Suy nghĩ nhiều về Spotify Wrapped của bạn? Mối liên hệ phức tạp giữa âm nhạc và sức khỏe tinh thần

Overthinking Your Spotify Wrapped? The Link Between Music and Mental Health Is Complicated

 

Biên dịch: Văn Hà – Hiệu đính: Xanh Lam

 


Key Takeaways

  • Every December Spotify Wrapped shows users who they listened to the most that year.
  • Since its inception, it has become a major moment of self-reflection for music fans, who often place part of their identity in the results.
  • Users also tend to view these roundups as windows into the state of their mental health, but the correlation is complicated to unpack.
  • While there’s a clear link between music and mental health, it’s important not overanalyze your habits

Ý chính

  • Vào tháng 12 hàng năm, Spotify Wrapped sẽ cho người dùng thấy những nhạc sĩ mà họ nghe nhiều nhất trong năm đó. 
  • Kể từ khi được ra mắt, Spotify Wrapped trở thành một sự kiện quan trọng để người yêu âm nhạc tự phản ánh, những người thấy kết quả này thể hiện một phần bản sắc của mình. 
  • Người dùng cũng có xu hướng xem những kết quả tổng hợp này như cửa sổ đến với trạng thái sức khỏe tinh thần của họ, nhưng việc giải thích mối tương quan này rất phức tạp.
  • Mặc dù có mối liên hệ rõ ràng giữa âm nhạc và sức khỏe tinh thần nhưng điều quan trọng là bạn không nên phân tích quá mức các thói quen của mình.

 

One of the most eagerly awaited days of the year for many music fans is the first day of December when Spotify Wrapped comes out. Though it started as an email, it has evolved into an interactive experience modeled on graphically attractive social media layouts that users can in turn share on their personal accounts.

Một trong những ngày được mong đợi nhất trong năm của nhiều người yêu âm nhạc chính là ngày đầu tiên của tháng 12 khi Spotify Wrapped ra mắt. Ban đầu chỉ là một email, Spotify Wrapped đã phát triển thành một trải nghiệm mang tính tương tác mô phỏng bố cục mạng xã hội với đồ họa hấp dẫn mà người dùng có thể chia sẻ trên tài khoản cá nhân của họ.

And it’s not just Spotify. Sites like Last.fm have allowed music fans to track their listening habits for years—it was established in 2002—and there are numerous third-party apps allowing people to find out which artists, songs, or genres they’ve been listening to most frequently throughout the year. 

Và không chỉ có Spotify, các trang web như Last.fmđược thành lập vào năm 2002, đã cho phép người yêu âm nhạc theo dõi thói quen nghe nhạc của họ trong nhiều năm và còn rất nhiều ứng dụng của bên thứ ba cho phép mọi người tìm hiểu được nghệ sĩ, bài hát hoặc thể loại âm nhạc họ nghe nhiều nhất trong năm. 

Listeners revel in these stats because it affords them a moment of self-reflection via the lens of their own music taste. Did I listen to more upbeat or down-tempo artists? More sad girl indie or hyper-pop remixes? And what does this assortment of artists and genres say about my mental health?

Người nghe thích thú với những số liệu thống kê này vì nó mang đến cho họ những giây phút tự suy ngẫm thông qua lăng kính sở thích âm nhạc của riêng họ. Tôi đã nghe những nghệ sĩ nhạc sôi động hơn hay những nghệ sĩ với nhạc có nhịp độ chậm hơn? Tôi nghe những bản remix indie buồn hay những bản remix hyper-pop nhiều hơn? Các nghệ sĩ, thể loại âm nhạc tôi nghe nói gì về sức khỏe tinh thần của tôi? 

 

Our Music, Our Mental Health

Âm nhạc và sức khỏe tinh thần của chúng ta

nguồn: Pitchfork_Illustrations by Noa Snir

It can be easy to romanticize our mental health and the music we listen to ties into that. Think of the way moody or angsty music is often seen as cool or edgy. Meanwhile, some genres and subcultures like goth and emo, are associated more with angst and moodiness—and frequently, poor mental health.

Có thể dễ dàng lãng mạn hóa sức khỏe tinh thần của mình, và âm nhạc chúng ta nghe cũng gắn với việc này. Hãy nghĩ về cách âm nhạc buồn và tức giận thường được coi là thú vị hoặc cá tính. Trong khi đó, một số thể loại âm nhạc và tiểu văn hóa như goth và emo, được gắn với cảm xúc tức giận và ủ rũ cũng như sức khỏe tinh thần kém.

The correlation is inaccurate for many listeners—plenty of happy people enjoy genres like heavy metal—but others who are struggling with their mental health find comfort in hearing an artist sing about dealing with some of the same things they are.

Mối tương quan này không chính xác đối với nhiều người nghe nhạc —rất nhiều người hạnh phúc thích các thể loại như heavy metal, —nhưng những người khác có vấn đề về sức khỏe tinh thần lại thấy được an ủi khi nghe một nghệ sĩ hát tự sự về câu chuyện tương tự như của họ.

Still, for plenty of people who listen to ‘sad’ music, it can become an almost romanticized part of their identity. This prompts a few questions: Is listening to sad music a coping mechanism that helps, or is it just reinforcing that low mood? Can it cause a lower mood? And would it be better to listen to more upbeat, cheerful music?

Tuy nhiên, đối với nhiều người nghe nhạc ‘buồn’, việc nghe nhạc “buồn” có thể trở thành một phần bản sắc gần như được lãng mạn hóa của họ. Điều này đặt ra một số câu hỏi: Nghe nhạc buồn có phải là một cơ chế ứng phó (coping mechanism) hữu ích hay nó chỉ củng cố thêm tâm trạng tiêu cực đó? Liệu nghe nhạc buồn có thể gây ra tâm trạng tiêu cực hơn? Liệu có tốt hơn nếu chúng ta nghe những bản nhạc sôi động, vui tươi hơn?

There are many possible answers, and the research pulls in both directions.

Có rất nhiều câu trả lời khả thi, và nghiên cứu cho thấy kết quả từ cả hai hướng.

Studies have shown a relationship between certain genres of music and vulnerability to suicide, drug use, and antisocial behavior. However, music doesn’t appear to be the cause. Rather, music preference can be indicative of emotional vulnerability.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa một số thể loại âm nhạc và nguy cơ tự tử, sử dụng chất kích thích và hành vi chống đối xã hội. Tuy nhiên, âm nhạc dường như không phải là nguyên nhân. Đúng hơn, sở thích âm nhạc có thể là biểu hiện của tổn thương về mặt cảm xúc.

“Studies have shown that excessive listening to particular music types can incite dysfunctional rumination which is closely linked to depression.”

— ADAM FIECK,  PSYCHOTHERAPIST

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghe quá nhiều một loại nhạc cụ thể dẫn đến sự ám ảnh bất thường với cảm xúc tiêu cực có thể liên quan mật thiết đến trầm cảm.”

— ADAM FICEK, NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

That being said, we should be cognizant of spending too much time listening to sad music because, “it can be problematic and detrimental to mental health, especially in adolescents,” as Adam Ficek, psychotherapist and spokesperson for the UK Council for Psychotherapy, explains. 

Nói như vậy, chúng ta nên lưu ý về việc dành quá nhiều thời gian để nghe nhạc buồn, bởi theo Adam Ficek, nhà trị liệu tâm lý và người phát ngôn của Hội đồng Trị liệu Tâm lý Vương quốc Anh, giải thích: “việc này có thể gây rắc rối và gây hại cho sức khỏe tinh thần, đặc biệt là ở thanh thiếu niên,”.

“Studies have shown that excessive listening to particular music types can incite dysfunctional rumination which is closely linked to depression.”

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghe quá nhiều một loại nhạc cụ thể có thể dẫn đến rối loạn chức năng ám ảnh bất thường với cảm xúc tiêu cực có liên hệ mật thiết đến trầm cảm.”

Ficek continues, “Continued reinforcement of these habits can induce a feedback loop known as ‘evaluative conditioning’ whereby the ruminative and depressive feelings are continually paired with the same music listening experience. This neurological stimulus of listening to a certain piece of music deepens the emotional experience in our implicit memory through the continued paired associations.”

Ficek tiếp tục cho rằng: “Việc liên tục củng cố những thói quen này có thể tạo ra một vòng lặp phản hồi được gọi là ‘điều kiện hóa mang tính đánh giá’, theo đó những cảm xúc tiêu cực và cảm xúc trầm cảm lặp đi lặp lại liên tục được kết hợp với cùng một trải nghiệm nghe nhạc. Kích thích thần kinh nghe một bản nhạc nhất định sẽ làm sâu sắc thêm trải nghiệm cảm xúc trong trí nhớ tiềm ẩn (implicit memory) của chúng ta thông qua các liên kết cặp được củng cố liên tục.”

So if the music we listen to emulates our mood, can this be a helpful tool for healing? The answer isn’t so clear-cut. The well-meaning advice to listen to happy music as a mood booster might not always be right for everyone. Sad and moody music can be effortlessly relatable and comforting, while giving the listener permission to feel how they feel.

Vậy nếu âm nhạc chúng ta nghe mô phỏng tâm trạng bản thân, liệu đây có phải là một công cụ hữu ích để chữa lành không? Câu trả lời không quá rõ ràng. Lời khuyên có ý tốt là nghe nhạc vui vẻ để nâng cao tâm trạng có thể không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi người. Âm nhạc buồn và ủ rũ mang lại sự đồng cảm và an ủi, đồng thời cho phép người nghe cảm nhận cảm xúc của họ.

 

Music Taste and Identity

Gu âm nhạc và bản sắc cá nhân

nguồn: camillewilliams.net

Our music tastes are incorporated into our identity—it’s a big part of what makes an annual listening roundup so compelling. Many common subcultures, from punk to hip-hop to goth to emo, have music right at their core. Even being part of the fandom of one specific band or artist can form a huge part of somebody’s identity.

Gu âm nhạc gắn liền với bản sắc của chúng ta — đó là lý do chủ yếu khiến việc tổng kết thói quen nghe nhạc hàng năm trở nên hấp dẫn. Nhiều nhóm tiểu văn hóa, từ punk đến hip-hop, goth và emo, đều lấy âm nhạc làm cốt lõi. Ngay cả việc gia nhập fandom của một ban nhạc hoặc nghệ sĩ cụ thể cũng có thể hình thành một phần lớn bản sắc cá nhân của một người. 

This is perhaps more obvious today, with the rise of social media and ‘stan’ culture, but we see examples of this throughout the 20th century. There was Beatlemania of the 1960s, the massive popularity of Nirvana and the alternative rock scene of the early 1990s (Kurt Cobain’s mental health struggles would leave a mark on a generation), and of course the boy bands and teen pop stars of the early 2000s.

Điều này có lẽ rõ ràng hơn vào ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội và văn hóa “thần tượng”, nhưng chúng ta đã thấy những ví dụ về hiện tượng này trong suốt thế kỷ 20. Đó là xu hướng cuồng ban nhạc The Beatles (Beatlemania) vào những năm 1960, sự phổ biến rộng rãi của Nirvana và nhạc alternative rock đầu những năm 1990 (những vấn đề sức khỏe tinh thần của Kurt Cobain để lại dấu ấn với cả một thế hệ), và tất nhiên là các nhóm nhạc nam và ngôi sao nhạc pop thanh thiếu niên vào đầu những năm 2000.

When Take That, probably the biggest British boy band ever until One Direction, announced their split in 1996, mental health charity Samaritans went so far as to set up a helpline for distraught fans. 

Khi Take That, có lẽ là nhóm nhạc nam lớn nhất nước Anh cho đến khi One Direction xuất hiện, tuyên bố tan rã vào năm 1996, tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Samaritans đã phải thiết lập một đường dây trợ giúp cho những người hâm mộ đang gặp khó khăn.

So can fandom go too far, even affecting our mental health? For dedicated fans, there might be a pressure of sorts to ensure that their favorite artist is their top artist for the year. And with the feature that shows fans whether they’re in the top 0.01% or top 2% of their favorite artist’s listeners, for example, there’s even an element of competition. 

Vậy cộng đồng người hâm mộ (fandom) có ​​thể đi quá xa, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta? Đối với những người hâm mộ tận tâm, có thể có áp lực phải đảm bảo rằng nghệ sĩ họ yêu thích nhất là nghệ sĩ họ nghe nhiều nhất. Và ví dụ, với tính năng cho người hâm mộ biết họ nằm trong top 0,01% hay top 2% lượng người nghe của nghệ sĩ họ yêu thích, thậm chí còn hình thành yếu tố cạnh tranh giữa người nghe nhạc.

There’s a danger that we’re changing why we listen to music. There’s something altogether more performative about it because we’re showing other people what a huge fan we are of our favorite artist. Even if, for some people, that means listening to them thousands of times.

Có nguy cơ chúng ta đang thay đổi mục đích nghe nhạc. Có yếu tố mang tính biểu diễn hơn trong việc nghe nhạc, bởi chúng ta đang thể hiện người khác thấy mình là một người hâm mộ cuồng nhiệt của nghệ sĩ yêu thích. Thậm chí với một số người, điều này có nghĩa là họ phải nghe lại nhạc sĩ họ thích hàng nghìn lần.

 

Music As a Tool For Healing 

Âm nhạc như một công cụ để chữa bệnh

nguồn: Sirina Home Health Care

“Times can be quite hard with the current political climate, war, impact of global warming, and the ongoing physical and mental health challenges from COVID”, says Nicholas Barnes, certified hypnotherapist and mindfulness teacher. He describes them as “taking a toll on our feelings of safety in the world and quality of life.”

Nicholas Barnes, nhà trị liệu thôi miên và giáo viên chánh niệm được chứng nhận cho biết: “Thời thế có thể khá khó khăn với tình hình chính trị hiện tại, chiến tranh, tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như những thách thức về sức khỏe thể chất và tinh thần do COVID”. Ông mô tả chúng “gây tổn hại đến cảm giác an toàn của chúng ta trong thế giới và chất lượng cuộc sống”.

It’s been a tough few years, so maybe people don’t want to listen to upbeat or happy music all the time. But music can really help our mental health. 

Một vài năm gần đây thật khó khăn, nên có lẽ mọi người không muốn luôn phải nghe những bản nhạc lạc quan hay vui vẻ. Nhưng âm nhạc thực sự có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần của chúng ta.

“For many people, music can play a role in making a positive quality of life shift,” explains Barnes. “The connection with music is very personal. The relationship with music can be a very beautiful, vulnerable, and often complicated dance that shifts from moment to moment based on our mood, preferences, social situation, and previous experiences.

Barnes giải thích: “Đối với nhiều người, âm nhạc có thể đóng vai trò trong việc tạo ra sự thay đổi chất lượng cuộc sống tích cực”. “ Kết nối với âm nhạc mang tính cá nhân rất cao. Mối quan hệ với âm nhạc có thể là một điệu nhảy vô cùng đẹp, dễ bị tổn thương và thường phức tạp, thay đổi theo từng thời điểm dựa trên tâm trạng, sở thích, hoàn cảnh xã hội và trải nghiệm trước đây của chúng ta.

“There are times when music can have a clear and immediate impact on our well-being, which can be helpful towards being able to fall asleep with a soothing playlist, and it also helps bring self-expression of emotions by singing and connecting to others by attending a live musical performance.”

“Đôi khi, âm nhạc có thể có tác động rõ ràng và ngay lập tức đến sức khỏe của chúng ta, điều này có thể giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ với một danh sách nhạc êm dịu và nó cũng giúp tự thể hiện cảm xúc bằng cách hát và kết nối với người khác. bằng cách tham dự một buổi biểu diễn nhạc sống.”

Indeed, many people use Spotify for relaxation, for meditation, or just for healing. White and brown noise playlists and all kinds of ambient artists are very popular on Spotify. Meanwhile, one study from 2016 suggested that people with mental health conditions use music for the reduction of negative emotions.

Thật vậy, nhiều người sử dụng Spotify để thư giãn, thiền định hoặc chỉ để chữa lành. Danh sách phát tiếng ồn trắng và nâu cũng như tất cả các loại nghệ sĩ xung quanh đều rất phổ biến trên Spotify. Trong khi đó, một nghiên cứu từ năm 2016 cho rằng những người mắc bệnh tâm thần sử dụng âm nhạc để giảm bớt cảm xúc tiêu cực.

 

Resist Overanalyzing Your Wrapped Playlist

Đừng phân tích quá mức Wrapped playlist của bạn

nguồn: The Daily Campus

With music having such an impact on our lives, it’s no surprise we’re fascinated by our own listening habits, and want to read more into them. And certainly, there’s nothing inherently wrong with that. If you’re a huge Beyoncé fan, you’re going to be happy to read that you’re in the top 2% of her listeners, for example. 

Với việc âm nhạc có tác động như vậy đến cuộc sống của chúng ta, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta bị cuốn hút bởi thói quen nghe nhạc của chính mình và muốn tìm hiểu thêm về chúng. Và chắc chắn, điều đó vốn dĩ không có gì sai. Ví dụ: nếu bạn là một người hâm mộ cuồng nhiệt của Beyoncé, bạn sẽ rất vui khi biết rằng mình nằm trong top 2% người nghe của cô ấy.

But it’s important not to overanalyze the results. Listening to music should be enjoyable, whether you’re listening to your favorite album, revisiting a song from your childhood, or checking out an up-and-coming band. 

Nhưng điều quan trọng là không phân tích quá mức kết quả. Nghe nhạc phải thú vị, cho dù bạn đang nghe album yêu thích, xem lại một bài hát thời thơ ấu hay xem một ban nhạc mới nổi.

It can be difficult not to, however. This year, Spotify even assigned everyone a ‘Listening Personality’ type in the style of the Myers-Briggs Type Indicator, from The Adventurer to The Fanclubber. 

Tuy nhiên, có thể khó để không làm vậy. Năm nay, Spotify thậm chí còn gán cho mọi người loại ‘Tính cách lắng nghe’ theo kiểu Chỉ báo loại Myers-Briggs, từ Người phiêu lưu đến Người hâm mộ.

Ficek contrasts a healthy approach with an unhealthy approach. “A healthy approach to advertising your favorite artists on Spotify would be underpinned with a secure sense of identity, confidence and using the opportunity as an extension of representing who you are as a music fan,” he says.

Ficek đối lập cách tiếp cận lành mạnh với cách tiếp cận không lành mạnh. Ông nói: “Một cách tiếp cận lành mạnh để quảng cáo các nghệ sĩ yêu thích của bạn trên Spotify sẽ được củng cố bằng cảm giác an toàn về danh tính, sự tự tin và sử dụng cơ hội như một phần mở rộng để thể hiện bạn là ai với tư cách là một người hâm mộ âm nhạc”.

“An unhealthy approach would involve curating an inauthentic, ‘false self’ identity in an attempt to generate greater personal appeal and attract external validation from other music fans. This need for external validation can result in pressure and stress to appeal to other music fans in order to feel good about ourselves.”

“Một cách tiếp cận không lành mạnh sẽ liên quan đến việc quản lý danh tính ‘bản thân giả tạo’ không xác thực nhằm cố gắng tạo ra sức hấp dẫn cá nhân lớn hơn và thu hút sự xác nhận bên ngoài từ những người hâm mộ âm nhạc khác. Nhu cầu xác nhận từ bên ngoài này có thể dẫn đến áp lực và căng thẳng trong việc thu hút những người hâm mộ âm nhạc khác nhằm cảm thấy hài lòng về bản thân”.

You might go through a phase of listening to sad music at one point in the year if you’re going through something difficult, or listening to more energetic music if you’re training for a race, for example. We can go through phases of enjoying different music.

Ví dụ: bạn có thể trải qua giai đoạn nghe nhạc buồn vào một thời điểm trong năm nếu bạn đang trải qua điều gì đó khó khăn hoặc nghe nhạc tràn đầy năng lượng hơn nếu bạn đang luyện tập cho một cuộc đua. Chúng ta có thể trải qua các giai đoạn thưởng thức âm nhạc khác nhau.

Perhaps you listen to energetic music when you exercise, relaxing music when you’re working or studying, and white noise or natural sounds when you’re going to sleep. It’s near impossible to get all of that into your Spotify Wrapped, so all in all it’s probably best not to overthink things. 

Có lẽ bạn nghe những bản nhạc tràn đầy năng lượng khi tập thể dục, những bản nhạc thư giãn khi làm việc hoặc học tập và tiếng ồn trắng hoặc những âm thanh tự nhiên khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Gần như không thể đưa tất cả những thứ đó vào Spotify Wrapped của bạn, vì vậy nhìn chung, có lẽ tốt nhất là bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ.

 

What This Means For You

Điều này có ý nghĩa gì với bạn

Music has all sorts of benefits, both mental and physical—regardless of your favorite genre or style. Spotify Wrapped is fun, too, but we shouldn’t read too much into it.

Âm nhạc có đủ loại lợi ích, cả về tinh thần lẫn thể chất—bất kể thể loại hay phong cách yêu thích của bạn. Spotify Wrapped cũng thú vị nhưng chúng ta không nên bận tâm quá nhiều về nó.

Listening to sad music when we feel low can help us in some ways, making us feel as if we’re less alone, but listening to happier music sometimes may also help. If you’re worried that listening to sad music isn’t helping your mood, change up the vibe and try not to place too much of your identity in your listening habits.

Nghe nhạc buồn khi chúng ta cảm thấy chán nản có thể giúp ích cho chúng ta theo một cách nào đó, khiến chúng ta cảm thấy bớt cô đơn hơn, nhưng nghe nhạc vui vẻ hơn đôi khi cũng có thể hữu ích. Nếu bạn lo lắng rằng việc nghe nhạc buồn không giúp ích gì cho tâm trạng của bạn, hãy thay đổi không khí và cố gắng không đặt quá nhiều bản sắc vào thói quen nghe nhạc của mình.

 


Nguồn Tham Khảo:

  1. MacDonald RAR. Music, health, and well-being: A review. International Journal of Qualitative Studies on Health and Well-being. 2013;8(1):20635. doi:10.1177/0305735619899158
  2. Wesseldijk LW, Ullén F, Mosing MA. The effects of playing music on mental health outcomes. Sci Rep. 2019;9(1):12606. doi:10.1038/s41598-019-49099-9
  3. Baker F, Bor W. Can music preference indicate mental health status in young people? Australas Psychiatry. 2008;16(4):284-288. doi: 10.1080/10398560701879589
  4. Garrido S, Eerola T, McFerran K. Group rumination: social interactions around music in people with depression. Front Psychol. 2017;8. doi:10.3389/fpsyg.2017.00490
  5. Lonsdale AJ. Musical taste, in-group favoritism, and social identity theory: Re-testing the predictions of the self-esteem hypothesis. Psychology of Music. 2021;49(4):817-827. doi:10.1177/0305735619899158
  6. Gebhardt S, Kunkel M, von Georgi R. The role musical preferences play in the modulation of emotions for people with mental disorders. The Arts in Psychotherapy. 2016;47:66-71. doi: 10.1016/j.aip.2015.12.002

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellmind.com/spotify-wrapped-and-how-our-listening-habits-affect-mental-health-6891642

 

 

Để lại một bình luận