Tại sao niềm tin lại quan trọng trong mối quan hệ và cách xây dựng nó

Why Trust Matters in Your Relationship and How to Build It

The importance of comfort, security, and loyalty can’t be overstated

Biên dịch: Bảo Chân – Hiệu đính: Xanh Lam

There are few things as comforting as having a strong sense of trust in your relationship, but it takes time and intentionality to develop.

Có rất ít điều an ủi bằng việc có được cảm giác tin tưởng mãnh liệt vào mối quan hệ của mình, nhưng cần có thời gian và sự chủ tâm để phát triển.

To have trust in a relationship means that you feel a sense of security and loyalty with your partner. According to Sabrina Romanoff, PsyD, a clinical psychologist and professor at Yeshiva University, it’s the basis of a solid relationship.

Có được sự tin tưởng trong một mối quan hệ có nghĩa là bạn cảm thấy an toàn và chung thủy với nửa kia của mình. Theo Sabrina Romanoff , PsyD, nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Yeshiva, đó là nền tảng của một mối quan hệ vững chắc.

“To trust means to rely on another person because you feel safe with them and have confidence that they will not hurt or violate you. Trust is the foundation of relationships because it allows you to be vulnerable and open up to the person without having to defensively protect yourself,” says Romanoff.

“Tin tưởng có nghĩa là dựa vào người khác vì bạn cảm thấy an toàn khi ở bên họ và tin tưởng rằng họ sẽ không làm tổn thương hay xâm phạm bạn. Sự tin tưởng là nền tảng của các mối quan hệ vì nó cho phép bạn dễ bị tổn thương và cởi mở với người đó mà không cần phải phòng thủ để bảo vệ bản thân,” Romanoff nói.

Why Trust Matters

Tại sao niềm tin lại quan trọng

Trust is a vital component in happy and successful relationships.1 Here’s how it can impact your relationship for the better.

Niềm tin là một thành phần quan trọng trong các mối quan hệ hạnh phúc và thành công. Đây là cách nó có thể tác động tốt hơn đến mối quan hệ của bạn.

Promotes Positivity

Thúc đẩy sự tích cực

Trust is important in relationships because it allows you to be more open and giving. If you trust your partner, you are more likely to be forgiving of their shortcomings or behaviors that irritate you because overall you believe in them and know they have your back.

Sự tin tưởng rất quan trọng trong các mối quan hệ vì nó cho phép bạn cởi mở và cho đi hơn. Nếu bạn tin tưởng người yêu của mình, bạn có nhiều khả năng sẽ tha thứ cho những thiếu sót hoặc hành vi của họ dẫu điều đó khiến bạn khó chịu nhưng bạn vẫn tin tưởng vào họ và biết rằng họ luôn ủng hộ bạn.

Reduces Conflict

Giảm xung đột

Trust also allows you to navigate conflict. When you trust your partner, you are more willing to overlook problems or commit to finding solutions to issues because you feel allied in areas that mean the most to you. Even if your partner does something disappointing, you are more likely to give them the benefit of the doubt and see the good in them if you trust them.

Sự tin tưởng cũng cho phép bạn điều hướng xung đột. Khi bạn tin tưởng người ấy, bạn sẵn sàng bỏ qua các vấn đề hoặc cam kết tìm giải pháp cho các vấn đề vì bạn cảm thấy được đồng minh trong những lĩnh vực có ý nghĩa nhất đối với mình. Ngay cả khi nửa kia của bạn làm điều gì đó đáng thất vọng, bạn có khả năng lớn hơn để hiểu và nhận thấy điểm mạnh của họ nếu bạn tin tưởng họ.

Increases Closeness

Tăng sự gần gũi

Establishing trust creates a strong bond and foundation to build on. Knowing you can trust your partner promotes increased closeness and safety. When you trust one another, you feel safe knowing that your partner has your back and can be relied upon for comfort, care, and support.

Việc thiết lập niềm tin sẽ tạo ra một mối liên kết và nền tảng vững chắc để xây dựng. Biết rằng bạn có thể tin tưởng người yêu của mình sẽ thúc đẩy sự gần gũi và an toàn hơn. Khi tin tưởng lẫn nhau, bạn sẽ cảm thấy an toàn khi biết rằng đối phương luôn ủng hộ bạn và có thể dựa vào để được an ủi, quan tâm và hỗ trợ.

Impact of Lack of Trust

Tác động của việc thiếu niềm tin

Trust takes time to build, and if your partner consistently fails to follow through on promises or commitments, you will begin to have low expectations of them.

Niềm tin cần có thời gian để xây dựng và nếu nửa kia của bạn liên tục không thực hiện được những lời hứa hoặc cam kết, bạn sẽ bắt đầu có những kỳ vọng thấp về họ.

“When your partner’s actions are not aligned with their words, you will begin to learn that they are not trustworthy. Repeated violations or consistent hurtful behaviors erode trust.”

— SABRINA ROMANOFF, PSYD

“Khi hành động của đối phương không phù hợp với lời nói của họ, bạn sẽ bắt đầu biết rằng họ không đáng tin cậy. Vi phạm nhiều lần hoặc hành vi gây tổn thương liên tục làm xói mòn lòng tin.”

— SABRINA ROMANOFF, PSYD

Lack of trust can create many problems in your relationship. A lack of trust can also affect your mental health in the following ways:

  • Lack of intimacy: When there is little trust in a relationship, intimacy tends to decrease. When your partner is being deceitful, you will likely want to distance yourself from them, both emotionally and physically. 
  • Negativity: When you feel wronged by your partner, you may fixate on this feeling, which will not only cause you to withdraw from them, but will also cause you to be filled with anger towards them. This can stifle connection and closeness.
  • Insecurity: Lack of trust usually leads to insecurity in the relationship. In turn, you will constantly doubt what your partner tells you and may react by becoming more controlling, which can push them further away. For instance, incessantly calling or texting your partner to keep tabs on them can drive them away.
  • Depression and anxiety: If there is little trust in your relationship, you might experience higher levels of depression or anxiety because you will constantly question whether your partner is lying or being deceitful.
  • Trouble concentrating: Lack of trust can lead to an inability to concentrate, especially if you are constantly worrying or wondering what the other person is actually thinking, feeling, or doing.
  • Distress: Not being able to trust your partner contributes to mental, emotional, and physical distress, including betrayal, trauma, and emotional dysregulation.
  • Fear: Low trust can cause feelings of fear and anxiety. You might be afraid of what your partner will do next, or you might worry that they won’t be there when you need them.
  • Loneliness: When you can’t trust the closest person in your life, you are bound to experience feelings of loneliness and isolation.

Sự thiếu tin tưởng có thể tạo ra nhiều vấn đề trong mối quan hệ của bạn. Việc thiếu niềm tin cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn theo những cách sau:

  • Thiếu sự thân mật: Khi có ít niềm tin vào một mối quan hệ, sự thân mật có xu hướng giảm đi. Khi đối tác của bạn lừa dối, bạn có thể sẽ muốn tránh xa họ, cả về mặt tình cảm lẫn thể xác. 
  • Tiêu cực: Khi bạn cảm thấy đối tác của mình đã làm sai, bạn có thể tập trung vào cảm giác này, điều này không chỉ khiến bạn rút lui khỏi họ mà còn khiến bạn trở nên tức giận với họ. Điều này có thể cản trở sự kết nối và gần gũi.
  • Sự bất an: Thiếu sự tin tưởng thường dẫn đến sự bất an trong mối quan hệ . Đổi lại, bạn sẽ liên tục nghi ngờ những gì đối phương nói với bạn và có thể phản ứng bằng cách trở nên kiểm soát nhiều hơn, điều này có thể đẩy người ấy ra xa hơn. Ví dụ: việc liên tục gọi điện hoặc nhắn tin cho người yêu của bạn để theo dõi họ có thể khiến họ rời xa bạn.
  • Trầm cảm và lo lắng: Nếu có ít niềm tin vào mối quan hệ của mình, bạn có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng ở mức độ cao hơn vì bạn sẽ liên tục đặt câu hỏi liệu đối phương có đang nói dối hay lừa dối mình hay không.
  • Khó tập trung: Thiếu tin tưởng có thể dẫn đến mất khả năng tập trung, đặc biệt nếu bạn thường xuyên lo lắng hoặc thắc mắc người ấy thực sự đang nghĩ gì, cảm nhận gì hay đang làm gì.
  • Đau khổ: Việc không thể tin tưởng đối phương sẽ góp phần gây ra đau khổ về tinh thần, cảm xúc và thể chất, bao gồm sự phản bội, chấn thương và rối loạn điều hòa cảm xúc.
  • Sợ hãi: Sự tin tưởng thấp có thể gây ra cảm giác sợ hãi và lo lắng. Bạn có thể lo sợ không biết nửa kia của mình sẽ làm gì tiếp theo hoặc bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ không ở đó khi bạn cần.
  • Cô đơn: Khi không thể tin tưởng người thân thiết nhất trong đời, bạn chắc chắn sẽ trải qua cảm giác cô đơn và cô lập.

How Do You Deepen Trust in a Relationship?

Làm thế nào để bạn làm sâu sắc thêm niềm tin trong một mối quan hệ?

There are a number of things that you can do to help promote trust in your relationship. Romanoff shares some strategies that can be helpful.

Có một số điều bạn có thể làm để giúp thúc đẩy niềm tin trong mối quan hệ của mình. Romanoff chia sẻ một số chiến lược có thể hữu ích.

Improve on Mistakes

Cải thiện sai lầm

An important step to build trust is to be honest and forthcoming when you violate expectations or hurt one another. Everyone makes mistakes. What is important is that you can learn and grow closer to each other after you repair whatever was damaged as a result of the mistake. The best way to do this is to own them completely and show how you will do better in the future.

Một bước quan trọng để xây dựng lòng tin là phải trung thực và sẵn sàng khi bạn vi phạm những kỳ vọng hoặc làm tổn thương nhau. Mọi người đều phạm sai lầm. Điều quan trọng là các bạn có thể học hỏi và xích lại gần nhau hơn sau khi sửa chữa những gì đã bị rạn nứt do lỗi lầm gây ra. Cách tốt nhất để làm điều này là nhận lỗi chúng hoàn toàn và cho thấy bạn sẽ làm tốt hơn như thế nào trong tương lai.

Engage in Open Communication

Tham gia vào giao tiếp cởi mở

Secrecy tends to erode trust, so when your partner is able to be transparent and allows space to explore topics that might trigger your mistrust, you can begin to feel more at ease and begin to let your guard down. The more you are able to get on the same page, the closer you will feel toward your partner. Open communication makes it easier for you to discuss concerns about the relationship. When you can have open communication, you will feel closer to your partner.

Bí mật có xu hướng làm xói mòn lòng tin, vì vậy khi đối tác của bạn có thể minh bạch và cho phép không gian để khám phá các chủ đề có thể khiến bạn mất lòng tin, bạn có thể bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn và bắt đầu mất cảnh giác. Bạn càng có thể hiểu được nhiều điều thì bạn sẽ càng cảm thấy gần gũi hơn với đối tác của mình. Giao tiếp cởi mở giúp bạn dễ dàng thảo luận những lo lắng về mối quan hệ hơn. Khi bạn có thể giao tiếp cởi mở, bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với đối tác của mình.

How to Rebuild Trust

Làm thế nào để xây dựng lại niềm tin

If trust has been damaged in a relationship, there are things that you can do to help rebuild your trust, intimacy, and connection. Steps you can take:

  • Be open and willing to work on the relationship
  • Create new positive experiences together
  • Talk to one another
  • Find ways to connect
  • Say what you mean and mean what you say
  • Keep and follow through on commitments you make
  • Be consistent
  • Listen empathetically, be present with your partner, and ask questions to better understand them and your relationship with them
  • Continually deepen your own self-awareness so that you can share your most honest thoughts, emotions, needs, and requests
  • Acknowledge and take responsibility for mistakes made, apologize for the harm done, and be clear and specific about how things will be approached differently in the future

Nếu niềm tin bị tổn hại trong một mối quan hệ, bạn có thể làm những điều sau để giúp xây dựng lại niềm tin, sự thân mật và kết nối của mình. Các bước bạn có thể thực hiện:

  • Hãy cởi mở và sẵn sàng nỗ lực cải thiện mối quan hệ
  • Cùng nhau tạo ra những trải nghiệm tích cực mới
  • Nói chuyện với nhau
  • Tìm cách kết nối
  • Nói những gì bạn muốn nói và có nghĩa là những gì bạn nói
  • Giữ và thực hiện đúng các cam kết bạn đưa ra
  • Hãy nhất quán
  • Lắng nghe một cách đồng cảm, có mặt với đối tác của bạn và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về họ cũng như mối quan hệ của bạn với họ
  • Liên tục nâng cao nhận thức về bản thân để có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu và yêu cầu chân thực nhất của mình
  • Thừa nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm đã mắc phải, xin lỗi về những tổn hại đã gây ra, đồng thời nói rõ và cụ thể về cách mọi việc sẽ được tiếp cận khác đi trong tương lai.

Patience is also important. It may take time to rebuild trust, but continuing to work toward improving your relationship can help you eventually mend those damaged connections.

Sự kiên nhẫn cũng rất quan trọng. Có thể mất thời gian để xây dựng lại niềm tin, nhưng việc tiếp tục nỗ lực cải thiện mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn cuối cùng hàn gắn những vết nứt.

Nguồn bài viết: https://www.verywellmind.com/how-to-build-trust-in-a-relationship-5207611

Nguồn ảnh: Pinterest

Để lại một bình luận