What Is Body Positivity?
Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam
Body positivity refers to the assertion that all people deserve to have a positive body image, regardless of how society and popular culture view ideal shape, size, and appearance.
Body positivity tạm dịch là “yêu cơ thể mình vô điều kiện”, nó là khẳng định rằng tất cả mọi người đều xứng đáng có được hình ảnh tích cực về cơ thể mình, bất kể hình dáng, kích thước và ngoại hình lý tưởng mà xã hội và văn hóa đại chúng nhìn nhận.
Some of the goals of the body positivity movement include:
Một số mục tiêu của phong trào này bao gồm:
- Challenging how society views the body
- Thách thức cách xã hội nhìn nhận cơ thể
- Promoting the love and acceptance of all bodies
- Thúc đẩy sự chấp nhận mọi vóc dáng
- Helping people build confidence in and acceptance of their bodies
- Giúp mọi người xây dựng sự tự tin và chấp nhận cơ thể của chính họ
- Addressing unrealistic body standards
- Chỉ ra các tiêu chuẩn cơ thể không thực tế
Body positivity is not just about challenging how society views people based on their physical size and shape, however. It also recognizes that judgments are often made based on a person’s race, gender, sexuality, and disability.
Tuy nhiên, việc yêu cơ thể vô điều kiện không chỉ thách thức cách xã hội nhìn nhận con người dựa trên vóc dáng của họ. Nó cũng cho thấy rằng các phán xét thường được đưa ra dựa trên chủng tộc, giới tính, tình dục và khuyết tật.
Another goal of body positivity is to help people understand how the media contributes to people’s relationships with their bodies, including how they feel about food, exercise, clothing, health, identity, and self-care.
Mục đích của việc yêu cơ thể mình vô điều kiện cũng là để giúp mọi người hiểu việc truyền thông đại chúng ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta với cơ thể của mình. Bao gồm cả cảm nhận của chúng ta về thức ăn, tập thể dục, quần áo, sức khỏe, danh tính và việc tự chăm sóc bản thân.
By better understanding the effect these influences have, the hope is that people can develop a healthier and more realistic relationship with their bodies.
Bằng cách hiểu rõ hơn về những tác động này, hy vọng rằng chúng ta có thể phát triển mối quan hệ lành mạnh và thực tế hơn với cơ thể của mình.
Brief History
Tóm tắt lịch sử
Body positivity has its roots in the fat acceptance movement of the late 1960s. Fat acceptance focuses on ending the culture of fat-shaming and discrimination against people based upon their size or body weight. The National Association to Advance Fat Acceptance was first established in 1969 and continues to work to change how people talk about weight.
Yêu cơ thể vô điều kiện có nguồn gốc từ phong trào fat acceptance (chấp nhận sự thừa cân) vào cuối những năm 1960. Phong trào tập trung vào mục tiêu chấm dứt văn hóa coi thường thừa cân và phân biệt đối xử dựa trên kích thước, trọng lượng cơ thể. Hiệp hội Quốc gia nhằm Thúc đẩy việc Chấp nhận thừa cân được thành lập lần đầu tiên vào năm 1969 và vẫn đang nỗ lực thay đổi cách mọi người nói về cân nặng.
The term “body positive” emerged in 1996 when a psychotherapist and an individual who had been through treatment for an eating disorder founded the website thebodypositive.org. The site offers resources and educational materials designed to help people feel good about their bodies by taking the focus off of losing weight through unhealthy diet and exercise efforts.
Thuật ngữ “body positive” xuất hiện vào năm 1996 khi một nhà trị liệu tâm lý và thân chủ đang điều trị chứng rối loạn ăn uống thành lập trang web thebodyposit.org. Trang web này cung cấp các tài nguyên và tài liệu giáo dục được thiết kế để giúp mọi người cảm thấy hài lòng về cơ thể của mình thông qua việc không tập trung vào giảm cân bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục thiếu lành mạnh.
The body positivity movement in its current form began to emerge around 2012, initially focusing on challenging unrealistic feminine beauty standards. As the movement grew in popularity, the original focus on acceptance of weight began to shift toward a message that “all bodies are beautiful.”
Phong trào yêu cơ thể vô điều kiện bắt đầu nổi lên vào khoảng năm 2012, ban đầu tập trung vào việc thách thức các tiêu chuẩn vẻ đẹp nữ tính phi thực tế. Khi phong trào ngày càng phổ biến, trọng tâm ban đầu về việc chấp nhận cân nặng bắt đầu chuyển sang thông điệp rằng “mọi cơ thể đều đẹp”.
While body positivity has become increasingly popular, people continue to be confused about exactly what it means. Part of the reason why body positivity is so misunderstood is due to the fact that there are so many different definitions for what the movement means.
Trong khi sự “yêu cơ thể vô điều kiện” ngày càng trở nên phổ biến, mọi người vẫn còn mù mờ về ý nghĩa chính xác của nó. Một phần lý do khiến phong trào bị hiểu lầm là do có quá nhiều định nghĩa khác nhau.
Depending on who you ask, body positivity can mean:
Tùy vào người bạn hỏi, sự “body positive” có thể có nghĩa là:
- Appreciating your body in spite of flaws
- Trân trọng cơ thể của bạn bất kể khiếm khuyết nào
- Feeling confident about your body
- Cảm thấy tự tin về cơ thể của mình
- Loving yourself
- Yêu bản thân
- Accepting your body’s shape and size
- Chấp nhận hình dạng và kích thước cơ thể bạn
Body positivity also means enjoying the body you have and not beating yourself up over changes that happen naturally due to aging, pregnancy, or lifestyle choices.
Sự tích cực về cơ thể cũng có nghĩa là tận hưởng cơ thể của mình và không dằn vặt bản thân trước những thay đổi xảy ra một cách tự nhiên do lão hóa, mang thai hoặc lối sống đã chọn.
Instagram played a pivotal role in the rise of the body positivity movement. In recent years, a number of magazines and companies have incorporated efforts to be more body positive in their publications and marketing efforts. Some magazines have stopped airbrushing models, while companies including Dove and Aerie have developed marketing campaigns incorporating body positivity messages.
Instagram đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào “yêu cơ thể vô điều kiện”. Trong những năm gần đây, một số tạp chí và công ty đã thêm vào những thông điệp “yêu cơ thể mình” vào trong các ấn phẩm cũng như những nỗ lực tiếp thị của mình. Một số tạp chí đã ngừng hợp tác với những người mẫu quá chải chuốt, trong khi các công ty như Dove và Aerie đã phát triển các chiến dịch tiếp thị kết hợp các thông điệp tích cực về cơ thể.
Reasons for Body Positivity
Tại sao lại là Body Positivity
One of the major goals of body positivity is to address some of the ways that body image influences mental health and well-being. Having a healthy body image plays a role in how people feel about their appearance and even how they judge their self-worth. Research suggests that having a negative body image is associated with an increased risk for some mental conditions including depression and eating disorders.
Một trong những mục tiêu chính của “yêu cơ thể vô điều kiện” là tìm hiểu cách hình ảnh cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và mức độ hạnh phúc. Việc có một hình ảnh cơ thể khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta cảm nhận về ngoại hình của mình và thậm chí cả cách đánh giá giá trị bản thân. Nghiên cứu cho thấy rằng việc có hình ảnh cơ thể tiêu cực có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm và rối loạn ăn uống.
Body image refers to a person’s subjective perception of their own body—which may be different from how their body actually appears. Feelings, thoughts, and behaviors related to body image can have a major impact on your mental health and how you treat yourself.
Hình ảnh cơ thể chỉ về nhận thức chủ quan của một người về cơ thể của chính họ—điều này có thể khác với cách mà cơ thể họ thực sự trông như thế nào. Cảm giác, suy nghĩ và hành vi liên quan đến hình ảnh cơ thể có thể tác động lớn đến sức khỏe tinh thần và cách bạn đối xử với bản thân.
The formation of body image starts early in life. Unfortunately, even young children may suffer from body dissatisfaction. A report published by Common Sense Media found that more than 50% of girls and nearly 33% of boys between the ages of 6 and 8 felt that their ideal body weight was less than their current weight. Results also revealed that 25% of kids had tried some type of dieting behavior by the age of seven.
Sự hình thành hình ảnh cơ thể bắt đầu từ rất sớm trong cuộc đời. Thật không may là ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể cảm thấy không hài lòng về cơ thể mình. Một báo cáo do tờ Common Sense Media công bố cho thấy hơn 50% bé gái và gần 33% bé trai trong độ tuổi từ 6 đến 8 cảm thấy trọng lượng cơ thể lý tưởng của chúng thấp hơn cân nặng hiện tại. Kết quả cũng tiết lộ rằng 25% trẻ em đã thử một số loại hành vi ăn kiêng khi 7 tuổi.
Problems that can emerge as a result of poor body image include:
Các vấn đề có thể xuất hiện do hình ảnh cơ thể kém bao gồm:
- Depression: Women experience depression at much higher rates than men do, and some researchers believe that body dissatisfaction may play an important role in explaining this gender difference in depression rates.
- Trầm cảm: Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nhiều so với nam giới và một số nhà nghiên cứu tin rằng sự không hài lòng về cơ thể có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về giới tính trong tỷ lệ trầm cảm.
- Low self-esteem: Research has found that body dissatisfaction is associated with poor self-esteem in adolescents regardless of their gender, age, weight, race, ethnicity, and socioeconomic status.
- Lòng tự trọng thấp: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự không hài lòng về cơ thể có liên quan đến lòng tự trọng kém ở thanh thiếu niên bất kể giới tính, tuổi tác, cân nặng, chủng tộc, dân tộc và tình trạng kinh tế xã hội.
- Eating disorders: Research also indicates that body dissatisfaction is linked to disordered eating, particularly among adolescent girls.
- Rối loạn ăn uống: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự không hài lòng về cơ thể có liên quan đến rối loạn ăn uống, đặc biệt là ở các cô gái vị thành niên.
Research has consistently shown that exposure to depictions of the “thin ideal” are associated with both behavioral and emotional symptoms related to disordered eating. It is not just exposure to these images that pose a danger; it is the development of beliefs that beauty, success, and esteem are determined by thinness. Studies have also found that when people internalize these ideas, they are more likely to experience body dissatisfaction and engage in unnecessary dieting.
Nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng việc tiếp xúc với những mô tả về “vóc dáng mỏng manh lý tưởng” có liên quan đến các triệu chứng hành vi và cảm xúc liên quan đến rối loạn ăn uống. Không chỉ việc tiếp xúc với những hình ảnh này gây nguy hiểm; đó còn là sự phát triển về niềm tin rằng vẻ đẹp, thành công và sự quý trọng được quyết định bởi độ gầy. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi mọi người tiếp thu những ý tưởng này, họ có nhiều khả năng cảm thấy không hài lòng về cơ thể và thực hiện chế độ ăn kiêng không cần thiết.
Body positivity strives to address these issues by helping people recognize the influences that contribute to poor body image. The hope is that people will then be able to adjust their body expectations and feel more positive and accepting of their own bodies. Such acceptance may then help combat the toll that poor body image has on mental and physical health.
Sự yêu cơ thể vô điều kiện cố gắng giải quyết những vấn đề trên bằng cách giúp mọi người nhận ra những ảnh hưởng góp phần tạo nên hình ảnh cơ thể kém cỏi. Hy vọng rằng từ đó chúng ta sẽ có thể điều chỉnh kỳ vọng về cơ thể, cảm thấy tích cực hơn và chấp nhận cơ thể của chính mình. Sự chấp nhận này có thể giúp chống lại những tổn hại mà hình ảnh cơ thể kém cỏi gây ra đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.
Criticisms
Phê bình
While the body positivity message is intended to help people feel better about themselves, it isn’t without its problems and critics.
Mặc dù thông điệp “yêu cơ thể vô điều kiện” nhằm mục đích giúp mọi người cảm thấy tốt hơn về bản thân nhưng phong trào này cũng gặp phải những chỉ trích.
For example, one problem is the idea that body positivity implies that people should do whatever they think they need to do in order to feel positive about how they look. Unfortunately, the popular messages that people are bombarded with include the idea that thinner, fitter people are happier, healthier, and more beautiful. This idealization of thinness can then contribute to people engaging in unhealthy actions—including excessive exercise or extreme diets—under the guise of feeling “body positive.”
Ví dụ như ý tưởng của sự tích cực về cơ thể ngụ ý rằng mọi người nên làm bất cứ điều gì họ nghĩ họ cần để cảm thấy tích cực về vẻ bề ngoài của mình. Tuy nhiên những thông điệp phổ biến mà mọi người bị tấn công dồn dập bao gồm ý tưởng rằng gầy hơn, săn chắc hơn sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh và xinh đẹp hơn. Việc lý tưởng hóa độ gầy này dần dần có thể góp phần khiến mọi người tham gia vào các hành động không lành mạnh, ví như tập thể dục quá mức hoặc ăn kiêng khắc nghiệt—dưới lớp vỏ ngụy trang “yêu cơ thể vô điều kiện”.
Another criticism of body positivity is that it can be non-inclusive. Depictions of body positivity messages tend to exclude people of color as well as those who are disabled, LGBTQ, and non-binary.
Một phê bình khác là phong trào có thể mang tính không bao gồm. Việc mô tả các thông điệp “yêu cơ thể vô điều kiện” có xu hướng loại trừ những người da màu cũng như những người khuyết tật, LGBTQ và phi nhị nguyên
Actress Jameela Jamil, who stars on the tv series The Good Place, is often described as one of the faces of the body positivity movement, which she suggests is miscategorization. In an Instagram post, Jamil explained that body positivity is essential for people who are “not believed by doctors, who are abused in the street, and who can’t find clothing in their size.”
Nữ diễn viên Jameela Jamil, nữ chính trong bộ phim truyền hình The Good Place thường được coi là một trong những gương mặt đại diện của phong trào “yêu cơ thể vô điều kiện”. Tuy nhiên cô không đánh giá nhận định bản thân như vậy. Trong một bài đăng trên Instagram, Jamil giải thích rằng sự tích cực về cơ thể là điều cần thiết đối với những người “không được bác sĩ tin tưởng, những người bị lạm dụng trên đường phố và những người không thể tìm thấy quần áo vừa cỡ của họ.”
However, she also recognizes that the movement isn’t right for everyone and that many people feel shut out of the body positivity conversation.
Cô cũng nhận ra rằng phong trào này không phù hợp với tất cả mọi người và nhiều người cảm thấy không muốn trò chuyện tích cực với cơ thể.
Instead, Jamil suggests that she advocates for body liberation or even body neutrality. This approach involves taking your body out of the center of your self-image. She has the privilege of taking such a stance, she notes, because she is not persecuted because of her size. Other people, those who the body positivity movement is specifically aimed at, simply do not have that luxury.
Vì vậy, Jamil gợi ý rằng cô ủng hộ việc giải phóng cơ thể hoặc thậm chí là trung lập cơ thể. Cách tiếp cận này sẽ tách hình ảnh cơ thể bạn ra khỏi hình ảnh về bản thân. Cô lưu ý rằng cô sở hữu đặc quyền có lập trường như vậy vì cô không bị giày vò vì kích thước của mình. Những người khác, những người mà phong trào tích cực về cơ thể đặc biệt hướng tới, đơn giản là không có được sự xa xỉ đó.
Another criticism of the body positivity trend is that it makes the appearance of the body one of the most important elements of a person’s self-perception. It neglects all of the other elements of a person’s identity that are more important than how a person looks. In this aspect, Jamil’s stance, suggesting that people should stop making the body the determinant of self-worth and self-perception, might be a healthier, more inclusive approach.
Một lời chỉ trích khác về phong trào “yêu cơ thể vô điều kiện” là nó khiến vẻ ngoài trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhận thức về bản thân của một người. Nó bỏ qua tất cả các yếu tố khác trong danh tính của người đó, những điều còn quan trọng hơn cả vẻ ngoài. Ở khía cạnh này, theo Jamil, mọi người nên ngừng coi cơ thể là yếu tố quyết định giá trị bản thân và sự tự nhận thức. Đây có thể là một cách tiếp cận lành mạnh, toàn diện hơn.
What You Can Do
Bạn có thể làm gì
Body positivity is designed to foster acceptance and love of your body, but it can be a struggle that adds another element of pressure and impossible standards to live up to. The body positivity message is that you should change how you feel about your body, but can also be just one more demand.
“Yêu cơ thể vô điều kiện” được thiết kế để thúc đẩy sự chấp nhận và tình yêu đối với cơ thể của bạn. Nhưng đây có thể là một cuộc đấu tranh tạo thêm những áp lực và những tiêu chuẩn không thể thực hiện được khác. Thông điệp tích cực về cơ thể nhấn mạnh việc bạn nên thay đổi cách cảm nhận về cơ thể mình. Và chăng, đây cũng chỉ như thêm một đòi hỏi khác.
Simply telling people to accept themselves and be resilient in the face of the bombardment of images promoting the thin ideal can be damaging. Telling people to ignore the dominant beauty ideal isn’t realistic. It can create more pressure for a person who is already feeling anxious, negative, and devalued.
Việc đơn giản nói với mọi người rằng chấp nhận bản thân và kiên cường trước hàng loạt hình ảnh ủng hộ ngoại hình mảnh mai có thể gây hậu quả. Kêu gọi mọi người bỏ qua vẻ đẹp lý tưởng vượt trội là không thực tế. Nó có thể tạo thêm áp lực cho người vốn đã cảm thấy lo lắng, tiêu cực và mất giá trị.
Popular culture tells people that they are flawed—but then demands that they have a positive attitude about it. Not feeling positive about your body can then lead to shame and guilt.
Văn hóa đại chúng nói với mọi người rằng họ có khuyết điểm nhưng sau đó yêu cầu họ phải có thái độ tích cực về điều đó. Lúc này, việc không cảm thấy tích cực về cơ thể của mình có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ và tội lỗi.
This does not mean that you shouldn’t say nice things or think positive thoughts about yourself. But simply covering up negative thinking with positive messages may be harmful. A better approach would be to work on replacing negative thought patterns with more realistic ones.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên nói những điều tốt đẹp hay suy nghĩ tích cực về bản thân. Nhưng việc che đậy suy nghĩ tiêu cực bằng những thông điệp tích cực có thể gây ra nhiều hệ quả. Một cách tiếp cận tốt hơn là thay thế những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng những lối suy nghĩ thực tế hơn.
So what can you do to maintain a healthy body image? Whether or not the body positivity movement speaks to you, there are ideas from this approach that may help you feel better about your body and less obsessed with chasing “perfection.”
Vậy bạn có thể làm gì để duy trì hình ảnh cơ thể khỏe mạnh? Cho dù phong trào “yêu cơ thể vô điều kiện” có phù hợp với bạn hay không thì từ phong trào này ta vẫn có thể rút ra những ý tưởng giúp bạn cảm thấy tốt hơn về cơ thể của mình và bớt bị ám ảnh bởi việc theo đuổi “sự hoàn hảo”.
Adopt Body Neutrality
Áp dụng Quan điểm trung lập nhận thức về cơ thể
It’s ok to admit that you don’t necessarily love everything about your body. It’s ok to feel neutral or even indifferent about your body. Your worth and value do not lie in your shape or your size or in any other aspect of your appearance. Body image does play a part in self-concept, but it isn’t everything.
Bạn có thể thừa nhận rằng bạn không nhất thiết phải yêu mọi thứ trên cơ thể mình. Bạn có thể cảm thấy trung lập hoặc thậm chí thờ ơ với cơ thể của mình. Sự xứng đáng và giá trị của bạn không nằm ở hình dáng, kích thước hay bất kỳ khía cạnh nào về ngoại hình của bạn. Hình ảnh về cơ thể có vai trò trong sự tự nhận thức về bản thân, nhưng nó không phải là tất cả.
None of these things are easy. They take continual effort and, in most cases, it’s not something you can perfectly achieve. There will be moments when you feel weak, when you dislike aspects of yourself, and when you compare yourself to others. The key is to keep trying to find new ways to avoid the negative thought patterns that contribute to poor body image.
Không có gì là dễ dàng. Những điều này đều cần sự nỗ lực liên tục và trong hầu hết các trường hợp, bạn khó có thể đạt được chúng một cách hoàn hảo. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy yếu đuối, không thích những khía cạnh của bản thân và so sánh mình với người khác. Điều quan trọng là tiếp tục cố gắng tìm ra những cách mới để tránh những kiểu suy nghĩ tiêu cực góp phần tạo nên hình ảnh cơ thể kém cỏi.
Try Health-Focused Self-Care
Thử Chăm sóc bản thân theo hướng Lấy Sức khỏe làm Trọng tâm
Self-care can sometimes masquerade as a way to change or control your appearance, but self-care should focus on doing things that make you feel good about the body you have now. Show respect for your body. Eat healthy meals because it fuels your mind and body. Exercise because it helps you feel strong and energized, not because you’re trying to change or control your body.
Chăm sóc bản thân đôi khi có thể được coi là một cách để thay đổi hoặc kiểm soát ngoại hình của bạn. Thay vào đó, ở hướng tiếp cận này, chăm sóc bản thân nên tập trung những việc khiến bạn cảm thấy hài lòng về cơ thể hiện tại. Tôn trọng cơ thể của bạn. Ăn những bữa ăn lành mạnh, cung cấp năng lượng cho tâm trí và cơ thể. Tập thể dục vì hoạt động này giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực chứ không phải vì bạn đang cố gắng thay đổi hay kiểm soát cơ thể mình.
Wear and buy clothes for the body you have now—not for some planned future version of yourself. You might be holding on to your “thin clothes” because you plan to eventually lose weight, but such habits can make it hard to feel good about yourself today. Look for things that make you feel comfortable and good about how you look. Purge your closet of clothes that don’t fit your current physique. Your body may change in size and shape in the future, but that doesn’t mean that you shouldn’t be able to look at feel good about yourself in the here and now.
Hãy mua và mặc những bộ quần áo phù hợp với cơ thể hiện tại của bạn, – không phải cho phiên bản ao ước nào trong tương lai. Bạn có thể đang cố giữ những bộ quần áo cỡ nhỏ vì dự định giảm cân. Nhưng những thói quen này có thể khiến bạn khó cảm thấy hài lòng về bản thân trong hiện tại. Hãy tìm những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng về vẻ ngoài của mình. Hãy thanh lý những bộ quần áo không phù hợp với vóc dáng hiện tại của bạn. Cơ thể của bạn có thể thay đổi về kích thước và hình dạng trong tương lai, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể cảm thấy hài lòng về bản thân tại thời điểm này.
Purge your social media feeds of accounts that don’t make you feel good about yourself. If you find yourself constantly comparing yourself to others, you’re less likely to feel good about yourself. Follow accounts that spark your interests and that leave you with positive feelings. On Instagram in particular, many accounts are focused only on portraying perfection or an idealized image of the body.
Dọn dẹp những thông tin khiến bạn cảm thấy bản thân tồi tệ về bản thân khỏi newsfeed. Nếu bạn thấy mình liên tục so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ ít cảm thấy hài lòng về bản thân hơn. Theo dõi các tài khoản khơi dậy sở thích và mang lại cho bạn cảm xúc tích cực. Điều này đặc biệt đúng trên Instagram, nơi có nhiều tài khoản đang chỉ tập trung vào việc khắc họa sự hoàn hảo hoặc hình ảnh cơ thể lý tưởng.
A Word From Verywell
Lời nhắn từ Verywell
Recent research presented at the American Psychological Association’s 2016 annual conference indicates that body dissatisfaction may be on the decline. In the meta-analysis, researchers looked at over 250 studies involving more than 100,000 participants over a 31 year time period. While women consistently report more body dissatisfaction than men, the results indicated that this dissatisfaction has declined in recent years.
Nghiên cứu gần đây trình bày tại hội nghị thường niên năm 2016 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ chỉ ra rằng sự không hài lòng về cơ thể có thể đang giảm. Trong bản phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 250 nghiên cứu với hơn 100.000 người tham gia trong khoảng thời gian 31 năm. Mặc dù phụ nữ luôn cho biết họ không hài lòng về cơ thể nhiều hơn nam giới nhưng kết quả cho thấy sự không hài lòng này đã giảm trong những năm gần đây.
These findings are a positive sign that may suggest that the body acceptance and body positivity movements are having an effect on how women and girls view themselves. While it may be an uphill battle, increasing the representation of all body types in popular media may help combat poor body image.
Những phát hiện này là dấu hiệu tích cực gợi ý rằng chấp nhận cơ thể và phong trào “yêu cơ thể vô điều kiện” đang có ảnh hưởng đến cách phụ nữ và trẻ em gái nhìn nhận về mình. Dù sẽ là cuộc chiến khó khăn nhưng việc tăng cường sự hiện diện của tất cả các kiểu vóc dáng trên phương tiện truyền thông có thể giúp xoá bỏ đi suy nghĩ về hình ảnh cơ thể kém cỏi.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellmind.com/what-is-body-positivity-4773402