What Are the Warning Signs of Parentification?
Biên dịch: Quỳnh Anh – Hiệu đính: Xanh Lam
Parentification involves a role reversal between a parent and child, which causes kids to act as the emotional or practical caregiver. Here’s why it happens, the warning signs, and how it affects development.
Phụ huynh hoá liên quan đến việc hoán đổi vai giữa phụ huynh và con trẻ, khiến cho trẻ hành xử như một người chăm sóc về mặt cảm xúc hoặc thực tế. Dưới đây là những lý do điều này xảy ra, những dấu hiệu cảnh báo và cách nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Most of the time, parents and children have clearly defined duties: The parent cares for the child, and the child focuses on growth and development. But sometimes these roles are reversed, and a child finds themselves acting as a caregiver, which is a phenomenon known as parentification. In this situation, a child may take on grown-up responsibilities like cleaning the house, meditating family conflicts, or even caring for the emotional well-being of their parent. This role reversal is detrimental to children and can have long-lasting negative emotional and mental effects.
Trong đa số trường hợp, phụ huynh và trẻ có những trách nhiệm rõ ràng: Phụ huynh chăm sóc trẻ và trẻ nhỏ tập trung vào việc trưởng thành và phát triển. Nhưng đôi lúc vai trò này bị hoán đổi và một đứa trẻ lại hành xử như một người chăm sóc. Điều này được biết đến là phụ huynh hoá. Trong trường hợp này, đứa trẻ có thể chịu trách nhiệm thay cho người lớn với những việc như dọn nhà, giải quyết vấn đề gia đình hoặc thậm chí còn chăm sóc cho sức khỏe cảm xúc của người phụ huynh. Sự hoán đổi vai này đem lại thiệt hại cho trẻ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và tâm lý trẻ lâu dài.
Parentified kids “learn their own feelings and needs are threats,” explains Becky Kennedy, Ph.D, a licensed clinical psychologist in New York City. Keep reading to learn more about the parentification phenomenon, including why it happens, how to spot the warning signs, and how it impacts childhood development.
Những đứa trẻ bị phụ huynh hoá “học được rằng những cảm xúc và nhu cầu của chúng là mối đe doạ”, TS Becky Kennedy, một nhà tâm lý học lâm sàng tại thành phố New York giải thích. Hãy đọc tiếp để biết thêm về hiện tượng phụ huynh hoá, bao gồm vì sao nó xảy ra, cách để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo, cũng như cách mà nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Types of Parentification
Những kiểu hình Phụ huynh hoá
Parentification occurs when a parent relies inappropriately on their kid, blurring the roles between parent and child. Research suggests that over a million young people in the U.S. experience parentification.
Phụ huynh hoá xảy ra khi một người phụ huynh dựa dẫm không chừng mực vào con của mình, làm mờ nhạt đi vai trò giữa phụ huynh và trẻ. Nghiên cứu đề xuất rằng hơn một triệu đứa trẻ ở Mỹ bị phụ huynh hoá.
“In a healthy parent-child relationship, the parent cares for the child and offers both instrumental support (food, shelter, daily structure) and unconditional emotional support (love, affection, guidance, rules),” explains Aude Henin, PhD, Co-Director of the Child Cognitive-Behavioral Therapy Program at MGH. “When a parent is unable to consistently offer these things, a child may become parentified, and be in a position of having to care for the parent.”
“Trong một mối quan hệ lành mạnh giữa phụ huynh và trẻ, phụ huynh chăm sóc cho trẻ và cung cấp cả sự hỗ trợ chức năng (thức ăn, chỗ ở, cuộc sống hàng ngày) lẫn sự hỗ trợ cảm xúc vô điều kiện (tình yêu, yêu thương, dẫn dắt, luật lệ),” Aude Henin, Ph.D, Đồng Giám đốc của Chương trình Liệu pháp Nhận thức Hành vi cho Trẻ tại MGH giải thích. “Khi một phụ huynh không thể liên tục mang lại những thứ này, một đứa trẻ có thể bị phụ huynh hoá và bị đưa vào vị trí phải chăm sóc cho phụ huynh.”
According to experts, there are two types of parentification: emotional and instrumental.
Theo những chuyên gia, có hai loại phụ huynh hoá: cảm xúc và chức năng.
Emotional Parentification
Phụ huynh hoá Cảm Xúc
Children who experience emotional parentification might give advice on grown-up situations, diffuse household arguments, or comfort their siblings during trying times. They usually don’t get the same emotional support back from their parents. Parents “confide secrets in their child or go to their child for emotional comfort, instead of vice versa,” says Dr. Kennedy.
Những đứa trẻ trải nghiệm phụ huynh hoá cảm xúc có thể đưa lời khuyên cho những tình huống người lớn, giải quyết những xung đột gia đình hoặc an ủi anh chị em trong những lúc khó khăn. Chúng thường không nhận được sự hỗ trợ cảm xúc tương tự từ phụ huynh. Phụ huynh “chia sẻ bí mật với trẻ hoặc tìm kiếm trẻ khi muốn nhận được sự hỗ trợ cảm xúc thay vì ngược lại,” tiến sĩ Kennedy nói.
Dr. Kennedy gives an example: A parent is 30 minutes late to pick up their child from school. When they finally arrive, they say, “I had the worst day at work! My boss yelled at me and then there was traffic!” The child learns to reassure the parent, saying, “Oh wow, I’m sorry, that sounds like such a rough day.” (If the child were to share their own feelings, like fear and worry about their parent being late, they would be reprimanded. The parent might say, “I do everything for you! You don’t even know what kind of day I had!”) In essence, the child learns to push their own feelings away.
Tiến sĩ Kennedy đưa ví dụ: Một phụ huynh đi đón trẻ từ trường muộn 30 phút. Khi họ tới, họ nói, “Bố/mẹ đã có một ngày làm tồi tệ! Sếp la mắng và bố/mẹ còn bị kẹt xe nữa!” Đứa trẻ học cách an ủi phụ huynh và nói “Ồ, con xin lỗi, đúng là bố/mẹ đã có một ngày thật tồi tệ.” (Nếu đứa trẻ đó chia sẻ cảm xúc của nó, như sự sợ hãi và lo lắng về việc phụ huynh của mình đến trễ, nó sẽ bị trách mắng. Người phụ huynh có thể nói, “Bố/mẹ làm tất cả vì con! Con còn không biết bố/mẹ đã trải qua một ngày tệ như thế nào!”) Để nói ngắn gọn thì đứa trẻ học cách đẩy đi những cảm xúc riêng tư.
Instrumental Parentification
Phụ huynh hoá Chức năng
With instrumental parentification, children are put in charge of practical duties like paying bills, cooking dinner, making grocery lists, booking medical appointments, and getting younger siblings ready for school. These tasks might be above their level of ability and comprehension.
Với phụ huynh hoá chức năng, trẻ phải chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ thực tế như đóng tiền thuế, nấu bữa tối, làm danh sách đi chợ, đặt lịch khám và giúp người em chuẩn bị đi học. Những công việc này có thể khó hơn so với khả năng và trình độ hiểu biết của trẻ.
Note, however, that not all childhood responsibilities are considered parentification, and assigning children household tasks like chores can be a helpful developmental tool. If you’re unsure if your parent-child interactions are healthy, Dr. Henin suggests asking two questions:
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không phải tất cả những nhiệm vụ cho trẻ đều được xem là phụ huynh hoá và việc giao cho trẻ những nhiệm vụ như làm việc nhà có thể là một công cụ hữu ích cho sự phát triển. Nếu bạn không chắc chắn liệu những tiếp xúc của bạn với trẻ có lành mạnh hay không, tiến sĩ Henin gợi ý bạn cân nhắc hai câu hỏi này:
- “Whose needs are being met?”
- “Liệu những nhu cầu của ai mới là đang được thực hiện?”
- “Is the demand age-appropriate?”
- “Liệu yêu cầu này có phù hợp với độ tuổi của trẻ?”
“It’s healthy for a child to be given age-appropriate chores to build their sense of competence and responsibility and increase their skills,” says Dr. Henin. “It’s also reasonable that older children take on more responsibility for brief periods of time (for example, if the parent has the flu for a few days). These situations are very different from the neglect associated with the pervasive, persistent, and intense demands placed on a parentified child.”
“Việc một đứa trẻ được giao những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi để xây dựng năng lực và trách nhiệm cũng như tăng cường kỹ năng là một điều lành mạnh,” tiến sĩ Henin nói. “Việc những đứa trẻ lớn có nhiều trách nhiệm hơn trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ, nếu phụ huynh bị cảm vài ngày) cũng là một điều phải chăng. Những tình huống này rất khác với sự bỏ rơi liên quan đến những yêu cầu tràn ngập, cố chấp và dữ dội được đặt lên một đứa trẻ bị phụ huynh hoá.”
Why Does Parentification Happen?
Phụ huynh hoá xảy ra như thế nào?
Just as every household is different, so are the reasons behind parentification. “It typically unfolds because the parent is experiencing some form of physical or emotional impairment that impacts their ability to assume the role of reliable and predictable caretaker,” explains Dr. Henin. This can take the form of addiction, disability, or a mental or physical illness.
Mỗi gia đình đều khác nhau và những lý do đằng sau việc phụ huynh hoá cũng vậy. “Nó thường xảy ra khi bậc phụ huynh đang trải qua một dạng suy yếu về mặt vật chất hay cảm xúc và điều đó ảnh hưởng đến khả năng của họ để vào vai một người chăm sóc đáng tin cậy,” tiến sĩ Henin giải thích. Sự suy yếu có thể xuất hiện dưới dạng nghiện, khuyết tật hoặc một căn bệnh tâm lý hoặc thể xác.
Other times, parents are thrown into the parentification process by life events. For example, if one parent dies, the other might need their child to pick up the slack. Financial hardship could also prompt a parent to take on another job, leaving less time for household duties. Finally, some parents are just flat-out neglectful, creating the perfect storm for parentification.
Trong những trường hợp khác, phụ huynh bị đặt vào quá trình phụ huynh hoả bởi những diễn biến cuộc sống. Ví dụ, nếu một phụ huynh mất đi, người còn lại có thể cần đứa con của mình lấp đầy những khoảng trống. Khó khăn tài chính cũng có thể khiến một phụ huynh phải làm thêm một công việc và dành ít thời gian cho việc nhà cửa. Cuối cùng, một vài phụ huynh đơn thuần bỏ rơi con cái, tạo nên sóng gió hoàn hảo cho việc phụ huynh hoá.
“Kids are always asking ‘Who do I need to be to get love and attention and security and stability in this family?'” says Dr. Kennedy. “They need to figure that out to feel safe from an attachment perspective.” If kids realize that caring for parents provides these feelings of love and stability, then they will take on that role of caregiver—even if it’s beyond their developmental abilities.
“Trẻ con lúc nào cũng hỏi “Con nên là một người thế nào để nhận được tình yêu, sự quan tâm, sự an toàn và sự bền vững trong gia đình này?’ tiến sĩ Kennedy nói. “Chúng cần xác định điều đó để cảm thấy an toàn theo cách nhìn gắn bó.” Nếu trẻ con nhận ra rằng việc quan tâm đến phụ huynh cho chúng cảm xúc yêu thương và bền vững thì chúng sẽ vào vai người chăm sóc—kể cả khi điều đó vượt ngoài khả năng phát triển của chung.
How Does Parentification Affect Children?
Phụ huynh hoá Ảnh hưởng đến Trẻ em Như thế nào?
Managing grown-up responsibilities is stressful as an adult, so it’s no surprise that children can be negatively affected by the pressure too. “Kids learn that their own needs and feelings are threats to their attachment system,” or their safety, says Dr. Kennedy. Because parentified kids don’t get validation about their feelings, they’re forced to deal with them alone, which often leads to self-blame and self-doubt.
Quản lý những trách nhiệm người lớn đã căng thẳng với người lớn, nên không có gì bất ngờ khi trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi áp lực. “Những đứa trẻ học được rằng những nhu cầu và cảm xúc riêng tư của chúng là mối đe dọa cho hệ thống gắn bó,” hoặc sự an toàn của chúng, tiến sĩ Kennedy nói. Bởi vì cảm xúc của những đứa trẻ bị phụ huynh hoá không được công nhận, chúng buộc phải tự mình giải quyết, và điều này thường dẫn đến việc nghi ngờ và đổ lỗi cho bản thân.
The chronic stress of parentification could present as anxiety, depression, and other mental health issues. Parentification has also been associated with aggressive or disruptive behavior, academic problems, substance use, and social difficulties, according to The Developmental Implications of Parentification: An Examination on Ethnic Variation and Loneliness. “It may expose the child to emotional issues that they are not equipped to handle and cause chronic levels of stress,” says Dr. Henin.
Căng thẳng mãn tính đến từ việc phụ huynh hoá có thể xuất hiện dưới dạng lo âu, trầm cảm và những vấn đề sức khỏe tâm lý khác. Theo “Những Liên can trong Sự phát triển của Phụ huynh hoá: Một Nghiên cứu về Sự đa dạng Sắc tộc và Sự cô đơn”, phụ huynh hoá cũng liên quan đến hành vi gây hấn hoặc gây cản trở, vấn đề học vấn, sử dụng chất gây nghiện và khó khăn xã hội. “Nó có thể cho trẻ tiếp xúc với những vấn đề cảm xúc mà chúng không được trang bị đầy đủ để giải quyết và gây ra mức độ căng thẳng mãn tính,” tiến sĩ Henin nói.
She adds that parentification interferes with a child’s ability to engage in developmentally appropriate activities. Overall, parentified children are prevented from having a “normal” childhood because they grow up quickly.
Cô còn bổ sung rằng phụ huynh hoá gây trở ngại với khả năng của một đứa trẻ để tham gia vào những hoạt động phù hợp để phát triển. Tóm lại, những đứa trẻ bị phụ huynh hoá bị cản trở và không thể có một tuổi thơ “bình thường” vì chúng lớn lên quá nhanh.
The effects of parentification might last into adulthood as well, “causing further dysfunction throughout the parentified individual’s lifespan,” writes Engelhardt. This could manifest as anxiety about being independent, fears of abandonment, anger and resentment, difficulties with trust, or avoidance of intimacy, says Dr. Henin. “It may also be difficult for adults who were parentified as children to set appropriate limits and expectations with their own children.”
Những ảnh hưởng của phụ huynh hoá cũng có thể kéo dài đến tuổi người lớn, “gây ra thêm sự bất thường xuyên suốt cuộc đời của một cá nhân bị phụ huynh hoá,” Engelhardt viết. Điều này có thể xuất hiện qua việc lo âu về việc tự lập, lo lắng bị bỏ rơi, sự giận dữ và cay đắng, khó khăn trong việc tin tưởng hoặc né tránh sự gần gũi, theo tiến sĩ Henin. “Những người lớn đã từng bị phụ huynh hoá lúc nhỏ cũng có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra những giới hạn và kỳ vọng chuẩn mực với con của họ.”
What’s more, “parentification in childhood is often related to co-dependence in adulthood,” adds Dr. Kennedy. Children who were parentified learn to push away their own feelings and needs, which they view at a threat. As a result, they might always focus on others, instead of honoring what they feel themselves. “This can lead to being in relationships that can be very toxic,” says Dr. Kennedy. They might seek relationships with people who reject or ignore their needs because it feels familiar to them.
Hơn nữa, “việc bị phụ huynh hoá thuở ấu thơ thường có liên hệ đến tính đồng phụ thuộc khi trưởng thành”, tiến sĩ Kennedy bổ sung thêm. Những đứa trẻ bị phụ huynh hoá học cách đẩy đi những cảm xúc và nhu cầu riêng vì chúng xem những điều ấy như là một mối đe dọa. Thành quả là những đứa trẻ ấy luôn chú tâm vào người khác thay vì tôn trọng những cảm xúc của bản thân. “Điều này có thể dẫn đến những mối quan hệ không lành mạnh,” tiến sĩ Kennedy nói. Chúng có thể tìm kiếm những mối quan hệ với những người từ chối hoặc lơ đi cảm xúc của bản thân vì đó là một cảm giác quen thuộc với chúng.
It’s important to note, however, that the consequences of parentification aren’t always bad. Many people who were parentified develop strong caregiving tendencies, empathy, and emotional intelligence. They also show “greater interpersonal competence and stronger family cohesion, as well as higher levels of individuation, differentiation from family, and self mastery and autonomy”—particularly if the child experiences “a low level of parentification and when the efforts of the child are recognized and rewarded by adult figures,” says Engelhardt.
Tuy nhiên, một điều quan trọng để chú ý là hậu quả của việc phụ huynh hoá không phải lúc nào cũng tiêu cực. Nhiều người bị phụ huynh hoá phát triển mạnh mẽ những khuynh hướng chăm sóc, sự đồng cảm và trí tuệ cảm xúc. Họ cũng cho thấy “năng lực nhân sinh lớn hơn, liên kết với gia đình mạnh mẽ hơn, cũng như mức độ cá thể hoá, khác biệt từ gia đình, làm chủ bản thân và tự chủ cao hơn”—đặc biệt nếu đứa trẻ trải qua “một mức độ phụ huynh hoá thấp và khi những cố gắng của trẻ được công nhận và khen thưởng bởi người lớn,” Engelhardt nói.
Overcoming Parentification
Chữa lành vết thương “Phụ huynh hoá”
Children who experienced parentification don’t necessarily require treatment. But if they’re suffering from any negative effects—such as anxiety or depression—it might help to see a mental health professional. They can help decide on the best course of treatment, which is often cognitive behavioral therapy (CBT) or family therapy.
Những đứa trẻ trải qua phụ huynh hoá không nhất thiết cần được chữa trị. Nhưng nếu chúng chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực—như lo âu hoặc trầm cảm—việc tìm đến một chuyên gia sức khoẻ tâm lý có thể là một điều bổ ích. Họ có thể giúp quyết định hướng điều trị tốt nhất, trong đó thường là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) hoặc liệu pháp gia đình.
“The earlier that the unhealthy parent-child dynamic can be identified, the better off the child will be,” says Dr. Henin. “It’s important to approach the situation without judgment of the child or parent, and to recognize that the family is typically doing the best that they can to cope with the situation, even if the outcome is not healthy.” She adds that it’s essential to identify the underlying issues that contribute to parentification, then offer support and resources accordingly.
“Khi nhận ra động lực phụ huynh-con cái không lành mạnh càng sớm thì sẽ tốt hơn cho trẻ,” tiến sĩ Henin nói. “Điều quan trọng ở đây là việc tiếp cận hoàn cảnh mà không phán xét đứa trẻ hoặc phụ huynh và nhận ra rằng gia đình ấy đang cố gắng hết sức để đối phó với tình huống mặc dù kết quả không được lành mạnh.” Cô ta nói thêm rằng việc nhận dạng những vấn đề ẩn khuất góp phần vào quá trình phụ huynh hoá rất cần thiết và sau đó đưa ra sự hỗ trợ và nguồn lực tương xứng.
Sometimes adults who were parentified during childhood benefit from treatment as well. If you suspect you may have been parentified as a child, seek professional help from a trained therapist or other mental health professional. Doing your own healing will also help you improve your own parenting strategies as well.
Đôi lúc những người lớn bị phụ huynh hoá trong tuổi thơ cũng có thể nhận được việc điều trị. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể đã bị phụ huynh hoá khi còn nhỏ, hãy tìm sự hỗ trợ từ một nhà trị liệu hoặc một chuyên gia tâm lý khác. Việc chữa lành bản thân cũng sẽ giúp bạn cải thiện những phương pháp dạy con của mình.
Dr. Kennedy also talks about a method called reparentification. “We always start with compassion toward ourselves, and lead with the question, ‘How might the ways I had to learn to adapt to survive in my early years be working against me?'” she says. Our bodies are hesitant to fight this deep-seated pattern, she adds, but “inner child work” can help. That often involves finding your wants and needs, learning to trust others, and rewiring how your brain views attachment and self-worth.
Tiến sĩ Kennedy cũng nói về một phương pháp gọi là phụ huynh hoá một lần nữa. “Chúng ta luôn bắt đầu với lòng trắc ẩn đến bản thân và dẫn đường với câu hỏi, ‘Những cách tôi đã phải học để thích nghi và sinh tồn trong những năm nhỏ tuổi đang chống lại tôi bằng cách nào?’ cô ta nói. Cơ thể của chúng ta ngần ngại phải đối mặt với tình huống quen thuộc này, cô ta nói thêm, nhưng việc “chữa lành đứa trẻ bên trong” có thể giúp. Điều này thường bao gồm tìm kiếm những điều bạn cần và muốn, học cách tin tưởng người khác và thay đổi cách não của bạn nhìn nhận sự gắn bó và giá trị bản thân.
———————————————
Nguồn bài viết:
https://www.parents.com/kids/development/what-is-parentification-spotting-the-warning-signs-and-how-to-let-kids-be-kids/