Tại Sao Chúng Ta Che Dấu Nỗi Đau Cảm Xúc

Why We Hide Emotional Pain

 

                                                                                                                                                                                        Biên dịch: Diễm Quỳnh

Strong people won’t let themselves cry, right?

Có phải những người mạnh mẽ sẽ không bao giờ khóc không?

KEY POINTS

  • Men are often afraid that divulging wounded feelings will compromise their masculinity.
  • Women often worry that disclosing their emotional distress may lead them to be told they’re “too sensitive.”
  • Being able to self-soothe and self-validate in the lack of external reassurance can help a person hold their emotional ground.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Đàn ông thường sợ rằng việc để lộ những cảm xúc yếu đuối trong họ sẽ giảm đi sự nam tính của mình.
  • Phụ nữ thường lo lắng rằng việc thổ lộ những nỗi đau cảm xúc sẽ khiến người khác nói họ: “Quá nhạy cảm, yếu đuối”
  • Việc có thể tự xoa dịu và chấp nhận bản thân mình khi không có sự an ủi, trấn an từ người khác sẽ giúp một người trở nên vững vàng hơn về mặt cảm xúc.

 

Who hasn’t had the experience of asking someone whether anything is wrong—for it’s blatantly obvious from their expression or tone of voice that they’re upset—only to have them respond, “No, I’m fine”? In such instances, clearly they’re not fine but retreating into themselves to avoid a dialogue they fear might end up making them feel worse.

Chắc hẳn bạn đã từng hỏi một người rằng họ có ổn không, chỉ để nhận lại câu trả lời “Tôi ổn”, mặc dù mọi nét mặt, cử chỉ và giọng nói của họ đều cho thấy rõ ràng rằng họ đang buồn? Trong những trường hợp như vậy, mặc dù cảm thấy  không ổn nhưng họ lại chọn cách thu mình lại để tránh cuộc nói chuyện mà họ sợ, cuối cùng sẽ làm họ cảm thấy còn tệ hơn lúc đầu.

 

Tendencies toward denial, withdrawal, and self-isolation are common in reaction to deeply felt emotional pain. In fact, one clue that a person is feeling distressed may be in their becoming unusually quiet or shut down. Such silence speaks volumes, and generally the message is, “I’m not going to risk you hurting me more than you already have … so I’m putting a wall between us.” On the contrary, it’s also possible that the individual might suddenly become fidgety, restless, or hyper—attempting through activity to distract themselves from the hurt your words or behavior (however inadvertently) have caused them. Or they might unexpectedly lose their appetite, or start eating voraciously to “stuff” their feelings or numb their pain. And so on. After all, we have at our disposal all sorts of defenses to protect us from hurting.

Những xu hướng như sự chối bỏ, sự thu mình hay tự cô lập chính mình là những phản ứng phổ biến của những nỗi đau cảm xúc lớn mạnh. Thực tế, sự im lặng bất thường của một người có thể là dấu hiệu cho thấy người này đang phải trải qua một sự đau khổ nào đó. Một sự im lặng phát ra tiếng nói, rằng: “Tôi sẽ không để bạn có cơ hội làm tổn thương tôi thêm nữa … Vì vậy tôi sẽ dựng một bức tường ngăn cách giữa hai chúng ta…”. Ngược lại, họ cũng có thể hay bồn chồn, lo lắng hoặc trở nên quá khích – và thông qua những cơ chế này, đánh lạc hướng bản thân khỏi những tổn thương mà những lời nói hay hành động của bạn (dù là vô tình) đã gây ra cho họ. Ngoài ra, họ có thể chán ăn hoặc ăn nhiều một cách bất thường như một cách để “lấp đầy” hoặc làm “tê liệt” những cảm xúc đau đớn. Xét cho cùng, chúng ta dường như có sẵn tất cả cơ chế phòng thủ để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương.

The Many Varieties of Emotional Pain

Những Loại Nỗi Đau Cảm Xúc Khác Nhau

Before going further, let’s summarize all the different experiences associated with keenly felt emotional pain. Though the list below doesn’t aim to be exhaustive, it probably includes most of the self-referencing assumptions or interpretations that lead to emotional wounding. All of these items relate to feeling, or somehow being made to feel:

Trước khi đi xa hơn, hãy cùng nhau tóm tắt lại tất cả những trải nghiệm khác nhau liên quan đến nỗi đau cảm xúc sâu sắc. Mặc dù danh sách này không nhằm mục đích liệt kê đầy đủ tất cả, nhưng có thể nói nó bao gồm hầu hết những giả định và sự diễn giải dẫn đến nỗi đau cảm xúc từ kinh nghiệm của bản thân tôi. Tất cả những điều sau đây đều liên quan đến những cảm giác hoặc những điều khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương:

 

  • Unworthy or worthless

Cảm thấy không xứng đáng hoặc vô giá trị

  • Disapproved of, invalidated, or rejected

Bị phản bác, không được thừa nhận hoặc bị chối bỏ

  • Not listened to or understood

Không được lắng nghe, thấu hiểu

  • Like a non-entity, or invisible

Bị coi như người vô hình

  • Unloved, not cared about, or wanted

Không được yêu thương, quan tâm, mong muốn

  • Insulted, disparaged, disrespected, distrusted, devalued, or discounted

Bị xúc phạm, chê bai, không được tôn trọng, không được tin tưởng, bị hạ thấp giá trị, bị xem nhẹ, coi thường.

  • Aggressed against, taken advantage of, betrayed

Bị tổn thương bởi hành động hung hăng, bị lợi dụng, bị phản bội.

  • Inadequate, defective, incompetent, behind the curve, inferior or looked down upon, unacceptable

Cảm thấy bản thân không đủ giỏi, đủ tốt; không hoàn hảo; thiếu trình độ; chậm; thấp kém; và không thể chấp nhận được

  • Slow, stupid, foolish, or silly; contemptible

Chậm, đần độn, ngu ngốc, ngớ ngẩn hoặc đáng khinh bỉ

  • Dishonorable or cowardly

Không chân thành hoặc hèn nhát

  • Embarrassed or humiliated

Xấu hổ, nhục nhã

  • Weak, helpless, or defenseless

Yếu đuối, bất lực hoặc không có khả năng tự vệ

  • Undeserving of time, attention, or recognition

Không xứng đáng với thời gian, sự chú ý hay hay sự công nhận

  • Like a failure; “loser”

Cảm giác thất bại; “Kẻ thua cuộc”

  • Guilty, shameful, or a bad person generally

Tội lỗi, xấu hổ hoặc cảm thấy bản thân là một người xấu xa

Why We Try to Conceal Hurt Feelings

Tại Sao Chúng Ta Cố Gắng Che Dấu Nỗi Đau Cảm Xúc.

There are many different reasons that we may endeavor to hide or disguise the emotional pain that comes in the wake of negative beliefs about ourselves evoked by a particular person or situation. But what they have in common is that they’re all fear-induced.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta cố để che dấu hoặc ngụy trang những cảm xúc đau khổ của mình, những cảm xúc bắt nguồn từ những niềm tin tiêu cực về bản thân được khơi gợi từ một người hay một tình huống nào đó. Nhưng nhìn chung những nguyên nhân đó đều có một điểm chung là bắt nguồn từ “nỗi sợ hãi”.

 

Perhaps paramount among our tendencies to conceal our emotional fragility from others is the fear that exposing it would make us look weak to them—and, indeed, make us feel weak and powerless ourselves. We assume that frankly disclosing our hurt feelings would betray our susceptibility to them—and thus define ourselves as “one down” in the relationship, with all that might imply about placing them in a position to exploit us or take advantage of us. It’s as though in “exhibiting” our hurt we’re forfeiting our personal power, relinquishing it to them to use over us in any way they deem fit.

Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những xu hướng che dấu nỗi đau cảm xúc là Nỗi Sợ Hãi, rằng nếu ta bộc lộ chúng ra, ta sẽ bị người khác coi là yếu đuối – hay thực ra, chính bản thân ta không muốn chứng kiến sự yếu đuối và bất lực của chính mình. Chúng ta cho rằng việc thành thật bộc lộ những nỗi đau của mình đồng nghĩa với việc ta tiết lộ sự nhạy cảm của mình với người khác – và rồi biến mình thành “kẻ yếu” trong một mối quan hệ, từ đó có thể tạo điều kiện cho người đó xem thường mà lợi dụng chúng ta. Cứ như thể là nếu bạn bộc lộ chúng ra, bạn đang tự tước đi quyền lực cá nhân của mình, giao nó lại cho người khác để họ tùy ý sử dụng.

 

There are probably some sexual differences here, too. Men, for example, are especially likely to avoid divulging wounded feelings for fear that doing so will compromise their felt sense of masculinity. And in fact, they may have been made fun of as children for whimpering, weeping, or wailing. I’ve worked with many male clients who’ve talked about how they were tagged “sissies,” “wimps”—even (horrors!) “girlies”—when in growing up they weren’t able to suppress their softer, more tender emotions. In such cases, it becomes a matter of personal pride not to let others know they have within them a “soft underbelly” quite susceptible to others’ words and actions. To them, keeping a stiff upper lip, and under no circumstances exposing their tender side, attests to their fortitude, “backbone”—an essential masculine strength.

Một vài sự khác biệt về giới cũng nên được đề cập trong vấn đề này. Ví dụ, với đàn ông, họ đặc biệt có xu hướng tránh để lộ cảm xúc tổn thương của bản thân vì nỗi sợ sẽ làm mất đi sự nam tính của mình. Và thực tế, đã có rất nhiều người đã từng bị chế nhạo lúc nhỏ vì họ rên rỉ, khóc lóc hoặc than vãn. Tôi đã làm việc với rất nhiều khách hàng nam, những người đã nói về việc họ đã từng bị gắn mác “đồ ẻo lả”, “đồ nhu nhược” hay thậm chí (Thật kinh khủng!) là “Đồ đàn bà”, khi trong quá trình lớn lên, họ không thể kiềm chế được những cảm xúc yếu mềm trong lòng mình. Và từ đó, nó trở thành vấn đề của niềm tự hào cá nhân, rằng việc không để lộ ra ngoài về “cái bụng dưới yếu đuối” vô cùng nhạy cảm với lời nói và hành động của người khác là niềm tự hào, hãnh diện đối với một người đàn ông. Với họ, việc cứng rắn và không bao giờ biểu lộ mặt yếu đuối của mình chính là minh chứng cho sự dũng cảm, kiên cường của bản thân – một sức mạnh nam tính cần thiết.

Women, on the other hand, are much more likely to worry that disclosing their emotional distress may lead them to be told (particularly by their spouse) that they’re too “thin-skinned”—or, more commonly, “too sensitive” (which, literally, adds insult to injury). To examine another unfortunate aspect of this situation, men frequently react to their spouse’s tears with considerable discomfort, even anger. However unconsciously, their partner’s emotional outpouring makes them feel guilty, or at least responsible. And beyond this, if as children to show their more fragile emotions was to be harshly judged or ridiculed, they may experience an irresistible need to emotionally distance themselves from their wives whenever their partner exhibits the kind of behavior they can’t help but identify with their own parents’ disapproval and rejection. 

Còn đối với phụ nữ, họ lại có nhiều khả năng lo lắng rằng việc thể hiện sự tổn thương ra sẽ khiến họ bị chỉ trích (đặc biệt bởi chồng của họ) là “Quá mỏng manh” hoặc “Quá nhạy cảm” (Điều mà thật sự như sát thêm muối vào vết thương vậy). Ở một khía cạnh bất hợp lý khác của tình huống này, người đàn ông thường phản ứng khá là không thoải mái, thậm chí là tức giận trước những giọt nước mắt của vợ mình. Tuy nhiên một cách vô thức, tình huống này vẫn khiến người đàn ông cảm thấy tội lỗi và phần nào có trách nhiệm. Hơn thế nữa, việc bị đánh giá hoặc bị chế giễu nặng nề vì thể hiện những cảm xúc mong manh khi còn bé, cũng có thể khiến người đàn ông khi trưởng thành phải trải qua một nhu cầu không thể tránh khỏi là sự cách ly về mặt cảm xúc đối với vợ của mình mỗi khi cô ấy khóc hoặc thể hiện những cảm xúc tổn thương, bởi anh ta không thể ngừng đồng nhất với sự phản đối và chối bỏ của bố mẹ trong quá khứ.

Independent of our early experiences, most of us are concerned that revealing hurt feelings might lead others to react negatively. And we certainly don’t want to risk turning anyone off by such “displays” of vulnerability. Nor do we wish to be viewed as childish—or, at worst, pathetic—because, seemingly at least, we’ve lost control over our emotions. (As a caveat, however, I should add that it does make sense—and at times may be imperative—to avoid exposing emotional vulnerability in various professional situations.)

Ngoài những trải nghiệm thời thơ ấu, thì nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến nỗi sợ về việc người khác sẽ phản ứng tiêu cực về sự nhạy cảm của bạn. Và chắc chắn chúng ta không hề muốn mạo hiểm dập tắt tâm trạng của bất kì ai bởi những “màn triển lãm nỗi đau” của mình. Chúng ta cũng không hề muốn bị coi là “trẻ con” hoặc tệ nhất là “thảm hại” vì không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. (Tuy nhiên, như một lời cảnh báo trước, tôi nghĩ việc dấu đi cảm xúc lại là điều hợp lý, và thậm chí đôi khi là điều cần thiết ở môi trường làm việc.)

 

If we’re codependent (i.e., feeling more responsible for the feelings of others than for our own), we may also fear that freely expressing our emotions could launch some kind of emotional contagion. Afraid that openly letting out our hurt might somehow be infectious, we may hold it in, unwilling to take the chance of making anyone else upset.

Nếu chúng ta đồng phụ thuộc (tức là cảm thấy có trách nhiệm với cảm xúc của người khác hơn của chính mình), chúng ta có thể sợ rằng việc thể hiện cảm xúc này có thể gây ra những cơ chế lây lan cảm xúc. Sợ rằng những cảm xúc tiêu cực bằng cách nào đó có thể trở thành một căn bệnh truyền nhiễm, bạn giữ nó cho riêng mình và không để mình có cơ hội làm bất cứ ai khác buồn cả.

 

And then there’s the fear that fully releasing our emotional pain might make us look ridiculous, or in some way abnormal. What if others don’t—or can’t—understand why we’re in such pain, or grasp its magnitude? Will we not look foolish to have unconstrainedly let out our feelings? At the very least we might feel awkward and embarrassed, concerned that our uninhibited “emoting” might lead others to take us less seriously than they might have otherwise. We certainly don’t want to be perceived as overreactive, and so have our feelings discounted or dismissed.

Và tiếp theo là nỗi sợ hãi rằng việc bộc lộ nỗi đau cảm xúc sẽ khiến chúng ta trông thật lố bịch, hay bằng cách nào đó thật “khác người”. Điều gì sẽ xảy ra nếu như người khác không thể hiểu lý do tại sao chúng ta đau đớn như vậy, hoặc mức độ nghiêm trọng của nó? Chúng ta sẽ không trông thật ngu ngốc khi bộc lộ cảm xúc của mình một cách không kiềm chế chứ? Ít nhất, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy bản thân kì quặc và xấu hổ, lo ngại rằng việc “xúc động” không kiểm soát này sẽ khiến người khác ít coi trọng chúng ta hơn trước. Và tất nhiên, không ai muốn bị coi là kẻ phản ứng thái quá, hay cảm xúc của bản thân bị xem nhẹ hoặc chối bỏ cả.

 

The bottom line here is that we don’t trust that others (or our “significant” other) will—by responding to our open-heartedness in caring, supportive ways—safeguard or validate our vulnerability. Additionally, we may not trust ourselves to successfully cope with their response, whatever it is. And, assuming we’re in self-protective mode, we’re certainly not going to offer them the opportunity to make us feel any worse than we may already be feeling.

Tóm lại, nhìn chung chúng ta không tin tưởng rằng người khác (hoặc những người “quan trọng” với ta) – đáp lại trái tim rộng mở của ta bằng sự quan tâm và hỗ trợ – sẽ bảo vệ và công nhận sự nhạy cảm và nỗi đau của chúng ta. Thêm vào đó, chúng ta có thể không tin tưởng rằng bản thân mình có thể đương đầu với sự phản ứng của họ, dù nó là cái gì đi nữa. Và vì cho rằng bản thân đang trong một “chế độ tự bảo vệ chính mình”, chúng ta sẽ không để bất kì ai có cơ hội làm mình tổn thương hơn nữa.

 

Perhaps the final irony in all this is that, culturally, it’s considered stoical to hold in our more tender emotions. Not to show vulnerability is typically viewed as a strength, a “demonstration” of character. But in reality, the major motives for hiding our emotions are (as I’ve already indicated) fear-based. We’re just afraid to look weak or susceptible to others. Paradoxically, though, unashamedly disclosing our vulnerability can actually be a deliberate personal statement of both sensitivity and, yes, courage (see my three-part post “The Power to Be Vulnerable).

Có lẽ nguyên nhân trớ trêu cuối cùng của vấn đề này lại là “Văn hóa”, khi việc kìm nén những cảm xúc yếu đuối của bản thân được coi là “khắc kỷ” (chủ nghĩa quyết tâm không phàn nàn và thể hiện những cảm xúc cá nhân, đặc biệt là những cảm xúc tồi tệ).  Từ đó việc không thể hiện sự yếu đuối của bản thân được coi là một loại sức mạnh, một minh chứng cho một tính cách.  Tuy nhiên trên thực tế, động cơ chính khiến chúng ta dấu đi những cảm xúc của mình (như tôi đã chỉ ra ở trên) đều dựa trên “Nỗi sợ hãi”. Chúng ta sợ trông yếu đuối và thảm hại trước mặt người khác. Và ngược lại, có thể nói việc mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc yếu đuối lại là một lời minh chứng rõ ràng khẳng định về sự nhạy cảm và cả Lòng Dũng Cảm của bản thân.

So What’s to Be Done?

Vậy Chúng Ta Nên Làm Gì?

Still, unless we’re able to develop the ability to self-soothe and self-validate (again, see my “The Power to be Vulnerable” series) in the absence of external reassurance or comforting, it’s probably not going to be tenable for us, unabashedly, to discharge our feelings. It’s absolutely key that we not so much grow a thicker skin (though this might help!) but become determined and resolute enough to hold our emotional ground; confident that we have within us what can make it safe to express hurtful feelings. For (1) they’re an essential part of who we are, (2) letting them out really can’t victimize us unless we let ourselves be at the effect of another’s reactions, and (3) we’re now able to regard our feelings as valid, independent of anyone else’s response.

Tuy nhiên, nếu ta không có khả năng tự xoa dịu và chấp nhận bản thân khi thiếu đi sự an ủi, trấn an từ bên ngoài, có lẽ ta sẽ không bao giờ có thể thật sự giải phóng cảm xúc của mình. Bạn thật sự không cần phải trở nên mạnh mẽ hơn (mặc dù điều này có thể hữu ích!), mà chỉ cần đủ quyết đoán và kiên quyết để giữ vững lập trường cảm xúc của mình, tự tin rằng chính bản thân mình là nơi chốn an toàn nhất cho những cảm xúc sâu thẳm ấy. Vì (1) chúng là một phần thiết yếu của con người chúng ta, (2) Vì việc thể hiện chúng ra không có nghĩa sẽ biến chúng ta thành nạn nhân trừ phi ta để bản thân bị ảnh hưởng bởi phản ứng của người khác, và (3) vì giờ đây chúng ta có thể đường hoàng thừa nhận những cảm xúc ấy và độc lập với phản ứng của bất kỳ ai.

Leon F. Seltzer, Ph.D., is the author of Paradoxical Strategies in Psychotherapy and The Vision of Melville and Conrad. He holds doctorates in English and Psychology. His posts have received over 50 million views.

Tiến sĩ Leon F. Seltzer là tác giả của hai cuốn sách “Paradoxical Strategies in Psychotherapy” và “The Vision of Melville and Conrad”, sở hữu bằng tiến sĩ về Tiếng anh và Tâm Lý học. Những bài đăng của ông đã nhận về hơn 50 triệu lượt xem. 

Online: Evolution of the Self, Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/evolution-the-self/201109/why-we-hide-emotional-pain

 

Để lại một bình luận