Tác động tâm lý của phụ huynh độc hại với người trưởng thành

Psychological Impacts Of Toxic Parents On Adult

Biên dịch: Uyên Mai – Hiệu đính: Hoàng Nguyễn

 

“People tend to raise the child inside of them rather than the child in front of them.” –Joe Newman

“Mọi người thường có xu hướng nuôi dạy đứa trẻ bên trong mình hơn là đứa trẻ ở trước mắt.” –Joe Newman

Let’s start with a victim of toxic parents named James. “I came from a fatherless generation. Physically, my father was there, but he wasn’t present for the family,” he said. “My father believed that his job was simply to provide for his family. Other than that, he was pretty much absent.” Then there was his father’s rampant adultery. “There was a pattern,” James recalled. “My father would have an affair, my mother would inevitably find out, and she would take me to his mistress. ‘This is his son,’ she would say, pointing at me to my father’s mistress. Then, if the mistress was a Christian, she would give her a Bible or ask [the woman] to pray for her. The affair would end until my father did it all over again.” 

Hãy bắt đầu với một nạn nhân của phụ huynh độc hại tên là James. “Tôi đến từ một thế hệ không có tình cảm của cha. Thực tế, cha tôi vẫn đã ở đây, nhưng đối với gia đình tôi không hề có sự hiện diện của người cha nào cả,” anh ấy nói. “Cha tôi tin rằng, nhiệm vụ của ông ấy chỉ đơn giản là chu cấp cho gia đình. Ngoài ra, ông ấy vắng mặt khá nhiều.” Rồi đến chuyện ngoại tình tràn lan của cha anh. “Đã có một chuỗi sự việc xảy ra lặp lại.” James nhớ lại. “Bố tôi ngoại tình, mẹ tôi chắc chắn sẽ phát hiện, và bà sẽ đưa tôi đến gặp tình nhân của ông. ‘Đây là con trai ông ấy’, mẹ tôi sẽ nói, chỉ tay vào tôi trước mặt tình nhân của cha tôi. Sau đó, nếu tình nhân là người theo đạo Thiên chúa, cô ấy sẽ đưa mẹ tôi Kinh thánh hoặc yêu cầu [người phụ nữ] cầu nguyện cho cô. Cuộc tình sẽ kết thúc cho đến khi bố tôi bắt đầu các sự việc tương tự lại từ đầu.”

This process left an indelible mark on young James and his brothers: an absent father who constantly hurt their mother, a mother with extensive patience who took their father back over and over again, and a family constantly on the brink of collapse.

Quá trình này để lại một vết nhơ không thể xóa nhòa trong James nhỏ tuổi và anh em ruột: một người cha vắng mặt luôn làm tổn thương mẹ chúng, một người mẹ với lòng kiên nhẫn sâu sắc đã tha thứ cho cha hết lần này đến lần khác, và một gia đình luôn trên bờ vực của sự tan vỡ.

“I learned forgiveness from my mother,” James said. “Not from any priest or holy man.”

“Tôi đã học được bài học về lòng vị tha từ mẹ tôi.” James nói. “Không phải từ bất kỳ linh mục hay thánh nhân nào.”

“I think, subconsciously, I took in a lot of the values my father taught me,” James said. “My father thought a happy person must fight to be financially rich, and that desire to provide was everything. I became a father who just focused on providing for my family. I was happy to change my children’s diapers, but I wasn’t great at communicating and spending time with them when they grew older.” A rude awakening shook him from his stupor. James fell victim to a scam and lost much of his hard-earned money. Now financially middling, middle-aged, and tired, he sat down with his brothers and took stock of his life.

“Tôi nghĩ, trong tiềm thức, tôi đã nhận được rất nhiều giá trị mà cha tôi đã dạy tôi,” James nói. “Cha tôi nghĩ rằng một người hạnh phúc phải đấu tranh để trở nên giàu có về mặt tiền bạc, tài chính, và mong muốn cung cấp đó là tất cả. Tôi đã trở thành một người cha chỉ chú trọng vào việc chu cấp cho gia đình. Tôi từng hài lòng với việc thay tã cho con, nhưng tôi không giỏi giao tiếp và dành thời gian cho con khi chúng lớn lên.” Một sự thức tỉnh dữ dội làm anh bừng tỉnh khỏi cơn mê. James đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo và đã mất phần lớn số tiền anh ta đã nỗ lực kiếm được. Bây giờ, anh ở mức trung bình về mặt tài chính, ở độ tuổi trung niên và mệt mỏi, anh ấy ngồi xuống với những người anh em của mình và đánh giá lại cuộc đời của mình.

“We realized that none of us really respected our father,” he said. “We forgave him out of respect for our mother, but we didn’t really hold him in high regard. I started to think, ‘What if I keep going down this path and one day my kids feel the same way about me?’ I wasn’t ready for that. Something needed to change.” He began a process of what he called “remedial parenting”, where he returned to his family determined to live life as a changed man. James started by mending his relationship with his wife, believing that his kids would not respect him “if they don’t see that I love their mother”

“Chúng tôi đã nhận ra rằng, không ai trong số chúng tôi thật sự tôn trọng cha mình,” anh ấy nói. “Chúng tôi tha thứ ông ấy vì tôn trọng mẹ mình, nhưng chúng tôi thực sự không coi trọng cha mình. Tôi bắt đầu nghĩ rằng, ‘Nếu như tôi tiếp tục đi vào vết xe đổ này và một ngày, con tôi sẽ cảm thấy điều tương tự ở tôi?’ Tôi chưa sẵn sàng cho điều đó. Điều gì đó phải thay đổi.” Anh ấy đã bắt đầu quá trình mà anh gọi là “khắc phục nuôi dạy con”, khi anh ấy trở về bên gia đình với quyết tâm sống cuộc đời như người đàn ông đã thay đổi. James đã bắt đầu bằng cách hàn gắn mối quan hệ của anh và vợ, anh tin rằng con anh sẽ không tôn trọng anh “nếu chúng không nhận thấy rằng tôi yêu mẹ chúng”.

Next came the difficult task of actually communicating with his three teenage sons. “I’ve always thought about how I, as a parent, can change my kids. But after reading up on parenting, I started thinking, ‘What do I need to change in myself so that my kids can change too?’” he said.

Tiếp theo là nhiệm vụ khó nhằn: giao tiếp với ba người con trai tuổi teen. “Tôi đã luôn nghĩ về việc tôi, là một người phụ huynh, có thể thay đổi con mình. Nhưng sau khi đọc về việc làm phụ huynh, tôi bắt đầu nghĩ rằng, ‘Tôi cần thay đổi điều gì ở bản thân để các con tôi có thể thay đổi?’” James nói.

 

Traits of toxic parents

Đặc điểm của phụ huynh độc hại

Some parents abuse their position and take advantage of the vulnerabilities of their children for personal gain. The abuse suffered at the hands of toxic parents may include physical, mental, emotional, and sexual abuse. Depending on the toxicity in the relationship, the intensity of side effects may vary.

Nhiều phụ huynh lạm dụng vị thế và giành lợi thế từ điểm yếu của con mình nhằm trục lợi cá nhân. Sự lạm dụng phải chịu dưới bàn tay phụ huynh độc hại có thể bao gồm thể chất, tinh thần, cảm xúc, và lạm dụng tình dục. Dựa vào độ độc hại của mối quan hệ, cường độ tác dụng phụ có thể khác nhau.

If the toxic behavior of parents is left unchecked, the effects of abuse may continue well into adulthood. At least in some cases, the child/adult finds it hard to identify the toxic relationship they are in.

Nếu hành vi độc hại của cha mẹ không được phát hiện, hệ lụy của lạm dụng có thể tiếp tục đến khi trường thành. Ít nhất ở một số trường hợp, đứa trẻ/người trưởng thành cảm thấy khó khăn để phát hiện mối quan hệ độc hại họ đang trải qua.

 

The first step towards recovery is to become aware of the toxic relationship and the kind of emotional abuse you have endured. You may find these signs helpful.

Những bước đầu hồi phục là để trở nên ý thức về mối quan hệ độc hại và kiểu lạm dụng cảm xúc bạn đã trải qua. Bạn có thể thấy các dấu hiệu sau:

1. They are physically violent and abusive. (Example: beating, kicking, choking)

1. Họ bạo hành và ngược đãi về thể chất. (Ví dụ: đánh, đá, bóp cổ)

2. They are emotionally and verbally abusive. (Example: humiliation, emotional manipulation, gaslighting)

2. Họ lạm dụng bằng tình cảm và lời nói. (Ví dụ: sỉ nhục, thao túng cảm xúc, thao túng tâm lý)

3. They are sexually abusive. (Example: molestation, perverted sexual acts, showing unsuitable sexual content)

3. Họ lạm dụng tình dục. (Ví dụ: quấy rối, hành vi tình dục đồi trụy, thể hiện nội dung khiêu dâm không phù hợp)

4. They prioritize their own desires and needs.

4. Họ ưu tiên mong muốn và nhu cầu cá nhân

5. They are overly controlling and too involved in the lives of their children, denying them freedom and individuality.

5. Họ kiểm soát quá mức và can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái, tước đoạt quyền tự do và tính cá nhân của chúng.

 

Psychological impacts of toxic parents

Tác động tâm lý của phụ huynh độc hại

When the abuse of toxic parents goes undetected throughout the child’s early years and continues well into adulthood, it can leave indelible marks on their lives. Anxiety, depression, other mental health disorders, and alcohol and substance abuse are rampant among such adults.

Khi sự lạm dụng của phụ huynh độc hại không bị phát hiện xuyên suốt thời thơ ấu của trẻ và tiếp diễn đến khi trưởng thành, điều này có thể để lại những vết thương không thể xoa dịu trong cuộc đời của chúng. Lo âu, trầm cảm, các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, lạm dụng cồn và các chất kích thích đang tràn lan ở nhiều người trưởng thành có tình cảnh như vậy.

The more abusive your parents are, whether it’s emotional or physical, the more likely you are to suffer from post-traumatic stress disorder (PTSD). Abuse causes people to be more alert and on their toes because they anticipate more danger in the future. This leads to chronic anxiety, memories of abuse playing repeatedly, emotional numbing, and not being able to see the future because they are afraid they cannot escape the present danger.

Phụ huynh càng lạm dụng, dù là thể chất hay tinh thần, thì bạn càng có khả năng chịu đựng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Lạm dụng làm con người trở nên cảnh giác hơn vì họ dự đoán sẽ có nhiều nguy hiểm hơn trong tương lai. Điều này dẫn đến chứng lo âu mãn tính, ám ảnh về ký ức bị lạm dụng, tê liệt cảm xúc, và không thể nhìn thấy tương lai vì họ lo sợ rằng họ sẽ không thể thoát ra khỏi nguy hiểm ở thực tại.

 

Here are the side effects of toxic parenting seen in adults.

Dưới đây là những tác dụng phụ của cách nuôi dạy con độc hại được thấy ở người lớn.

1. You may be low in confidence, self-image, and self-esteem.

1. Bạn có thể thấy thiếu tự tin, hình ảnh bản thân không tốt, lòng tự trọng thấp

2. You’re always trying to please others and fit in.

2. Bạn luôn cố gắng làm người khác hài lòng và cố gắng hòa nhập

3. You find it hard to be your true self.

3. Bạn cảm thấy khó khăn để làm chính mình

4. You find it difficult to function without their advice and help

4. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc hoạt động nhưng không có sự chỉ dẫn, trợ giúp của cha mẹ

5. You have trouble trusting others and suffer from fear of abandonment.

5. Bạn gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác và chịu đựng nỗi sợ bị bỏ rơi

6. You tend to tolerate abuse from others, prompting them to take advantage of you.

6. Bạn thường có xu hướng chịu đựng sự lạm dụng từ người khác, khiến họ lợi dụng bạn

7. You tend to expect the worst possible outcomes in life as well as from people in general.

7. Bạn thường dự đoán những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra trong cuộc sống cũng như từ những người xung quanh nói chung

8. You may develop unhealthy insecure attachment styles like anxious, avoidant, and fearful-avoidant.

8. Bạn có thể phát triển những kiểu gắn bó không lành mạnh như sợ hãi, né tránh và né tránh sợ hãi

9. You’re at a higher risk for developing anxiety disorders.

9. Bạn có nhiều nguy cơ phát triển các loại rối loạn lo âu

10. You’re more prone to suffering from post-traumatic stress disorder (PTSD).

10. Bạn có khả năng cao chịu đựng hậu chấn thương tâm lý (PTSD)

 

How to Avoid Toxic Parenting

Cách phòng tránh nuôi dạy con độc hại

 

“It is the selfish parents who are to blame. Pay attention, and be involved in your children’s lives. They are your legacy, your only hope.” — Aaron B. Powell

“Chính những bậc cha mẹ ích kỷ mới là người đáng trách. Hãy chú ý, và tham gia vào cuộc sống của con bạn. Chúng là người tiếp nối, kế thừa bạn, là niềm hy vọng duy nhất của bạn.” — Aaron B. Powell

Recognize and acknowledge toxic behavior: This involves being aware of your own behavior and how it may be impacting your child. Pay attention to patterns of overprotectiveness, criticism, guilt-tripping, lack of boundaries, neglect, parentification, and gaslighting. Acknowledge when you make mistakes and take responsibility for your actions.

Nhận biết và thừa nhận hành vi độc hại: Điều này liên quan đến việc nhận thức được hành vi của chính bạn và cách nó có thể ảnh hưởng đến con bạn. Hãy chú ý đến các kiểu bảo vệ quá mức, chỉ trích, trách móc, thiếu ranh giới, bỏ bê, nuôi dạy con cái già trước tuổi và thao túng. Thừa nhận khi bạn mắc lỗi lầm và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Practice open communication and active listening: This involves actively listening to your child’s concerns and feelings without judgment and responding with empathy and respect. It also means being open and honest with your child about your own thoughts and feelings.

Thực hành giao tiếp cởi mở và lắng nghe tích cực: Điều này bao gồm việc chủ động lắng nghe những mối quan tâm và cảm xúc của con bạn mà không phán xét, sau đó đáp lại bằng sự đồng cảm và tôn trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cởi mở và trung thực với con bạn về những suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn.

Work on your own emotional issues and triggers: This involves identifying and addressing your own emotional issues, such as past trauma or unresolved conflicts, and seeking support from a therapist or counselor if necessary. It also means being aware of your own triggers and how they may impact your interactions with your child.

Giải quyết các vấn đề  và sự bộc phát về cảm xúc của riêng bạn: Điều này bao gồm việc xác định và giải quyết các vấn đề cảm xúc của chính bạn, chẳng hạn như tổn thương trong quá khứ hoặc những xung đột chưa được giải quyết, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trị liệu hoặc cố vấn nếu cần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nhận thức được các yếu tố kích thích cảm xúc của chính mình và cách chúng có thể tác động đến sự tương tác của bạn với con bạn.

Seek help from a professional if necessary: If you are struggling to break toxic patterns or are experiencing significant emotional difficulties, it may be helpful to seek support from a mental health professional. They can provide guidance and support in developing healthier parenting strategies and addressing underlying emotional issues.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia nếu cần thiết: Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc phá bỏ những khuôn mẫu độc hại hoặc đang gặp khó khăn nghiêm trọng về mặt cảm xúc, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong việc phát triển các chiến lược nuôi dạy con cái lành mạnh hơn và giải quyết các vấn đề cảm xúc tiềm ẩn.

 

Nguồn: https://evafj77.medium.com/psychological-impacts-of-toxic-parents-on-adult-a9654cfc9a9 

Để lại một bình luận