How to Encourage Your Partner to See a Therapist, According to Experts
Biên dịch: Chi Dang
Hiệu đính: Xanh Lam
If you’ve sought mental health help from a professional, you’re not alone. Over 40 million people saw a therapist in 2021.1 You or someone you know may have noticed something was off, felt depressed, realized you were sleeping too much or too little, or just in general felt blah and thought seeing a therapist could help.
Recognizing you need help and deciding to take action are valuable steps to take for yourself. But if you see someone close to you who needs therapy, like your partner, it may seem harder to suggest it for them. Once you see signs that your partner needs therapy, what you say and how you say it makes all the difference.
Telling your partner that they should go to therapy can be tricky. You want to communicate the message in a caring way, but also help them understand the importance of taking action. We’ll discuss how to express your feelings and encourage your partner to see a therapist, what to say and what not to say, and what to do if your partner refuses to get help.
Nếu bạn đã tìm kiếm sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần từ một chuyên gia, bạn không hề đơn độc. Hơn 40 triệu người đã tìm gặp các nhà trị liệu tâm lý vào năm 2021. Bạn hoặc ai đó mà bạn biết có thể nhận thấy điều gì đó không ổn, cảm thấy chán nản, nhận ra bản thân ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hay nói chung là cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng việc gặp nhà trị liệu có thể giúp ích.
Việc nhận ra rằng bạn cần được giúp đỡ và quyết định hành động là những bước đi có giá trị cho bản thân. Nhưng nếu bạn thấy một người thân thiết của bạn cũng cần được trị liệu, chẳng hạn như người yêu , thì việc đề xuất điều trị cho họ có vẻ khó khăn hơn. Một khi bạn nhận ra những dấu hiệu cho thấy người yêu của mình cần được trị liệu, thì những gì bạn nói và cách bạn nói sẽ tạo nên sự khác biệt.
Việc nói với người yêu của bạn rằng họ nên đi trị liệu có thể rất khó khăn. Bạn muốn truyền đạt thông điệp một cách đầy quan tâm nhưng cũng giúp họ hiểu tầm quan trọng của việc hành động. Chúng ta sẽ thảo luận về cách bày tỏ cảm xúc của bạn và khuyến khích người yêu của bạn đến gặp nhà trị liệu, những gì nên nói và không nên nói cũng như phải làm gì nếu người yêu của bạn từ chối nhận sự giúp đỡ.
Can Your Partner Benefit From Therapy?
Người yêu của bạn có thể có được lợi ích từ trị liệu không?
Everyone experiences ups and downs, so it’s important to understand the difference between everyday challenges and the need for therapy.
“Signs that your partner might benefit from seeing a professional therapist are issues in sleep, if they are increasingly feeling overwhelmed, unable to contribute to the relationship, i.e. meet their responsibilities financially with children … if their mood changes are often and noticeable, [or] if there has been an increase in their ability to manage stress,” explains Xiomara Arrieta, LCSW-C at Thriveworks.
Mọi người đều trải qua những thăng trầm, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa những thách thức trong cuộc sống hàng ngày và nhu cầu trị liệu.
“Các dấu hiệu cho thấy người yêu của bạn có thể cần gặp nhà trị liệu chuyên nghiệp là các vấn đề về giấc ngủ, nếu họ ngày càng cảm thấy quá tải, không thể đóng góp cho mối quan hệ, tức là đáp ứng trách nhiệm tài chính với con cái… nếu tâm trạng của họ thay đổi thường xuyên và đáng chú ý, hoặc nếu khả năng quản lý căng thẳng của họ tăng lên”, Xiomara Arrieta, LCSW-C tại Thriveworks giải thích.
Other signs include:
- Struggling with ongoing depression or expresses feelings of hopelessness.
- Consistent anxiety.
- Talking about suicide or ways to die.
- Frequent or intense mood swings.
- Reliving past trauma.
- Social isolation or avoidance leading to difficulty keeping relationships
- Eating much more or less than usual
- Feeling numb and not caring about anything
- Increase of use in substances as a way to cope, avoid, distract, or numb difficult feelings
- Having difficulty functioning at work, home, or school
Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Đang phải vật lộn với tình trạng trầm cảm kéo dài hoặc bày tỏ cảm giác tuyệt vọng.
- Thường xuyên lo lắng.
- Nói về việc tự tử hoặc cách chết.
- Tâm trạng thay đổi thường xuyên hoặc dữ dội.
- Sống lại những tổn thương trong quá khứ.
- Sự cô lập hoặc tránh né xã hội dẫn đến khó duy trì các mối quan hệ
- Ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường
- Cảm thấy tê liệt và không quan tâm đến bất cứ điều gì
- Tăng cường sử dụng các chất gây nghiện như một cách để đối phó, trốn tránh, đánh lạc hướng hoặc làm tê liệt những cảm giác khó khăn
- Gặp khó khăn trong hoạt động ở nơi làm việc, ở nhà hoặc ở trường
Therapy can also help if your partner is dealing with specific work or family issues where a neutral third party may be helpful for offering insight and feedback.
However, simply disagreeing with your partner doesn’t mean they necessarily need therapy; it’s normal for couples to argue. But if you notice your arguments are escalating into fights, or increasing in frequency, couples’ therapy may help.
“Couples therapy underscores the idea that maintaining the health of a relationship is a shared responsibility, rather than it being one person’s ‘fault’ or problem to solve. Suggesting couples therapy can also help reduce the feelings of blame or shame that your partner might experience if they’re the only one expected to attend therapy,” notes Morgan Pommells, Trauma Therapist, MSW.
Trị liệu cũng có thể hữu ích nếu người yêu của bạn đang giải quyết các vấn đề cụ thể trong công việc hoặc gia đình mà bên thứ ba trung lập có thể giúp ích trong việc đưa ra thông tin chi tiết và phản hồi.
Tuy nhiên, những mâu thuẫn nhỏ với người yêu của bạn không có nghĩa là họ cần được trị liệu; việc các cặp đôi tranh cãi là điều bình thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy những cuộc tranh cãi đó ngày càng leo thang thành làm tổn thương nhau hoặc tần suất ngày càng tăng thì liệu pháp trị liệu của các cặp đôi có thể hữu ích.
“Liệu pháp cặp đôi nhấn mạnh quan niệm rằng việc duy trì sự lành mạnh của một mối quan hệ là trách nhiệm chung, thay vì đó là ‘lỗi’ hay vấn đề cần giải quyết của một người. Đề xuất liệu pháp cặp đôi cũng có thể giúp giảm bớt cảm giác đổ lỗi hoặc xấu hổ mà người yêu của bạn có thể trải qua nếu họ là người duy nhất được mong đợi tham gia trị liệu,” Morgan Pommels, Nhà trị liệu sang chấn tâm lý, MSW lưu ý.
Tips for Suggesting Therapy to Your Partner
Lời khuyên đối với việc đề xuất trị liệu cho người yêu của bạn
Noticing that your partner needs help is one thing; knowing how to tell them they need help is a completely different story. When you approach your partner to discuss a delicate topic such as this one, it’s not only about what you say, but how you say it that matters.
Before beginning the discussion, you should examine why you’ve decided to talk to your partner about going to therapy. Is it out of concern? Do you want them to get the help they need? Or is your reason self-serving, for example, wanting them to stop a behavior that bothers you? Your motivation will impact the way you talk to your partner.
Nhận thấy rằng người yêu của bạn cần giúp đỡ là một chuyện; biết cách truyền đạt với họ rằng họ cần giúp đỡ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi bạn tiếp cận người yêu của mình để thảo luận về một chủ đề tế nhị như thế này, điều quan trọng không chỉ là những gì bạn nói mà còn là cách bạn nói điều đó.
Trước khi bắt đầu cuộc thảo luận, bạn nên xem xét lý do tại sao bạn quyết định nói chuyện với người yêu của mình về việc trị liệu. Có phải là do lo lắng không? Bạn có muốn họ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần không? Hay lý do của bạn là vì lợi ích cá nhân, chẳng hạn như muốn họ ngăn chặn một hành vi khiến bạn khó chịu? Động lực của bạn sẽ tác động đến cách bạn nói chuyện với người yêu của mình.
Pommells nói: “Cách tốt nhất để nói với người yêu của bạn rằng bạn muốn họ đi trị liệu là làm điều đó xuất phát từ thái độ yêu thương và quan tâm, thay vì phán xét hay xấu hổ”. Để làm được điều này, điều quan trọng là phải xem xét một số yếu tố:
Tiếp cận họ với cả tấm lòng có nghĩa là bạn phải xem xét những yếu tố sau.
- Cân nhắc thời điểm: Nói chuyện với bạn đời của bạn vào thời điểm cả hai bạn đều bình tĩnh. Việc nói ra khi đang cãi nhau hoặc cố gắng nói chuyện với đối phương trong khi họ đang bị kích động hoặc căng thẳng sẽ không mang lại kết quả tích cực.
- Ở trong môi trường phù hợp: Đề cập đến nhu cầu trị liệu ở nơi công cộng có thể khiến người yêu của bạn xấu hổ hoặc khó chịu. Nói chuyện ở một nơi riêng tư mà bạn có thể truyền đạt rõ ràng mối quan tâm của mình, đánh giá cảm xúc của đối phương và tập trung vào cuộc thảo luận hiện tại mà không bị ai quấy rầy.
- Cẩn thận khi lựa chọn từ ngữ: Chia sẻ những gì bạn đang quan sát, những gì bạn đang cảm nhận và đưa ra những lý do rõ ràng tại sao bạn cảm thấy người yêu của mình có thể được giúp đỡ từ việc trị liệu. Giải thích rằng bạn quan tâm và muốn hỗ trợ sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe tổng thể của người yêu và liệu pháp trị liệu có thể là một cách hữu ích để thực hiện điều đó. Sử dụng câu nói đồng cảm “Anh/em” để định hình ngôn ngữ của bạn, bằng những câu bắt đầu bằng “Anh/em lo ngại” hoặc “Anh/em đã nhận thấy”.
- Đảm bảo rằng đề xuất trị liệu của bạn không đến từ quyền kiểm soát hoặc nghe giống như một tối hậu thư: “Nếu bạn quyết định đề nghị với người yêu của mình rằng họ nên đi trị liệu, bạn không nên ép buộc hoặc ‘bảo’ bất kỳ ai làm điều gì đó. Điều này có thể khiến người khác cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm. Nó cũng có thể khiến họ nổi giận nếu cảm thấy bị tấn công. Bạn cũng không nên đe dọa họ. Thay vào đó, bạn nên thử nói chuyện cởi mở với họ về những lo lắng của mình,” Arrieta lưu ý.
- Sử dụng ngôn ngữ yêu thương và đồng cảm: Pommels khuyên bạn nên nói: “‘Anh yêu em và anh thực sự muốn mối quan hệ của chúng ta tiến triển tốt đẹp. Anh nghĩ rằng… nói chuyện với ai đó về nỗi lo lắng đang diễn ra của em thực sự có thể giúp ích không chỉ cho những khó khăn của riêng em mà còn cho cả mối quan hệ của chúng ta. Em nghĩ sao về điều đó?'”
“The best way to tell your partner that you would like them to go to therapy is to do so from a place of love and care, rather than judgement or shame,” states Pommells. To do this, it is important to consider a number of factors:
Approaching them with a heart of compassion means you have to consider a number of factors.
- Consider the timing: Talk to your partner at a time when you are both calm. Blurting out your words in the middle of a fight or trying to talk to your partner when they are agitated or stressed, is not likely to yield positive results.
- Be in the right setting: Bringing up the need for therapy in a public setting can embarrass or upset your partner. Talk in a private place where you can clearly convey your concerns, validate your partner’s feelings, and focus on the discussion at hand without interference.
- Choose your words with care: Share what you are observing, what you are feeling, and provide clear reasons why you feel your partner could benefit from therapy. Explain that you care and want to support your partner’s mental health and overall wellbeing, and therapy can be a beneficial way to do it. Use empathetic “I” statements to frame your language, with sentences that start with “I am concerned” or “I have noticed.”
- Make sure your recommendation for therapy doesn’t come from a place of control or sound like an ultimatum: “If you decide to suggest to your partner that they should go to therapy, you should not force or ‘tell’ anyone to do something. This might make the other person feel rejected or offended. It may also make them lash out if they feel attacked. You should not threaten them. You should instead try speaking with them openly about your concerns,” Arrieta notes.
- Use loving and empathetic language: Pommels suggests saying, “‘I love you and I really want to make our relationship work. I think that … working with someone about your ongoing anxiety can really help not just your personal struggles but our relationship overall. What are your thoughts about that?’”
Another way to approach the conversation is to ask if your partner has thought about therapy as a tool themselves. To do this, Pommels suggests gauging your partner’s thoughts about therapy by saying, “‘Have you ever thought about talking to a professional such as a therapist? They have tools and techniques that could help manage this exact type of stress.'”
These statements can help you foster an atmosphere of understanding and concern, and help your partner feel that they are cared about instead of accused. The right language can also help to destigmatize the idea of going to therapy.
Một cách khác để tiếp cận cuộc trò chuyện là hỏi xem liệu người yêu của bạn có coi liệu pháp trị liệu như một công cụ hay không. Để làm điều này, Pommels khuyên bạn nên đánh giá suy nghĩ của đối phương về liệu pháp bằng cách nói, “Anh đã bao giờ nghĩ đến việc nói chuyện với một chuyên gia như nhà trị liệu chưa? Họ có những công cụ và kỹ thuật có thể giúp quản lý loại căng thẳng này.”
Những câu nói này có thể giúp bạn nuôi dưỡng bầu không khí thấu hiểu và quan tâm, đồng thời giúp người yêu của bạn cảm thấy rằng họ được quan tâm thay vì bị buộc tội. Ngôn ngữ phù hợp cũng có thể giúp loại bỏ những kỳ thị về ý định đi trị liệu.
What If They Refuse to Go to Therapy?
Điều gì sẽ xảy ra nếu họ từ chối đi trị liệu?
Even if you have tried the most thoughtful, empathetic approach to get your partner to go to therapy, it may not work. This can happen for many reasons, including internalized stigma surrounding mental health, a belief that talking to you or another loved one is enough, or just not wanting or being ready to.
However, unfairly placing you in the situation of providing your partner’s sole mental and emotional support can be overwhelming.
If your partner refuses to go to therapy, seek out additional support, or do any sort of self-work after multiple conversations, you have to consider what is best for you.
Ngay cả khi bạn đã thử cách tiếp cận chu đáo và đồng cảm nhất để thuyết phục người yêu của mình đi trị liệu, nó vẫn có thể không hiệu quả. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cả sự kỳ thị trong nội tâm về sức khỏe tâm thần, niềm tin rằng nói chuyện với bạn hoặc người thân khác là đủ, hoặc chỉ là họ không muốn hoặc không sẵn sàng.
Tuy nhiên, việc đặt bạn vào tình huống phải hỗ trợ tinh thần và cảm xúc duy nhất cho đối phương có thể là điều quá sức chịu đựng.
Nếu người yêu của bạn từ chối đi trị liệu, tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung hoặc thực hiện bất kỳ hình thức tự làm việc nào sau nhiều cuộc trò chuyện, bạn phải cân nhắc điều gì là tốt nhất cho mình.
“After all of the effort you put in, if your partner refuses to seek services, remember you can’t control others’ behaviors. Think about how their mental health issues are impacting you,” advises Arrieta. “Consider setting boundaries for yourself with your partner and engaging in self-care.”
Be honest with your partner. Let them know what is and is not acceptable in your relationship. Although they may decide not to seek help, that doesn’t mean you have to tolerate problematic behavior. Though you want to extend grace and patience with your partner, evaluating the relationship may be your next step.
“If your partner’s behaviors are causing significant turmoil and they continue to refuse to go to therapy even though you have asked multiple times, it’s important to ask yourself if this is a relationship that you can sustain in its current form,” Pommells says.
“Sau tất cả những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra, nếu người yêu của bạn từ chối tìm kiếm dịch vụ, hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát hành vi của người khác. Hãy suy nghĩ xem các vấn đề sức khỏe tâm thần của họ đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào,” Arrieta khuyên. “Hãy cân nhắc việc thiết lập ranh giới cho bản thân với bạn đời và tham gia vào việc chăm sóc bản thân.”
Hãy thành thật với người yêu của bạn. Hãy cho họ biết điều gì được và điều gì không được chấp nhận trong mối quan hệ của bạn. Mặc dù họ có thể quyết định không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chịu đựng những hành vi có vấn đề. Mặc dù bạn muốn thể hiện sự ân cần và kiên nhẫn với người yêu của mình nhưng việc đánh giá lại mối quan hệ có thể là bước tiếp theo của bạn.
Pommells nói: “Nếu hành vi của người yêu của bạn đang gây ra tình trạng hỗn loạn đáng kể và họ tiếp tục từ chối đi trị liệu mặc dù bạn đã yêu cầu nhiều lần, thì điều quan trọng là bạn phải tự hỏi bản thân xem liệu đây có phải là mối quan hệ mà bạn có thể duy trì ở tình trạng như hiện tại hay không”.
Nguồn bài viết: https://www.verywellmind.com/suggesting-therapy-to-your-partner-7569399
Nguồn hình ảnh: Freepik