THE LANGUAGE OF DREAMS
Proficiency, place, emotion, or something else? These late-night conversations defy easy explanation.
Sự thành thạo ngôn ngữ, nơi chốn, cảm xúc, hay điều gì khác? Những cuộc trò chuyện đêm khuya này không dễ gì giải thích được.
Wondering is a series of random questions answered by Harvard experts. For the latest installment, we asked Deirdre Leigh Barrett, a psychology lecturer at Harvard Medical School and the author of “The Committee of Sleep,” what language a bilingual or multilingual person is most likely to dream in and why.
Tự vấn là một loạt các câu hỏi ngẫu nhiên được trả lời bởi các chuyên gia Harvard. Trong phần mới nhất, chúng tôi đã hỏi Deirdre Leigh Barrett, một giảng viên tâm lý học tại Trường Y Harvard và là tác giả của cuốn “The Committee of Sleep”, là loại ngôn ngữ nào mà một người song ngữ hoặc đa ngôn ngữ có khả năng mơ thấy nhất và tại sao.
There have been very few studies on bilingualism and multilingualism and how they affect dreams. These are small studies, but they certainly find that people who speak any second language, even without good proficiency, at least occasionally dream in the second language. One study asked the subjects what they thought made the difference, and they said that it was determined by the people and or the setting that was being dreamed about. If you thought of your family back in your country of origin, it’d likely be in that language regardless of whether it was now your dominant language. And if you were dreaming about people you’ve known as a young adult, living in another setting where you spoke a different language, you’d be dreaming in that language. It was combination of where the dream was set, what language was associated with that, and what people were in the dream — that’s what they said determined it.
Có rất ít nghiên cứu về song ngữ và đa ngôn ngữ và cách chúng ảnh hưởng đến những giấc mơ. Đây là những nghiên cứu nhỏ, nhưng họ phát hiện ra một cách chắc chắn rằng những người nói bất kỳ ngôn ngữ thứ hai nào, ngay cả khi không thông thạo, ít nhất vài lần mơ bằng ngôn ngữ thứ hai. Một nghiên cứu đã hỏi các đối tượng rằng họ nghĩ điều gì đã tạo nên sự khác biệt, và họ trả lời là điều đó được xác định bởi con người và/hoặc bối cảnh đang được mơ đến. Nếu bạn nghĩ về gia đình ở quê hương của bạn, thì đó rất có thể là lngôn ngữ liên quan đến quốc gia đó bất kể bây giờ nó có phải là ngôn ngữ chính của bạn hay không. Và nếu như bạn mơ về những người mà bạn biết đến khi còn trẻ, sống trong một bối cảnh khác, nơi mà bạn nói một loại ngôn ngữ khác, thì bạn sẽ mơ bằng thứ ngôn ngữ đó. Đó là sự kết hợp của nơi mà giấc mơ được thiết lập, loại ngôn ngữ liên quan đến nó và những người đã ở trong giấc mơ – đó là những gì họ nói xác định nên sự khác biệt.
But I’ve heard others say that if they were dreaming about important emotional issues, they would dream in their original language, and if they were dreaming about practical, abstract, or work-related things, they would dream in their newer language. I heard something different from the most multilingual person I’ve ever talked to. He was a high-level Swedish economist, and he said that he was fluent in about 15 languages. He said that he dreamed in whatever language he was speaking that day, even if the dreams were about his family of origin in Sweden.
Nhưng tôi từng nghe những người khác nói rằng nếu họ mơ về những vấn đề quan trọng liên quan đến cảm xúc, họ sẽ mơ bằng ngôn ngữ gốc của họ, và nếu họ mơ về những thứ thực tế, trừu tượng, hoặc những thứ liên quan đến công việc, họ sẽ mơ bằng ngôn ngữ mới hơn của họ. Tôi đã nghe một điều khác biệt từ người đa ngôn ngữ nhất mà tôi từng nói chuyện. Ông là một nhà kinh tế học cấp cao của Thụy Điển, và ông nói rằng ông thông thạo khoảng 15 ngôn ngữ. Ông nói rằng là ông đã mơ bằng bất cứ ngôn ngữ nào mà ông đã nói vào ngày hôm đó, ngay cả khi những giấc mơ đó là về gia đình gốc của ông ở Thụy Điển.
There is something that I have never seen mentioned in any of the published studies on this, which is that there are some people who say they are never aware of language in dreams — that they don’t dream in any particular language. I very much identify with that. Most of the time, I don’t hear language in my dreams. I have only a handful of times dreamed in a language other than English, which fits the findings of some studies that say that your degree of proficiency in a second language determines how often you will dream in it. I studied French in school, but I am not a proficient speaker. I’ve dreamed in French at least twice.
Có một điều mà tôi chưa bao giờ thấy được đề cập trong bất kỳ nghiên cứu đã được xuất bản nào về điều này, đó là có một số người nói rằng họ không bao giờ nhận thức được ngôn ngữ trong giấc mơ – rằng họ không mơ bằng bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Tôi rất hiểu điều đó. Phần lớn là tôi không nghe thấy ngôn ngữ trong giấc mơ của mình. Tôi chỉ có một số ít lần mơ bằng một ngôn ngữ không phải bằng tiếng Anh, điều này phù hợp với phát hiện của một số nghiên cứu nói rằng mức độ thông thạo ngôn ngữ thứ hai của bạn quyết định tần suất bạn sẽ mơ bằng ngôn ngữ đó. Tôi đã học tiếng Pháp ở trường, nhưng tôi không phải là một người nói tiếng Pháp thông thạo. Tôi đã mơ bằng tiếng Pháp ít nhất hai lần.
People who are not proficient in a foreign language sometimes say that they have once or more dreamed in the rudimentary second language, and in the dream, they believed they were very proficient in it. When people discuss it, it’s usually along the lines of “Why is it that we can be so much more fluent in our dreams?” Dream psychologists, especially neuroscientists, say that it’s likely because the prefrontal area that is responsible for reality checks is shut down. It is possible that they are more proficient in the dream, but it’s also possible that they feel more proficient in the dream because they’re not doing the usual self-judgment.
Những người không thành thạo ngoại ngữ đôi khi nói rằng họ đã từng một hoặc nhiều lần mơ bằng ngôn ngữ thứ hai một cách qua loa, và trong giấc mơ, họ tin rằng họ rất thông thạo nó. Khi mọi người thảo luận về vấn đề này, thường là “Tại sao chúng ta có thể nói thông thạo hơn nhiều trong những giấc mơ của mình?” Các nhà tâm lý học giấc mơ, đặc biệt là các nhà khoa học thần kinh, nói rằng có thể là do vùng não trước trán chịu trách nhiệm kiểm tra thực tế đã ngừng hoạt động. Nó khiến cho việc thông thạo hơn trong giấc mơ có thể xảy ra, nhưng cũng có thể việc họ cảm thấy thông thạo hơn trong giấc mơ là bởi vì họ đang không làm công việc tự đánh giá thông thường.
I think that dreams are best thought of as just thinking in a different biological state, where areas associated with visualization and emotion are more active than usual intuition, and that is why we’re less verbal and less logical when we dream. There are a few theories that say dreams are there for memory consolidation, for threat simulation, and for wish fulfillment. And yes, they’re for all of that, and a million other things, just like our waking thought.
Tôi nghĩ rằng những giấc mơ tốt nhất nên chỉ được coi như là sự tư duy trong một trạng thái sinh học khác biệt, nơi các khu vực liên quan đến sự khơi gợi và cảm xúc hoạt động tích cực hơn trực giác thông thường, và đó là lý do tại sao chúng ta ít nói hơn và ít logic hơn khi mơ. Có một vài giả thuyết nói rằng những giấc mơ ở đó để củng cố trí nhớ, để mô phỏng mối đe dọa và để thực thi ước muốn. Và đúng như vậy, chúng làm tất cả những điều đó và hàng triệu điều khác, như là suy nghĩ của chúng ta lúc thức tỉnh.
Nguồn: The language of dreams – Harvard Gazette
Biên dịch: Yến Khiếu
Hiệu đính: Như Ý