Toxic Positivity: The dark side of positivity
Biên dịch: Uyên Mai – Hiệu đính: Xanh Lam
From a young age, we’re taught to just stay positive! To look on the bright side! To keep on smiling! To cheer up! To have no bad days!
Từ thời tấm bé, chúng ta đã được dạy phải luôn giữ thái độ sống tích cực! Đề nhìn thấy những khía cạnh tốt đẹp! Để luôn mỉm cười! Để phấn chấn lên! Để không có những ngày tồi tệ!
Having a positive attitude and mindset is crucial for our well-being and happiness in daily life. But there is such a thing as too much positivity. It can become a band-aid solution, or a crutch or a way of suppressing — even eliminating — your authentic emotions. This unhealthy overuse of positivity can express itself as “toxic positivity.”
Có một thái độ và hướng tư duy tích cực là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta trong đời sống thường nhật. Nhưng có một vấn đề là có quá nhiều sự tích cực. Nó có thể trở thành giải pháp tạm thời, một chiếc “nạng” hoặc một cách để kìm nén — thậm chí loại bỏ — cảm xúc thật của bạn. Sự lạm dụng không lành mạnh của tích cực có thể được giải thích là “tích cực độc hại”.
What is toxic positivity, and why is it bad?
Tích cực độc hại là gì, và vì sao điều này lại xấu?
A positive attitude is something worth striving for in much of life.
Một thái độ tích cực là điều xứng đáng để ta phấn đấu đạt được trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Of course, optimism and positivity is good. According to Mayo Clinic, the health benefits of optimism can include an increased life span, reduced risk of death from conditions including cardiovascular disease, as well as lower rates of depression, distress and pain. Positive thinking makes us more grateful, more resilient, improves our well-being, and overall makes life so much better.
Tất nhiên, sự lạc quan và tích cực là điều tốt. Theo Mayo Clinic, những lợi ích sức khỏe từ sự lạc quan có thể bao gồm tuổi thọ kéo dài, giảm tỷ lệ tử vong do một số bệnh bao gồm bệnh tim mạch, cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, kiệt sức, và đau đớn. Suy nghĩ tích cực giúp ta cảm thấy biết ơn, bền bỉ hơn, cải thiện sức khỏe, và khiến tổng thể cuộc sống của ta trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Positivity is also certainly a coping mechanism, one that allows us to get through life’s difficult moments. But there’s such a thing as too much. Toxic positivity is the manifestation of that — the overuse of positivity as a response to hardships.
Sự tích cực hoàn toàn có thể là một cơ chế đối phó, cơ chế đó cho phép chúng ta vượt qua những rào cản của cuộc đời. Nhưng sẽ có lúc quá nhiều sự tích cực thì sao… Sự tích cực độc hại là biểu hiện của điều đó — sự lạm dụng thái độ tích cực như một cơ chế ứng phó trước những khó khăn.
It can take different forms.
Nó mang trong mình nhiều hình hài khác nhau.
Toxic positivity can look like not allowing yourself to experience difficult emotions. Rather than letting yourself feel shame, or anger, or grief, you may push aside or bury those emotions — and instead tell yourself that everything is fine, or even great! Not only are you suppressing your authentic internal emotions and responses to things that are bad, but also you are denying your own reality. There are times when, well, things are just plain bad.
Sự tích cực độc hại có thể trông giống việc bạn không cho phép bản thân trải qua những cảm xúc khó nhằn. Thay vì cho phép bản thân cảm thấy xấu hổ, tức giận, hay đau buồn, bạn có thể gạt bỏ hoặc chôn vùi mớ cảm xúc hỗn độn ấy — và thay vào đó tự nhủ rằng mọi chuyện vẫn ổn, hay rất tuyệt vời là đằng khác! Bạn đang không chỉ kìm nén cảm xúc thực sự từ bên trong và phản ứng trước những điều tồi tệ, bạn còn đang phủ nhận thực tại của chính bản thân mình. Có nhiều lúc, thật ra, mọi thứ chỉ đang thực sự tồi tệ.
For example, during the pandemic, many people forced themselves to focus on the bright side. Some were also told to use the time productively or find silver linings amidst all of the bad. This is a helpful, even necessary coping mechanism, sometimes. But over time, this mindset and perspective may minimize the very real sense of loss of anxiety that came during the pandemic. It’s okay to admit to yourself and others that things are tough!
Ví dụ, trong thời kỳ đại dịch, rất nhiều người đã gượng ép bản thân tập trung vào những khía cạnh tích cực. Nhiều người khác cũng được khuyên nên sử dụng thời gian hợp lý hoặc tìm ra điều tích cực trong những điều tồi tệ. Nhiều lúc, đây cơ chế cần thiết, hữu dụng. Nhưng qua thời gian, lối suy nghĩ và quan điểm này có thể giảm thiểu cảm giác thực sự về mất mát và sự sợ hãi thực tế xảy ra trong đại dịch. Bạn có thể thừa nhận với bản thân và những người khác rằng, mọi thứ thật khó khăn!
Toxic positivity also avoids challenges and difficult, uncomfortable thoughts. Sometimes, though, confronting those feelings is just what you need to process the situation, address the issue’s roots and find a way through it.
Tích cực độc hại cũng giúp né tránh thử thách và những suy nghĩ khó khăn, không thoải mái. Tuy nhiên, đôi lúc đối mặt với những cảm xúc đó là những gì bạn cần để xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tận gốc và tìm ra giải pháp vượt qua.
Toxic positivity can act as a quick band-aid solution. Processing negative emotions takes work, not a temporary fix. Silencing one’s feelings may lead you to ignore very serious problems that require help. It can also act as a barrier preventing you from seeking necessary support — whether that’s turning to a trusted friend or family member, or seeking professional help.
Tích cực độc hại đóng vai trò như một giải pháp tạm thời, nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề. Xử lý những cảm xúc tiêu cực cần bỏ ra công sức, không phải sử dụng hướng giải quyết tạm thời. Kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến việc bạn bỏ qua những vấn đề nghiêm trọng cần đến sự trợ giúp. Điều này cũng đóng vai trò như một rào cản ngăn chặn bạn tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết — dù đó là tìm đến một người bạn tin cậy hay một thành viên trong gia đình, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
You can also bring toxic positivity to your friends. It’s not just something that happens internally within yourself.
Bạn có thể đem đến sự tích cực độc hại đến với bạn bè. Nó không chỉ là thứ gì đó xảy ra bên trong bạn.
When your friend tells you about something difficult they’re going through — a loss, a failure, an insecurity — you may find yourself telling them to cheer up or keep a positive attitude. Or maybe you’re even telling them that it’s not all that bad after all. Or that things could be worse.
Khi bạn bè của bạn kể về một khó khăn họ đang gặp phải — sự mất mát, sự thất bại hay là sự tự ti — bạn có thể thấy bản thân mình khuyên nhủ họ rằng hãy vui lên hoặc giữ thái độ tích cực. Thậm chí, bạn có thể nói với họ rằng rốt cuộc mọi chuyện cũng không tệ đến vậy. Hoặc mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.
This inclination of yours to say this may come with only the best intentions, or maybe the confusion of not knowing what to say.
Xu hướng nói điều này của bạn có thể chỉ xuất phát từ lòng tốt, hoặc sự bối rối vì không biết phải nói gì.
But, in doing so, you may be dismissing their feelings. This can also look like “emotional invalidation,” where invalidating another person’s feelings can cause them pain and feelings of isolation and manipulation.
Nhưng, khi làm vậy, bạn có thể đang gạt bỏ cảm xúc của họ. Điều này cũng có thể trông giống như đang “vô hiệu hóa cảm xúc”, vô hiệu hóa cảm xúc của người khác có thể gây ra nỗi đau và cảm giác cô lập, bị thao túng.
Make sure you think twice before telling someone that “it could be worse” or that “everything happens for a reason” or “just look on the bright side.” Instead, be mindful to let others feel things and share their feelings. You can also ask them what they need in the moment, or even just be an open listener.
Hãy đảm bảo bạn uốn lưỡi bảy lần trước khi nói với ai đó rằng “nó có thể trở nên tồi tệ hơn”, hoặc “mọi thứ xảy ra là có nguyên do”, hoặc “hãy nhìn vào những điều tích cực”. Thay vào đó, hãy nhớ để người khác cảm nhận và chia sẻ với cảm xúc của họ. Bạn cũng có thể hỏi họ rằng họ cần gì ngay lúc này, hoặc chỉ là một người lắng nghe, cởi mở.
Here are some things you can do instead:
Đây là một số điều bạn có thể làm thay thế:
Yes, you could spin many bad things into a positive, and to look at every silver lining, but you may be avoiding the difficulties of reality. Instead, it is better to balance a positive attitude with a recognition of all the genuine emotions you are feeling, even the bad ones. Remember, too, that these many seemingly conflicting feelings can coexist.
Đúng, bạn có thể ‘xoay’ rất nhiều điều tiêu cực thành tích cực, và nhìn vào từng điều nhỏ nhặt tích cực, nhưng bạn có thể đang trốn tránh những khó khăn của thực tại. Thay vào đó, sẽ tốt hơn nếu bạn cân bằng một thái độ tích cực với sự ghi nhận tất cả cảm xúc chân thật bạn đang trải qua, kể cả những cảm xúc tiêu cực. Cũng hãy nhớ rằng, nhiều cảm xúc dường như mâu thuẫn này có thể cùng tồn tại.
Remind yourself that difficult or negative emotions are completely normal. It’s part of being a human. Don’t shame yourself or guilt yourself into not feeling them.
Nhắc nhở bản thân bạn rằng khó khăn hoặc những cảm xúc tiêu cực là điều bình thường. Chúng là một phần của con người. Đừng xấu hổ hay cảm thấy có lỗi khi không cảm nhận được chúng.
Once you allow yourself to feel your authentic emotions, you can begin taking steps to understand the issue. Exploring your negative emotions, rather than stifling them, can allow you to listen to yourself and what is causing those feelings. In doing so, you’ll also learn more about yourself and gain more resilience in times of hardship.
Một khi bạn cho phép bản thân trải qua những cảm xúc chân thực, bạn có thể bắt đầu từng bước hiểu được vấn đề. Khám phá những cảm xúc tiêu cực, hơn là bóp nghẹt chúng, có thể cho phép bạn lắng nghe bản thân và hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc đó. Bằng cách thực hiện những điều này, bạn cũng sẽ có thể học được thêm về bản thân và có thêm nghị lực những lúc khó khăn.
Importantly and ultimately, being real with your emotions allows you to take necessary steps to address the negative feelings and issues, and seek help. This might include starting to talk with someone else, from a family member to a therapist.
Điều quan trọng và cuối cùng, thật thà với những cảm xúc của bạn cho phép bạn tiếp cận từng bước cần thiết để giải quyết những cảm xúc tiêu cực và vấn đề, và tìm kiếm sự hỗ trợ. Điều này có thể bao gồm bắt đầu nói chuyện với người khác, từ một thành viên trong gia đình đến một nhà trị liệu.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://georgetownpsychology.com/2023/03/toxic-positivity/