How Client-Centered Therapy Works
By Kendra Cherry, MSEd
Dịch: Thuỳ Trang – Hiệu đính: Xanh Lam
Client-centered therapy, also known as person-centered therapy or Rogerian therapy, is a non-directive form of talk therapy where you act as an equal partner in the therapy process while your therapist remains non-directive—they don’t pass judgment on your feelings or offer suggestions or solutions.
Trị liệu thân chủ trọng tâm, hay còn được biết đến như phương pháp trị liệu phái Roger, là một hình thức “không chỉ dẫn” của liệu pháp trò chuyện. Với phương pháp này, thân chủ sẽ có mối quan hệ ngang hàng với nhà trị liệu, đồng thời, nhà trị liệu không đưa ra đánh giá về cảm xúc của thân chủ cũng như không đưa ra bất kỳ đề nghị hay giải pháp nào.
This approach was developed by humanist psychologist Carl Rogers during the 1940s and 1950s. Rogers is widely regarded as one of the most influential psychologists of the 20th century. He believed that people are the best expert on their own lives and experiences.
Hướng tiếp cận này được phát triển bởi nhà tâm lý học nhân văn Carl Rogers trong những năm 1940 – 1950. Rogers được công nhận là một trong những nhà tâm lý học có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Ông tin rằng, tất cả mọi người đều là chuyên gia trong đời sống và trải nghiệm của chính họ.
Rogers also suggested that people have a self-actualizing tendency, or a desire to fulfill their potential and become the best that they can be. His form of therapy was intended to allow clients to fulfill that potential by relying on their own strength to change.
Rogers cũng cho rằng con người có xu hướng tự hiện thực hóa bản thân, hoặc có ham muốn được thỏa mãn tiềm năng của họ và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Liệu pháp của ông với mục đích cho phép thân chủ thực hiện những tiềm năng đó dựa vào chính sức mạnh của họ để thay đổi.
Initially, Rogers called his technique “non-directive therapy.” Much like psychoanalyst Sigmund Freud, Rogers believed that the therapeutic relationship could lead to insights and lasting changes in clients.
Ban đầu, Rogers gọi liệu pháp của ông là “trị liệu không chỉ dẫn”. Giống như nhà phân tâm học Sigmund Freud, ông tin rằng, mối quan hệ trị liệu có thể tạo ra sự thấu hiểu và những chuyển biến lâu dài ở thân chủ.
While his goal was to be as non-directive as possible, he eventually realized that therapists guide clients even in subtle ways. He also found that clients often do look to their therapists for some type of guidance or direction.
Dù mục tiêu của ông là không chỉ dẫn nhất có thể, nhưng rồi ông lại nhận ra rằng, các nhà trị liệu vẫn hướng dẫn cho thân chủ, thậm chí theo những cách tinh tế nhất. Ông cũng nhận thấy thân chủ thường tìm đến các nhà trị liệu để tìm kiếm các kiểu hướng dẫn hoặc chỉ đường.
What Are the Key Concepts of Client-Centered Therapy?
Nội dung chính của liệu pháp thân chủ trọng tâm là gì?
Mental health professionals who utilize this approach strive to create the conditions needed for their clients to change. Client-centered therapy involves a therapeutic environment that is conformable, non-judgmental, and empathetic, which is achieved through three features:2
- Genuineness and congruence
- Unconditional positive regard
- Empathetic understanding
Các chuyên gia về sức khỏe tinh thần, người tối đa hoá hướng tiếp cận này cố gắng tạo ra một môi trường cần thiết để thân chủ của họ có thể thay đổi. Liệu pháp thân chủ trọng tâm bao gồm một môi trường trị liệu phù hợp, thấu cảm, và không có sự đánh giá. Nó được thể hiện qua ba khía cạnh sau:
- Thành thật và đồng nhất
- Tôn trọng vô điều kiện
- Thấu cảm
By using these three techniques, therapists can help clients grow psychologically, become more self-aware, and change their behavior via self-direction. In this type of environment, a client feels safe and free from judgment.
Thông qua việc sử dụng ba kỹ năng này, các nhà trị liệu có thể giúp thân chủ trưởng thành về mặt tâm lý, nhận thức về bản thân tốt hơn, và thay đổi hành vi của họ qua việc tự chỉ đường. Trong môi trường như vậy, một bệnh nhân cảm thấy an toàn và không bị đánh giá.
“Client” vs. “Patient”
“Thân chủ” với “Bệnh nhân”
Rogers deliberately used the term “client” rather than “patient.” He believed that “patient” implied that the individual was sick and seeking a cure from a therapist.
Rogers sử dụng thuật ngữ “thân chủ” nhiều hơn “bệnh nhân” một cách có chủ đích. Ông cho rằng, “bệnh nhân” ngụ ý rằng chủ thể bị bệnh và tìm kiếm một phương pháp chữa trị từ nhà trị liệu.
By using “client” instead, Rogers emphasized the importance of the individual in seeking assistance, controlling their destiny, and overcoming their difficulties. This self-direction plays a vital part in client-centered therapy.
Thay vào đó, ông sử dụng từ “thân chủ” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ thể tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm điều khiến định mệnh cuộc đời mình và vượt qua những khó khăn của chính họ. Sự tự định hướng đó chính là phần trọng yếu của liệu pháp thân chủ trọng tâm.
Genuineness and Congruence
Thành thật và Đồng nhất
Client-centered therapists display genuineness and congruence with their clients. This means they always act in accordance with their own thoughts and feelings, allowing themselves to share openly and honestly.
Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thể hiện sự thành thật và đồng nhất với thân chủ của họ. Điều này có nghĩa là, họ luôn hành động đúng với những suy nghĩ và cảm xúc của họ, cho phép bản thân họ có thể chia sẻ một cách cởi mở và chân thật.
This requires self-awareness and a realistic understanding of how internal experiences, like thoughts and feelings, interact with external experiences. By modeling genuineness and congruence, your therapist can help teach you these important skills.
Điều này đòi hỏi sự tự nhận thức về bản thân và nhận thức thực tế về những trải nghiệm nội tâm, như suy nghĩ và cảm xúc, tương tác thế nào với những trải nghiệm bên ngoài. Qua việc làm mẫu về sự thành thật và đồng nhất, nhà trị liệu của bạn sẽ dạy bạn những kỹ năng quan trọng này.
Displaying genuineness and congruence also helps create a secure, trusting relationship between you and your therapist. This trust contributes to a feeling of safety, which may help you engage with therapy more comfortably.
Thể hiện sự thành thật và đồng nhất cũng giúp tạo nên một mối quan hệ an toàn và tin cậy giữa bạn và nhà trị liệu. Sự tin tưởng này góp phần vào cảm giác an toàn, thứ mà giúp bạn tham gia vào liệu pháp một cách thoải mái hơn.
Unconditional Positive Regard
Tôn trọng vô điều kiện
Your therapist will show unconditional positive regard by always accepting you for who you are and displaying support and care no matter what you are facing or experiencing. They may express positive feelings to you or offer reassurance, or they may practice active listening, responsive eye contact, and positive body language to let you know that they’re engaged in the session.
Chuyên gia trị liệu của bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng vô điều kiện qua việc luôn chấp nhận con người thực của bạn đồng thời đưa ra sự hỗ trợ mà không bận tâm đến những chuyện bạn đang phải trải qua hay đối mặt. Họ cũng thể hiện những cảm xúc tích cực với bạn hoặc đưa ra sự cam đoan, hoặc họ cũng thể sử dụng kỹ thuật lắng nghe chủ động, giao tiếp bằng mắt và những ngôn ngữ cơ thể tích cực để cho bạn thấy rằng họ đang tham gia vào phiên trị liệu.
By creating a climate of unconditional positive regard, your therapist may help you feel able to express your true emotions without fear of rejection. This is often an affirming experience, and it may set the stage for you to make positive changes.
Qua việc tạo nên một nhận thức chung về sự tôn trọng vô điều kiện, nhà trị liệu có thể giúp bạn thể hiện cảm xúc thực sự của mình tốt hơn và không có nỗi sợ về sự phủ định. Đây thường là một trải nghiệm tốt đẹp và có thể tạo tiền đề để bạn thay đổi tích cực hơn.
Empathetic Understanding
Thấu cảm
Your therapist will also practice empathy during sessions, acting as a mirror of your feelings and thoughts. They will seek to understand you and maintain an awareness and sensitivity to your experience and your point of view.
Nhà trị liệu cũng thể hiện sự đồng cảm trong suốt liệu trình, đóng vai trò như một tấm gương phản chiếu cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Họ sẽ tìm hiểu để có thể thấu hiểu được bạn và duy trì một sự nhận thức và nhạy cảm với kinh nghiệm và quan điểm của bạn.
The goal is to help you build a rapport with your therapist and ensure that you feel fully understood. This may provide you with the environment you need to reflect on your own inner thoughts, perceptions, and emotions, which may offer unique insights you didn’t have access to previously.
Mục tiêu là giúp xây dựng một mối quan hệ hoà hợp với nhà trị liệu và chắc chắn rằng bạn cảm thấy được thấu hiểu hoàn toàn. Điều này cung cấp cho bạn môi trường mà bạn cần để phản ánh những suy nghĩ, tri giác và cảm xúc bên trong bạn, từ đó cung cấp cho bạn những cái nhìn độc đáo về bản thân mà bạn chưa từng có được trước đó.
What Client-Centered Therapy Can Help With
Trị liệu thân chủ trọng tâm có thể giúp gì cho thân chủ?
Client-centered therapy may help people who are experiencing:
- Anxiety and psychosis
- Dementia
- Depression
- Mood disorders
- Negative thoughts related to post-traumatic stress disorder (PTSD)
Phương pháp trị liệu thân chủ trọng tâm có thể giúp đỡ những người đang phải chịu đựng với:
- Lo âu và rối loạn tâm thần
- Sa sút trí tuệ
- Trầm cảm
- Rối loạn tâm trạng
- Có suy nghĩ tiêu cực liên quan đến rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD)
Benefits of Client-Centered Therapy
Những ưu điểm của trị liệu thân chủ trọng tâm
Client-centered therapy may improve self-concept, which is your organized set of beliefs and ideas about yourself. Self-concept plays an important role in determining not only how people see themselves, but also how they view and interact with the world around them.
Trị liệu thân chủ trọng tâm có thể giúp cải thiện nhận thức về bản thân (gồm những niềm tin và ý tưởng về bản thân bạn). Nhận thức bản thân đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc quyết định cách mọi người nhìn nhận bản thân họ ra sao mà còn ảnh hưởng đến cả cách họ nhìn nhận và tương tác với thế giới xung quanh họ.
Sometimes, self-concept is congruent with reality. In other cases, self-perceptions are unrealistic or not in tune with what exists in the real world. While most people distort reality to at least a small degree, when self-concept is in conflict with reality, incongruence can result.
Đôi lúc, nhận thức về bản thân đồng nhất với hiện thực. Trong trường hợp ngược lại, nhận thức về bản thân lại phi thực tế hoặc không phù hợp với thế giới hiện thực. Trong khi hầu hết mọi người bóp méo hiện thực với một biên độ rất nhỏ, thì khi mà nhận thức về bản thân xung đột với hiện thực, sự không tương thích có thể xảy ra.
For example, imagine a young woman who views herself as uninteresting and a poor conversationalist despite the fact that other people find her fascinating and quite engaging. Because her self-perceptions are not congruent with reality, she may experience poor self-esteem.
Chẳng hạn như, tưởng tượng một người cô gái trẻ nhìn nhận bản thân cô ấy là một người không hấp dẫn và giao tiếp kém trong khi sự thật là mọi người cảm thấy cô ấy quyến rũ và khá duyên dáng. Bởi vì sự tự nhận thức về bản thân cô ấy không đồng nhất với thực tại khiến có thể cô ấy có lòng tự trọng thấp.
What Is the Focus of Client-Centered Therapy?
Trị liệu thân chủ trọng tâm tập trung vào điều gì?
Through the process of client-centered therapy, you can learn to adjust your self-concept in order to achieve congruence. The techniques used in the client-centered approach are all focused on helping you reach a more realistic view of yourself and the world.
Trong quá trình diễn ra trị liệu, bạn có thể học được cách điều chỉnh sự tự nhận thức về bản thân để đạt tới sự đồng nhất. Những kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu thân chủ trọng tâm đều tập trung vào việc giúp bạn đạt được nhận thức thực tế hơn về bản thân bạn và thế giới.
Effectiveness
Sự hiệu quả
Several studies have shown that the techniques used in client-centered therapy are beneficial.
- Genuineness and congruence appear to lead to better outcomes, especially when they are used in school counseling settings.
- Unconditional positive regard is also effective, particularly at improving overall well-being for people with mood or anxiety disorders.
- Empathetic understanding appears to promote positive outcomes, especially for people experiencing depression and anxiety.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những kỹ thuật sử dụng trong trị liệu thân chủ trọng tâm là có hiệu quả.
- Chân thành và đồng nhất có vẻ như đưa đến một kết quả khả quan hơn, đặc biệt là khi chúng được sử dụng trong tham vấn học đường.
- Tôn trọng vô điều kiện cũng có hiệu quả, cụ thể là trong việc cải thiện hạnh phúc tổng thể của những người bị rối loạn tâm trạng hay rối loạn lo âu.
- Thấu cảm có vẻ cũng thúc đẩy kết quả tích cực, nhất là với những thân chủ đang mắc phải chứng trầm cảm hoặc lo âu.
It’s not clear if these factors alone are enough to promote lasting change in clients. Outcomes for clients may also depend on their perception of their therapist—if they don’t see their therapist as empathetic, for instance, they may not experience positive results from treatment.
Sẽ không rõ ràng nếu những nhân tố trên chỉ đứng một mình thôi cũng đủ để thúc đẩy sự thay đổi lâu dài ở thân chủ. Kết quả có thể cũng phụ thuộc vào cái nhìn của thân chủ đối với nhà trị liệu của họ – nếu họ thấy nhà trị liệu không đồng cảm với mình chẳng hạn, họ cũng sẽ không có kết quả tích cực từ liệu trình.
Things to Consider
Những điều cần phải cân nhắc
For client-centered therapy to be effective, you need to be willing to share your internal experiences with your therapist without their direct guidance or advice. You will act as an equal partner during therapy, often determining the course of your sessions (though your therapist may also ask questions or seek clarification).
Để liệu pháp thân chủ trọng tâm có hiệu quả, bạn cần phải sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm nội tâm với nhà trị liệu của mình mà không có hướng dẫn hay lời khuyên trực tiếp nào. Bạn sẽ là đối tác bình đẳng suốt liệu trình, thường đưa ra quyết định về các phiên tham vấn (hoặc nhà trị liệu cũng có thể đặt câu hỏi hoặc làm rõ vấn đề).
While client-centered therapy can help you gain the self-efficacy needed to feel comfortable leading the conversation, this may not be the ideal approach for everyone. Some people may find they prefer therapists who are more directive.
Mặc dù trị liệu thân chủ trọng tâm có thể giúp bạn có được niềm tin vào năng lực bản thân cần thiết để bạn cảm thấy thoải mái trong giao tiếp, nhưng đây cũng không hẳn là một phương pháp lý tưởng cho tất cả mọi người. Một vài người có thể muốn nhà trị liệu của mình chỉ dẫn nhiều hơn.
The relationship you and your therapist establish is also an important part of this form of therapy. If you don’t feel understood by your therapist or don’t feel safe and supported enough to share your thoughts openly, it will be more difficult to make progress.
Mối quan hệ giữa bạn và nhà trị liệu cũng là một phần quan trọng của liệu trình. Nếu bạn cảm thấy nhà trị liệu không hiểu mình hoặc không cảm thấy an toàn và được hỗ trợ đúng mực để có thể chia sẻ suy nghĩ một cách cởi mở, thì sẽ rất khó để có thể tiến triển.
How to Get Started With Client-Centered Therapy
Làm thế nào để bắt đầu liệu trình trị liệu thân chủ trọng tâm
Client-centered therapy can be delivered individually or as part of group therapy in both outpatient and inpatient settings. If you’re looking for a therapist near you, you can ask your primary healthcare provider for recommendations.
Trị liệu thân chủ trọng tâm có thể được cung cấp theo cá nhân hoặc như một của trị liệu nhóm với cả ngoại trú lẫn nội trú. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà trị liệu ở gần mình, bạn có thể tìm đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính của mình để nhận được sự hỗ trợ.
During your first session, your therapist will ask about the problems you’re facing and your reasons for seeking treatment. They may also go over how the therapy process works and answer any questions you may have, including those about billing and health insurance.
Trong phiên làm việc đầu tiên, nhà trị liệu sẽ hỏi bạn về những vấn đề bạn đang đối mặt và lý do bạn tìm kiếm trị liệu. Họ cũng có thể sẽ giải thích kỹ lưỡng quy trình làm việc và trả lời tất cả các câu hỏi của bạn, bao gồm vấn đề chi phí và bảo hiểm sức khỏe.
Throughout treatment, your therapist will encourage you to step into an equal role. They may reflect what you say back to you to make sure they understand the thoughts and feelings you’re expressing. Overall, you’ll be encouraged to explore the issues that are important to you, with your therapist offering support along the way.
Trong suốt liệu trình, nhà trị liệu sẽ khuyến khích bạn giữ vị trí ngang bằng. Họ sẽ phản ánh lại cho bạn những gì bạn nói với họ để chắc chắn rằng họ hiểu đúng những suy nghĩ và cảm xúc bạn đang thể hiện. Tổng thể, bạn sẽ được khuyến khích khám phá những vấn đề quan trọng với bạn cùng với sự hỗ trợ của nhà trị liệu trong suốt lộ trình.
Nguồn: Link