Khi Nỗ Lực Lấy Lòng Của Bạn Phản Tác Dụng

When Your Need to Please Backfires

 

Your 4-step path from pleasing to belonging.  

Hành trình 4 bước chuyển hóa từ một người luôn cố gắng hài lòng người khác đến an nhiên tự tại với chính mình, dù ở bất cứ đâu.

Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Thuỳ Linh

Tác giả: Tiến sĩ Michelle McQuaid


Key points

  • Studies suggest that many of us confuse belonging with people-pleasing, leading to exhaustion and resentment.
  • Belonging requires that our essence is respected, whereas fitting in demands we sacrifice our real selves.
  • Learning to honor both our individual needs and our connections with others builds authentic relationships.

Những điểm chính

  • Các nghiên cứu cho thấy nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn giữa cảm giác thuộc về và được chấp nhận với việc làm hài lòng người khác, dẫn đến sự kiệt sức và oán giận.
  • Cảm giác thuộc về đòi hỏi rằng bản sắc cá nhân ta được tôn trọng, trong khi việc cố gắng hòa mình lại đòi hỏi chúng ta phải che giấu và hy sinh đi con người thật của mình.
  • Học cách cân bằng giữa việc trân trọng nhu cầu cá nhân của bản thân và sự kết nối của chúng ta với người khác có thể tạo ra các mối quan hệ chân thực.

 

Do you find yourself constantly adjusting your behavior to please others? Do you often silence your own needs to maintain harmony? Are you exhausted from trying to be who everyone else wants you to be? If these questions resonate, you’re not alone in confusing fitting in with true belonging.

Bạn có thấy mình phải liên tục điều chỉnh hành vi để làm vừa lòng người khác không? Bạn có thường xuyên kìm nén và gạt nhu cầu của mình sang một bên để duy trì sự “dĩ hòa vi quý” không? Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi phải cố gắng trở thành một phiên bản mà người khác mong muốn bạn trở thành? Nếu bạn thấy hình bóng mình trong những câu hỏi này, thì có lẽ bạn không phải là người duy nhất nhầm lẫn giữa ‘hòa tan’ và ‘hòa nhập’, giữa việc cố gắng khiến bản thân nhỏ bé hơn để vừa vặn với kỳ vọng của mọi người xung quanh, và cảm giác thuộc về – đó là sự thân thuộc với chính con người mình, khi bạn thực sự thả lỏng và thoải mái sống thật với bản thân mình một cách an nhiên, dù ở bất cứ đâu.

“Belonging requires that your essence is respected,” explained Daniel Siegel, founding co-director of the Mindful Awareness Research Center at UCLA and the executive director of the Mindsight Institute when we interviewed him recently. “If you have to give up your own ethical choices about what’s right for you to win the approval of others, this is not the same as belonging.”

“Cảm giác thuộc về yêu cầu rằng bản sắc của bạn phải được tôn trọng,” Daniel Siegel, đồng giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Chánh niệm tại UCLA và giám đốc điều hành của Mindsight Institute, giải thích trong một buổi phỏng vấn gần đây. “Nếu bạn phải hy sinh những giá trị và nguyên tắc của riêng mình, những lựa chọn mà bạn cho là đúng với bản thân chỉ để giành được sự chấp thuận từ người khác, thì đó không phải là cảm giác thuộc về.”

When we prioritize fitting in over true belonging, we often trade our authentic selves for what feels like immediate safety and acceptance. However, this pattern typically leads to exhaustion, burnout, and a diminished sense of self over time.

Khi chúng ta đặt sự công nhận của người khác thành ưu tiên hàng đầu hơn là những gắn kết chân thực, ta thường sẽ từ bỏ con người thật của mình để đánh đổi lại cảm giác an toàn và được chấp thuận. Tuy nhiên, xu hướng này thường sẽ dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và giảm sút lòng tự tôn, khiến bạn thu bé con người mình lại theo thời gian.

nguồn: Pinterest

Siegel suggests we can build the inner trust needed to break free from people-pleasing by using the secure attachment 4S framework:

Siegel gợi ý rằng chúng ta có thể nuôi dưỡng sự tự tin và niềm tin tưởng vào bản thân từ nội tại – điều cần thiết để thoát khỏi thói quen làm hài lòng người khác – bằng cách áp dụng mô hình 4S về gắn bó an toàn:

  • Safe: When the urge to people-please arises, remind yourself that your worth isn’t determined by others’ approval. Notice the impulse to immediately make others comfortable at your own expense. Reassure yourself that it’s safe to pause before responding and that temporary disapproval won’t destroy your relationships. You are worthy of respect, even when others disagree with your choices.
  • An toàn: Khi cảm giác muốn làm hài lòng người khác xuất hiện, hãy nhắc nhở bản thân rằng giá trị con người bạn không phụ thuộc vào sự chấp thuận từ người khác. Hãy để mắt tới mỗi khi sự thôi thúc muốn làm người khác thoải mái trỗi dậy, đặc biệt khi lòng thôi thúc ấy đồng nghĩa với việc bạn phải đánh đổi con người mình. Tự nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể tạm ngừng trước khi lựa chọn đưa ra phản hồi, và trấn an mình rằng sự bất đồng thuận tạm thời này sẽ không phá hủy các mối quan hệ của bạn. Bạn xứng đáng được tôn trọng, ngay cả khi người khác không đồng tình với lựa chọn của bạn.
  • Seen: Instead of rushing to fix others’ discomfort, take time to notice your own feelings and needs. What parts of yourself are you tempted to silence or hide? What would you say or do if you weren’t afraid of judgment? Honor these authentic parts of yourself rather than pushing them aside to maintain harmony.
  • Nhìn nhận: Thay vì cứ vội vàng chạy tới để giải quyết những bất tiện và xoa dịu sự khó chịu của người khác, hãy dành thời gian để lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của chính mình. Những phần nào trong con người bạn mà bạn có xu hướng kìm nén hoặc che giấu? Bạn sẽ nói gì hoặc làm gì nếu nỗi sợ bị phán xét của bạn không tồn tại? Hãy trân trọng những mảnh ghép chân thực ấy của bản thân thay vì gạt bỏ chúng chỉ để duy trì sự dĩ hòa vi quý.
  • Soothed: When anxiety rises about potentially disappointing others, ground yourself in your body. Place your hands on your heart or belly and breathe slowly. Remind yourself that these uncomfortable feelings will pass and that true belonging comes from being authentic, not perfect. Stay with this practice until you feel steady enough to choose your response rather than automatically people-pleasing.
  • Xoa dịu: Mỗi khi nỗi lo âu trong bạn trỗi dậy vì sợ làm người khác thất vọng, hãy cảm nhận và kết nối với cơ thể mình. Đặt tay lên tim hoặc bụng và hít thở chậm rãi. Nhắc nhở bản thân rằng những cảm giác khó chịu này sẽ qua đi, và rằng sự kết nối chân thực đến từ việc sống đúng với bản thân, với con người mình, chứ không phải từ một hình bóng hoàn hảo. Hãy kiên trì thực hành điều này cho đến khi bạn cảm thấy đủ vững vàng để tự mình đưa ra phản hồi một cách độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi sự chấp thuận của người khác, thay vì cứ luôn cố làm lòng mọi người như một phản ứng theo thói quen.
  • Secure: From this more grounded place, ask yourself: “What would honor both my needs and this relationship? What boundaries would help me show up more authentically?” Trust that you can handle any temporary discomfort that arises from being true to yourself. Remember that relationships built on fitting in rather than true belonging will always leave you feeling depleted.
  • Vững vàng: Từ trạng thái bình tâm này, hãy tự hỏi: “Làm thế nào để vừa tôn trọng nhu cầu của bản thân vừa duy trì sự gắn kết trong mối quan hệ này? Những ranh giới nào sẽ giúp tôi thể hiện bản thân một cách chân thật hơn?” Hãy tin rằng khi lựa chọn sống thật với mình, bạn có thể đối diện với bất kỳ thử thách và xúc cảm khó khăn nào theo sau đó mỗi bạn đưa ra lựa chọn ấy. Hãy nhớ rằng những mối quan hệ dựa trên việc cố gắng thu hẹp bản thân để nhận được sự chấp thuận sẽ luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, thay vì dựa trên sự kết nối thực sự và chân thành.

“When we feel securely attached to ourselves,” explains Siegel, “we’re more flexible, fluid, and achieve higher states of functioning.” This inner security allows us to show up authentically in our relationships rather than constantly shape-shifting to fit others’ expectations.

“Khi chúng ta cảm thấy gắn kết vững vàng với chính con người mình…” Siegel giải thích, “chúng ta trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn và đạt được những trạng thái hành xử tiến bộ hơn.” Sự an yên, thoải mái và vững chãi từ trong nội tại này giúp chúng ta thể hiện bản thân một cách chân thật trong các mối quan hệ, thay vì liên tục điều chỉnh mình để sao cho vừa vặn với kỳ vọng của người khác.

For example, when faced with pressure to conform, you might do the following:

Ví dụ, khi đối mặt với áp lực phải tuân theo, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Pause to notice your impulse to immediately agree (Seen).
  • Tạm dừng để quan sát và nhận diện mỗi khi sự thôi thúc rằng mình phải đồng ý ngay tức thì với yêu cầu từ người khác nổi lên (Nhìn nhận).
  • Remind yourself you’re worthy of having different views (Safe).
  • Nhắc nhở bản thân rằng bạn có quyền có những quan điểm khác biệt (An toàn).
  • Take some deep breaths to steady yourself (Soothed).
  • Hít vài hơi thở sâu để lấy lại sự điềm tĩnh (Xoa dịu).
  • Choose a response that honors your authentic self while maintaining respect for the relationship (Secure).
  • Lựa chọn một phản hồi sao cho nó vừa thể hiện sự chân thật của bản thân, vừa đồng thời duy trì sự tôn trọng cho mối quan hệ (Vững vàng).

While setting boundaries and being authentic may create temporary discomfort in relationships, research shows that women who consistently make choices balancing both their own and others’ needs report greater freedom, authenticity, and energy in the long run.

Mặc dù việc thiết lập ranh giới và sống thật có thể tạo ra những khó khăn tạm thời trong các mối quan hệ, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, về lâu dài, với những phụ nữ luôn chủ động đưa ra lựa chọn để cân bằng giữa nhu cầu của bản thân và của người khác thì kết quả cho thấy họ cảm nhận được tự do, được sống đúng với mình và có năng lượng dồi dào hơn.

True belonging emerges not from conforming to others’ expectations but from bringing our whole selves—including our differences and imperfections—into our connections with others.

Sự kết nối chân thực không đến từ việc tuân theo những mong đợi của người khác, mà đến từ việc thể hiện trọn vẹn bản thân—bao gồm cả những điểm khác biệt và khuyết điểm của chính mình—trong các mối quan hệ với người xung quanh.

 


Nguồn tham khảo 

Siegel, D. J., & Bryson, T. P. (2020). The Power of Showing Up: How Parental Presence Shapes Who Our Kids Become and How Their Brains Get Wired. Ballantine Books.

 

——————————————————

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/us/blog/from-functioning-to-flourishing/202410/when-your-need-to-please-backfires

Để lại một bình luận