Self-serving bias
Người dịch: Minh Hà – Hiệu đính: Thùy Linh
Tác giả: Elizabeth Mohn
Self-serving bias is a psychological theory stating that people are more likely to attribute their success to their own actions and character traits while attributing their problems to outside factors. Self-serving bias, which is a type of cognitive bias, affects people’s attitudes, memories, and actions and can be individualized or relate to an entire group (e.g., a certain nationality). Self-serving bias, like other psychological biases, can make people perceive situations in a biased way, even when they believe that they are being fair and impartial.
Thiên kiến vị kỷ là lý thuyết tâm lý cho rằng con người thường quy kết thành công cho nỗ lực hoặc phẩm chất cá nhân, nhưng khi gặp vấn đề thì lại đổ lỗi cho yếu tố hoàn cảnh. Là một dạng thiên kiến nhận thức, hiệu ứng này ảnh hưởng đến thái độ, ký ức, hành vi của con người và có thể xuất hiện ở cá nhân hoặc một nhóm người (ví dụ: một dân tộc). Cũng như các thiên kiến tâm lý khác, thiên kiến vị kỷ khiến ta nhìn nhận tình huống một cách sai lệch, ngay cả khi ta tưởng rằng mình đang công tâm và không thiên vị.
Background
Bối cảnh
Self-serving bias can happen in many different situations. For example, suppose that two students take a test. If Student A performs well on the test and has self-serving bias, the student will likely believe that the good performance on the test happened because they studied or because of intelligence. If Student B performs poorly on the test and has self-serving bias, they are more likely to blame the teacher for not teaching the material well enough. Self-serving bias can also happen over a span of time. A person who is wealthy and successful is more likely to attribute that financial success to personality traits than to external forces. Researchers have also shown that self-serving bias increases when a perceived threat increases. That means that people who feel threatened are more likely to think that their success is due to their own talents and characteristics and are more likely to blame problems they face on external factors and the environment.
Thiên kiến vị kỷ có thể xuất hiện trong nhiều tình huống. Ví dụ, hai sinh viên làm cùng một bài kiểm tra. Nếu Sinh viên A đạt điểm cao và có thiên kiến vị kỷ, họ sẽ cho rằng mình đạt kết quả tốt là do họ chăm chỉ hay thông minh. Nếu Sinh viên B bị điểm kém và có thiên kiến vị kỷ, họ có thể cho rằng nguyên nhân là giáo viên dạy chưa tốt. Hiệu ứng này còn có thể kéo dài theo thời gian. Người thành đạt và giàu có thường cho rằng mình kinh doanh thành công là nhờ phẩm chất cá nhân chứ không phải nhờ yếu tố hoàn cảnh. Nghiên cứu cho thấy thiên kiến vị kỷ gia tăng khi cảm giác bị đe dọa tăng cao. Cụ thể, khi cảm thấy bị đe dọa, người ta thường cho rằng mình thành công nhờ tài năng và phẩm chất cá nhân, đồng thời đổ lỗi cho yếu tố bên ngoài và hoàn cảnh khi gặp vấn đề.
Overview
Tổng quan
Self-serving bias can affect people’s memories. Many studies have been completed showing that people remember incidents in which they succeeded or worked hard to succeed more often than they remember failing or not preparing for something. Furthermore, studies have shown that people’s memories can be altered because of self-serving bias. A study on children involved completing giving and taking tasks. Right after the experiment, the children were asked to recount the number of times other children gave or took something. Then, the children were asked the same questions one week and one month after the tasks. The children’s memories of their peers’ taking things increased both at the one-week and the one-month mark, on average. That means that children’s memories of events changed to indicate that their peers took more than they actually took.
Thiên kiến vị kỷ có thể ảnh hưởng đến ký ức. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường nhớ thành công và nỗ lực hơn thất bại hoặc sơ suất. Không những thế, ký ức thậm chí có thể bị bóp méo do thiên kiến này. Một nghiên cứu về trẻ em được thực hiện thông qua các nhiệm vụ “cho” và “nhận”. Ngay sau thí nghiệm, trẻ cần trả lời số lần các bạn khác cho hay nhận. Sau một tuần và một tháng, trẻ được hỏi lại đúng những câu hỏi trên. Kết quả cho thấy trong ký ức của trẻ, số lần trung bình mà các bạn nhận tăng lên sau một tuần và một tháng. Đây là minh chứng cho thấy ký ức của trẻ đã bị sai lệch, dẫn đến việc trẻ cho rằng các bạn nhận nhiều hơn so với thực tế.
Self-serving bias can also affect people’s behavior. Scientists have conducted studies to show how people’s information-seeking behavior changes because of self-serving biases. In these experiments, researchers tested individuals on completing certain tasks. They found that people who are good at the task are more likely to want information about the task and their performance. In other words, the people who did a good job wanted to be told that they had done a good job. In contrast, those who performed poorly on the task were more ambivalent about finding out information about their performance on the task. In other words, the people who did a bad job on the task did not necessarily want to be told that they had done a bad job. Similarly, scientists have found that the brain’s pleasure centers are engaged when people hear information that they agree with or that benefits them. So, people are more likely to seek out information that supports their beliefs. How people choose news outlets is an example of this. People are more likely to choose to read, watch, or listen to news outlets that confirm their beliefs because this makes them feel good.
Thiên kiến vị kỷ còn có khả năng tác động lên hành vi. Nghiên cứu đã chứng minh cách ta tìm kiếm thông tin cũng thay đổi do thiên kiến này. Trong thí nghiệm, người tham gia được đánh giá sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ. Kết quả cho thấy người làm tốt nhiệm vụ thường tò mò hơn về kết quả và thành tích của mình. Nói cách khác, họ mong được công nhận. Ngược lại, những người làm kém lại thờ ơ hơn đối với kết quả và thành tích, tức là họ không muốn nhận về đánh giá tiêu cực. Tương tự như vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng não bộ kích hoạt “trung tâm khoái cảm” khi con người tiếp nhận những thông tin cùng lập trường hoặc có lợi cho họ. Đó là lý do vì sao mọi người thường hay tìm kiếm thông tin củng cố niềm tin của mình. Ví dụ khi chọn nguồn tin, người ta thích đọc, xem hoặc nghe tin phù hợp với niềm tin sẵn có vì họ thấy dễ chịu khi làm vậy.
Self-serving bias can also affect how people think about certain characteristics. Researchers have found that people define certain characteristics based on the way that they see themselves. For example, one experiment had participants use words such an ambitious and competitive or friendly and pleasant to describe themselves. Then the researchers had the same participants explain which characteristics made a good leader. Those who said they were ambitious and competitive were more likely to believe those traits were important for leaders. Those who said they were friendly and agreeable were more likely to identify those traits as being important for leaders to possess.
Thiên kiến vị kỷ có ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về một số đặc điểm cá nhân. Nghiên cứu cho thấy con người định nghĩa một số nét tính cách dựa trên cách họ nhìn nhận bản thân mình. Ví dụ, một thí nghiệm yêu cầu người tham gia chọn những từ như tham vọng, cạnh tranh hay thân thiện, hiền hòa để miêu tả bản thân. Sau đó, họ được hỏi một nhà lãnh đạo tốt cần sở hữu những phẩm chất gì. Kết quả, nhóm tự nhận tham vọng, cạnh tranh thường coi đây là phẩm chất quan trọng đối với lãnh đạo. Trong khi đó, nhóm thân thiện, hiền hòa lại cho rằng những nét tính cách này mới là yếu tố cần có ở một nhà lãnh đạo.
Another study indicated that self-serving bias can even affect international policies and politics. In this study, the authors proposed that self-serving bias can cause people to believe that what is good for them is also fair. The researchers showed that college students in the United States and China, both countries that emit large amounts of carbon, had self-serving ideas about whether their country should have an economic obligation to help mitigate carbon emissions.
Một nghiên cứu khác cho thấy thiên kiến vị kỷ còn có thể tác động đến chính sách và chính trị quốc tế. Theo nhóm nghiên cứu, thiên kiến vị kỷ khiến con người có xu hướng tin rằng điều gì có lợi cho bản thân là công bằng. Cụ thể, sinh viên của hai nước phát thải lượng lớn carbon là Mỹ và Trung Quốc đều có quan điểm vị kỷ về nghĩa vụ kinh tế của nước mình trong việc giảm phát thải carbon.
Although many people have a self-serving bias, those with depression may experience self-serving bias in a reverse fashion. Often, people who are depressed have low self-esteem, which can cause them to attribute their failures to their own actions or personality. It can also make them attribute their successes to the environment or other random factors. Similarly, people who feel more powerful often have a strong self-serving bias. Some researchers believe that this may make people with jobs or roles (e.g., politician, law enforcement officer) that give them more power have stronger self-serving biases. Yet, researchers also believe that helping people understand self-serving bias could help them become better leaders.
Trong khi nhiều người có thiên kiến vị kỷ, người trầm cảm lại có trải nghiệm trái ngược với hiệu ứng này. Họ thường có lòng tự tôn thấp, do đó khi gặp thất bại, họ có xu hướng đổ lỗi cho hành động hoặc tính cách của bản thân. Không những vậy, họ còn hay nghĩ rằng họ thành công nhờ hoàn cảnh hay yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Cũng theo cơ chế này, người có quyền lực thường có thiên kiến vị kỷ mạnh hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những người có chức vụ hoặc nghề nghiệp mang lại cho họ nhiều quyền lực (ví dụ: chính trị gia, cảnh sát hay công an) thường có thiên kiến vị kỷ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hiểu rõ hiệu ứng này cũng có thể giúp họ trở thành những lãnh đạo tốt hơn.
––––––––––
Nguồn: https://www.ebsco.com/research-starters/psychology/self-serving-bias