How Childhood Emotional Neglect Can Show Up in Our Adult Life
Tác giả: Wendy Rose Gould
Biên dịch: Thanh Tâm – Hiệu đính: Hoàng Nguyễn
While everyone may perceive neglect differently, emotional neglect in childhood generally refers to when a child doesn’t experience emotional security or support from their guardian figures. Our emotions may have been completely ignored or invalidated—purposefully or unconsciously—or we might have been explicitly shamed for expressing our feelings.
Mặc dù mọi người có thể nhìn nhận sự bỏ bê theo nhiều cách khác nhau, nhưng việc bỏ bê cảm xúc trong thời thơ ấu thường đề cập đến việc một đứa trẻ không nhận được sự an toàn về mặt cảm xúc hoặc sự hỗ trợ từ những người giám hộ của chúng. Cảm xúc của chúng ta có thể đã bị phớt lờ hoặc vô hiệu hoàn toàn—cố ý hoặc vô thức—hoặc chúng ta có thể đã xấu hổ một cách rõ ràng vì đã bày tỏ cảm xúc của mình.
“Emotional neglect is considered a form of trauma, as it can have long-lasting and profound effects on a person’s emotional and psychological well-being.” — Daniel Rinaldi, MHC.
“Bỏ bê tình cảm được coi là một dạng chấn thương, vì nó có thể ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và cảm xúc của một người.” — Daniel Rinaldi, Nhà tham vấn Sức khỏe Tâm thần.
This form of neglect can occur when a caregiver is not present, but when they are present they are emotionally unavailable, if the parent is ill-equipped to handle childhood emotions, or if the parent is purposefully dismissive.
Hình thức bỏ bê này có thể xảy ra khi người chăm sóc không có mặt, nhưng khi họ có mặt thì họ lại không hiện diện về mặt cảm xúc, nếu cha mẹ không trang bị đầy đủ để xử lý những cảm xúc thời thơ ấu hoặc nếu cha mẹ cố tình xua đuổi.
“Emotional neglect is considered a form of trauma, as it can have long-lasting and profound effects on a person’s emotional and psychological well-being,” says therapist Daniel Rinaldi, MHC. He adds that chronic emotional neglect can shape our emotional landscape as adults by affecting our self-esteem and impacting our interpersonal relationships.
Nhà trị liệu–tham vấn sức khỏe tâm thần Daniel Rinaldi cho biết: “Bỏ bê cảm xúc được coi là một dạng chấn thương vì nó có thể ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và cảm xúc của một người”. Ông nói thêm rằng việc bỏ bê cảm xúc mãn tính có thể định hình bối cảnh cảm xúc của chúng ta khi trưởng thành bằng cách ảnh hưởng đến lòng tự trọng và tác động đến các mối quan hệ liên cá nhân của chúng ta.
Tl;dr *
Tóm tắt cho ai lười đọc:
Ongoing childhood emotional neglect is a form of child abuse and can lead to lasting trauma. This trauma can make it hard to develop a healthy relationship with others and with ourselves. We might even engage in self-sabotaging behaviors.
Việc bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu liên tục là một hình thức lạm dụng trẻ em và có thể dẫn đến tổn thương lâu dài. Chấn thương này có thể khiến bạn khó phát triển mối quan hệ lành mạnh với người khác và với chính mình. Chúng ta thậm chí có thể hình thành các hành vi tự hủy hoại bản thân.
Therapy can teach us how to properly identify and label our emotions so that we can deal with them in a healthy way and begin to truly heal.
Trị liệu có thể dạy chúng ta cách xác định và gắn nhãn chính xác cho cảm xúc của mình để có thể giải quyết chúng một cách lành mạnh và bắt đầu chữa lành thực sự.
* too long; didn’t read
How Do I Know If I Was Emotionally Neglected as a Child?
Làm thế nào tôi biết được rằng tôi đã bị bỏ bê cảm xúc khi còn là một đứa trẻ?
Raising children is highly nuanced and inherently difficult; there’s no doubt that our parents or caregivers made mistakes along the way. However, chronic emotional neglect is not the norm, and its ripple effects follow us well into adulthood.
Nuôi dạy con cái có nhiều sắc thái và vốn đã khó khăn; chắc chắn rằng cha mẹ hoặc người chăm sóc của chúng ta đã mắc sai lầm trong suốt quá trình. Tuy nhiên, việc bỏ bê cảm xúc mãn tính không phải là điều bình thường và những tác động lan tỏa của nó sẽ theo chúng ta đến tận tuổi trưởng thành.
“Emotional neglect can be hard to spot because it is not always visible—even to a professional,” says Aurisha Smolarski, LMFT, founder of Cooperative Coparenting. “It is also hard to spot because it tends to be based less on what a parent does and more on what they don’t do.”
Aurisha Smolarski, Nhà trị liệu được cấp phép về Hôn nhân và Gia đình, người sáng lập tổ chức Cooperative Coparenting (Hợp tác cùng nuôi con), cho biết: “Việc bỏ bê cảm xúc có thể khó phát hiện vì không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được ngay cả đối với chuyên gia”. “Điều này cũng khó phát hiện vì nó có xu hướng ít dựa vào những gì cha mẹ làm mà dựa nhiều hơn vào những gì họ không làm.”
Smolarski says that emotional neglect can be either intentional or unintentional, or even unconscious.
Smolarski nói rằng việc bỏ bê tình cảm có thể là cố ý hoặc vô ý, hoặc thậm chí là vô thức.
Some parents emotionally neglect their children because they’re uncomfortable with emotions in general and are unsure of how to respond to the complex feelings a child experiences.
Một số cha mẹ bỏ mặc con mình về mặt cảm xúc vì họ không thoải mái với những cảm xúc nói chung và không chắc chắn về cách phản ứng với những cảm xúc phức tạp mà trẻ trải qua.
Other parents are too overwhelmed with the stress in their own life—including struggles with addiction, work-life balance, child-rearing, and mental health issues. Smolarski also notes that parents who experienced abuse or neglect themselves may be more likely to neglect their own children.
Các bậc cha mẹ khác lại quá choáng ngợp với những căng thẳng trong cuộc sống của chính họ – bao gồm cả việc phải vật lộn với chứng nghiện ngập, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nuôi dạy con cái và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Smolarski cũng lưu ý rằng những bậc cha mẹ từng bị ngược đãi hoặc bỏ bê bản thân ngày trước có thể có nhiều khả năng bỏ bê con cái của họ hơn.
What Are Some Examples of Childhood Emotional Neglect?
Một số ví dụ về sự bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu
Here are some signs of childhood emotional neglect. This isn’t an exhaustive list, but it provides a general idea of what emotional neglect looks like:
Dưới đây là một số dấu hiệu của sự bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu. Đây không phải là danh sách đầy đủ nhưng nó cung cấp một ý tưởng chung về việc bỏ bê cảm xúc trông như thế nào:
- Punishment for expressing negative emotions like sadness, frustration, or anger (e.g., being told to go to your room or be quiet)
- Hình phạt khi thể hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng hoặc tức giận (ví dụ: bị yêu cầu vào phòng hoặc im lặng)
- Lack of shared celebration or joy when experiencing a positive emotion like happiness or excitement (it might even present as zapping the positive emotion with a negative response)
- Thiếu sự ăn mừng hoặc niềm vui chung khi trải qua một cảm xúc tích cực như hạnh phúc hay phấn khích (nó thậm chí có thể biểu hiện dưới dạng phản ứng tiêu cực khiến cảm xúc tích cực bị tiêu diệt)
- Being told your feelings or experiences aren’t valid or worth further examination (example phrases might include “You’re too sensitive,” “Stop acting like a baby” or “Don’t worry about it.”)
- Bị cho rằng cảm xúc hoặc trải nghiệm của bạn không có giá trị hoặc không đáng để xem xét thêm (các cụm từ ví dụ có thể bao gồm “Con quá nhạy cảm”, “Đừng cư xử như một đứa trẻ nữa” hoặc “Đừng lo lắng về điều đó.”)
- Dismissed or ignored feelings because the parent is focused on themselves or another situation
- Cảm xúc của con bị loại bỏ hoặc phớt lờ vì cha mẹ chỉ tập trung vào bản thân hoặc tình huống khác
- Withholding or not showing affection, whether it is explicitly requested or not
- Giữ kín hoặc không thể hiện tình cảm, dù có được yêu cầu rõ ràng hay không
- Failure to intervene or find a solution in situations when a child is under emotional stress
- Không can thiệp hoặc tìm giải pháp trong tình huống trẻ bị căng thẳng về mặt cảm xúc
- Not acknowledging difficult emotions like grief after losing a pet or embarrassment after being bullied (often because the parent struggles to recognize or process these emotions themselves)
- Không thừa nhận những cảm xúc khó khăn như đau buồn sau khi mất thú cưng hoặc xấu hổ sau khi bị bắt nạt (thường là do cha mẹ gặp khó khăn trong việc nhận ra hoặc tự xử lý những cảm xúc này)
How Does Emotional Neglect in Childhood Affect Us as Adults?
Sự bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu ảnh hưởng đến chúng ta khi trưởng thành như thế nào?
Those of us who were emotionally neglected as children often develop behavior patterns or coping mechanisms. Any of the following might be indicative of emotional neglect in childhood.
Những người trong chúng ta, những người từng bị bỏ rơi về mặt cảm xúc khi còn nhỏ thường phát triển các kiểu hành vi hoặc cơ chế đối phó. Bất kỳ điều nào sau đây có thể là dấu hiệu của sự bỏ bê cảm xúc trong thời thơ ấu.
“Emotional neglect can be either intentional or unintentional, or even unconscious.”
“Việc bỏ bê tình cảm có thể là cố ý hoặc vô ý, hoặc thậm chí là vô thức.”
Difficulty Expressing and Processing Emotions
Gặp khó khăn khi thể hiện và xử lý cảm xúc
Childhood emotional neglect can cause us to avoid emotions altogether in adulthood. We may struggle to identify our feelings or find it difficult to process big feelings.
Sự bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu có thể khiến chúng ta hoàn toàn tránh né cảm xúc khi trưởng thành. Chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc xác định cảm xúc của mình hoặc cảm thấy khó xử lý những cảm xúc lớn.
There might also be a general sense of “numbness,” which is ultimately a form of self-protection. Smolarski adds, “They may choose to leave a relationship or situation instead of asking for something they need because that feels safer than the risk of rejection.”
Cũng có thể có cảm giác “tê liệt” chung, mà đó, suy cho cùng, là một hình thức phòng vệ bản thân. Smolarski cho biết thêm, “Họ có thể chọn rời bỏ một mối quan hệ hoặc tình huống thay vì yêu cầu thứ gì đó họ cần vì điều đó cảm thấy an toàn hơn nguy cơ bị từ chối”.
“They may withdraw or isolate from social or peer groups because they feel different and because they fear being asked to talk about how they feel.” — Aurisha Smolarski, LMFT.
“Họ có thể thoái lui hoặc cô lập khỏi các nhóm xã hội hoặc bạn bè vì họ cảm thấy khác biệt và vì họ sợ bị yêu cầu nói về cảm giác của mình.” — Aurisha Smolarski, Nhà trị liệu được cấp phép về Hôn nhân và Gia đình.
People-Pleasing Tendencies
Xu hướng chiều lòng người khác
On the other side of the coin, Smolarski says that if we’ve been emotionally neglected as kids, we might end up becoming the “caretaker” or “burden holder” of our friends and family.
Mặt khác, Smolarski nói rằng nếu chúng ta bị bỏ mặc về mặt cảm xúc khi còn nhỏ, cuối cùng chúng ta có thể trở thành “người chăm sóc” hoặc “người mang gánh nặng” cho bạn bè và gia đình của mình.
Essentially, addressing other people’s emotions and needs allows us to feel worthy, loved, needed, and good enough. This can backfire if we end up focusing so much on others that we fail to prioritize ourselves.
Về cơ bản, việc giải quyết những cảm xúc và nhu cầu của người khác cho phép chúng ta cảm thấy xứng đáng, được yêu thương, cần thiết và đủ tốt. Điều này có thể phản tác dụng nếu cuối cùng chúng ta tập trung quá nhiều vào người khác mà không dành ưu tiên cho bản thân.
We May Have a Super Hard Time Trusting Other People
Chúng ta có thể thấy cực kỳ khó để tin tưởng người khác
Sometimes it feels safer to put up walls so that no one else can get in and potentially hurt us. We’re simply trying to protect ourselves.
Đôi khi, chúng ta cảm thấy an toàn hơn khi dựng lên những bức tường để không ai khác có thể bước vào và có thể làm tổn thương chúng ta. Chúng chỉ đơn giản là đang cố gắng bảo vệ chính mình.
So, if we’ve experienced pain in the past we might end relationships the moment we feel threatened or avoid relationships completely.
Vì vậy, nếu chúng ta từng trải qua nỗi đau trong quá khứ, chúng ta có thể chấm dứt các mối quan hệ vào thời điểm chúng ta cảm thấy bị đe dọa hoặc hoàn toàn tránh xa các mối quan hệ.
Vulnerability and opening up to other people may feel scary too which limits the ability to connect with others. “They may withdraw or isolate from social or peer groups because they feel different and because they fear being asked to talk about how they feel,” Smolarski notes.
Tính dễ bị tổn thương và việc cởi mở với người khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy đáng sợ, điều này hạn chế khả năng kết nối với người khác. Smolarski lưu ý: “Họ có thể thoái lui hoặc cô lập khỏi các nhóm xã hội hoặc bạn bè vì họ cảm thấy khác biệt và vì họ sợ bị yêu cầu nói về cảm giác của mình”.
She adds that some might even self-sabotage their relationships to avoid feeling abandoned, rejected, or neglected. And those who find themselves in close relationships may struggle to access or voice their own emotions, which can negatively impact the relationship.
Cô nói thêm rằng một số người thậm chí có thể tự phá hoại mối quan hệ của mình để tránh cảm giác bị bỏ rơi, bị từ chối hoặc bị bỏ rơi. Và những người có mối quan hệ thân thiết có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoặc nói lên cảm xúc của chính mình, điều này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ.
Our Self-Esteem May Take a Hit
Lòng tự trọng của chúng ta có thể bị tổn thương
Rinaldi says that chronic childhood neglect can often cause people to have low self-worth. If our self-esteem is low, we might write off our own emotions or even let people walk all over us.
Rinaldi nói rằng thời thơ ấu bị bỏ rơi thường xuyên thường có thể khiến con người có giá trị bản thân thấp. Nếu lòng tự trọng của chúng ta thấp, chúng ta có thể loại bỏ cảm xúc của chính mình hoặc thậm chí để mọi người chà đạp chúng ta.
Low self-esteem may also cause struggles with self-compassion and self-love.
Lòng tự trọng thấp cũng có thể gây khó khăn với lòng trắc ẩn với bản thân và sự tự ái.
We May Try to Cope in Some Not-So-Healthy Ways
Chúng ta có thể cố gắng đối phó theo một số cách không lành mạnh
In some cases, childhood emotional neglect can present with poor coping techniques as an adult. Bonnie Scott, LPC-S, founder of Mindful Kindness Counseling, says this is often because people who’ve been neglected have trouble trusting their own experience of emotions and needs.
Trong một số trường hợp, việc bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu có thể dẫn đến các phương pháp đối phó không đủ tốt khi trưởng thành. Bonnie Scott, Nhà tham vấn tâm lý–giám sát viên chuyên nghiệp được cấp phép, người sáng lập của Mindful Kindness Counseling, cho biết điều này thường là do những người bị bỏ rơi gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào trải nghiệm cảm xúc và nhu cầu của chính họ.
“They may meet those needs in maladaptive ways, like becoming codependent on people who aren’t good for them or showing people-pleasing behaviors to keep people around,” Scott says. They might also rely on drugs or alcohol to get them through a difficult emotion or become addicted to shopping, porn, online usage, risky sex, or food.
Scott nói: “Họ có thể đáp ứng những nhu cầu đó theo những cách không thích hợp, chẳng hạn như trở nên phụ thuộc vào những người không tốt cho họ hoặc thể hiện những hành vi làm hài lòng mọi người để giữ mọi người ở bên”. Họ cũng có thể dựa vào ma túy hoặc rượu để vượt qua cảm xúc khó khăn hoặc nghiện mua sắm, khiêu dâm, sử dụng trực tuyến, quan hệ tình dục mạo hiểm hoặc đồ ăn.
How Emotional Neglect Causes Trauma
Sự thờ ơ về mặt cảm xúc gây ra tổn thương như thế nào
Rinaldi says that emotional neglect can impact someone’s life—even if it occurs only once or twice—though it is even more profound and complex when there’s a chronic pattern extended over a period of time.
Rinaldi nói rằng việc bỏ mặc cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một ai đó – ngay cả khi nó chỉ xảy ra một hoặc hai lần – mặc dù nó thậm chí còn sâu sắc và phức tạp hơn khi có một mô hình mãn tính kéo dài trong một khoảng thời gian.
Ongoing Neglect Is Child Abuse
Sự bỏ bê liên tục là lạm dụng trẻ em
Ongoing emotional neglect is considered a form of child abuse. According to the U.S. Department of Health & Human Services, it’s a traumatic experience that, if severe or continued over a long period of time, can affect a child’s development[1].
Việc bỏ bê tình cảm liên tục được coi là một hình thức lạm dụng trẻ em. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, đó là một trải nghiệm đau thương mà nếu nghiêm trọng hoặc tiếp diễn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ[1].
“Trauma can cause changes in the brain and nervous system that in turn lead to difficulty expressing emotions, lower self-esteem, shame, or guilt,” Smolarski says. “Children suffering from the trauma of neglect can have behavioral issues at home and in school and may struggle to form and maintain relationships in childhood and as adults.”
Smolarski nói: “Tổn thương có thể gây ra những thay đổi trong não và hệ thần kinh, từ đó dẫn đến khó thể hiện cảm xúc, lòng tự trọng thấp, hổ thẹn hoặc tội lỗi”. “Những đứa trẻ bị tổn thương do bị bỏ rơi có thể gặp các vấn đề về hành vi ở nhà và ở trường, đồng thời có thể gặp khó khăn trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ khi còn nhỏ và khi trưởng thành.”
More severe neglect can lead to substance abuse, the tendency to engage in risky behavior, and long-term mental health issues, such as depression, anxiety, and post-traumatic stress disorder (PTSD).
Bỏ bê nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện, xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Healing From Childhood Emotional Neglect
Chữa lành khỏi sự bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu
If you experienced childhood emotional neglect, know that you’re not alone. So many of us have survived this kind of abuse.
Nếu bạn từng bị bỏ rơi về mặt cảm xúc thời thơ ấu, hãy biết rằng bạn không đơn độc. Rất nhiều người trong chúng ta đã sống sót sau kiểu lạm dụng này.
“Making the effort to heal this wound is a sign of bravery, and can be done at any age.” — Aurisha Smolarski, LMFT.
“Nỗ lực hàn gắn vết thương này là biểu hiện của sự dũng cảm và có thể thực hiện được ở mọi lứa tuổi.” — Aurisha Smolarski, Nhà trị liệu được cấp phép về Hôn nhân và Gia đình.
Fortunately, healing is possible. There’s so much room for personal growth and a pathway to improved self-worth. Trust and emotional intimacy can be learned over time with patience and a strong support system. We can have and deserve fulfilling relationships.
May mắn thay, việc chữa lành là có thể. Có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân và có nhiều con đường nâng cao giá trị bản thân. Sự tin tưởng và sự thân mật về tình cảm có thể được học hỏi theo thời gian bằng sự kiên nhẫn và một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Chúng ta có thể có và xứng đáng có được những mối quan hệ trọn vẹn.
“Remember that there is nothing wrong or bad about you or your emotions,” Smolarski says. “We all have emotions. It’s just that you didn’t have someone to reflect them back to you, to teach you that your emotions are welcome and valid, and to help you regulate them. Making the effort to heal this wound is a sign of bravery, and can be done at any age.”
Smolarski nói: “Hãy nhớ rằng không có gì sai hay xấu về bạn hoặc cảm xúc của bạn. “Tất cả chúng ta đều có cảm xúc. Chỉ là bạn không có ai đó phản hồi chúng lại cho bạn, dạy cho bạn rằng cảm xúc của bạn là đáng được chào đóng và có giá trị cũng như giúp bạn điều chỉnh chúng. Nỗ lực hàn gắn vết thương này là biểu hiện của sự dũng cảm và có thể thực hiện được ở mọi lứa tuổi.”
Therapy Can Help
Trị liệu có thể giúp ích
She adds that this process often requires professional support, such as therapy. Therapy allows us to explore past experiences, process unresolved emotions, and develop healthier coping strategies and communication skills.
Smolarski nói thêm rằng quá trình này thường cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, chẳng hạn như liệu pháp. Trị liệu cho phép chúng ta khám phá những trải nghiệm trong quá khứ, xử lý những cảm xúc chưa được giải quyết và phát triển các chiến lược đối phó và kỹ năng giao tiếp lành mạnh hơn.
In therapy, we can learn how to identify and label emotions accurately, develop self-compassion and self-acceptance, and figure out how to set and maintain healthy boundaries.
Trong trị liệu, chúng ta có thể học cách xác định và gắn nhãn cảm xúc một cách chính xác, phát triển lòng từ bi và sự chấp nhận bản thân, đồng thời tìm ra cách thiết lập và duy trì các ranh giới lành mạnh.
“Outside of professional settings, individuals can prioritize their emotional well-being through various self-care activities, such as engaging in activities that bring joy and fulfillment, practicing mindfulness and meditation to cultivate self-awareness, and journaling to express and process emotions,” Smolarski adds.
“Bên ngoài môi trường nghề nghiệp, các cá nhân có thể ưu tiên sức khỏe cảm xúc của mình thông qua các hoạt động chăm sóc bản thân khác nhau, chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động mang lại niềm vui và sự thỏa mãn, thực hành chánh niệm và thiền định để trau dồi khả năng tự nhận thức và viết nhật ký để thể hiện và xử lý cảm xúc, ” Smolarski cho biết thêm.
Danh mục tài liệu tham khảo
- U.S. Department of Health & Human Services. “People Who Engage in Emotional or Psychological Abuse.”
- National Institute of Mental Health. Post-traumatic stress disorder (PTSD).
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellmind.com/childhood-emotional-neglect-in-adulthood-7568040