Nghiên cứu mới cho thấy góc nhìn khác về bản chất con người

Classic psychology warped our view of human nature as cruel and selfish – but new research is more hopeful

Tâm lý học cổ điển đã định hình quan điểm của chúng ta về bản năng của con người là độc ác và ích kỷ – nhưng nghiên cứu mới lại cho thấy tia hy vọng khác

 

Biên dịch: Thùy Trang – Hiệu đính: Xanh Lam

 


There are a number of classic experiments and theories that every psychology student learns about, but more recent research has questioned their findings so that psychologists today are reevaluating human nature.

Có rất nhiều cuộc thí nghiệm và học thuyết cổ điển mà tất cả sinh viên ngành tâm lý học phải học, nhưng gần đây có nhiều nghiên cứu đã và đang đặt ra nghi vấn về những kết quả đó. Vì vậy, các nhà tâm lý học hiện nay đang đánh giá lại bản tính của con người.

One example is Philip Zimbardo’s 1971 Stanford prison experiment, in which 24 participants were randomly separated into groups of would-be prisoners and guards. Within days, the research recorded that the guards were mistreating the prisoners, who began to display signs of distress. The abuse and distress became seemed so acute the experiment had to be curtailed after six days.

Một ví dụ về thí nghiệm nhà tù của Philip Zimbardo năm 1971, 24 người tham gia được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: tù nhân và quản ngục. Trong vòng vài ngày, nghiên cứu ghi nhận rằng lính canh đang ngược đãi tù nhân, trong khi những tù nhân bắt đầu có dấu hiệu hoảng loạn. Sự ngược đãi và hoảng loạn trở nên nghiêm trọng đến mức thí nghiệm phải dừng lại sau sáu ngày.

Another classic psychological theory is the “bystander effect,” which suggests that people are reluctant to help out in emergency situations if others are nearby. This theory dates back to 1964, when a woman was raped and murdered in the early morning in New York.

Một học thuyết tâm lý học cổ điển khác là “hiệu ứng người ngoài cuộc” cho rằng, con người thường không sẵn lòng giúp đỡ trong các tình huống khẩn cấp nếu có người ở gần đó. Học thuyết  này ra đời vào năm 1964,  khi một người phụ nữ bị cưỡng hiếp rồi bị giết hại vào sáng sớm ở New York.

It was reported that 38 people witnessed the attack, without intervening. According to the bystander effect, the more people that witness an event, the less likely a person is to intervene, since responsibility becomes more diffused.

Theo báo cáo, có 38 người đã chứng kiến vụ tấn công nhưng không hề can thiệp giúp đỡ. Theo hiệu ứng người ngoài cuộc, càng nhiều người chứng kiến vụ việc, thì khả năng họ can thiệp vào vụ việc càng ít. Bởi lúc này, trách nhiệm dần trở nên phân tán.

Such theories and studies from the 1960s and 1970s implied that the “evil” sides of our character lie just below our civilised surface, while the moral and altruistic side is a thin veneer. They encouraged a view that human beings are essentially callous and selfish. The problem is that the findings of these experiments have now been contested and even discredited by other researchers.

Những học thuyết và nghiên cứu đó từ những năm 1960 và 1970 ám chỉ rằng, những mặt “ác quỷ” trong nhân cách của chúng ta nằm ngay dưới lớp vỏ bọc văn minh, còn đạo đức và lòng vị tha chỉ là lớp ngụy trang mỏng tang. Họ ủng hộ quan điểm con người thực chất là những kẻ tàn nhẫn và ích kỷ. Nhưng vấn đề ở đây là, kết quả của những thực nhiệm đó hiện đang được đem ra tranh luận và thậm chí là bị nghi ngờ bởi các nhà nghiên cứu khác. 

Recent research found the cruelty of Zimbardo’s prison guards didn’t emerge spontaneously; some behaviour was encouraged. Some of the “prisoners” later admitted that they were pretending to be distressed.

Nghiên cứu gần đây cho thấy sự tàn nhẫn của các quản ngục trong thực nghiệm Zimbardo không hề xảy ra một cách ngẫu nhiên; một vài hành vi của họ đã được khuyến khích. Một vài “tù nhân” thì sau đó đã thừa nhận rằng họ giả vờ bị hoảng loạn.

Similarly, a study published in 2007 found that the 1964 incident that inspired the theory of the bystander effect was distorted. According to the paper, archive material shows far fewer people witnessed the incident than was reported at the time, and some people could only hear screams, without seeing the location of the incident. At least one person did try to intervene.

Tương tự như vậy, một nghiên cứu công bố năm 2007 phát hiện ra rằng, vụ việc xảy ra năm 1964 mà là nguồn cảm hứng cho học thuyết “hiệu ứng người ngoài cuộc”đã bị xuyên tạc/bóp méo. Theo nghiên cứu, tài liệu lưu trữ cho biết số người thực sự chứng kiến vụ việc không nhiều như đã báo cáo, và có vài người chỉ nghe thấy tiếng hét mà không thấy vị trí xảy ra vụ việc. Ít nhất là đã có 1 người cố gắng giúp đỡ. 

Recent research indicates that bystanders are much more likely to intervene than the theory suggests. A 2019 study of 219 violent situations from cities around the world caught on CCTV showed that bystanders – not just one, usually several – intervened to help victims 90% of the time.

Nghiên cứu gần đây cũng phát hiện những người ngoài cuộc thường có xu hướng can thiệp/giúp đỡ cao hơn so với giả thuyết đề ra. Một nghiên cứu năm 2019 về 219 vụ bạo lực trên các thành phố toàn thế giới thực hiện bởi CCTV cho thấy, những người ngoài cuộc – thường không chỉ một mà có rất nhiều người – đã can thiệp để giúp đỡ nạn nhân 90% thời gian.

The study also found that the more people were present, the more likely passers-by were to intervene. In the words of the study’s lead researcher, Richard Philpot: “It shows that people have a natural inclination to help when they see someone in need.”

Nghiên cứu cũng phát hiện rằng, càng có nhiều người chứng kiến tại thời điểm đó thì càng có nhiều người can thiệp. Theo cách nói của chủ nhiệm đề tài của nghiên cứu trên, ông Richard Philpot: “Nó cho thấy mọi người có thiên hướng bản năng giúp đỡ khi họ thấy ai đó cần giúp đỡ.”

Heroism and altruism

Chủ nghĩa anh hùng và lòng vị tha

The burgeoning field of “heroism studies” also questions the bystander effect. In a recent article for The Conversation, I described how acts of heroic altruism are common during terrorist attacks, when people often risk their own lives to help others.

Lĩnh vực “nghiên cứu chủ nghĩa anh hùng” đang phát triển cũng đặt câu hỏi về hiệu ứng người ngoài cuộc. Trong một bài báo gần đây cho The Conversation, tôi đã mô tả những hành động vị tha anh hùng thường thấy như thế nào trong các cuộc tấn công khủng bố, khi mọi người thường mạo hiểm mạng sống của mình để giúp đỡ người khác.

Consider the following situation: you’re standing on a train platform. The person next to you suddenly faints and falls on to the track, unconscious. In the distance, you can see a train approaching. What would you do?

Hãy xem xét tình huống sau: bạn đang đứng trên sân ga. Người bên cạnh bạn bất ngờ ngất xỉu và ngã xuống đường ray. Từ xa, bạn có thể thấy một đoàn tàu đang đến gần. Bạn sẽ làm gì?

You might doubt whether you would act heroically. But don’t underestimate yourself. There is a strong possibility that, before you knew it, you would find yourself on down on the track, helping the person to safety. There is a growing awareness amongst researchers that heroism is natural and spontaneous, and by no means exceptional.

Bạn có thể nghi ngờ liệu mình có hành động anh hùng hay không. Nhưng đừng đánh giá thấp bản thân. Rất có khả năng là trước khi bạn kịp nhận ra điều đó, bạn đã thấy mình trên đường ray và giúp người đó đến nơi an toàn. Các nhà nghiên cứu ngày càng nhận thức rằng, chủ nghĩa anh hùng là tự nhiên và tự phát, và không có gì là ngoại lệ.

Google “person jumps down on to train track to save life” and you’ll find dozens of cases from around the world, including some moving video footage. There is a recent video of the New York City subway, when a wheelchair-bound man fell on to the track. A bystander jumps down, pushes the wheelchair to one side, and hauls the man up, with the help of others on the platform. A train arrived ten seconds later.

Tra Google “người nhảy xuống đường ray để cứu người” và bạn sẽ tìm thấy hàng tá trường hợp từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm một số đoạn video. Có một đoạn video gần đây tại ga tàu điện ngầm ở Thành phố New York, khi một người đàn ông ngồi trên xe lăn ngã xuống đường ray. Một người ngoài cuộc đã nhảy xuống, đẩy xe lăn sang một bên và kéo người đàn ông lên với sự giúp đỡ của những người khác trên sân ga. Một chuyến tàu đến ngay sau đó mười giây.

Another dramatic video shows an incident in 2015, when a cyclist was trapped under the wheel of a doubledecker bus in London. A crowd of around 100 people gathered, and lifted the bus. According to a paramedic who treated the man, this was a “miracle” which may have saved his life.

Một đoạn video kịch tính khác ghi lại sự cố xảy ra vào năm 2015, khi một người đi xe đạp bị mắc kẹt dưới bánh xe buýt hai tầng ở London. Một đám đông khoảng 100 người đã tụ tập và nâng chiếc xe buýt lên. Theo một nhân viên y tế điều trị cho người đàn ông, đây có thể chính là một “phép lạ” đã cứu sống anh ta.

As I point out in my book DisConnected, these acts of impulsive altruism suggest an empathic connection between human beings.

Như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách DisConnected của mình, những hành động vị tha bốc đồng này gợi ý về mối liên hệ đồng cảm giữa con người với nhau.

A new view of human nature

Một quan điểm mới về bản chất của con người

In my view, early psychologists may have been unconsciously tailoring their experiments to confirm a view of human nature as innately cruel. These studies were carried out less than 20 years after the second world war and the Holocaust, when the horrors of WWII were still fresh in people’s minds.

Theo quan điểm của tôi, các nhà tâm lý học thời kỳ đầu có thể đã điều chỉnh các thí nghiệm của họ một cách vô thức để xác nhận quan điểm về bản chất con người là tàn ác bẩm sinh. Những nghiên cứu này được thực hiện chưa đầy 20 năm sau Thế chiến thứ hai và Holocaust, khi nỗi kinh hoàng của Thế chiến II vẫn còn hằn sâu trong tâm trí mọi người.

Around the same time, genetic theories were published that suggested that human beings are biological engines, caring for nothing but replication and survival.

Cũng trong khoảng thời gian đó, học thuyết về gen được công bố và cho rằng con người là những cỗ máy sinh học chỉ quan tâm đến sinh sản và sinh tồn.

For example, in 1976, Richard Dawkins’ book The Selfish Gene was published, which portrayed human beings as “survival machines” who treat other survival machines as “something that gets in the way, or something that can be exploited”. He wrote: “Let us try to teach generosity and altruism, because we are born selfish.”

Ví dụ, vào năm 1976, cuốn sách The Selfish Gene của Richard Dawkins được xuất bản, trong đó miêu tả con người là “những cỗ máy sinh tồn”, coi những cỗ máy sinh tồn khác là “thứ cản đường hoặc thứ gì đó có thể bị lợi dụng”. Ông viết: “Chúng ta hãy cố gắng dạy về lòng rộng lượng và lòng vị tha, bởi vì chúng ta sinh ra đã ích kỷ”.

Now, research from a variety of areas points to a more positive view of humanity. Along with the study of heroism, the field of positive psychology (established during the early 2000s) studies human wellbeing and researches traits such as wisdom, courage, gratitude and resilience. Positive psychologists like Martin Seligman argue conventional psychology had for too long been essentially “the study of unhappiness” and that a new field was needed to study what “is good or virtuous in human nature”.

Hiện nay, nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau đã chỉ ra một cái nhìn tích cực hơn về nhân loại. Cùng với việc nghiên cứu về chủ nghĩa anh hùng, lĩnh vực tâm lý học tích cực (được thành lập vào đầu những năm 2000) nghiên cứu về hạnh phúc của con người và nghiên cứu các đặc điểm như trí tuệ, lòng dũng cảm, lòng biết ơn và khả năng phục hồi. Các nhà tâm lý học tích cực như Martin Seligman cho rằng tâm lý học từ lâu đã chủ yếu là “nghiên cứu về sự bất hạnh” và cần có một lĩnh vực mới để nghiên cứu “điều gì là tốt hay đạo đức trong bản chất con người”.

The consensus from anthropologists is that, for the vast majority of the time that we’ve inhabited this planet, human societies have been egalitarian and peaceful. This challenges the neo-Darwinist idea that human life has always been a competitive struggle for survival, conditioning us to be selfish and individualistic.

Sự đồng thuận từ các nhà nhân chủng học là, trong phần lớn thời gian chúng ta sinh sống trên hành tinh này, xã hội loài người luôn theo chủ nghĩa quân bình và hòa bình. Điều này thách thức ý tưởng tân Darwin cho rằng, cuộc sống con người luôn là một cuộc đấu tranh cạnh tranh để sinh tồn, khiến chúng ta trở nên ích kỷ và theo chủ nghĩa cá nhân.

As the forerunner of positive psychology, Abraham Maslow, said in 1968: human nature has been “sold short” by psychology. Human beings can be brutal and selfish. But we can be heroically kindhearted too.The Conversation

Là tiền thân của tâm lý học tích cực, Abraham Maslow, đã nói vào năm 1968: bản chất con người đã bị tâm lý học đánh giá thấp. Con người có thể tàn bạo và ích kỷ. Nhưng chúng ta cũng có thể có tấm lòng nhân hậu anh hùng.

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.psypost.org/2023/08/classic-psychology-warped-our-view-of-human-nature-as-cruel-and-selfish-but-new-research-is-more-hopeful-167547?utm_source=dlvr.it&utm_medium=facebook

 

Để lại một bình luận