Những hiểm họa của việc tự chẩn đoán bằng Internet: Làm thế nào để tránh khỏi những nguy hiểm tiềm tàng mà việc tự chẩn đoán có thể mang lại?

The Risks of Using the Internet to Self-Diagnose:

How to Avoid the Dangers of Self-Diagnosing

 

Người dịch: Phương Anh – Hiệu đính: Nguyễn Thảo


More people turn to the Internet for health information than you might expect. Several studies suggest that as many as 81.5% of adults in the United States search the Internet whenever they have concerns about their health. While some use the information to direct them to the appropriate care, others use it to self-diagnose and self-treat.

Có nhiều người tìm đến những thông tin về sức khỏe trên mạng hơn bạn nghĩ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 81,5% người lớn ở Mỹ tìm đến Internet bất cứ khi nào họ gặp những vấn đề về sức khỏe. Trong khi một số người sử dụng những thông tin đó với mục đích định hướng chăm sóc sức khỏe bản thân sao cho hợp lý thì một bộ phận còn lại lại sử dụng chúng để tự chẩn đoán và tự chữa trị.

The problem with this is that the quality of online resources varies dramatically. Even Wikipedia, the world’s largest and most-read reference source, is frequently cited for inaccuracies in its health content. Some online sources, especially those on social media, can be outright misleading.

Vấn đề cần được lưu tâm ở đây chính là chất lượng của những nguồn thông tin trực tuyến luôn thay đổi một cách chóng mặt. Ngay cả Wikipedia, nguồn thông tin tham khảo lớn và có nhiều lượt đọc nhất thế giới, cũng thường xuyên bị chỉ ra những thông tin thiếu chính xác. Một vài nguồn thông tin trực tuyến khác, đặc biệt là thông tin đến từ mạng xã hội, có thể sai lệch hoàn toàn.

On top of this, it can be difficult to impossible for even a skilled clinician to diagnose many medical conditions based on symptoms alone. If a condition is serious, the consequence of misdiagnosis can be severe.

Bên cạnh đó, khả năng một bác sĩ lành nghề có thể chẩn đoán tình trạng bệnh lý một bệnh nhân chỉ dựa trên các triệu chứng riêng lẻ là rất khó, thậm chí là không thể. Nếu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, khả năng chẩn đoán sai lệch là rất có thể xảy ra.

This article described the hazards of self-diagnosis and self-treatment from the Internet. It also offers tips on how to find reliable websites for general health and medical information.

Bài viết này sẽ nói về những nguy hiểm của việc tự chẩn đoán và tự điều trị dựa trên Internet. Đồng thời bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất những mẹo nhỏ để tìm ra những trang thông tin về sức khỏe và y tế uy tín, đáng tin cậy.

 

What Are the Risks of Self-Diagnosing?

Những mối hiểm họa tiềm tàng của việc tự chẩn đoán

nguồn: Minh họa bởi Slate. Ảnh từ Thinkstock và WebMD.

There is a lot of medical information online, some of it credible and some of it not. Even if a website is accurate, it is easy for someone without medical training to misinterpret it.

Trên Internet có rất nhiều thông tin về sức khỏe và y tế, một vài trong số đó đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, số khác lại không. Ngay cả khi trang web đó chính thống, khả năng một người không được trang bị kiến thức y học đầy đủ hiểu sai thông tin cũng là rất cao. 

Using online information to self-diagnose poses numerous concerns, not least of which includes:

Sử dụng thông tin trực tuyến để tự chẩn đoán có thể dẫn đến những nguy hại nhất định, trong đó bao gồm:

  • Becoming overly certain: Based on your understanding of what you’ve read, you may become convinced that you have a certain condition and turn a deaf ear to other possible explanations.
  • Quá chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình: Dựa trên những hiểu biết cá nhân từ những thông tin bạn vừa đọc, bạn có thể trở nên chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe mình là như vậy và làm ngơ trước những lời giải thích hợp lý khác.
  • Needless scares: It’s easy to latch on to the worst-case scenario whenever you have symptoms that worry you. This can lead to undue distress.
  • Sự bất an không cần thiết: Những viễn cảnh xấu nhất sẽ rất dễ được tưởng tượng ra khi bạn có những triệu chứng đáng lo ngại. Điều này có thể dẫn tới những cảm xúc đau khổ tột cùng không đáng có.
  • Unnecessary tests: If you become fixated on a diagnosis that you made via the Internet, you may insist on tests that you don’t need, wasting time and money.
  • Những bài kiểm tra không cần thiết: Nếu bạn gắn chặt bản thân mình với những chẩn đoán tự rút ra thông qua Internet, bạn có thể sẽ tốn thời gian và tiền bạc vào những bài kiểm tra không cần thiết.
  • Unreliable sources: Just because a website looks reliable doesn’t mean it is. This can lead you to draw the wrong conclusions.
  • Nguồn thông tin không uy tín: Chỉ nhìn vào một trang web và cảm thấy nó uy tín không có nghĩa là nó uy tín. Điều này có thể dẫn đến những kết luận sai lệch về tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Confirmation bias: This happens when people are drawn to websites that confirm what they already think, such as believing that they are dying or can be cured with suspect treatments.
  • Sự xác nhận thiên kiến: Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta nương theo những trang web đồng ý, xác nhận với những điều gì chúng ta đã dự đoán trong đầu, ví dụ như tin rằng sức sống của họ đang cạn kiệt dần hoặc bệnh tình của họ có thể được chữa trị bằng một liệu pháp đáng ngờ nào đó.
  • Dangerous treatments: Treating a presumed condition with supplements, herbal remedies, or other alternative medication can lead to side effects, interactions, and unforeseen toxicities.
  • Những phương pháp chữa trị nguy hiểm: Việc điều trị một tình trạng sức khỏe giả định bằng thực phẩm chức năng, thảo dược hay những loại thuốc thay thế khác có thể dẫn đến tác dụng phụ, những phản ứng tương tác qua lại và những độc tính không thể lường trước.

Warning

Cảnh báo

According to the National Center for Complementary and Integrative Health, some Chinese herbal products have been found to be contaminated with heavy metals, pesticides, and other toxic compounds. Manufacturing errors, in which one herb is mistakenly replaced with another, have also led to serious complications.

Theo National Center for Complementary and Integrative Health, một vài sản phẩm thảo dược đến từ Trung Quốc đã được phát hiện ra có nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và những hợp chất độc hại khác. Những lỗi trong khâu sản xuất, trong đó có thể kể đến như một loại thảo dược này bị nhầm lẫn với loại khác, cũng có thể dẫn đến những biến đổi nghiêm trọng.

 

Who Searches for Health Information?

Ai đã tìm đến những thông tin về sức khỏe trực tuyến?

nguồn: Getty Images

Research suggests that people who turn to the Internet for health information tend to be more affluent and educated. This is due in part to greater access to digital tools and high-speed internet.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng Internet để tìm kiếm những thông tin về sức khỏe có xu hướng khá giả và được giáo dục tốt. Điều này được lý giải là do sự tác động mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm trực tuyến và internet tốc độ cao.

According to research published by the Centers for Disease Control and Prevention, people in the United States who utilize the Internet the most for health information include:

Dựa theo nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người Mỹ sử dụng internet với mục đích tìm kiếm thông tin về sức khỏe nhiều nhất, trong đó:

  • By age: Adults aged 30 to 44 (67.2%), followed closely by adults aged 18 to 29 (62.7%)
  • Theo độ tuổi: Người trưởng thành từ 30 đến 44 tuổi (67.2%), theo sát sau đó là nhóm tuổi từ 18 đến 29 (62.7%)
  • By race/ethnicity: White (63.4%) followed by Asian (60.1%), Black (49.0%), and Hispanic (46.2%)
  • Theo chủng tộc: Người da trắng (63.4%), theo sau là nhóm người châu Á (60.1%), người da màu (49.0%) và người Mỹ La-tinh và Tây Ban Nha (46.2%)
  • By gender: Women (63.3%), followed by men (53.5%)
  • Theo giới tính: Phụ nữ (63.3%), tiếp sau đấy là đàn ông (53.5%)

According to the non-profit Pew Research Center, high-frequency internet health seekers also vary by income, education, and certain health factors:

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, những người tìm kiếm thông tin sức khỏe trực tuyến còn có thể có những điều kiện về thu nhập, giáo dục hay tình trạng sức khỏe khác nhau:

  • By income: Annual household incomes of $75,000 or more (95%) versus annual household incomes of $30,000 or less (57%)
  • Dựa theo thu nhập: Thu nhập hộ gia đình hằng năm từ $75,000 trở lên (95%) so sánh với thu nhập hộ gia đình hằng năm từ $30,000 trở xuống (57%)
  • By education: College degree (89%) versus high school degree (70%) or less than high school degree (38%)
  • Dựa theo giáo dục: Nhóm người có bằng đại học (89%) so sánh với học sinh cấp 3 (70%) hoặc những bậc học thấp hơn (38%)
  • By chronic medical condition: No chronic conditions (81%) versus one or more chronic conditions (67%)
  • Dựa vào tình trạng bệnh mãn tính: Không có bệnh mãn tính (81%) so sánh với có từ một đến nhiều bệnh mãn tính (67%)
  • By serious illness: Experienced recent medical emergency (85%) versus no recent medical emergency (77%)
  • Dựa vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh: Đang phải trải qua vài đợt cấp cứu gần đây (85%) so sánh với không trải qua đợt cấp cứu nào (77%)

The Digital Divide

Sự phân hóa công nghệ kỹ thuật số

The research highlights social inequalities in internet access, referred to as the “digital divide.” Inequalities in access create obstacles to finding health information for lower-income and unemployed people who are already less likely to have adequate healthcare. 

Nghiên cứu đã làm nổi bật lên sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận internet, hay còn được gọi với cụm từ “digital divide” (sự phân hóa công nghệ kỹ thuật số). Sự bất bình đẳng này là một rào cản lớn cho những người thuộc tầng lớp thu nhập thấp hơn hay thất nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin sức khỏe y tế khi họ vốn đã ít được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe đầy đủ hơn các tầng lớp khác.

How Many People Self-Diagnose Mental Illness?

Có bao nhiêu người tự chẩn đoán tình trạng sức khỏe tâm thần của mình?

People not only use the Internet to research physical illnesses but mental illnesses as well. And, in some instances, learning about the symptoms of a mental condition (like bipolar disorder) has led them to seek a diagnosis and treatment. This is especially true among younger people ages 15 to 35.

Những người không chỉ sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về bệnh lý thể chất mà còn cả những thông tin về bệnh lý tâm thần. Và trong một số trường hợp, việc tra cứu triệu chứng về tình trạng tâm lý (như rối loạn lưỡng cực) dẫn đến việc họ bắt đầu tìm kiếm sự chẩn đoán cụ thể và liệu pháp chữa trị. Điều này đặc biệt đúng ở những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi.

Others, however, recognize certain mental health symptoms and diagnose themselves without seeking treatment. The problem with this is that you are more likely to get it wrong than right.

Bên cạnh đó, có cả những cá nhân nhận ra được một số triệu chứng sức khỏe tinh thần rồi tự chẩn đoán mà không tìm đến những liệu pháp chữa trị. Vấn đề này có thể sẽ dẫn đến những chẩn đoán sai lầm nhiều hơn chẩn đoán đúng.

According to a 2023 study from Indiana University involving 2,237 college students, those who self-diagnosed themselves with depression, social anxiety disorder, agoraphobia, panic disorder, and general anxiety disorder were five to 11 times more likely to get it wrong than right.

Theo một nghiên cứu năm 2023 từ Đại học Indiana gồm 2237 sinh viên đại học, những người tự chẩn đoán mình mắc trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu xã hội, chứng sợ không gian rộng, rối loạn hoảng sợ và một vài chứng rối loạn lo âu khác có xu hướng tự chẩn đoán sai nhiều hơn đúng gấp 5 đến 11 lần người khác. 

Among those who recognize their symptoms, there are many reasons why they do not seek treatment. According to a 2020 study published in Cureus, people with depression are 42% more likely to search online for mental health information than see a provider. Their reluctance is primarily due to the stigma surrounding mental illness in any form.

Trong những số những người đã nhận ra được những triệu chứng, có rất nhiều lý do khiến họ không tìm đến những phương pháp trị liệu. Theo một nghiên cứu từ năm 2020 đã được công bố trên Cureus, có đến 42% người mắc trầm cảm có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng về sức khỏe tâm thần thay vì tìm đến những dịch vụ cung cấp hỗ trợ. Sự miễn cưỡng của họ chủ yếu đến từ những kỳ thị bệnh lý tâm thần xung quanh họ dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Self-Diagnosis vs. Munchausen Syndrome

Tự chẩn đoán và Hội chứng Munchausen

Self-diagnosis of a disease, even if incorrect, is not the same thing as Munchausen syndrome. Munchausen syndrome, also known as factitious disorder imposed on self (FDIS), is a mental illness in which a person will deliberately manufacture, falsify, or exaggerate symptoms of an illness that does not exist.

Tự chẩn đoán một căn bệnh, dù cho nó có đúng hay sai thì nó cũng không giống với hội chứng Munchausen. Hội chứng Munchausen, hay còn được biết đến hội chứng rối loạn giả bệnh (factitious disorder imposed on self – FDIS), là một chứng bệnh tâm lý do chính người mắc sẽ cố tình tạo dựng nên, làm sai lệch hoặc phóng đại những triệu chứng của một căn bệnh vốn dĩ không tồn tại.

FDIS is thought to be related to a personality disorder known as borderline personality disorder (BPD) which impacts a person’s ability to manage their emotions and can result in impulsive actions and issues with self-image. While fully aware of their actions, a person with FDIS seems unable to control their actions and may go so far as to hurt themselves in order to “evidence” their claims and gain the attention they crave.

FDIS được cho là có liên quan đến Hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), ảnh hưởng đến khả năng quản lý cảm xúc của một cá nhân và có thể dẫn đến hành vi bốc đồng và các vấn đề về hình ảnh bản thân. Mặc dù hoàn toàn nhận thức được hành vi của họ, những người mắc FDIS dường như không thể kiểm soát hành vi của mình và thậm chí có thể tự làm tổn thương bản thân chỉ để “chứng minh” nhận định của họ và thu hút được sự chú ý mong muốn.

FDIS is also not the same thing as hypochondria, a condition otherwise known as illness anxiety disorder (IAD). This occurs when a person has excessive fear about getting a major illness and will often convince themselves that an otherwise minor symptom is a sign of something severe.

FDIS cũng không giống với Hypochondria, một tình trạng còn biết đến với cái tên chứng rối loạn lo âu bệnh tật (IAD). Tình trạng này diễn ra khi một người trở nên lo lắng quá mức về việc mình sẽ mắc một căn bệnh, thường sẽ tự thuyết phục bản thân rằng một triệu chứng nhỏ bất kì là dấu hiệu của một bệnh gì đó rất nghiêm trọng.

IAD can lead someone to self-diagnose on the Internet (doing so is typical of people with IAD). On the other hand, FDIS is characterized by false claims in which the Internet may be used to manufacture symptoms.

IAD có thể dẫn đến việc tự chẩn đoán của một cá nhân chỉ dựa vào Internet (dấu hiệu điển hình của người mắc IAD). Mặt khác, điều tạo nên đặc trưng của FDIS là những nhận định sai lầm tạo dựng nên các triệu chứng mà trong đó có sử dụng các thông tin đến từ Internet.

When used to manufacture a false illness for someone else (typically a child or an elderly person in one’s care), the condition is popularly referred to as Munchausen syndrome by proxy.

Khi những chẩn đoán sai lệch đến từ việc tự chẩn đoán được sử dụng để tạo dựng nên một căn bệnh giả tưởng cho một ai đó (thường là trẻ em hoặc người già đang được chăm sóc bởi ai đó), tình trạng phổ biến này thường được gọi là hội chứng Munchausen.

 

The Connection Between Teens, Social Media, and Self-Diagnosis

Mối liên hệ giữa Giới trẻ, Mạng xã hội và Hiện tượng Tự chẩn đoán

Getty Images
nguồn: Getty Images

As powerful a tool as social media can be, it inherently poses risks to those seeking health information. The main concern is that social media users are weaned on getting information in snippets, which is never a good place to start when researching health information.

Trong thời đại ngày nay, khi mạng xã hội càng ngày càng được phát huy sức mạnh của mình thì cũng đồng nghĩa với những nguy hiểm tiềm tàng khi tìm kiếm thông tin về sức khỏe càng nhiều hơn. Mối nguy hại chủ yếu nằm ở chỗ người dùng mạng xã hội đã bị ảnh hưởng bởi lối hấp thụ thông tin ngắn trong một khoảng thời gian dài, và điều này khiến cho mạng xã hội lại càng không phải nơi thích hợp để tìm kiếm thông tin về sức khỏe đầu tiên.

Reliable consumer health sites aim to be concise but don’t “cut to the chase” and skip over vital pieces of information. Sites like Instagram, TikTok, and X are founded on cutting to the chase.

Những trang thông tin sức khỏe đáng tin cậy hướng đến việc truyền tải thông tin gọn gàng chứ không cắt đi những phần thông tin quan trọng nhỏ khác để đi trực tiếp đến phần thông tin quan trọng nhất. Những trang mạng xã hội như Instagram, Tiktok hay X đều có xu hướng loại bỏ hết những chi tiết nhỏ để đi đến thông tin tổng kết cuối cùng. 

Because adolescents and teens are at an impressionable age, they can fall prey to misinformation from individuals who post things like “top 10 lists” of diseases trending among youth. The most common of these is ADHD (attention-deficit/hyperactivity disorder).

Bởi người lớn và thiếu niên đều đang ở độ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, họ dễ có thể trở thành con mồi cho những cá nhân lan truyền thông tin sai lệch, những bài viết như “danh sách top 10” những căn bệnh đang phổ biến trong giới trẻ. Phổ biến nhất trong số này là ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý).

According to a 2022 study in the Canadian Journal of Psychiatry, of the top 100 most popular videos about ADHD uploaded on TikTok, 52% were classified as misleading, while only 21% were considered useful.

Theo một nghiên cứu vào năm 2022 cho Canadian Journal of Psychiatry, trong top 100 những video nổi tiếng nhất về ADHD được đăng tải trên TikTok, có đến 52% video được cho rằng có chứa thông tin sai lệch, trong khi đó chỉ có 21% số video là thật sự hữu ích.

Of the 27% categorized as personal experience, the accuracy of information fell well below those posted by healthcare professionals. Even so, personal accounts tended to be the most watched by TikTok viewers.

Trong số 27% video được nhận định là có nội dung dựa vào trải nghiệm cá nhân, mức độ chính xác của những thông tin cũng đã giảm nhiều so với các thông tin được đưa ra bởi chuyên gia. Mặc dù vậy, những tài khoản như vậy vẫn có xu hướng được người sử dụng TikTok xem nhiều nhất. 

Similar misinformation about autism, anxiety, depression, and bipolar disorder is widely disseminated on social media.

Tương như vậy, những thông tin sai lệch về tự kỷ, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực cũng được mạng xã hội truyền bá rộng rãi.

 

How to Use Online Information Responsibly?

Làm thế nào để sử dụng những thông tin trực tuyến có trách nhiệm hơn?

nguồn: Getty Images

Using health information online can be a positive thing. One study says online health information “is becoming an increasingly important component of health and disease management.”

Sử dụng những thông tin về sức khỏe trực tuyến có thể mang lại những lợi ích tốt đẹp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông tin sức khỏe trực tuyến “đang dần trở thành một khâu quan trọng trong quá trình quản lý sức khỏe và bệnh tật con người.”

Online health information is best used to:

Những thông tin về sức khỏe online được sử dụng tốt nhất với mục đích:

  • Learn more about your diagnosis than your provider has time to teach you
  • Tìm hiểu sâu hơn về chẩn đoán của bạn thay vì cần người hỗ trợ thông tin thêm
  • Point you toward treatments you may want to discuss with your provider
  • Nêu trực tiếp phương pháp điều trị mà bạn có thể muốn trao đổi lại với người hỗ trợ
  • Find support from other people with the same chronic condition
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có cùng tình trạng bệnh lý

You may find a lot of information online that you want to discuss with your provider. Presenting them with a huge packet of information at your appointment is unlikely to be helpful, though.

Bạn có thể sẽ tìm được rất nhiều thông tin mà bạn muốn trao đổi với người hỗ trợ. Tuy nhiên, việc trình bày quá nhiều thông tin tại cuộc trao đổi lại không thường xuyên hữu ích.

Instead, try to summarize it so you can cover the information in the small amount of time you’re allotted during appointments. Also, ask your provider whether you can exchange information between appointments via an online patient portal.

Thay vào đấy, hãy thử tổng hợp lại để bạn có thể nắm được những thông tin đấy gọn gàng nhất trong khoảng thời gian giới hạn bạn có trong buổi hẹn. Hãy hỏi người hỗ trợ xem bạn có thể trao đổi thông tin trong buổi hẹn qua những cổng thông tin bệnh nhân trực tuyến hay không.

 

How to Choose Reputable Websites

Cách chọn trang web uy tín

nguồn: iStock | NicoElNino | Photo ID 1386486759

Among the most important things to keep in mind is that you should only look for health information on reputable websites. A little knowledge can help you weed out the ones that are best avoided.

Một điều quan trọng bạn luôn cần lưu ý là chỉ nên tìm kiếm thông tin y tế sức khỏe trên những trang web uy tín. Chỉ với một chút kiến thức, bạn sẽ lọc được những trang web cần tránh. 

When possible, go to websites from:

Hãy sử dụng những website đến từ:

  • Government agencies, such as the National Institutes of Health (NIH), Centers for Disease Control and Prevention (CDC), and the Food and Drug Administration (FDA)
  • Tổ chức chính phủ, như Viện Y tế Quốc gia (NIH), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA)
  • Respected medical centers, university medical schools, and medical organizations such as the American College of Rheumatology
  • Các trung tâm y tế uy tín, các trường đại học y và các tổ chức y tế như Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR)
  • Respected advocacy organizations such as the American Heart Association
  • Các tổ chức có uy tín như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

Large health-related websites can offer a wealth of information, but they’re not all created equal. Some things to look for include:

Số lượng lớn các trang web liên quan đến sức khỏe có thể cung cấp lượng thông tin dồi dào nhưng không phải trang web nào cũng có thông tin chính xác. Một vài thứ cần để mắt tới khi xem các trang web, bao gồm:

  • Check the bottom of the page for a red and blue HONCode badge. That’s a certification from the Health on the Net Foundation, which requires that sites meet certain quality requirements.
  • Kiểm tra phía dưới cùng của trang web, tìm dấu xanh đỏ HONCode. Đó là chứng chỉ đến từ The Health on the Net Foundation, yêu cầu những trang web được cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định
  • Look for citations throughout the article and/or reference lists at the bottom of the article. If the site doesn’t tell you where the information came from, be skeptical.
  • Tìm kiếm các trích dẫn xuyên suốt bài viết và/hoặc danh sách tài liệu tham khảo phía dưới cùng. Nếu trang web không cho bạn biết thông tin đã được lấy từ đâu, hãy hoài nghi về tính xác thực của nó.
  • Look for publication or update dates at the top or bottom of the article so you know you’re getting current information.
  • Tìm kiếm ngày xuất bản hoặc ngày cập nhật ở đầu hoặc cuối bài viết để đảm bảo việc bạn đang nhận được những thông tin mới nhất.

Some online information is too general, while some sites get bogged down in medical jargon. Try to find those that explain medical terminology and make the information easy to understand.

Một vài thông tin trên mạng quá chung chung, trong khi một số khác thì lại quá sa đà vào những thuật ngữ y khoa. Hãy cố gắng tìm những tài liệu có giải thích thuật ngữ y khoa và làm thông tin trở nên dễ hiểu.

 

Summary

Tổng kết

Most people today look for health information online. However, when the Internet is used for self-diagnosis and self-treatment, it can expose people to inaccurate information and treatments that may not only be ineffective but potentially harmful.

Hầu hết con người trong thời đại ngày nay đều tìm kiếm những thông tin về y tế trên mạng. Tuy nhiên, khi Internet được sử dụng với mục đích tự chẩn đoán và tự chữa trị, nó có thể dẫn mọi người đến những thông tin sai lệch và những phương pháp chữa trị không những không hiệu quả mà còn có thể gây hại ngược lại họ.

When searching the Internet for health information, only use reliable websites from government agencies, reputable medical centers, universities, professional organizations, and advocacy groups. On large consumer health sites, look for HONCode certification which ensures quality standards.

Khi tìm kiếm những thông tin về sức khỏe trên mạng, chỉ nên tiếp nhận thông tin từ những website uy tín đến từ tổ chức chính phủ, trung tâm y tế đáng tin cậy, các trường đại học, các tổ chức chuyên nghiệp và những hội nhóm vận động. Với một số lượng lớn những trang web về sức khỏe, tìm kiếm dấu chứng chỉ HONCode để đảm bảo, an tâm hơn về chất lượng thông tin.

 

 

———————————————

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellhealth.com/perils-of-using-the-internet-to-self-diagnose-4117449

 

Để lại một bình luận