term have doubled since January of 2020 and the issue has been discussed in publications including the Wall Street Journal, the Review, as well as psychology texts and blogs.
Sự tích cực độc hại ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông kể từ năm 2020. Số lượt tìm kiếm thuật ngữ này đã tăng gấp đôi kể từ tháng 1 năm 2020 và vấn đề này đã được thảo luận trên các ấn phẩm bao gồm Wall Street Journal, the Review, cũng như các bài báo và blog liên quan đến tâm lý học
What is toxic positivity?
Tích cực độc hại là gì?
Descriptions of toxic positivity vary, though there are some common elements in each definition. Toxic Positivity occurs when encouraging statements are expected to minimize or eliminate painful emotions, creating pressure to be unrealistically optimistic without considering the circumstances of the situation.
Có vô vàn các định nghĩa đa dạng về sự tích cực độc hại, mặc dù có một số điểm chung ở mỗi một định nghĩa. Tích cực độc hại xảy ra khi những tuyên bố khích lệ được cho là sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ những cảm xúc đau đớn, tạo ra áp lực khiến bạn phải lạc quan một cách phi thực tế mà không xem xét đến hoàn cảnh của tình huống đó.
What’s so bad about positive thinking?
Suy nghĩ tích cực có gì xấu?
Imagine for a moment that you could truly embody the “good vibes only” mantra. No single negative thought is allowed to enter your mind and you are feeling nothing but bliss – sounds pretty great right? And then, you hear about your dog getting sick and… you feel nothing but happiness? Or perhaps, you hear of the passing of a loved one, or read about a tragedy occurring in the world. These are just a few examples where “good vibes only” starts to feel unproductive and unhelpful.
Hãy tưởng tượng trong giây lát rằng bạn có thể thực sự thể hiện câu thần chú “chỉ những cảm nhận tốt”. Không một suy nghĩ tiêu cực nào được phép xâm nhập vào tâm trí bạn và bạn không cảm thấy gì ngoài niềm hạnh phúc – nghe có vẻ khá tuyệt phải không? Và sau đó, bạn nghe tin con chó của mình bị ốm và… bạn không cảm thấy gì ngoài niềm hạnh phúc? Hoặc có thể bạn nghe tin một người thân qua đời, hoặc đọc về một thảm kịch đang xảy ra trên thế giới. Đây chỉ là một vài ví dụ mà “chỉ những cảm xúc tốt” bắt đầu mang lại cảm giác không hiệu quả và vô ích.
In cognitive behavioral therapy (CBT), changing our thinking patterns is an important part of treatment for both depression and anxiety. This includes changing mindsets, examining issues through different lenses, and even, positive thinking. Where positive thinking becomes toxic is when it is expected to get rid of negative feelings. It can be presented as a demand that we must be positive at the expense of other feelings. Of course, we all want happiness – for ourselves and our loved ones, but to expect that the only feeling we should have is happiness is unrealistic. If you set a goal to have “100 days of happiness” does it mean you’ve failed if you feel sad on day 3?
Trong liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta là một phần quan trọng trong điều trị cả trầm cảm và lo âu. Điều này bao gồm việc thay đổi tư duy, xem xét các vấn đề qua các lăng kính khác nhau và thậm chí là suy nghĩ tích cực. Nơi suy nghĩ tích cực trở nên độc hại là lúc người ta mong đợi loại bỏ những cảm giác tiêu cực. Nó có thể được trình bày như một yêu cầu rằng chúng ta phải tích cực trước những cảm xúc khác. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều mong muốn hạnh phúc – cho bản thân và những người thân yêu của mình, nhưng mong đợi rằng cảm giác duy nhất mà chúng ta nên có là hạnh phúc là điều không thực tế. Nếu bạn đặt mục tiêu có “100 ngày hạnh phúc” thì phải chăng bạn đã thất bại nếu cảm thấy buồn vào ngày thứ 3?
Where do these messages come from?
Những thông điệp này tới từ đâu?
Toxic positivity happens in relationships – we can either be on the receiving end of the messages from others or be the ones giving toxic messages – and within ourselves. It is not uncommon to find ourselves thinking we need to “toughen up” or “stop whining,” but these messages don’t acknowledge the pain that we are currently feeling and seek to squash it instead.
Tích cực độc hại xảy ra trong các mối quan hệ – chúng ta có thể là người nhận thông điệp từ người khác hoặc là người đưa ra những thông điệp độc hại – và ngay cả trong chính bản thân mình. Không có gì lạ khi chúng ta nghĩ rằng mình cần phải “mạnh mẽ lên” hoặc “ngừng than vãn”, nhưng những thông điệp này không thừa nhận nỗi đau mà chúng ta hiện đang cảm thấy và thay vào đó tìm cách dập tắt nó.
In relationships, if one person believes that they cannot voice how they feel in an authentic way (for fear of being told to “keep their head up,” for example), feelings of anger can lead way to conflict or isolation and withdrawal. Let’s face it, why would you want to keep talking to someone about how you feel when you are only given the message that you should feel better? Similarly, we can put these toxic demands to “only focus on the positive” on ourselves, often creating unrealistic expectations of how we should feel. If left unchecked, these thoughts can increase anxiety and depression.
Trong các mối quan hệ, nếu một người tin rằng họ không thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách chân thực (chẳng hạn như vì sợ bị yêu cầu “hãy ngẩng cao đầu”), cảm giác tức giận có thể dẫn đến xung đột hoặc cô lập và rút lui. Hãy đối mặt với điều đó, tại sao bạn lại muốn tiếp tục nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình khi bạn chỉ nhận được thông báo rằng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn? Tương tự như vậy, chúng ta có thể đặt ra những yêu cầu độc hại này để “chỉ tập trung vào những điều tích cực” ở bản thân, thường tạo ra những kỳ vọng không thực tế về cảm giác của chúng ta. Nếu không được kiểm soát, những suy nghĩ này có thể làm tăng sự lo lắng và trầm cảm.
What can we do?
Chúng ta có thể làm gì?
Instead of promoting messages that we should only feel a certain way, try to make room for thoughts and feelings, even if they are uncomfortable. The goal is not necessarily to feel better (as in, achieving a state of happiness or bliss with no negative vibes whatsoever), but to FEEL better – feel the entire range of emotions in a healthier way. Making room for feelings, even painful ones like sadness or anxiety can get us out of the toxic positivity cycle.
Thay vì đưa ra thông điệp rằng chúng ta chỉ nên cảm nhận theo một cách nhất định, hãy cố gắng tạo không gian cho những suy nghĩ và cảm xúc, ngay cả khi chúng không hề thoải mái. Mục tiêu không nhất thiết là để cảm thấy tốt hơn (chẳng hạn như đạt được trạng thái hạnh phúc hay sung sướng mà không có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào), mà là CẢM NHẬN tốt hơn – cảm nhận toàn bộ phạm vi cảm xúc theo cách lành mạnh hơn. Tạo không gian cho những cảm xúc, ngay cả những cảm xúc đau đớn như buồn bã hay lo lắng cũng có thể giúp chúng ta thoát khỏi chu kỳ tích cực độc hại.
Look out for thoughts that include words like “should” or “must”, because it can be an indication of an unhelpful expectation. The belief that “I should be having good vibes only” is setting an expectation that is extreme and unhelpful. Moving away from extreme positions to a place of balance improves our mental health and overall wellbeing.
Hãy để ý những suy nghĩ bao gồm những từ như “nên” hoặc “phải”, vì đó có thể là dấu hiệu của một kỳ vọng vô ích. Niềm tin rằng “Tôi chỉ nên có những cảm xúc tốt đẹp thôi” đang đặt ra một kỳ vọng cực đoan và vô ích. Di chuyển từ những vị trí cực đoan đến một nơi cân bằng sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Finally, validating ourselves when our brains give us toxic messages is as important as validating one another in relationships. Think about someone in your life who is compassionate and caring for others, and try to imagine how they would respond to painful situations. Then, try to give that same message to yourself and others. Look for understanding about how even painful feelings make sense based on our experiences, and acknowledge that things can be difficult and okay at the same time.
Cuối cùng, việc tự khẳng định bản thân khi bộ não gửi cho chúng ta những thông điệp độc hại cũng quan trọng như việc thấu hiểu lẫn nhau trong các mối quan hệ. Hãy nghĩ về ai đó trong cuộc sống của bạn, người có lòng nhân ái và quan tâm đến người khác, đồng thời thử tưởng tượng họ sẽ phản ứng như thế nào trước những tình huống đau buồn. Sau đó, hãy cố gắng đưa ra thông điệp tương tự cho chính bạn và những người khác. Tìm kiếm sự hiểu biết về việc ngay cả những cảm giác đau đớn cũng có ý nghĩa như thế nào dựa trên kinh nghiệm của chúng ta và thừa nhận rằng mọi thứ có thể đồng thời khó khăn nhưng cũng có thể ổn.
Nguồn: https://adaa.org/learn-from-us/from-the-experts/blog-posts/consumer/toxic-positivity