Những Điều Các Bậc Phụ Huynh Đã Hiểu Sai Về Chứng Trầm Cảm Ở Trẻ Em

This is a disclaimer that this article is for informative purposes only. It is not intended to diagnose or treat any condition. Please reach out to a qualified healthcare provider or mental health professional if you or someone you know is struggling.

Xin cảnh báo bài viết này chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin. Nó không nhằm mục đích chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ tình trạng nào. Vui lòng liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn hoặc người quen của bạn đang gặp khó khăn.

When you hear the word “childhood”, do your thoughts get overflowing with pictures of colorful chalk drawings on the pavement, the sound of children yelling “You’re it!” and the smell of a fresh lemonade being sold on a lemonade stand? Those beautiful years should be the ones when we feel safe, carefree, curious and the happiest, but unfortunately, for some children the dark force that we call depression finds its way to steal their time of innocence.

Khi bạn nghe thấy từ “tuổi thơ”, suy nghĩ của bạn có tràn ngập những bức tranh đầy màu sắc vẽ bằng phấn trên vỉa hè, tiếng trẻ em la hét “!” “Bắt được rồi!” và mùi nước chanh thơm mát được bán trong  quầy hàng? Những năm tháng tươi đẹp lẽ ra là những phút giây chúng ta cảm thấy an toàn, vô tư, tò mò và hạnh phúc nhất, nhưng thật không may, đối với một số đứa trẻ, thế lực đen tối mà chúng ta gọi là trầm cảm lại tìm cách đánh cắp khoảnh khắc ngây thơ của chúng.

In those hard times, children need their parents the most to help them get through. They need their support, love, and to be told that everything will be okay. But sometimes, those two most important people can actually make it even harder for kids to deal with depression.

Trong những thời khắc khó khăn đó, con trẻ cần nhất là cha mẹ để giúp chúng vượt qua. Họ cần sự ủng hộ, tình yêu và được động viên rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Nhưng đôi khi, hai người quan trọng nhất cuộc đời đứa trẻ có thể khiến chính trẻ khó khăn khi đối phó với chứng trầm cảm hơn.

Whether it be because they don’t understand, or because they’re in denial, or simply because they feel like their kids’ depression makes them seem like bad parents, oftentimes their heads get filled with misconceptions about child depression. Since their support is crucial for their children’s recovery, identifying the false beliefs and spreading the message is an important step to help those kids get the childhood they need.

Cho dù đó là vì họ không hiểu, hay họ phủ nhận, hay đơn giản là vì họ cảm thấy  chứng trầm cảm của con sẽ khiến họ dường như biến thành những bậc cha mẹ tồi, hoặc đôi khi trong đầu họ chứa đầy những quan niệm sai lầm về bệnh trầm cảm ở trẻ em. Bởi sự hỗ trợ của họ là rất quan trọng đối với sự phục hồi của con trẻ, nên việc xác định những niềm tin sai lầm và truyền bá thông điệp là một bước quan trọng để giúp những đứa trẻ đó có được tuổi thơ mà chúng cần

In this article you can find out what parents sometimes think about child depression, and why they got it all wrong.

Trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ gì về chứng trầm cảm ở trẻ, và tại sao họ lại mắc sai lầm.

1. “Children can’t get depressed, it’s an adult illness!”

1. “Trẻ em không thể bị trầm cảm, đó là căn bệnh của người lớn!”

When you think about it, it makes little sense for a child to be depressed. Not only is their life experience not even closely rich enough to be able to see all the bad things life has to offer sometimes, but they also seemingly don’t have a care in the world. They don’t need to worry about finances, politics, chores… All they need to do is study and play. There’s no reason for them to get depressed, right?

Khi bạn nghĩ như vậy nghĩa là việc một đứa trẻ mắc bệnh trầm cảm thật vô lý. Không phải mỗi kinh nghiệm sống của chúng thậm chí chưa đủ phong phú để có thể nhìn thấy tất cả những điều tồi tệ  đôi khi trong cuộc sống phải đối mặt mà chúng dường như cũng không quan tâm đến thế giới này. Chúng không cần phải lo lắng về tài chính, chính trị, việc nhà… Tất cả những gì chúng cần làm chỉ là học tập và vui chơi. Chẳng có lý do gì để chúng bị trầm cảm cả.

Well, no. According to data from the 2019 National Survey of Children’s Health, 22% of the children tested had some sort of an emotional problem (out of 20 000 children in the sample, that is more than 6600 children suffering!). And the worst thing is, the youngest children that participated in the survey were only 3 years old. Heartbreaking, isn’t it?

Ồ, không đâu. Theo dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em năm 2019, 22% trẻ em được kiểm tra có một số vấn đề về cảm xúc (trong số 20.000 trẻ em trong mẫu, có hơn 6600 trẻ em gặp vấn đề). Và điều tồi tệ nhất là, những đứa trẻ nhỏ nhất tham gia cuộc khảo sát chỉ mới 3 tuổi. Thật xót xa, phải không?

But how is that possible? To understand it, you have to know that depression isn’t something you can get only when worries of a big, adult life get to you. Your environment can play a big role, of course, but as with everything psychological, it all really starts in the brain. Research has shown that depressed children’s brains show greater reaction to stress hormones, just like depressed adult’s brains do. “Happy chemicals” serotonin and dopamine also play their roles. And for biology, there are no age requirements.

Nhưng sao điều đó có thể xảy ra? Để hiểu được, bạn phải biết rằng trầm cảm không phải là thứ bạn chỉ có thể mắc phải khi những lo lắng về cuộc sống trưởng thành bao trùm lấy bạn. Tất nhiên, môi trường của bạn có thể đóng một vai trò lớn, nhưng cũng như mọi thứ thuộc về tâm lý, tất cả thực sự bắt đầu trong não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não của trẻ em bị trầm cảm có phản ứng mạnh hơn với các hormone căng thẳng, giống như não của người lớn bị trầm cảm vậy. “Hormone hạnh phúc” serotonin và dopamine cũng đóng vai trò của chúng. Và trong sinh học, không có giới hạn về độ tuổi.

Also, everyone experiences things in their own way. You may think a little teasing in school or a bad grade are not a big deal, but for the little ones whose identities are being developed through relationships with their peers and their academic achievement, stuff like that can leave a pretty big impact. Just as they don’t quite understand our adult worries, we may not be so good at understanding theirs, too.

Ngoài ra, mọi người đều trải nghiệm mọi thứ theo cách riêng của họ. Bạn có thể nghĩ rằng vài lần trêu chọc ở trường học hoặc điểm kém không phải là vấn đề lớn, nhưng đối với những đứa trẻ có bản sắc cá nhân được phát triển thông qua mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa và thành tích học tập, những điều như vậy có thể để lại tác động khá lớn. Cũng như chúng không hiểu rõ những nỗi lo của người lớn, chúng ta cũng không thể hiểu hết chúng được.

So, even though we all know that depression shouldn’t be a children’s illness, unfortunately, it can be.

Vì vậy, mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng trầm cảm không nên là bệnh của trẻ em, nhưng thật không may, nó có khả năng.

2. “It’s just a phase, it will go away on its own.”

2. “Trầm cảm chỉ là một giai đoạn, nó sẽ tự biến mất.”

Did you have some child-like phase while growing up? Maybe you were obsessed with a certain toy or a cartoon character or you refused to wear anything that wasn’t in one specific color?

Bạn có từng trải qua giai đoạn ngây thơ nào đó trong quá trình lớn lên không? Có thể bạn bị ám ảnh bởi một món đồ chơi hoặc một nhân vật hoạt hình hay bạn từ chối mặc bất cứ thứ gì không có một màu cụ thể nào đó?

It is not uncommon for kids to go through some kind of a phase, but depression is not one of those. Sure, they may be grumpy and sad for a few days if they don’t get their ice cream from the store, but feeling sad for no apparent reason for a longer period of time is actually a clear sign of clinical depression. Leaving it untreated and waiting for it to go away on its own can actually be quite dangerous.

Không hiếm trẻ em phải trải qua kiểu giai đoạn như vậy , nhưng trầm cảm không phải là một trong số đó. Chắc chắn, chúng có thể cáu kỉnh và buồn bã trong vài ngày nếu không mua được kem, nhưng cảm thấy buồn bã không rõ lý do trong một thời gian dài thì chính xác là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh trầm cảm lâm sàng. Để yên mà không điều trị và đợi căn bệnh tự biến mất thực sự có thể gây nguy hiểm.

In many cases adult depression has its roots in childhood, and as the time goes by from childhood, through adolescence, until adulthood, it can get more severe. A recent study published in May in the Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry showed that childhood depression can lead to all kinds of problems in later life: higher levels of adult anxiety, drug addictions, criminal behavior and overall worse health and social functioning. Untreated depression can also bring relationship problems in adulthood, academic decline and failure, and increase risk of suicidal thoughts and behaviors.

Trong nhiều trường hợp, trầm cảm ở người trưởng thành có nguồn gốc từ thời thơ ấu, và theo thời gian từ thời thơ ấu, qua tuổi thiếu niên, cho đến khi trưởng thành, nó có thể trở nên trầm trọng hơn. Một nghiên cứu gần đây được công bố vào tháng 5 trên Tạp chí của Học viện Tâm thần Trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ cho thấy rằng chứng trầm cảm ở thời thơ ấu có thể dẫn đến một loạt vấn đề trong cuộc sống sau này: mức độ lo lắng cao hơn ở người lớn, nghiện ma túy, hành vi phạm tội, sức khỏe và hoạt động xã hội nói chung tồi tệ hơn. Trầm cảm không được điều trị cũng có thể gây ra các vấn đề với những mối quan hệ ở tuổi trưởng thành, sa sút và thất bại trong học tập, đồng thời làm tăng nguy cơ có ý nghĩ và hành vi tự sát.

As with physical illnesses – depression is an illness, and it needs to be treated properly. There is nothing wrong or shameful about it. Would you wait for a child’s broken bone to heal on its own? If not, don’t wait for their broken soul to heal without help, as well.

Như các căn bệnh về thể chất, trầm cảm là một bệnh và nó cần được điều trị đúng cách. Không có gì sai trái hoặc đáng xấu hổ về trầm cảm cả. Bạn có bao giờ đợi chiếc xương gãy của một đứa trẻ tự lành không? Nếu không, cũng đừng đợi tâm hồn tan vỡ của chúng tự lành lại mà không có sự giúp đỡ.

3. “It’s because of that darn phone!”

3. “Chỉ đơn giản là do chiếc điện thoại chết tiệt đó!”

In today’s time, no matter if your generation went through the technology boom or not, you’ve either heard this phrase, or have said it yourself. A kid has a sore throat? Must be that darn phone. A kid is hungry? Must be that darn phone. A kid is depressed?… Is it that darn phone?

Trong thời đại ngày nay, bất kể thế hệ của bạn có trải qua thời kỳ bùng nổ công nghệ hay không, bạn đã từng nghe thấy hoặc đã tự mình nói ra cụm từ này. Một đứa trẻ bị đau họng? Chắc chắn do cái điện thoại chết tiệt đó. Một đứa trẻ đang đói? Một đứa trẻ đang bị trầm cảm? Có vì chiếc điện thoại chết tiệt đó không?

It could be, but it is not as simple as it seems. According to a recent paper published by researchers at the University of North Carolina, there is a slight connection between phone usage and depression in teens and younger children, but the causes and effects are not clear. What that means is that even if researchers find higher depression levels with kids who use their phones more often, it is not the phone itself that actually causes depression. Instead, some other variables that are connected with phone time might play that role.

Đó có thể là nguyên nhân, nhưng nó không hề đơn giản như vẻ bề ngoài. Theo một bài báo gần đây được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, có một mối liên hệ nhỏ giữa việc sử dụng điện thoại và chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, nhưng nguyên nhân và ảnh hưởng không rõ ràng. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi các nhà nghiên cứu tìm thấy mức độ trầm cảm cao hơn  ở những trẻ sử dụng điện thoại thường xuyên hơn, thì chính điện thoại không phải là nguyên nhân thực sự gây ra trầm cảm. Thay vào đó, một số biến số khác  liên quan tới thời gian sử dụng điện thoại có thể là nguyên nhân.

For example, it has been found that kids’ online risks mirror offline risks. If a kid is being bullied at school, they are at higher risk of getting cyberbullied (which could lead to depressive symptoms). If a kid has some emotional problems in general, they are more likely to seek negative content online. Also, social media could make them compare themselves to their peers and make them feel lonely and isolated.

Ví dụ: người ta thấy rằng rủi ro trực tuyến của trẻ em phản ánh rủi ro ngoại tuyến. Nếu một đứa trẻ bị bắt nạt ở trường, chúng có nguy cơ cao hơn bị bạo lực mạng (điều có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm). Nếu một đứa trẻ gặp một số vấn đề về cảm xúc nói chung, chúng có nhiều khả năng tìm kiếm nội dung tiêu cực trực tuyến. Hơn nữa, mạng xã hội có thể khiến chúng so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa và khiến  chúng cảm thấy cô đơn và bị cô lập.

The point is – their phones might increase the symptoms, but most likely it would be because of some existing problems that a child is facing in the real world. If the feel generally happy and content, just being on their phones will not suddenly make them depressed.

Vấn đề là điện thoại có thể làm tăng các triệu chứng, nhưng rất có thể đó là do một số vấn đề hiện có mà một đứa trẻ đang gặp phải trong thế giới thực. Nếu chúng cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện, thì chỉ chăm chăm dùng điện thoại sẽ không khiến chúng đột nhiên trầm cảm.

What parents could do if they fear their kids’ phones are bad for them is to encourage quality family time without the screen. Family picnic, a trip to the movies, a pizza night… So they know they can have fun with their loved ones and rest their eyes from the blue light!

Những gì cha mẹ có thể làm khi họ sợ điện thoại không tốt cho con của họ là khuyến khích khoảng thời gian chất lượng cho gia đình mà không có màn hình. Buổi dã ngoại gia đình, đi xem phim, một bữa tối với pizza… Để chúng hiểu rằng chúng có thể vui chơi với những người thân yêu và  để cho đôi mắt của mình được nghỉ ngơi khỏi ánh sáng xanh!

4. “It’s not depression, they are just lazy!”

4. “Đấy không phải là trầm cảm, chúng chỉ lười biếng!”

Depression often likes to wear a mask and disguise itself as laziness. When that happens, a suffering child gets a free ticket for depression’s carnival – a ride in a messy room, unkempt hair booth, dirty clothes rollercoaster. It gets easy for their parents to ignore looking beneath the surface and call their child lazy, but inside their kid’s depressed brain there are actually mechanisms that keep them appear lazy.

Trầm cảm thường thích đeo mặt nạ và ngụy trang bằng sự lười biếng. Khi điều đó xảy ra, đứa trẻ đang chiến đấu với chứng trầm cảm sẽ nhận được một vé miễn phí cho “ngày hội của bệnh trầm cảm” – một chuyến đi trong căn phòng bừa bộn, qua rạp tóc bù xù, tàu lượn siêu tốc quần áo bẩn. Cha mẹ của chúng dễ dàng bỏ qua, chỉ nhìn bề ngoài và gọi con họ là lười biếng, nhưng bên trong bộ não  bị suy nhược của con họ thực sự có những cơ chế khiến chúng tỏ ra lười biếng.

To explain this, let’s take another look inside the brain. Our thoughts, emotions and motivation are regulated by a set of chemicals that operate inside our heads, and for normal functioning, those chemicals need to be at a certain level. When those levels get messed up, that gets in the way of the brain working properly and efficiently – it makes the brain slower and lacking in energy.

Để giải thích điều này, chúng ta hãy xem xét một cách khác bên trong bộ não. Suy nghĩ, cảm xúc và động lực của chúng ta được điều chỉnh bởi một tập hợp các chất hóa học hoạt động bên trong đầu của chúng ta, và để hoạt động bình thường, những chất hóa học đó cần phải ở một mức độ nhất định. Khi các cấp độ đó bị rối loạn, điều này sẽ cản trở bộ não hoạt động bình thường và hiệu quả – nó khiến não bộ hoạt động chậm hơn và thiếu năng lượng.

Try to remember that time when you had an especially busy day. You came home and all you wanted to do was to lay down and rest your body, and you felt like even taking a shower was too big of a task. When a mind is depressed, the body feels like that most of the time. Fatigue, slow movements, persistent lack of energy or difficulty doing simple tasks are just a few of the many physical symptoms that go hand in hand with depression. This makes it very hard to get out of bed and be active.

Cố gắng nhớ lại quãng thời gian khi bạn có một ngày đặc biệt bận rộn. Bạn trở về nhà và tất cả những gì bạn muốn làm là nằm xuống và cho cơ thể nghỉ ngơi, và bạn cảm thấy ngay cả việc đi tắm cũng là một nhiệm vụ quá lớn. Khi tâm trí trì trệ, phần lớn thời gian cơ thể cảm thấy như vậy. Mệt mỏi, cử động chậm chạp, thiếu năng lượng dai dẳng hoặc khó thực hiện các công việc đơn giản chỉ là một vài trong số rất nhiều triệu chứng thể chất đi kèm với trầm cảm. Điều này khiến bạn rất khó rời khỏi giường và hoạt động.

So when a child is having trouble cleaning their room, helping with chores or even hanging out with friends, the problem often goes way beyond simple laziness. And they probably know they seem lazy, they wish they could just get up and move, but their brains are working against them.

Vì vậy, khi một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc dọn dẹp phòng, làm việc nhà hoặc thậm chí đi chơi với bạn bè, vấn đề thường vượt ra ngoài sự lười biếng đơn thuần. Và chúng có thể biết rằng bản thân dường như lười biếng, chúng ước có thể đứng dậy và di chuyển, nhưng bộ não của chúng đang hoạt động chống lại chúng.

With all that being said, if you have a kid who shows some of these signs, don’t get mad and yell at them calling them lazy. Instead, ask them if they feel it is hard for them to get around. Tell them you are here for them if they need help, and that you love them no matter what.

Với tất cả những gì đã nói, nếu con bạn xuất hiện vài dấu hiệu như trên, đừng nổi giận và quát mắng chúng rằng chúng lười biếng. Thay vào đó, hãy hỏi xem chúng có cảm thấy khó khăn gì không. Hãy nói với chúng rằng bạn luôn ở đây vì chúng mỗi khi cần và rằng bạn yêu chúng vô cùng. 

5. “If I take my child to therapy, they will just get stuffed with medicine.”

5. “Nếu tôi đưa con tôi đi trị liệu, chúng sẽ bị kê một đống thuốc.”

The truth is, child psychiatrists will usually give it a long thought before they prescribe medication to children. Most of the time treatment consists of visits to a psychologist which include different kinds of therapy, with the most popular and most effective being cognitive-behavioral therapy (CBT).

Sự thật là, chuyên gia tâm thần trẻ em thường sẽ suy nghĩ rất lâu trước khi kê đơn thuốc cho trẻ. Hầu hết thời gian điều trị bao gồm các cuộc gặp với một nhà tâm lý học, với các loại liệu pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất và hiệu quả nhất là liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT).

CBT uses methods that simultaneously help to improve a child’s thoughts and behavior.  It is very effective in increasing coping skills, improving communication skills and peer relationships, solving problems, combating negative thinking patterns, and regulating emotions.

CBT sử dụng các phương pháp đồng thời giúp cải thiện suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nó rất hiệu quả trong việc tăng cường kỹ năng đối phó, cải thiện kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ đồng đẳng, giải quyết vấn đề, chống lại các kiểu suy nghĩ tiêu cực và điều chỉnh cảm xúc.

A study published in European Psychiatry journal reviewed the efficiency of CBT for child depression and found that at the end of treatment, CBT resulted in 63% less risk of depressive symptoms reappearing again at follow-ups.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Psychiatry đã xem xét hiệu quả của CBT đối với chứng trầm cảm ở trẻ em và phát hiện ra rằng khi kết thúc điều trị, CBT giúp giảm 63% nguy cơ các triệu chứng trầm cảm tái xuất hiện trong những lần khám sau.

  But for severe cases of depression, sometimes medication is necessary. When deciding on medicating a child, there are precautions that psychiatrists make: treatment should correspond to the level of depression, patient preferences (which includes the parents if the patient is a child), the developmental level of the child, risk factors, and availability of other possible means of treatment. Also, the child is given the lowest possible dose of medicine, and the whole process is closely monitored by professionals.

Nhưng với những trường hợp trầm cảm nặng, đôi khi cần dùng đến thuốc. Khi quyết định dùng thuốc cho trẻ em, chuyên gia tâm thần có những lưu ý: điều trị phải tương ứng với mức độ trầm cảm, sự ưu tiên của bệnh nhân (bao gồm cả cha mẹ nếu bệnh nhân là trẻ em), mức độ phát triển của trẻ, các yếu tố rủi ro và sự sẵn có của các phương  thức điều trị khác. Ngoài ra, đứa trẻ được dùng liều thuốc thấp nhất có thể, và toàn bộ quá trình được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia.

   Just remember: as a parent, you will always be informed and educated on treatment methods and you would be included in the final decision. The important thing is to take professional’s advice seriously and really consider all possibilities.

Chỉ cần nhớ: là cha mẹ, bạn sẽ luôn được thông báo và giáo dục về các phương pháp điều trị và bạn sẽ là người tham gia vào việc đưa ra quyết định cuối cùng. Điều quan trọng là thực hiện lời khuyên của chuyên gia một cách nghiêm túc và thực sự cân nhắc tất cả các khả năng.

6. “If my kid is depressed, it means I’m a bad parent.”

6. “Nếu con tôi bị trầm cảm, điều đó có nghĩa tôi là một phụ huynh tồi tệ.”

In some cases, parents actually can affect their kids’ mental health, but those cases are really the extremes. Those situations include: a child being a victim of violence, abuse or neglect at home, witnessing violent acts in their home or community, a family member attempting or committing suicide, having parents who are separated/divorced, or having parents who use authoritarian parenting style (lots of rules and little warmth).

Trong một số trường hợp, cha mẹ thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con cái họ, nhưng những trường hợp đó thực sự là cực đoan. Những tình huống đó bao gồm: một đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ mặc ở nhà, chứng kiến ​​các hành vi bạo lực trong gia đình hoặc cộng đồng của chúng, một thành viên trong gia đình đang cố gắng hoặc thực sự đang tự tử, có cha mẹ ly thân / ly hôn hoặc có cha mẹ áp dụng cách nuôi dạy con theo phong cách độc tài (nhiều quy tắc và ít vỗ về).

But if none of this applies to your parenting, if you are trying hard to be a good parent and make your child happy, does it mean you are a bad parent if your kid has depression? Of course not.

Nhưng nếu những điều trên không ứng với cách nuôi dạy con của bạn, nếu bạn đang cố gắng trở thành một người cha mẹ tốt và làm cho con bạn hạnh phúc, liệu có nghĩa là bạn là một người cha mẹ tồi khi con bạn mắc chứng trầm cảm? Dĩ nhiên là không.

As we mentioned throughout the article, there are lots of reasons why a person could develop depression, especially the biological ones. You cannot be responsible for your kid’s brain chemistry.

Như chúng tôi đã đề cập trong suốt bài viết, có rất nhiều lý do tại sao một người có thể phát triển bệnh trầm cảm, đặc biệt là những nguyên nhân sinh học. Bạn không thể chịu trách nhiệm về hoạt động hóa học trong não của con bạn.

What’s important is that you are really trying to understand your childrens’ struggles, you’d do anything in your power to help them and you are doing your best even though you may not know how. And that’s what makes you a good parent.

Điều quan trọng là bạn đang thực sự cố gắng hiểu được cuộc đấu tranh của trẻ, bạn sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giúp đỡ chúng và bạn đang cố gắng hết sức dù bạn có thể không biết phải làm thế nào. Và đó là điều khiến bạn trở thành một bậc cha mẹ tốt.

Hopefully, you’re just a reader interested in this topic. But if you’ve read this article because you’re a parent and you suspect (or know) your child is depressed, I’m truly sorry your family is going through this. And I want you to know that it can, and will, get better.

Hy vọng rằng bạn chỉ là một độc giả quan tâm đến chủ đề này. Nhưng nếu bạn đọc bài viết này vì bạn là cha mẹ và bạn nghi ngờ (hoặc biết) con mình bị trầm cảm, tôi thực sự rất lấy làm tiếc khi gia đình bạn đang phải trải qua điều này. Và tôi muốn bạn biết rằng nó có thể và sẽ tốt hơn.

Keep reading and learning about child depression so you can at least try to understand it, let your child know you have their back, and try to find a good therapist who will give your kid and your family much needed help. Be here for your child, and never lose hope!

Thank you for reading!

Hãy tiếp tục đọc và tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ em để ít nhất bạn đang cố gắng hiểu nó, cho con bạn biết bạn có sự hỗ trợ và cố gắng tìm một nhà trị liệu giỏi, người sẽ giúp con bạn và gia đình bạn nhiều sự giúp đỡ cần thiết. Hãy ở đây vì con bạn, và đừng bao giờ mất hy vọng!

Cảm ơn bạn đã đọc!

—————-

Dịch giả: Lyn 

Hiệu đính: Khánh Linh

Link bài gốc: What Parents Get WRONG About Child Depression

Trả lời