Khi Sự Tích cực Giả tạo giúp bạn giảm căng thẳng và Khi nó Phản Tác dụng

When Faking Positivity Reduces Stress and When It Backfires

 

Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam

 


You may have heard the advice, “fake it until you make it,” which is often applied to business or overall self-confidence.  This popular rhyming advice can also be applied to happiness-inducing, stress-relieving activities like forcing a smile, pushing yourself to be outgoing, or repeating positive affirmations.  

Có thể bạn đã nghe câu “hãy giả vờ cho đến khi bạn làm được điều đó”. Lời khuyên này thường được áp dụng trong kinh doanh hoặc trong xây dựng sự tự tin. Điều này cũng có thể được áp dụng cho các hoạt động mang lại hạnh phúc, giảm căng thẳng như gượng cười, thúc đẩy bản thân hướng ngoại hoặc lặp lại những lời khẳng định tích cực.

But do these activities work or can they backfire?  Here are some research-backed situations when faking it works and examples of when it can do more harm than good.

Nhưng những hoạt động này có thực sự hiệu quả không, hay chúng có thể phản tác dụng? Dưới đây là một số tình huống đã được nghiên cứu chứng minh khi giả vờ có hiệu quả và những ví dụ về trường hợp gây hại nhiều hơn là có lợi.

1. Fake A Smile?

1. Giả vờ cười

You may have heard recommendations both ways: plastering on a smile when you feel unhappy can only make you worse, and a fake smile can lead to a real one. You may have even heard of research that backs up both positions. So, which is it?

Bạn có thể đã nghe những lời gợi ý này theo cả hai cách: cười khi bạn không vui chỉ có thể khiến bạn trở nên tồi tệ hơn và một nụ cười giả tạo có thể dẫn đến một nụ cười thật sự. Bạn thậm chí có thể đã nghe nói về nghiên cứu ủng hộ cả hai quan điểm. Vậy thì cái nào mới ổn?

Actually, in a way, both of these things are true, and the situation is a bit complex. When you smile as a way to repress upset feelings, you can make yourself feel worse. We all sometimes do this when we need to in order to be socially acceptable. And some research actually does suggest that forcing a smile can even help depressed people feel better.

Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, cả hai điều này đều đúng. Khi bạn mỉm cười để kìm nén cảm giác khó chịu, bạn có thể khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hơn. Chúng ta đôi khi làm điều này khi cần nhận được sự chấp nhận từ xã hội. Mặt khác, một số nghiên cứu thực sự cho thấy rằng việc gượng cười thậm chí có thể giúp những người trầm cảm cảm thấy tốt hơn.

But if you always cope with unhappiness by forcing a smile and pretending you’re not upset, this can create other problems. It can feel inauthentic and it can be part of a greater pattern of not dealing with your feelings. If you fake a smile so those close to you, those who could offer support, don’t know that anything is wrong, this can keep you from getting social support that could make you feel better. 

Nhưng nếu bạn luôn đương đầu với nỗi bất hạnh bằng cách gượng cười và giả vờ như không buồn có thể sẽ tạo ra những vấn đề khác. Là việc tạo ra một hiện thực không có thật hay một phần của thói quen không giải quyết được cảm xúc của mình. Nếu bạn mỉm cười giả tạo để những người thân thiết và những người có thể hỗ trợ bạn không biết rằng có điều bất ổn thì chính bạn không nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.

If, however, you are feeling neutral or just slightly “down,” smiling can help. One study asked subjects to fake smiles and measured how they felt after a few minutes of this. Results showed a boost in positive feelings as a result of the smiling; in these cases, the fake smiles tended to lead to real ones. 

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bình thường hoặc chỉ hơi “buồn bã”, mỉm cười có thể giúp ích. Một nghiên cứu đã yêu cầu các đối tượng giả vờ cười và kiểm tra xem họ cảm thấy thế nào sau vài phút thực hiện hành động này. Kết quả cho thấy cảm xúc tích cực tăng lên nhờ nụ cười; trong những trường hợp này, nụ cười giả có xu hướng dẫn đến nụ cười thật.

Researchers believe that this is because the mind and the body communicate. Psychologically, we infer our attitudes by watching our actions as an observer would. Therefore, you can intensify an emotion by physically expressing it. (Researchers have also found that standing up straighter can actually make you feel more confident.)

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do sự phối hợp giữa tâm trí và cơ thể. Về mặt tâm lý, chúng ta suy ra thái độ của mình bằng cách quan sát hành động của mình như một người quan sát. Vì vậy, bạn có thể tăng cường cảm xúc bằng cách thể hiện nó bằng cơ thể. (Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi đứng thẳng thực sự có thể khiến bạn cảm thấy tự tin hơn.)

Another study had subjects hold a pencil in their teeth to activate the same muscles that are required for smiling. They wanted to see if the very act of smiling might create positive feelings or if people, when forcing a smile, would think of things that made them happy and those thoughts led to the real smiles. (This would mean that the boost in positive feelings would be due to the happy thoughts rather than the act of smiling itself.) Interestingly, even the subjects who were “smiling” because they were holding a pencil in their teeth found themselves feeling more positive as a result.

Một nghiên cứu khác yêu cầu người tham gia giữ bút chì bằng răng để kích hoạt các cơ cần để mỉm cười. Họ muốn xem liệu hành động mỉm cười có thể tạo ra cảm xúc tích cực không hay hành động gượng cười sẽ dẫn đến những điều khiến họ hạnh phúc và những suy nghĩ đó đã dẫn đến những nụ cười thực sự. (Điều này có nghĩa là sự gia tăng cảm xúc tích cực sẽ là do những suy nghĩ vui vẻ chứ không phải là hành động mỉm cười.) Đáng chú ý, ngay cả những người tham gia nghiên cứu “mỉm cười” vì họ đang ngậm một cây bút chì cũng cảm thấy tích cực hơn sau đó.

Just to complicate things, another series of studies found that our beliefs about smiles can also make a difference here. Research from Northwestern University found that those who think of smiles as a reflection of their good mood can find themselves feeling happier when they smile more frequently.

Mọi chuyện càng phức tạp hơn khi một loạt nghiên cứu khác phát hiện ra rằng niềm tin của chúng ta về nụ cười cũng có thể tạo ra sự khác biệt ở đây. Nghiên cứu từ Đại học Northwestern phát hiện ra rằng những người nghĩ nụ cười phản ánh tâm trạng tốt của họ có thể cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ cười thường xuyên hơn.

However, those who see smiling as a cause of happiness rather than a result of it find that more frequent smiling actually has the opposite effect. The key here is that if you think of your smiles as something that you do because you’re in a good mood, smiling more often should make you feel better. If you think of it as something that you’re only doing to feel better, you might not get the same positive boost.

Tuy nhiên, những người đánh giá cao nụ cười là nguyên nhân của hạnh phúc thì kết quả của nó lại thấy rằng nhiều hơn thế. Mỉm cười thường xuyên thực ra lại có tác dụng ngược lại. Điều quan trọng ở đây là nếu bạn coi nụ cười của mình là điều bạn làm vì bạn đang có tâm trạng vui vẻ, thì việc mỉm cười thường xuyên hơn sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn coi đó là điều bạn chỉ làm để cảm thấy tốt hơn, bạn có thể không nhận được sự thúc đẩy tích cực tương tự.

If this is true for you, you might want to take a minute or two and focus on the positive things in your life, remember the last really funny thing that happened to you, or otherwise focus on things that make you smile naturally.

Nếu điều này đúng với bạn, bạn có thể muốn dành một hoặc hai phút và tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống, nhớ điều thực sự buồn cười gần đây nhất đã xảy ra với bạn hoặc tập trung vào những điều khiến bạn bỗng dưng mỉm cười.

The important thing to remember is that real smiles are preferable, even though both types can bring benefits. If you can think of things that can genuinely make you happy as a way to change your outlook and make yourself feel like smiling, that is ideal. But if you can’t get yourself to that kind of happy place in seconds, faking a smile is a simple shortcut that most often works.

Điều quan trọng cần nhớ là nụ cười thực sự sẽ được ưa chuộng hơn, mặc dù cả hai kiểu đều có thể mang lại lợi ích. Nếu bạn có thể nghĩ ra những điều có thể thực sự khiến bạn hạnh phúc như một cách để thay đổi cách nhìn và khiến bản thân cảm thấy muốn mỉm cười thì đó là điều lý tưởng. Nhưng nếu bạn không thể đạt được cảm giác hạnh phúc đó chỉ trong vài giây thì mỉm cười giả tạo là một con đường đơn giản nhưng có tác dụng nhất.

Aside from the emotional and health benefits of smiling, there are stress management benefits as well. One of the most significant is that, when you wear a positive expression, it can be contagious. Smile and the world smiles back at you, as the saying goes. Walking around with everyone responding more positively to you can lead to more genuine smiles for you as well.

Bên cạnh những lợi ích về mặt cảm xúc và sức khỏe, việc mỉm cười còn có những lợi ích về quản lý căng thẳng. Một trong những điều quan trọng nhất là khi bạn thể hiện thái độ tích cực, nó có thể lây lan. Hãy mỉm cười và thế giới sẽ mỉm cười lại với bạn, như người ta vẫn nói. Đi bộ xung quanh với sự phản hồi tích cực hơn của mọi người đối với bạn cũng có thể mang lại cho bạn những nụ cười chân thật hơn.

The Verdict: Fake it—but only under certain conditions! If you fake a smile to give yourself a boost in positivity, this generally works well if you think of the smile as a reflection of your good mood. If you fake a smile to keep from dealing with your feelings or the things that are making you sad, or if you think of a forced smile only as a trick to make you happy, this can make you feel worse in the long run. And if you can make yourself feel like smiling, that’s the best route to take!

Kết luận: Giả tạo—nhưng chỉ trong một số điều kiện nhất định! Nếu bạn mỉm cười giả tạo để tăng thêm sự tích cực, điều này thường có tác dụng tốt nếu bạn coi nụ cười phản ánh tâm trạng tốt của mình. Nếu bạn gượng cười để tránh phải đối mặt với cảm xúc của mình hoặc những điều khiến bạn buồn, hoặc nếu bạn nghĩ nụ cười gượng ép chỉ là một thủ thuật để khiến bạn vui, điều này về lâu dài có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Và nếu bạn có thể khiến mình cảm thấy muốn mỉm cười thì đó là con đường tốt nhất để đi!

2. Fake an Affirmation?

2. Giả mạo một sự khẳng định?

Positive affirmations are widely recommended in some self-help circles. In a sense, they are a method of “faking” beliefs about yourself and your life in an attempt to make those beliefs more of a permanent reality.

Những lời khẳng định tích cực được khuyến khích rộng rãi trong một số nhóm tự lực. Theo một nghĩa nào đó, chúng là một phương pháp “giả mạo” niềm tin về bản thân và cuộc sống của bạn nhằm cố gắng biến những niềm tin đó trở thành hiện thực lâu dài hơn.

The recommendations of the early 2000s bestselling book, The Secret, are based, in part, on the effectiveness of positive affirmations. But affirmations are recommended by many other bestselling self-help books as well and have gained quite a following in recent years.

Những khuyến nghị của cuốn sách bán chạy nhất đầu những năm 2000 – “Bí mật”, một phần dựa trên tính hiệu quả của những lời khẳng định tích cực. Nhưng những lời khẳng định cũng được đề xuất trong nhiều cuốn sách self-help bán chạy khác và đã thu hút được khá nhiều người theo dõi trong những năm gần đây.

Affirmations can be likened to personal mantras, and are recommended to be repeated as a way to reprogram one’s subconscious mind to replace negative beliefs with more affirming ones, particularly when they are beliefs about one’s self.

Những lời khẳng định có thể được ví như những câu thần chú cá nhân và nên lặp lại như một cách lập trình lại tiềm thức của một người để thay thế những niềm tin tiêu cực bằng những niềm tin khẳng định hơn, đặc biệt khi chúng là niềm tin về bản thân một người.

But do they work? Some people say that those who repeat affirmations over and over are simply fooling themselves and in the long run, they are ineffective or even damaging because they are self-delusional. Are they right?

Nhưng chúng có hoạt động không? Một số người cho rằng những người lặp đi lặp lại những lời khẳng định tích cực chỉ đơn giản là đang tự lừa dối bản thân và về lâu dài, chúng không có hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại vì khiến con người ta tự ảo tưởng. Liệu đó là sự thật?

Interestingly, when it comes to affirmations, the naysayers have a point. Research has actually shown that positive affirmations can actually backfire in certain situations. More specifically, when people repeat affirmations that they do not truly believe or that are even the opposite of what they truly believe, the subconscious mind rejects these affirmations and actually becomes more resistant to the ideas and more stressed as a result! So in this way, the wrong affirmations really can do more harm than good.

Điều thú vị là khi nói đến những lời khẳng định, những cá nhân phản đối đều có lý của họ. Nghiên cứu đã thực sự chỉ ra rằng những lời khẳng định tích cực thực sự có thể gây phản tác dụng trong một số tình huống nhất định. Cụ thể hơn, khi mọi người lặp lại những lời khẳng định rằng họ không thực sự tin tưởng hoặc thậm chí trái ngược với những gì họ thực sự tin tưởng, tiềm thức sẽ bác bỏ những lời khẳng định này và thực sự trở thành càng chống lại các ý tưởng và kết quả là càng căng thẳng hơn! Vì vậy, theo cách này, những khẳng định sai lầm thực sự có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

The key here is that more damaging affirmations are those that people repeat when they are the opposite of what they really think—or are at least significantly far from their true beliefs. This isn’t true for affirmations that repeat what people believe to be true already, or that people believe could be true. This is an important distinction because affirmations that align with one’s true beliefs really do work in strengthening these beliefs and expanding upon them. But positive affirmations that align with how you really think can have a powerfully positive effect.

Mấu chốt ở đây là những lời khẳng định tai hại hơn là những lời mà mọi người lặp đi lặp lại khi chúng trái ngược với những gì họ thực sự nghĩ – hoặc ít nhất là khác xa đáng kể so với niềm tin thực sự của họ. Điều này không đúng đối với những lời khẳng định lặp lại những gì mọi người tin là đã đúng hoặc mọi người tin rằng có thể đúng. Đây là một điểm khác biệt quan trọng vì những lời khẳng định phù hợp với niềm tin thực sự của một người thực sự có tác dụng củng cố và mở rộng những niềm tin này. Nhưng những lời khẳng định tích cực phù hợp với suy nghĩ thực sự của bạn có thể có tác động tích cực mạnh mẽ.

An example of an affirmation that would backfire for someone who is dealing with discomfort about their appearance: I am the most beautiful woman in the world. Because it is so far off from how the woman actually feels about herself, her subconscious mind would put up a fight, and the affirmation would create stress without creating positive change.

Một ví dụ về lời khẳng định sẽ gây phản tác dụng đối với người đang cảm thấy khó chịu về ngoại hình của mình: Tôi là người phụ nữ đẹp nhất thế giới. Bởi vì nó khác xa với cảm nhận thực sự của người phụ nữ về bản thân, tiềm thức của cô ấy sẽ mâu thuẫn và lời khẳng định sẽ tạo ra căng thẳng mà không tạo ra thay đổi tích cực.

A better option would be: I am beautiful enough, or I am beautiful inside and out. If the woman were attempting a healthier diet and balanced exercise schedule, she may create affirmations to support this, such as I am working toward greater health and beauty every day, or I am getting stronger, I am getting healthier, and eventually, I am strong, I am healthy, I am beautiful.

Lựa chọn tốt hơn sẽ là: Tôi đủ đẹp, hoặc tôi đẹp từ trong ra ngoài. Nếu người phụ nữ đang cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hơn và lịch trình tập thể dục cân bằng, cô ấy có thể đưa ra những lời khẳng định để hỗ trợ điều này, chẳng hạn như tôi đang nỗ lực hướng tới sức khỏe và đẹp hơn mỗi ngày, hoặc tôi đang trở nên khỏe mạnh hơn, tôi đang khỏe mạnh hơn, và cuối cùng, tôi mạnh mẽ, tôi khỏe mạnh, tôi xinh đẹp.

Here are more examples.

Dưới đây là một số ví dụ:

Unrealistic: I am at complete and total inner peace.

Không thực tế: Tôi hoàn toàn có sự bình an nội tâm.

More realistic: I am working toward feeling at peace, or I am becoming more peaceful.

Thực tế hơn: Tôi đang cố gắng hướng tới cảm giác bình yên hoặc tôi đang trở nên bình yên hơn.

Unrealistic: I am strong and nothing hurts me.

Không thực tế: Tôi mạnh mẽ và không có gì làm tổn thương tôi.

More realistic: I am getting stronger and can weather this challenge, or I will overcome these obstacles.

Thực tế hơn: Tôi đang trở nên mạnh mẽ hơn và có thể vượt qua thử thách này, hoặc tôi sẽ vượt qua những trở ngại này.

Unrealistic: My life is perfect in every way as it is.

Không thực tế: Cuộc sống của tôi hoàn hảo về mọi mặt.

More realistic: My life is becoming better, or I am working toward a better life. (Even better would be to list the ways in which life is becoming better, as separate affirmations.)

Thực tế hơn: Cuộc sống của tôi đang trở nên tốt đẹp hơn, hoặc tôi đang nỗ lực hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. (Tốt hơn nữa là hãy liệt kê những cách thức giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn dưới dạng những lời khẳng định riêng biệt.)

These may seem like minor distinctions, but to your subconscious mind, they are significant. And it is important to note that these are only examples. If the affirmations labeled “unrealistic” actually do resonate with you as true, it is fine to use them. However, if they are far-off or opposite of what you really believe at this point, it is best to soften them to match the best of what you can believe about yourself and your situation at this moment. 

Đây có thể chỉ là những khác biệt nhỏ, nhưng đối với tiềm thức của bạn, chúng rất quan trọng. Và điều quan trọng cần lưu ý là đó  chỉ là những ví dụ. Nếu những lời khẳng định được gắn nhãn “không thực tế” thực sự khiến bạn thấy đúng thì bạn có thể sử dụng chúng. Tuy nhiên, nếu chúng khác xa hoặc đối lập với những gì bạn thực sự tin tưởng vào thời điểm này, tốt nhất bạn nên làm dịu chúng đi để phù hợp với những gì bạn có thể tin tưởng về bản thân và hoàn cảnh của mình.

The Verdict: Be careful how you use them! Affirmations that are far from what you actually believe can backfire. Affirmations that capture the best aspects of what you already believe and build on them, or move you in the right direction are key.

Kết luận: Hãy cẩn thận với cách bạn sử dụng chúng! Những lời khẳng định khác xa với những gì bạn thực sự tin tưởng có thể phản tác dụng. Những lời khẳng định nắm bắt được những khía cạnh tốt nhất của những gì bạn đã tin tưởng và xây dựng dựa trên chúng hoặc đưa bạn đi đúng hướng là chìa khóa.

3. Fake Being Outgoing?

3. Giả vờ hướng ngoại?

Research shows that extroverts are actually happier than their introverted counterparts. They’re also more successful in life. This can feel like bad news for those who naturally tend toward introversion, as the tendency to be more or less extroverted is something that we are born with. However, the good news is that we can shift these tendencies on purpose by consciously acting extroverted in certain situations, and research has backed this up.

Nghiên cứu cho thấy người hướng ngoại thực sự hạnh phúc hơn những người hướng nội. Họ cũng thành công hơn trong cuộc sống. Đây có thể coi là tin xấu đối với những người có xu hướng hướng nội một cách tự nhiên, vì xu hướng ít nhiều hướng ngoại là điều bẩm sinh của chúng ta. Tuy nhiên, tin tốt là chúng ta có thể cố ý thay đổi những xu hướng này bằng cách hành động hướng ngoại một cách có ý thức trong một số tình huống nhất định và nghiên cứu đã chứng minh điều này.

In one study, researchers asked introverts and extroverts alike to act extroverted and found that introverts and extroverts alike experienced a boost in happiness. In the context of this research, “acting extroverted” means acting confident and outgoing in a social situation that lasts around an hour. This is distinct from pushing yourself to change your full nature—introverts need more “down time” after social interactions, for example, and it would be exhausting for an introvert not to allow for this. However, if you are more introverted, you may benefit from acting more confident and outgoing in certain social situations, not only because you will likely connect with more people and expand your social resources, but because you will have a good time, boost your happiness, and in turn minimize your stress levels in the process

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người hướng nội và người hướng ngoại hành động “hướng ngoại” và phát hiện ra rằng người hướng nội và người hướng ngoại đều cảm thấy hạnh phúc hơn. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, “hành động hướng ngoại” có nghĩa là hành động tự tin và hoạt bát trong một tình huống xã hội kéo dài khoảng một giờ. Điều này khác biệt so với việc buộc bản thân thay đổi hoàn toàn bản chất – ví dụ, người hướng nội cần thời gian “làm dịu tâm hồn” sau khi tham gia các tương tác xã hội, và nếu họ không cho phép điều này xảy ra, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc dạng hướng nội hơn, bạn có thể được lợi ích bằng cách thể hiện sự tự tin và hoạt bát hơn trong một số tình huống xã hội cụ thể, không chỉ vì bạn có khả năng kết nối với nhiều người hơn và mở rộng tài nguyên xã hội của mình, mà còn vì bạn sẽ có thời gian vui vẻ, nâng cao tâm trạng của mình và từ đó giảm thiểu mức căng thẳng.

If this sounds unrealistic to you, I’ll point you to another interesting study that shows you’re not alone in this idea. This research asked introverts to predict how happy they would feel by acting extroverted, and they consistently underestimated how good it would feel to act more extroverted than they felt. This may be part of why the more reserved among us have a difficult time coming out of their shells—not only does it take effort, but they’re not sure that the reward is worth that effort. Rest assured, if you give it a try, you will likely be glad you did. This is just one effective way to relieve stress if you’re an introvert.

Nếu điều này nghe có vẻ phi thực tế với bạn, tôi sẽ chỉ cho bạn một nghiên cứu thú vị khác cho thấy bạn không đơn độc trong ý tưởng này. Nghiên cứu này yêu cầu những người hướng nội dự đoán họ sẽ cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi hành động hướng ngoại và họ luôn đánh giá thấp về cảm giác hạnh phúc khi họ thể hiện tính cách hướng ngoại hơn so với họ cảm nhận ban đầu .Điều này có thể là một phần của lý do tại sao những người kín đáo trong chúng ta gặp khó khăn khi muốn cởi mở hơn, điều này không chỉ mất công sức, mà họ cũng không chắc rằng phần thưởng xứng đáng với nỗ lực đó. Hãy yên tâm, nếu bạn dám thử, bạn có khả năng sẽ rất vui vẻ khi đã thử. Điều này chỉ là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng nếu bạn là người hướng nội.

The Verdict: Fake it! Behaving like an extrovert in certain social situations can help both introverts and extroverts feel happier. 

Kết luận: Hãy giả vờ! Cư xử như người hướng ngoại trong một số tình huống xã hội nhất định có thể giúp cả người hướng nội và người hướng ngoại cảm thấy hạnh phúc hơn.

4. The Bottom Line

4. Điểm mấu chốt

Usually the phrase “fake it until you make it” can apply to being in a good mood.  There are certain conditions where your subconscious mind knows you’re faking it and it won’t be fooled.  However, if you can move toward feeling happier and less stressed with an extra smile when you may not have thought of smiling, a repetition of a positive thought that you actually believe, or an internal push toward friendlier behavior, do it!  If this feels too fake for you and you start to feel worse, try another positivity-boosting activity instead.

Thông thường, cụm từ “hãy giả vờ cho đến khi bạn thành công” có thể áp dụng giúp bạn có tâm trạng vui vẻ. Có một số trường hợp nhất định mà tiềm thức của bạn biết bạn đang giả vờ và nó sẽ không bị lừa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và bớt căng thẳng hơn bằng cách mỉm cười nhiều thêm chút dù bạn có thể không nghĩ đến việc đó, lặp đi lặp lại một suy nghĩ tích cực mà bạn thực sự tin tưởng hoặc thúc đẩy nội tâm hướng tới hành vi thân thiện hơn, hãy làm điều đó! Nếu điều này khiến bạn cảm thấy quá giả tạo và bạn bắt đầu cảm thấy tồi tệ hơn, thay vào đó hãy thử một hoạt động tăng cường sự tích cực khác.

 

 

——————————————

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellmind.com/when-to-fake-happiness-for-stress-relief-4068437

 

Để lại một bình luận