Narcissists Use Trauma Bonding and Intermittent Reinforcement To Get You Addicted To Them: Why Abuse Survivors Stay
Biên dịch: Hồng Đức – Hiệu đính: Lyn
“Exploitive relationships create betrayal bonds. These occur when a victim bonds with someone who is destructive to him or her. Thus the hostage becomes the champion of the hostage taker, the incest victim covers for the parent and the exploited employee fails to expose the wrongdoing of the boss.” Dr. Patrick Carnes
“Why didn’t he or she just leave?” is a question that makes many victims of abuse cringe, and for good reason. Even after years of research about the effects of trauma and abuse and the fact that abuse victims often go back to their abusers an average of seven times before they finally leave, society still does not seem to understand the powerful effects of trauma bonding and intermittent reinforcement in an abusive relationship.
“Mối quan hệ mang tính lợi dụng tạo nên sự ràng buộc phản bội. Điều này xảy ra khi nạn nhân gắn kết với người phá hủy họ. Vì vậy, con tin trở thành người bênh vực cho kẻ bắt cóc, nạn nhân bị loạn luân bao che cho cha mẹ và nhân viên bị bóc lột thất bại trong việc vạch trần hành vi sai trái của người chủ.” Theo tiến sĩ Patrick Carnes.
“Tại sao anh ấy hay cô ấy không rời đi?” là một câu hỏi khiến nhiều nạn nhân của bạo hành co rúm lại, cũng vì rất rất nhiều lý do. Thậm chí sau nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của sang chấn và lạm dụng và thực tế là những nạn nhân quay lại với kẻ lạm dụng trung bình bảy lần trước khi họ đi hẳn, xã hội dường như vẫn chưa hiểu về ảnh hưởng mạnh mẽ của sự ràng buộc sang chấn và củng cố gián đoạn trong mối quan hệ lạm dụng
According to Dr. Logan (2018), Trauma bonding is evidenced in any relationship which the connection defies logic and is very hard to break. The components necessary for a trauma bond to form are a power differential, intermittent good and bad treatment, {as well as} high arousal and bonding periods.
Theo Tiến sĩ Logan (2018), ràng buộc sang chấn được tìm thấy ở bất kỳ mối quan hệ có sự kết nối bất chấp logic và rất khó phá vỡ. Những thành phần cần thiết để ràng buộc sang chấn được hình thành là chênh lệch quyền lực, sự đối xử tốt xấu không liên tục, cũng như các giai đoạn gắn kết và kích thích cao.
Trauma bonding is a bond that develops when two people undergo intense, risky emotional experiences together. In the context of an abusive relationship, this bond is strengthened due to the heightenedintimacy and danger. Similar to the way Stockholm Syndrome manifests, the abuse victim bonds with his or her abuser as both the source of terror and comfort in an attempt to survive the tumultuous relationship. As a result, abuse victims feel a misplaced, unshakeable sense of loyalty and devotion to their abusers, which to anoutsider may appear nonsensical.
Gắn kết sang chấn là sự gắn kết phát triển khi hai người cùng có với nhau những trải nghiệm cảm xúc cường độ cao và đầy tính rủi ro. Trong bối cảnh mối quan hệ lạm dụng, sự gắn kết này được củng cố nhờ vào sự thân mật và nguy hiểm gia tăng. Tương tự như cách hội chứng Stockholm biểu hiện, việc nạn nhân gắn kết với kẻ bạo hành là nguồn gốc mang đến sự sợ hãi cũng như mang đến sự an ủi trong một nỗ lực sống sót trong mối quan hệ hỗn loạn. Kết quả là nạn nhân dành sự trung thành và tận tâm không đúng chỗ, không thể lay chuyển cho kẻ bạo hành, điều mà người ngoài cuộc có thể thấy không hợp lý.
As Dr. Patrick writes in his book, The Betrayal Bond, trauma bonding is especially fierce in situations where there are repetitive cycles of abuse, a desire to rescue the abuser, as well as the presence of both seduction and betrayal. He writes:
Như tiến sĩ Patrick viết trong cuốn Ràng Buộc Phản Bội, sự ràng buộc sang chấn đặc biệt dữ dội trong tình huống có chu kỳ lạm dụng lặp đi lặp lại, có mong muốn giải cứu kẻ bạo hành, cũng như sự hiện diện của cả cám dỗ và phản bội. Ông viết:
“Those standing outside see the obvious. All these relationships are about some insane loyalty or attachment. They share exploitation, fear,and danger. They also have elements of kindness, nobility,and righteousness. These are all people who stay involved or wish to stay involved with people who betray them. Emotional pain, severe consequences and even the prospect of death do not stop their caring or commitment. Clinicians call this traumatic bonding. This means that the victims have a certain dysfunctional attachment that occurs in the presence of danger, shame or exploitation. There often is seduction, deception or betrayal. There is always some form of danger or risk.”
Người bên ngoài đều thấy những điều hiển nhiên. Tất cả những mối quan hệ này đều xoay quanh lòng trung thành hoặc sự gắn bó điên cuồng. Điểm chung trong những mối quan hệ này là sự phá hủy, nỗi sợ hãi và hiểm nguy. Cũng có những yếu tố nhân hậu, cao thượng và chính nghĩa. Đây đều là những người bị thu hút hoặc mong muốn có mối quan hệ tình cảm với người phản bội họ. Tổn thương về mặt cảm xúc, hậu quả nghiêm trọng và thậm chí viễn cảnh về cái chết cũng không ngăn được sự quan tâm hay cam kết của họ. Các nhà lâm sàng gọi đây là ràng buộc sang chấn. Điều này nghĩa là nạn nhân có sự gắn bó rối loạn nhất định, xuất hiện khi gặp nguy hiểm, xấu hổ và phá hủy. Cũng thường xuất hiện khi có sự dụ dỗ, lừa dối hoặc phản bội. Luôn luôn ở dưới hình thức nguy hiểm hoặc rủi ro.
The Role of Intermittent Reinforcement in Trauma Bonding
Vai trò của Củng cố Gián đoạn trong Ràng buộc Sang chấn
Intermittent reinforcement (in the context of psychological abuse) is a pattern of cruel, callous treatment mixed in with random bursts of affection. The abuser hands out rewards such as affection, a compliment, or gifts sporadically and unpredictably throughout the abuse cycle. Think of the violent husband who gives his wife flowers after assaulting her, or the kind words an abusive mother gives to her child after a particularly harsh silent treatment.
Củng cố gián đoạn (trong bối cảnh lạm dụng tâm lý) là một khuôn mẫu trộn lẫn cách đối xử tàn nhẫn, vô tâm với những lần tình cảm yêu thương bộc phát ngẫu nhiên. Kẻ lạm dụng trao những phần thưởng như tình cảm, lời khen ngợi hoặc quà tặng một cách rời rạc và không thể dự đoán trước trong suốt chu kỳ lạm dụng. Hãy nghĩ về người chồng bạo lực tặng hoa cho vợ sau khi hành hung cô ấy, hay những lời lẽ tử tế mà một người mẹ lạm dụng dành cho đứa con sau khi sử dụng sự im lặng đặc biệt khắc nghiệt.
Intermittent reinforcement causes the victim to perpetually seek the abuser’s approval while settling for the crumbs of their occasional positive behavior, in the hopes that the abuser will return to the honeymoon phase of the relationship. Like a gambler at a slot machine, victims are unwittingly “hooked” to play the game for a potential win, despite the massive losses.
Củng cố gián đoạn khiến nạn nhân không ngừng tìm kiếm sự chấp thuận của kẻ lạm dụng, đồng thời thỏa mãn với những mẩu vụn hành vi tích cực thỉnh thoảng xuất hiện từ họ, trong niềm hy vọng kẻ lạm dụng sẽ quay lại giai đoạn đẹp đẽ của mối quan hệ. Như một tay chơi bài tại máy đánh bạc, nạn nhân vô tình bị dẫn dụ chơi trò chơi để giành lấy một chiến thắng có thể có hoặc không, bất chấp việc sẽ mất một khoảng khổng lồ khi thua cuộc.
This manipulation tactic also causes us to perceive their rare positive behaviors in an amplified manner. Dr. Carver describes this as the small kindness perception. As he notes in his article, Love and Stockholm Syndrome:
“In threatening and survival situations, we look for evidence of hope a small sign that the situation may improve. When an abuser/controller shows the victim some small kindness, even though it is to the abusers benefit as well, the victim interprets that small kindness as a positive trait of the captor. In relationships with abusers, a birthday card, a gift (usually provided after a period of abuse), or a special treat are interpreted as not only positive, but evidence that the abuser is not all bad and may at some time correct his/her behavior. Abusers and controllers are often given positive credit for not abusing their partner, when the partner would have normally been subjected to verbal or physical abuse in a certain situation.
Chiến thuật thao túng này cũng khiến chúng ta nhìn nhận những hành vi tích cực hiếm hoi của họ một cách khuếch đại. Tiến sĩ Carver mô tả điều này là nhận thức về sự hảo tâm vụn vặt. Như cách ông ấy ghi chú trong bài báo Tình yêu và Hội chứng Stockholm:
“Trong những tình huống đe dọa sống còn, chúng ta tìm kiếm bằng chứng nhỏ nhất về hy vọng tình hình sẽ được cải thiện. Khi một kẻ lạm dụng/kiểm soát cho nạn nhân thấy sự tự tế, mặc dù nó cũng mang lại lợi ích cho kẻ lạm dụng, nạn nhân vẫn diễn giải sự tử tế vụn vặt đó là một khuynh hướng tích cực của kẻ bắt giữ. Trong mối quan hệ với kẻ lạm dụng, một tấm thiệp sinh nhật, một món quà (thường được trao sau một giai đoạn lạm dụng), hoặc một lần đối xử đặc biệt không chỉ được diễn giải là tích cực, mà còn là bằng chứng cho thấy kẻ lạm dụng không hoàn toàn tệ và một lúc nào đó có thể sửa chữa hành vi.
The Biochemical Element
Yếu tố Sinh hóa
As I discuss more in-depth in my books on narcissistic abuse, there is also a biochemical addiction involved when it comes to intermittent reinforcement and trauma bonding. As Helen Fisher (2016) explores, love activates the same areas of the brain responsible for cocaine addiction. In adversity-ridden relationships, the effects of biochemical addiction can be even more powerful. When oxytocin, serotonin, dopamine, cortisol, and adrenaline are involved, the abusive nature of the relationship can actually strengthen, rather than dampen, the bond of the relationship in the brain.
Như tôi đã thảo luận sâu hơn trong những cuốn sách của mình về lạm dụng ái kỷ, có chứng nghiện hóa sinh liên quan đến củng cố gián đoạn và ràng buộc sang chấn. Helen Fisher (2016) đã khám phá rằng tình yêu kích hoạt cùng những vùng não chịu trách nhiệm cho việc nghiện cocaine. Trong những mối quan hệ đầy nghịch cảnh, sự ảnh hưởng của chứng nghiện hóa sinh thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Với sự tham gia của oxytocin, serotonin, dopamine, cortisol và adrenaline, bản chất lạm dụng của mối quan hệ thậm chí có thể củng cố đường liên kết của mối quan hệ trong não bộ, thay vì làm suy yếu.
For example, dopamine is a neurotransmitter which plays a key role in the pleasure center of our brains. It creates reward circuits and generates associations in our brain which link our romantic partners with pleasure and even survival. The catch? Dopamine flows more readily in the brain when there is an intermittent reinforcement schedule of affection and attention, rather than a consistent one (Carnell, 2012). The hot and cold behaviors of a toxic relationship actually exacerbate our dangerous attachment to our abusers rather than deterring it – creating an addiction that is not unlike drug addiction.
Ví dụ, dopamine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong trung tâm khoái lạc của não bộ. Nó tạo ra mạch phần thưởng và sản sinh những đường liên kết thần kinh kết nối đối tác lãng mạn của chúng ta với sự hài lòng và thậm chí là sự sống còn. Cuộc đuổi bắt? Dopamine dễ được tạo ra hơn khi có sự củng cố ngắt quãng của tình cảm và sự chú ý, hơn là một củng cố nhất quán (Carnell, 2012). Những hành vi nóng lạnh của một mối quan hệ độc hại thực sự làm trầm trọng thêm sự gắn bó nguy hiểm của chúng ta với người lạm dụng hơn là ngăn cản nó – tạo ra sự nghiện ngập không khác gì nghiện chất.
This is just one of the ways the brain is affected by abuse, so imagine how difficult it can be for a traumatized individual to break the bond.
Đây chỉ là một trong những cách não bộ có thể bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng, vậy nên hãy tưởng tượng xem sẽ khó khăn đến mức nào để một cá nhân bị sang chấn có thể phá vỡ mối liên kết.
Signs of a Trauma Bond
Những dấu hiệu của Gắn kết sang chấn
You might be suffering from a trauma bond if you exhibit the following behaviors:
Bạn có thể đang chịu đựng gắn kết sang chấn nếu bạn có những hành vi dưới đây
- You know they are abusive and manipulative, but you can’t seem to let go. You ruminate over the incidents of abuse, engage in self-blame, and the abuser becomes the sole arbiter of your self-esteem and self-worth.
Bạn biết họ lạm dụng và thao túng, nhưng dường như bạn không thể rời đi. Bạn cứ ngẫm nghĩ về những tình tiết lạm dụng, tự chỉ trích bản thân, và kẻ bạo hành trở thành người duy nhất có toàn quyền quyết định cách bạn đánh giá bản thân cũng như cảm giác liệu bạn có đủ tốt và xứng đáng được yêu.
- You walk on eggshells trying to please your abuser, even though they give you little in return except for crumbs of affection and more pain.
Bạn thận trọng khi cố gắng làm hài lòng kẻ lạm dụng, mặc cho họ trao lại cho bạn rất ít sự yêu thương và nhiều hơn những đau đớn.
- You feel addicted to them without understanding why. You “need” their validation and approval, looking to them as the source of comfort after incidents of abuse. This is evidence of a strong biochemical and psychological attachment to them.
Bạn ám ảnh bởi họ mà không biết tại sao. Bạn “cần” sự xác nhận và chấp thuận của họ, tìm kiếm họ như một nguồn an ủi sau những vụ lạm dụng. Đây là bằng chứng cho sự gắn bó mạnh mẽ hóa sinh và tâm lý với họ.
- You defend your abuser and keep their transgressions a secret. You might refuse to press charges against your abuser or defend them against family members or friends who try to tell you that they are toxic. You may even present your relationship as a happy one to the public eye, attempting to minimize their abusive behavior and romanticizing and exaggerating any positive behaviors they dole out occasionally.
Bạn bảo vệ người lạm dụng bạn và giữ bí mật về hành vi vi phạm của họ. Bạn có thể từ chối buộc tội người lạm dụng bạn hoặc bảo vệ họ trước những thành viên gia đình hoặc bạn bè khi họ cố gắng nói với bạn rằng người lạm dụng thật độc hại. Bạn thậm chí có thể thể hiện mối quan hệ của mình là mối quan hệ hạnh phúc trước mặt công chúng, cố gắng giảm thiểu hành vi lạm dụng của họ cũng như lãng mạn hóa và phóng đại bất cứ hành vi tích cực nào mà thỉnh thoảng họ thực hiện.
- Even when you attempt to leave the abuser, you give into the abuser’s faux remorse, crocodile tears and claims to change for the future. The pattern of abuse and its cycle may be evident, but you hold onto the false hope that things can get better.
Ngay cả khi bạn rời bỏ kẻ bạo hành, bạn vẫn khiến kẻ bạo hành tỏ ra hối hận giả tạo, rơi nước mắt cá sấu và tuyên bố sẽ thay đổi cho tương lai. Mô thức lạm dụng và chu kỳ của nó có thể rõ ràng, nhưng bạn vẫn nuôi một hy vọng sai lầm rằng mọi chuyện có thể trở nên tốt hơn.
- You develop self-sabotaging behaviors and might engage in some form of self-harm or addictions to dissociate from the pain of the abuse and the acute sense of shame caused by the abuse.
Bạn phát triển các hành vi tự hủy hoại và có thể là một số hình thức tự hại hoặc nghiện ngập để phân ly khỏi nỗi đau và cảm giác xấu hổ sâu sắc gây ra bởi lạm dụng.
- You are willing to lower your standards time and time again for this toxic person, accepting what you previously believed was unacceptable.
Bạn có thể sẵn sàng hạ thấp tiêu chuẩn hết lần này đến lần khác cho người độc hại này, chấp nhận những gì trước đây bạn tin là không thể chấp nhận.
- You change your own behaviors, appearance and/or personality in an attempt to meet the abuser’s moving goal posts, although the abuser rarely changes their own behavior to please you.
Bạn thay đổi hành vi, ngoại hình, và/hoặc tính cách nhằm đáp ứng những mục tiêu luôn thay đổi của người lạm dụng, mặc dù người lạm dụng hiếm khi thay đổi hành vi của chính họ để làm hài lòng bạn.
The Big Picture
Bức tranh toàn cảnh
If you are experiencing a trauma bond with an emotional or physical abuser, the first step is awareness. Know that it is the addictive nature of the trauma bond and the effects of intermittent reinforcement which contribute to the source of your bond, not the merits of the abuser or the relationship itself.This will help you to distance yourself from seeing your relationship as a “special” one just in need of more of your time, energy, or patience. Malignant narcissistic abusers follow hardwired behaviors and will not change for you or anyone else.
Nếu bạn đang trải qua gắn kết sang chấn với một kẻ bạo hành cảm xúc hoặc vật lý, bước đầu tiên là sự nhận biết. Biết rằng bản chất gây nghiện của gắn kết sang chấn và ảnh hưởng của củng cố gián đoạn đóng góp vào việc tạo ra sự kết nối chứ không phải đức hạnh của kẻ lạm dụng hay bản thân mối quan hệ. Điều này giúp ngăn bạn nhìn nhận mối quan hệ như là một cái gì đó đặc biệt cần bạn đầu tư thêm thời gian, năng lượng hay sự kiên nhẫn. Những kẻ lạm dụng ái kỷ hiểm ác theo đuổi những hành vi cố định và sẽ không thay đổi vì bạn hay bất cứ ai.
Get distance from your abuser, even if you feel you cannot leave yet. Work with a trauma-informed counselor to process the trauma, examine the cycle of abuse, reconnect with the reality of the abusive relationship, and place responsibility where it truly belongs.The abuse you endured was not your fault and neither was the trauma bond that formed. You deserve a life free of abuse and mistreatment. You deserve healthy relationships and friendships which nourish you, not deplete and exploit you. You deserve to break the bonds which tether you to your abuser.
Hãy tránh xa kẻ lạm dụng, thậm chí khi bạn cảm thấy chưa thể rời đi. Làm việc với chuyên viên tham vấn có hiểu biết về sang chấn để xử lý tổn thương, kiểm tra vòng lặp bạo hành, tái kết nối với thực tại của mối quan hệ bạo hành, và đưa trách nhiệm về đúng nơi thuộc về. Sự bạo hành bạn chịu đựng cũng như sự hình thành của gắn kết sang chấn đều không là lỗi của bạn. Bạn xứng đáng một cuộc đời tự do khỏi lạm dụng và ngược đãi. Bạn xứng đáng với những mối quan hệ và tình bạn lành mạnh, những thứ nuôi dưỡng bạn, không phải những thứ khiến bạn kiệt sức hay lợi dụng bạn. Bạn xứng đáng phá vỡ sự gắn kết đã ràng buộc bạn với kẻ lạm dụng.