Người yêu không phải là nhà trị liệu của bạn

 

Where to Draw the Line in What You Share

Đâu là ranh giới cho những gì bạn thường chia sẻ với người bạn đời của bạn

When we fall in love with someone, the relationship becomes a private world of its own. Secrets, traumas, and childhood experiences are shared freely with the intention of being known, accepted, and supported by the other. 

Khi chúng ta yêu, mối quan hệ đó như biến thành một thế giới bí mật của hai người. Nơi mà những bí mật, chấn thương tâm lý hay những trải nghiệm ấu thơ hầu hết đều được chia sẻ một cách thoải mái với mong muốn được biết, được chấp nhận và được hỗ trợ bởi đối phương.

Over time, our partners turn into a safe space for understanding and reflection for our problems, anxieties, and insecurities. But is there a risk of unintentionally putting the weight of healing on them too? 

Qua thời gian, người bạn đồng hành ấy trở thành nơi chốn an toàn cho sự thấu hiểu và cũng là nơi phản ánh những vấn đề, những lo lắng, bất an trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, liệu ta có đang vô tình tạo gánh nặng cho người thương về việc chữa lành những tổn thương ấy?

Together, we will explore the benefits of late-night pillow talk versus therapy sessions, how to create healthy boundaries for sharing in a relationship, and how to establish a healthy dynamic for reciprocal and healthy love.

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những lợi ích của những cuộc trò chuyện thân mật ấy bên cạnh việc trị liệu chuyên sâu. Học cách tạo ra những ranh giới lành mạnh cho việc tâm sự, chia sẻ trong một mối quan hệ, học cách để thiết lập động lực cho một tình yêu lành mạnh nhưng vẫn có thể sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.

Why Do We Share in Relationships?

Tại sao chúng ta sẻ chia trong các mối quan hệ?

According to licensed mental health counselor Hui Ting Kok, “When a partner shares something, they usually want acknowledgment or to build a connection. It is a form of intimacy when one feels safe enough in the relationship to be honest about sharing their thoughts and feelings about something.”

Theo Hui Ting Kok – nhà tư vấn tâm lý đã được cấp phép: “trong mối quan hệ tình cảm, khi một người chia sẻ nghĩa là họ muốn đối phương thừa nhận điều đó và để vun đắp kết nối trong mối quan hệ. Đó là một dạng của sự thân mật khi mà một người cảm thấy đủ an toàn trong một mối quan hệ để có thể thành thật chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của họ”

When two people are building a life, the bedrock for the relationship is often built on emotional vulnerability and radical honesty. The more we know about our partners, the more we know how to love and appreciate them. A 2019 study about attachment in young adults found sharing is a form of intimacy that is often used as a way to discover oneself in a relationship with others and to set the foundation for a thriving and lasting connection.¹

Khi hai người đang xây dựng một cuộc sống, thì nền tảng cho một mối quan hệ được xây dựng nên từ sự nhạy cảm về mặt cảm xúc và sự chân thành tuyệt đối. Càng hiểu đối phương, ta càng biết cách để yêu và trân trọng họ. Một nghiên cứu năm 2019 về sự gắn bó của thanh niên đã chỉ ra rằng: chia sẻ cũng chính là một hình thức của sự thân mật, thường được sử dụng như một cách để khám phá, tìm hiểu đối phương và là nền tảng cho một kết nối lâu dài và bền vững.¹

“When a partner shares something, they usually want acknowledgment or to build a connection. It is a form of intimacy when one feels safe enough in the relationship, to be honest about sharing their thoughts and feelings about something.”

HUI TING KOK, LMHC

“Trong mối quan hệ tình cảm, khi một người chia sẻ nghĩa là họ muốn đối phương thừa nhận điều đó và để vun đắp kết nối trong mối quan hệ. Đó là một dạng thức của sự thân mật khi mà một người cảm thấy đủ an toàn trong một mối quan hệ để có thể thành thật chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình.”

HUI TING KOK, LMHC

Outside of emotionally binding lovers together, other studies also reveal that healthy disclosure can lead to higher perceptions of closeness, strengthening the relationship.² The walls come down as someone gains access to our sacred world, which contains our deepest feelings and innermost thoughts. Over time, the intimacy may grow into one that can handle individual and mutual problems together.

Ngoài việc nhấn mạnh sự gắn kết về mặt cảm xúc giữa những người yêu nhau, những nghiên cứu khác còn tiết lộ rằng sự chia sẻ lành mạnh còn dẫn đến những nhận thức cao hơn về sự gắn bó và giúp củng cố mối quan hệ.² Bức tường ngăn cách sẽ dần biến mất khi ai đó có thể chạm vào được vào thế giới bên trong thiêng liêng, nơi chứa đựng những cảm xúc, suy nghĩ sâu thẳm nhất của một người. Qua thời gian, sự thân mật sẽ chuyển hóa thành một thứ có sức mạnh giúp giải quyết vấn đề của cá nhân và của cả hai người.

It’s good to have someone there for our full emotional expression. But there is a fine line between sharing childhood traumas to learn about our problems and burdening the dynamic with excessive caretaking or potential resentment.

Thật tốt khi có ai đó để ta trút hết bầu tâm sự. Tuy nhiên, nó luôn tồn tại một ranh giới thật mỏng manh giữa việc chia sẻ để thấu hiểu về vấn đề, và việc tạo gánh nặng cho đối phương về việc chăm sóc quá mức hay nguy cơ của sự oán giận tiềm ẩn.

 

Why Can’t Our Partner Be Our Therapist?

Tại sao người bạn đồng hành không thể trở thành nhà trị liệu của chúng ta?

Let’s examine what a romantic partner is and isn’t responsible for in a relationship. The hallmark qualities of a healthy relationship involve responsiveness, supporting, listening, caring understanding, communicating, loving, valuing, and showing up for each other.³

Hãy cùng nhau kiểm tra xem đâu mới trách nhiệm của người yêu bạn và đâu không phải là trách nhiệm của họ. Những phẩm chất điển hình cho một mối quan hệ lành mạnh bao gồm phản hồi, hỗ trợ, lắng nghe, quan tâm thấu hiểu, trò chuyện, yêu thương, trân trọng và có mặt khi đối phương cần.

Emotional availability could also look like being sensitive to needs, navigating life’s ups and downs, and engaging in healthy conflict resolution to fortify intimate bonds. This kind of reciprocation creates a nourishing love with clear limits.

Sự sẵn sàng về mặt cảm xúc (khả năng ai đó sẵn sàng đáp ứng những cảm xúc của bạn) cũng có thể là sự nhạy cảm với những nhu cầu của bạn, kiểm soát được những thăng trầm của cuộc sống, và có những cách giải quyết xung đột lành mạnh nhằm củng cố gắn kết của hai người. Kiểu phản hồi này có thể tạo ra một tình yêu lành mạnh với những giới hạn rõ ràng.

Healthy Support Comes in Many Forms

Sự hỗ trợ lành mạnh có thể đến từ nhiều cách khác nhau.

When we care for our partner, we have a vested interest in helping them through their trials and tribulations. Yet, that very desire can inadvertently shift the interdependent relationship into a codependent relationship which counters the growth benefits one can gain in therapy, and as a result, may have negative ramifications.

Khi chúng ta quan tâm đến người yêu của mình, chúng ta hoàn toàn có quyền giúp họ vượt qua những gian nan, thử thách trong cuộc đời họ. Tuy nhiên, khao khát mãnh liệt đó đôi khi lại có thể vô tình chuyển mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau (interdependent relationship) thành mối quan hệ đồng phụ thuộc, hoặc phụ thuộc một phía (codependent relationship). Mối quan hệ này có thể đảo ngược những sự tiến triển của quá trình điều trị tâm lý và gây ra những hậu quả tiêu cực khác.

As Shandelle Hether-Gray, a licensed mental health counselor and author of “Assertiveness Workbook” puts it, “Our partners often know us better than others. They know about our family dynamics, past experiences, worries, goals, and dreams. We lean on them for support. And yet, they can’t be our therapist.”

Theo Shandelle Hether-Gray, nhà tư vấn tâm lý đã được cấp phép và tác giả của cuốn “Assertiveness Workbook” cho rằng: “ Người yêu thường hiểu chúng ta nhiều hơn người khác, họ biết về gia đình chúng ta, những trải nghiệm trong quá khứ, những mối lo âu, những mục tiêu và cả những ước mơ của chúng ta. Chúng ta có thể dựa vào họ khi cần, nhưng họ không thể là nhà trị liệu của chúng ta được.”

“Trying to put our partners in this role can end up hurting us and have a lasting negative impact on the relationship,” she says. “The indicators that a partner might need to go to therapy is that it feels burdensome and we’re not sure how to help, the pressure to help is triggering, or the relationship feels imbalanced, and we’re not able to get our needs met,” she says.

“Cố gắng đẩy họ vào vai trò đó cuối cùng cũng chỉ gây thêm tổn thương cho chúng ta và gây những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên mối quan hệ.” Bà khẳng định, “Những dấu hiệu cho thấy người bạn đời có thể cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia là khi, chúng ta bắt đầu cảm nhận được một gánh nặng và không biết làm thế nào để giúp đỡ họ, khi ta cảm thấy khó khăn để hỗ trợ họ, hoặc mối quan hệ đang dần trở nên mất cân bằng và ta không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của họ nữa”.

 

“Our partners often know us better than others. They know about our family dynamics, past experiences, worries, goals, and dreams. We lean on them for support. And yet, they can’t be our therapist.”

SHANDELLE HETHER-GRAY

“Người yêu thường hiểu chúng ta nhiều hơn người khác, họ biết về gia đình chúng ta, những trải nghiệm trong quá khứ, những mối lo âu, những mục tiêu và cả những ước mơ của chúng ta. Chúng ta có thể dựa vào họ khi cần, nhưng họ không thể là nhà trị liệu của chúng ta được.”

SHANDELLE HETHER-GRAY

Because of those reasons, it’s important that our partner is just one of many that we lean on. A study about emotional resilience found that having access to a rich and functional social network with friends and family can enhance various benefits, including reduced stress and improved mood disorders.5

Bởi những lý do trên, người bạn đời của chúng ta chỉ nên là một trong rất nhiều thứ chúng ta có thể dựa vào mỗi khi cần giúp đỡ. Một nghiên cứu về sức bật cảm xúc (emotional resilience) đã cho thấy rằng một mạng lưới xã hội lành mạnh và giàu có bao gồm bạn bè và gia đình có thể mang lại rất nhiều lợi ích, từ việc giảm stress đến cải thiện các chứng rối loạn cảm xúc.5

Why Therapy May Be Helpful

Tại sao việc trị liệu chuyên sâu lại hữu ích.

“To be effective when being a person of support, always ask the partner what they need most in the moment. Do they want advice, or do they want someone to listen without judgments and feedback? Sometimes a partner just wants space to rant and complain without needing solutions,” Kok says. “If the partner starts offering unsolicited advice, the other partner might actually get upset or feel dissatisfied since they are looking more for emotional support rather than fixing an issue.”

“Để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả, hãy luôn hỏi người yêu của bạn cần gì nhất lúc này. Liệu họ có đang cần một lời khuyên hay chỉ đơn giản họ chỉ muốn bạn lắng nghe mà không phán xét? Đôi khi, có lẽ người ấy chỉ cần một không gian để kêu ca, phàn nàn mà không cần cách giải quyết” Kok nói. “Sự có mặt của những lời khuyên không cần thiết vào lúc này rất có thể sẽ khiến đối phương cảm thấy buồn và bất mãn vì thứ họ đang tìm kiếm là sự hỗ trợ về mặt cảm xúc chứ không phải cách để giải quyết vấn đề.”

When the limit has been reached, this is where a mental health professional comes in. Therapy can dramatically improve one’s quality of life by providing a private space for the individual to talk through their problems and transform the meaning of their experiences for healthier coping strategies.67

Khi đã sắp vượt quá giới hạn cũng chính là lúc chuyên gia sức khỏe tinh thần cần vào cuộc. Việc trị liệu thật sự có thể cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể bằng cách cho khách hàng một không gian riêng để nói về vấn đề của họ và giải quyết những trải nghiệm đó bằng những chiến lược lành mạnh hơn.67

What makes it so effective is the therapeutic relationship is professional and inherently one-sided so the patient can receive the focused and objective care needed. A therapist has the training, education, and experience to co-create a treatment plan with clients for desired improvement and to provide new perspectives, tools, and practices for healthy and sustainable change.

Điều khiến việc trị liệu trở thành một cách vô cùng hiệu quả là “mối quan hệ trị liệu” giữa bệnh nhân và chuyên gia. Đó là một mối quan hệ chuyên nghiệp và một chiều, chính vì vậy bệnh nhân có thể nhận được một sự chăm sóc cần thiết tập trung và khách quan hơn. Nhà trị liệu là người có đủ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để cùng khách hàng tạo ra một kế hoạch điều trị với những cải thiện như mong muốn, cũng như cung cấp những góc nhìn mới, những công cụ và thói quen hiệu quả giúp bạn có được những thay đổi lành mạnh và bền vững.

A romantic partner may have the best intentions to help but could be listening with an agenda or subjective emotions, or just not have the knowledge, tools, skillset, or capacity to help at the level needed. On the other hand, a therapist is entirely focused on their client’s growth and healing.

Người yêu có thể có ý định tốt khi muốn giúp đỡ bạn nhưng ngoài việc có thể lắng nghe với những cảm xúc chủ quan, thì họ không có kiến thức, công cụ, kĩ năng hay khả năng để giúp đỡ ở mức độ bạn cần. Ngược lại, một nhà trị liệu hoàn toàn có thể tập trung vào sự tiến triển và việc chữa lành của bạn.

Our Partners Cannot Be Everything

Người yêu của chúng ta không thể là mọi thứ

When someone is listening to their beloved endure an ongoing problem, they may want to offer solutions because they do not want to see the suffering partner in pain. However, by taking this problem-solving approach, the attuned partner may cross lines into murkier territory.

Khi ai đó nghe người yêu mình kể về vấn đề họ đang phải trải qua, họ có thể muốn đưa ra những giải pháp vì họ không muốn nhìn người mình thương đau khổ. Tuy nhiên, bằng việc đưa ra lời khuyên, người bạn đồng hành hiểu chuyện ấy có thể đang vượt quá giới hạn và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

The attuned partner could have their own opinions and emotions which can impact their advice, or they may feel uncomfortable expressing their true emotions because it can feel like a betrayal. Or worse, the helping partner may feel emotionally neglected as the other partner’s problems take over the relationship.8

Người ấy có thể có những quan điểm riêng, cảm xúc riêng, thứ ảnh hưởng đến lời khuyên của họ, hoặc có thể họ không cảm thấy thoải mái khi bộc lộ những cảm xúc thật của mình vì nó có cảm giác như một kẻ phản bội. Hay tệ hơn, người đưa ra lời khuyên có thể cảm thấy bị bỏ rơi về mặt cảm xúc vì những vấn đề của nửa kia gần như đang lấn át trong mối quan hệ.8

Although the help may have been given as an act of love, when the support is too heavy-handed, it can also disempower the partner from examining their own thoughts and emotions to come to their own answers and grow—which is the goal of therapy.9

Mặc dù sự giúp đỡ có thể đã được cho là một minh chứng cho tình yêu, nhưng nếu người ấy đưa ra một lời khuyên mang tính chất ép buộc, nó có thể làm cho đối phương mất khả năng tự kiểm điểm lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình để cuối cùng đi đến câu trả lời và cách giải quyết của chính mình – đó mới chính là mục tiêu của việc trị liệu. 9

How to Tell If You Are Using Your Partner As Your Therapist

Làm sao để biết liệu bạn có đang coi người yêu mình như một nhà trị liệu hay không?

If you’re still unsure on whether you’re relying on your partner vs. using them as a therapist, here are a few signs to help you tell the difference.

Nếu bạn vẫn không chắc chắn được liệu mình có đang phụ thuộc vào người yêu và coi họ như một bác sĩ trị liệu cho bạn hay không, thì những dấu hiệu sau đây có thể sẽ hữu ích.

The Relationship is Codependent

Một mối quan hệ đồng phụ thuộc (hay phụ thuộc một phía).

Codependency is defined as a “relationship when each person involved is mentally, emotionally, physically, and/or spiritually reliant on the other.” When one partner gives too much of their time, energy, and focus to one person, it can lead to a severe power imbalance.

Mối quan hệ đồng phụ thuộc” xảy ra khi một người trong mối quan hệ đó quá phụ thuộc về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất vào người kia. Khi một người bỏ ra quá nhiều thời gian, năng lượng và sự tập trung vào đối phương, điều này có thể dẫn đến một mối quan hệ mất cân bằng nghiêm trọng.

You may become overly reliant on regulating your emotions with just your partner and only take their advice, which can unintentionally overburden the relationship. The partner may also begin to feel uncertain about expressing their opinions which can lead to unexpressed emotions and frustration.

Bạn có thể sẽ trở nên quá phụ thuộc việc điều phối cảm xúc của bản thân vào đối phương và chỉ nghe theo lời khuyên của họ, điều này vô tình sẽ khiến mối quan hệ trở thành một gánh nặng. Đối phương có thể cũng sẽ cảm thấy không chắc chắn trong việc bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình và điều này dễ dẫn đến sự kìm nén cảm xúc tiêu cực và sự bất mãn tiềm ẩn.

The Dynamic Feels One-Sided

Mối quan hệ cảm xúc một chiều

Healthy relationships require give-and-take. Simply put, in this situation, one person is receiving more than the other. The giving partner may be initially thrilled to provide so much support, but it can be easy for them to forget their own emotional needs and priorities.

Những mối quan hệ lành mạnh luôn cần sự cho và nhận. Nhưng trong trường hợp này, ta có thể thấy một người đang nhận nhiều hơn người kia. Lúc đầu người cho đi cho thể rất vui khi có thể giúp đỡ, hỗ trợ người yêu mình, tuy nhiên nó lại khá nguy hiểm khi người đó có nguy cơ bỏ quên mất những nhu cầu và sự ưu tiên của riêng mình.

As the partner in need escalates their dependency, the giving partner may start to feel more like a caregiver instead of being equals in a reciprocal relationship. Over time, the pressure can make them feel unseen.

Khi người nhận ngày càng phụ thuộc vào người cho, người cho đi có thể bắt đầu cảm thấy mình giống như một người chăm sóc hơn là một người bạn đồng hành trong một mối quan hệ cân bằng có sự cho và nhận. Qua thời gian, áp lực có thể khiến họ cảm thấy bản thân trở nên vô hình trong mối quan hệ đó.

The Issues You Need Help With Are Deep and Systemic

Những vấn đề mà bạn cần giúp đỡ khó khăn và phức tạp.

It’s one thing to share your emotions with someone and another to ask them to unpack your entire life’s story to help you heal. Talking to your partner about your frustrating coworker or an ongoing problem with your family member is different than having your partner intentionally guide you in your healing and making them responsible for your processing. The responsibility is too great for your partner to handle, no matter how wonderful they are.

Chia sẻ cảm xúc với một ai đó là một chuyện và yêu cầu họ phân tích, lý giải toàn bộ câu chuyện của cuộc đời bạn, giúp bạn chữa lành lại là một chuyện khác. Việc tâm sự với người bạn đời của bạn về người đồng nghiệp khó tính hay một vấn đề về gia đình, khác với việc bắt họ phải giúp bạn chữa lành và chịu trách nhiệm cho quá trình trị liệu ấy. Trách nhiệm này là quá sức đối với một người bạn đồng hành, cho dù người yêu của bạn có là người tuyệt vời đến như thế nào đi chăng nữa.

The Overwhelming Emotions Lead to Avoidance

Những cảm xúc quá tải dẫn đến sự tránh né.

When you are suffering, your partner will want to do anything they can to ensure you’re feeling better. But if you’re using your partner as your therapist, it can start to impact how you two demonstrate affection and share happiness together. This level of caregiving can lead to overwhelming emotions where one or both of you may start to withdraw or avoid each other because of its intensity.

Khi bạn đau khổ, người yêu bạn có thể sẽ muốn làm mọi thứ để giúp bạn trở nên tốt hơn. Nhưng nếu bạn coi người yêu là nhà trị liệu của mình, thì việc này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến cách hai bạn bày tỏ tình cảm và chia sẻ hạnh phúc cùng nhau. Bởi mức độ chăm sóc này có thể dẫn đến việc quá tải về mặt cảm xúc, khi mà hai bạn bắt đầu rút lui hoặc tránh né lẫn nhau bởi mức độ nghiệm trọng của nó vượt ngoài tầm giải quyết.

The Dangers of Oversharing Onto a Partner

Những mối nguy hiểm của việc chia sẻ quá mức với người ấy.

“When we start experiencing distressing emotions such as resentment, disappointment, and annoyance while being a person of support, it is a sign that helping is becoming too much,” Kok explains. “[Instead] practice responding to the partner with more compassion than empathy. Empathy is when we feel the emotions of our partner and even join them in their suffering; whereas compassion enables us to take a step away from our partner’s emotions and reflect on what we can do to help.”

“Khi những cảm xúc tiêu cực bắt đầu xuất hiện như sự bất mãn, hoặc sự thất vọng, hoặc sự khó chịu khi bạn giúp đỡ người ấy, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy sự giúp đỡ đang quá tải.” Kok giải thích, “[thay vào đó] hãy học cách giúp đỡ người yêu của bạn bằng lòng trắc ẩn thay vì bằng sự cảm thông. “Sự thấu cảm” xuất hiện khi chúng ta hiểu, cảm nhận được cảm xúc của đối phương và thậm chí đau khổ cùng với họ hay cùng với họ phàn nàn về vấn đề, trong khi “lòng trắc ẩn” có thể giúp chúng ta tách biệt với những cảm xúc của đối phương và nghĩ đến những việc thiết thực cần làm để giúp đỡ.

Hether-Gray shares that the maintenance of strong boundaries in a relationship is essential. When we dump our problems to our partner, she says we can give them more access to our emotional world, thoughts, time, and physical space, which can come at the expense of our autonomy, individuality, and sense of identity.

Hether-Gray chia sẻ rằng việc duy trì một ranh giới vững chắc trong một mối quan hệ là một điều cần thiết. Khi chúng ta thổ lộ hết tất cả vấn đề cá nhân với người mình yêu, ngoài việc giúp họ hiểu hơn về thế giới cảm xúc, những suy nghĩ của chúng ta, tiếp cận nhiều hơn đến thời gian và không gian của ta, điều đó cũng có thể phải trả giá bằng sự tự chủ, cá tính và ý thức về bản sắc cá nhân.

The Partner Takes On Too Much Responsibility

Việc người yêu phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm.

Hether-Gray notes relying on our partners for our emotional processing could also place immense pressure on our partner to fix things which can tumble into resentment. “It will not be as effective as going to a therapist and could end up making struggles worse. A partner isn’t trained in mental health counseling and even if they were, they can’t be impartial. There’s a reason why ethically and legally, therapists can’t treat family members or people they know.”

Hether-Gray lưu ý rằng phụ thuộc vào người bạn đời của mình trong các vấn đề về cảm xúc cũng có thể tạo ra một áp lực lớn và khiến họ rơi vào cơn oán giận. “Nó không thể hiệu quả bằng việc đi đến bác sĩ tâm lý vì người bạn đời của bạn chưa hề được đào tạo về tham vấn tâm lý, và kể cả khi họ có được đào tạo rồi đi chăng nữa, họ cũng không thể trở nên khách quan để tư vấn cho bạn. Luôn có một lý do về mặt đạo đức và pháp luật khiến các nhà trị liệu không thể chữa trị cho người nhà và người quen của họ.”

Dr. David Helfand, licensed psychologist, expands that healthy sharing can still take place, but with limits so the asking partner doesn’t become emotionally dependent by the quality of care and the helping partner protects their mental health. “Venting to a partner is often not helpful because it fills the relationship with negative emotions. If we are going to talk about deep emotional experiences with our romantic partner, then make it constructive. Figure out why something is so triggering, what they can do to manage the stressor, or find a healthy distraction that we can both engage in to relieve tension.”

Dr. David Helfand, nhà tâm lý học đã được cấp phép, cho biết thêm: Việc trao đổi, chia sẻ một cách lành mạnh vẫn có thể diễn ra, tuy nhiên với điều kiện là người chia sẻ không quá phụ thuộc vào chất lượng của việc chữa lành và người giúp đỡ cần phải bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình. “Việc chia sẻ với người bạn đời thường không hữu ích bởi nó sẽ khiến mối quan hệ bị lấp đầy bởi những cảm xúc tiêu cực. Nếu chúng ta có ý định nói về những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc của mình, hãy để nó mang tính chất xây dựng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao nó lại gây kích động như vậy, điều họ có thể làm để kiểm soát tác nhân căng thẳng là gì và tìm một hoạt động giải trí lành mạnh mà cả hai có thể tham gia để giảm bớt căng thẳng.”

He continues, “If a spouse can listen while providing empathy and kindness, it will likely strengthen the relationship … it’s OK to empathize with our partner if they are struggling with a difficult coworker. However, if that experience is causing flashbacks of trauma, then it’s time for professional support.”

“Nếu chúng ta có thể lắng nghe nhau với sự thấu cảm và sự ân cần, nó có thể giúp củng cố mối quan hệ … Cảm thông với người bạn đời của mình là tốt nếu họ đang phàn nàn về một người đồng nghiệp khó tính. Tuy nhiên, nếu trải nghiệm đó có dấu hiệu gây ra những chấn thương tâm lý, thì đó là lúc các chuyên gia cần vào cuộc.”

Creating a Healthy Balance

Tạo ra một sự cân bằng lành mạnh

 

If there’s been a struggle learning what to keep or what to share with a partner, Hether-Gray advises learning limits. The process involves getting clear on what is essential to share, which includes boundaries, needs, expectations, and relevant history that one feels comfortable sharing.

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết điều gì nên giữ lại và điều gì nên chia sẻ với người bạn đời của mình, thì Hether-Gray khuyên bạn hãy học về những giới hạn. Giải pháp bao gồm việc phân biệt rõ ràng đâu là điều cần thiết để chia sẻ, đó có thể bao gồm các ranh giới, những nhu cầu, những kỳ vọng, và một số câu chuyện quá khứ mà bạn cảm thấy thoải mái để chia sẻ về nó.

For everything else, she recommends offering intentional support without jumping into problem-solving mode. One approach is to empower them to manage their problems and ask them questions that place ownership on them. This could look like listening to them and asking what they want to do about the problem or asking how it’s best to support them as they explore their options.

Về những vấn đề khác, bà đề xuất chúng ta nên cung cấp một sự hỗ trợ có chủ đích mà không cần nhảy vào luôn việc giải quyết vấn đề. Một phương pháp tiếp cận là cho phép họ tự kiểm soát vấn đề của mình và hỏi họ những câu hỏi để họ có thể tự trả lời. Điều này giống như chúng ta đang lắng nghe và đang hỏi họ muốn làm điều gì với vấn đề của mình hoặc đâu là cách tốt nhất để có thể giúp họ trong quá trình họ khám phá những lựa chọn của riêng mình.

Identify Boundaries and Share Appropriately

Nhận diện những ranh giới và chia sẻ một cách thích hợp

“It’s not a failure or a negative statement about us if we are feeling unable to help our partner in the way they need,” Hether-Gray says. “Boundaries allow for healthy intimacy in relationships. Not every secret, desire, or experience needs to be shared.”

“Nó không phải là một thất bại hay một lời nói tiêu cực nếu chúng ta đang cảm thấy không thể giúp đỡ người bạn đời của mình theo cách mà họ muốn. Mà những ranh giới sẽ mang lại một sự thân mật lành mạnh trong một mối quan hệ. Không phải mọi bí mật, khao khát hay trải nghiệm cần phải được chia sẻ.” Hether-Gray nói.

Helfand suggests using metacommunication before entering a charged topic will help manage emotional expectations. “For example: ‘I’d like to talk about my workday today, and just a heads up, it was absolutely awful. Is it OK if I share more?’ Then let the partner respond and be honest about if now is a good time or perhaps you two can negotiate another time in the future when they’re ready to be fully present and listen.”

Helfand gợi ý việc sử dụng “siêu giao tiếp” (metacommunication) trước khi bước vào một chủ đề nhạy cảm sẽ giúp kiểm soát được những kì vọng về mặt cảm xúc. “Ví dụ: ‘em muốn nói về ngày làm việc hôm nay của em, và em nói trước là nó rất là tệ. Anh có cảm thấy ok nếu em chia sẻ thêm về nó không?’ Sau đó, hãy để người yêu bạn phản hồi và thành thật về việc liệu hiện tại có phải là thời gian thích hợp không, hay có lẽ hai bạn nên chuyển sang một thời điểm khác trong tương lai khi họ đã sẵn sàng để có mặt và lắng nghe bạn.

If the helping feels codependent, Helfand recommends having a conversation about looking outside of the partnership for support. “Tell them you love them and that you think a professional would be better suited to actually help. Offering to help them find someone or even attending the first session can also help them feel more supported.”

Nếu bắt đầu cảm nhận được “sự đồng phụ thuộc” (codependent) trong việc giúp đỡ, Helfand gợi ý hai bạn hãy có một cuộc nói chuyện về việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. “Hãy nói với họ bạn yêu họ và bạn nghĩ một chuyên gia sẽ thực sự có một giải pháp tốt hơn. Đề nghị giúp họ tìm ra một chuyên gia và thậm chí hãy cùng họ đến buổi trị liệu đầu tiên cũng có thể khiến họ cảm thấy mình đang được quan tâm và giúp đỡ.”

A Word From Verywell

Lời kết

We may want our partners to be everything, but they’re only meant to be a marvelous part of our world, not all of it. To ensure your relationship remains a healthy part of your life, integrating a strong support system and a trusted therapist is the key to a good mental health strategy.

Chúng ta có thể mong muốn người bạn đời của mình là tất cả mọi thứ, nhưng thực sự họ chỉ là một phần quý giá trong thế giới của chúng ta, không phải là tất cả. Để đảm bảo mối quan hệ của bạn luôn lành mạnh, hãy luôn có một hệ thống hỗ trợ khác từ bên ngoài. Ngoài ra, một chuyên gia trị liệu đáng tin cậy cũng là chìa khóa để có một giải pháp tốt cho sức khỏe tinh thần.

9 Sources

9 Nguồn

  1. Czyżowska D, Gurba E, Czyżowska N, Kalus A, Sitnik-Warchulska K, Izydorczyk B. Selected predictors of the sense of intimacy in relationships of young adults. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(22):4447.
  2. Jaffé ME, Douneva M. Secretive and close? How sharing secrets may impact perceptions of distance. PLoS One. 2020;15(6):e0233953.
  3. Canevello A, Crocker J. Creating good relationships: responsiveness, relationship quality, and interpersonal goals. J Pers Soc Psychol. 2010;99(1):78-106.
  4. Overall NC, McNulty JK. What type of communication during conflict is beneficial for intimate relationships? Curr Opin Psychol. 2017;13:1-5.
  5. Ozbay F, Johnson DC, Dimoulas E, Morgan CA, Charney D, Southwick S. Social support and resilience to stress. Psychiatry (Edgmont). 2007;4(5):35-40.
  6. Locher C, Meier S, Gaab J. Psychotherapy: a world of meanings. Front Psychol. 2019;10:460.
  7. Cuijpers P. Targets and outcomes of psychotherapies for mental disorders: an overview. World Psychiatry. 2019;18(3):276-285.
  8. Summary of Included Couples Therapy Interventions. Canadian Agency for Drugs and Technologies in Health; 2014.
  9. Harandi TF, Taghinasab MM, Nayeri TD. The correlation of social support with mental health: A meta-analysis. Electron Physician. 2017;9(9):5212-5222.

 

By Julie Nguyen

Bởi Julie Nguyen

Julie Nguyen is a freelance mental health and sexuality writer. Her writing explores themes around mental well-being, culture, psychology, trauma, and human intimacy.

Julie Nguyen là một người viết tự do về giới tính và sức khỏe tinh thần. Những bài viết của cô xoay quanh những chủ đề về sức khỏe tinh thần, văn hóa, tâm lý học, chấn thương tâm lý và sự thân mật.

______________

Biên dịch: Diem Quynh

Link trang gốc: https://www.verywellmind.com/your-partner-is-not-your-therapist-7098264

 

Để lại một bình luận