The Pain of Parent-Child Role Reversals: 4 Core Themes
Many things can go wrong when children are “parentified” and grow up too fast.
Khi một đứa trẻ bị “phụ huynh hóa” và buộc phải trưởng thành quá sớm, rất nhiều chuyện không hay sẽ xảy ra.
Biên dịch: Phương Anh – Hiệu đính: Xanh Lam
Key Points
- Parentification involves turning to children for support that is inappropriate for their age or culture.
- This role reversal can contribute to depression, substance use, personality impairments, and low self-esteem.
- Emotional themes of parentification include fear, intrusion, a sense of absence, and extreme emotional swings.
Nội Dung Chính
- Phụ huynh hóa bao gồm cả việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ trẻ em một cách không phù hợp với lứa tuổi và văn hóa
- Sự đảo vai này có thể góp phần dẫn đến trầm cảm, sử dụng chất kích thích, sự suy đồi nhân cách và lòng tự tôn thấp
- Cảm xúc chủ đạo khi bị Phụ huynh hóa bao gồm nỗi sợ hãi; cảm giác bị xâm phạm, xâm nhập quá mức; cảm giác vô hình và những biến động cảm xúc cực độ.
When parents look to their children for practical and emotional support that is inappropriate for their age or culture, it is technically referred to as parentification.
Khi cha mẹ tìm đến con trẻ để mưu cầu sự hỗ trợ về mặt vật chất, thực dụng và về mặt tinh thần, cảm xúc một cách không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng như văn hóa mà chúng quen thuộc, về mặt lý thuyết, thì đấy chính là khi trẻ em bị “Phụ huynh hóa”.
Practical support involves, for example, taking care of younger siblings, paying bills, cooking, cleaning, and caring for sick family members. Emotional parentification is when a parent turns their child into a confidante, friend, companion, or even a spouse-type of figure and seeks their support in mediating conflict.
Sự hỗ trợ về mặt vật chất, thực dụng có thể bao gồm những việc chẳng hạn như chăm sóc em nhỏ, trả tiền các hóa đơn thiết yếu, nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc các thành viên gia đình có vấn đề về sức khỏe. Phụ huynh hóa về mặt tinh thần, cảm xúc là khi cha mẹ biến con cái họ thành một người bạn tâm giao tri kỷ, người đồng hành, hoặc thậm chí là hình mẫu bạn đời của họ và tìm kiếm sự trợ giúp từ con cái trong việc hòa giải các xung đột.
Parentification often has a substantial and lifelong impact. Research has found that this role reversal can lead to depression, substance abuse, personality impairments, low self-esteem, and difficulties in separation and individuation as one grows older.
Phụ huynh hóa có tác động đáng kể và lâu dài lên con trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự đảo vai này có thể dẫn đến trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, sự suy đồi trong nhân cách, suy giảm lòng tự tôn và những khó khăn trong việc tách ra khi chúng bắt đầu lớn lên.
What is it like to be a “parentified” child? This was the central question of a study conducted by Shirley Schorr and Limor Goldner of the University of Haifa in Israel. In order to study this inquiry, the investigators recruited 19 women since this role reversal typically happens to girls.
Sẽ như thế nào khi trở thành một đứa trẻ bị “phụ huynh hóa”? Đây là câu hỏi trung tâm của một nghiên cứu được tiến hành bởi Shirley Schorr và Limor Goldner đến từ trường Đại học Haifa, Israel. Nhằm phục vụ cho nghiên cứu này, những điều tra viên đã tìm đến 19 người phụ nữ khi mà hiện tượng đảo vai thường có xu hướng xảy ra với nữ giới hơn.
The researchers then interviewed the participants about their parentification experiences in childhood and adolescence and analyzed their narratives for themes.
Những nhà nghiên cứu sau đó đã phỏng vấn những người tham gia về trải nghiệm bị Phụ huynh hóa của họ thời thơ ấu và thanh thiếu niên, từ đó phân tích câu chuyện của họ rồi tìm ra những chủ đề cốt lõi.
The results were striking. Most participants experienced role reversal with their mothers and relayed stories of parentification that captured their pain, fear for their lives, and emotional scars over a circumstance that remains ongoing. The analyses identified four overarching themes, each with sub-themes. A general overview of the study’s findings is provided below.
Kết quả nhận lại được hết sức đáng chú ý. Hầu hết các ứng viên đã có trải nghiệm về hiện tượng đảo vai này với mẹ của mình và kể lại những câu chuyện đầy đau thương, sợ hãi cùng những vết sẹo vẫn chưa thể lành. Các phân tích đã chỉ ra có 4 chủ đề bao quát chủ yếu, trong mỗi chủ đề lại được chia ra thành những nhánh chủ đề phụ khác nhau. Sau đây là tổng quan về nghiên cứu này.
1. “My mother is still five years old”: Causes of parentification
1. “Mẹ tôi vẫn chỉ là đứa trẻ 5 tuổi”: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Phụ huynh hóa
The results revealed a multitude of reasons for parentification, which broke down into two main categories:
Kết quả thu được đã cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Phụ huynh hóa, được phân loại thành 2 nhóm chính như sau:
External factors encompassed various forms of parental limitations, including mental disability, physical and cognitive impairment, early parenting, parental loneliness, and lack of social support. One participant expressed: “She was very post-traumatic, my mother is still five years old, and this is how I have experienced her all these years, as a child in need of protection”
Các yếu tố ngoại cảnh bao gồm những hình thức cha mẹ bị hạn chế khác nhau, gồm có khiếm khuyết về tâm thần, thể chất và suy giảm chức năng nhận thức, làm cha mẹ quá sớm, sự cô đơn và thiếu sự hỗ trợ từ xã hội. Một ứng viên đã bày tỏ: “Mẹ tôi đã phải trải qua cơn hậu sang chấn, bà ấy như chỉ mới lên 5 và đây là cách mà tôi đã phải trải qua những trải nghiệm mẹ đã từng suốt ngần ấy năm nay, khi vẫn còn là một đứa trẻ cần được bảo vệ”
Domestic violence and divorce were also cited as reasons for parent-child role reversal.
Bạo lực gia đình và ly hôn cũng được cho là một trong những lý do khiến hiện tượng đảo vai giữa phụ huynh và con cái xuất hiện.
Internal factors refer to personal characteristics, such as birth order. In this study, the eldest or the youngest were found to provide support and attempted to stem parents’ loneliness. Being a caring or nurturing person was also identified as a cause.
Các yếu tố bên trong đề cập đến những đặc điểm cá nhân, ví dụ như thứ tự sinh ra trong gia đình. Trong nghiên cứu này, đứa con nhỏ nhất hoặc lớn nhất thường được nhận thấy như chỗ dựa tinh thần hỗ trợ và xoa dịu nỗi cô đơn trong cha mẹ. Bên cạnh đó, việc trở thành người chăm sóc hay nuôi dưỡng cũng được nhận định như một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
2. Distortions of the psychological boundaries between parents and daughters
2. Sự nhập nhằng ranh giới tâm lý giữa cha mẹ và những đứa con gái.
Six sub-themes of the parent-daughter relationship patterns emerged, in which the psychological and hierarchical boundary between parent and child was violated:
Sáu nhánh chủ đề phụ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con gái đã xuất hiện, trong đó ranh giới tâm lý và ranh giới phân cấp thứ bậc đã bị phá vỡ:
Parentification: As children, all of the participants bore the burden of supporting their parents both practically and emotionally. They provided support, comfort, nurturance, care, and relief for parents, family members, and even themselves. A participant remarked:
“I was always very attentive to my mother, she could collapse, fall apart, get into bouts of hysteria with crying and shouting, anger, and sadness. I had to make sure she was stable.”
Phụ huynh hóa: Khi còn là một đứa trẻ, tất cả những ứng viên đều đã phải gánh vác gánh nặng giúp đỡ cha mẹ cả về mặt vật lý lẫn tinh thần. Họ cung cấp sự trợ giúp, an ủi, nuôi dưỡng, chăm sóc và giải tỏa cho cha mẹ, các thành viên trong gia đình, và thậm chí cả chính bản thân họ. Một ứng viên đã chia sẻ rằng:
“Tôi đã luôn phải chú ý đến mẹ mình bởi bà ấy có thể sụp đổ, bị cuốn theo những cơn cuồng nộ với tiếng la hét, khóc lóc, sự tức giận và buồn khổ. Tôi cần phải chắc chắn rằng mẹ tôi luôn ổn định.”
Adultification: Children were also “pressured” to behave like adults before they were ready in order to fulfill their parents’ needs for friendship, companionship, and connection. The women recalled their parents not allowing play or imaginary games, and having to forgo participation in school trips, youth groups, and social events.
Người lớn hóa: Bên cạnh đó, trẻ em cũng bị áp lực bởi việc phải hành xử như người lớn trước khi chúng thật sự sẵn sàng để lấp đầy nhu cầu về sự kết nối, bạn bè, bạn đồng hành cho cha mẹ chúng. Những người phụ nữ đã kể lại rằng họ không được chơi các trò chơi tưởng tượng và phải từ bỏ việc tham gia các chuyến thăm quan của của nhà trường, các nhóm thanh thiếu niên và cả những hoạt động, sự kiện xã hội.
Triangulation: All participants reported being pulled into their parents’ relationship in order to keep the family unit from falling apart. They assumed the role of mediator, spouse, and confidant to one parent.
Thế kiềng ba chân: Tất cả những ứng viên đều đã được ghi nhận về việc bị kéo vào trong mối quan hệ của cha mẹ họ nhằm giữ cho gia đình họ không sụp đổ. Họ đảm nhận vai trò như những người hòa giải, bạn đời hay bạn tâm giao của cha hoặc mẹ họ.
Psychological control: The majority of the women said they were manipulated by one or both parents. They experienced covert control in the form of favoritism over their siblings (which emotionally fused them to their parents), inducement of shame and guilt, being told they were incapable, weak, and ill, and the withdrawal of love if their needs weren’t met. Overt control involved aggression, punitiveness, and physical and sexual abuse, which drew them into an aggressor-victim dynamic with their parent.
Sự kiểm soát tâm lý: Đa số những người phụ nữ đều đã kể lại rằng họ đã bị thao túng bởi cha hoặc mẹ, hoặc thậm chí là cả hai. Họ phải trải qua sự kiểm soát ngầm dưới hình thức thiên vị con cái (buộc họ phải nhượng bộ cảm xúc theo cha mẹ), tạo cho họ cảm giác xấu hổ hay tội lỗi, bị cho rằng họ không có khả năng, yếu đuối, ốm yếu và sẽ ngừng chu cấp “tình yêu” nếu những nhu cầu của cha mẹ không được đáp ứng. Kiểm soát công khai được thể hiện qua thái độ hung hăng, các biện pháp trừng phạt, lạm dụng thể chất và tình dục, và chính những điều này đã kéo họ tình trạng “kẻ công kích – nạn nhân” với cha mẹ họ.
Neglect and abandonment: The participants described “passive” neglectful behaviors, rejection, and being denied love. This treatment made them feel like the bottom could drop out, and they could suddenly be abandoned or orphaned. A participant shared:
“She was a terribly fragile, disappearing parent. Like, no intimacy, no emotional world. My mother went out of her room at seven in the evening, made us an omelet and salad, and went back to her room.”
Chối bỏ và bỏ rơi: Những ứng viên đã mô tả lại những hành vi bỏ bê, chối bỏ và bị từ chối tình yêu thương. Cách hành xử này khiến họ cảm thấy bị đẩy đến bờ vực của sự bỏ rơi, có thể đột nhiên bị vứt bỏ hoặc trở thành trẻ mồ côi bất cứ lúc nào. Một ứng viên chia sẻ:
“Bà ấy vô cùng mong manh, cảm giác như còn chẳng hiện hữu ở đó. Không một chút thân quen và cũng chẳng có cảm xúc gì. Mẹ tôi ra khỏi phòng vào mỗi 7h tối, làm salad và trứng ốp cho chúng tôi và rồi lại trở lại phòng của mình.”
Merging and enmeshment: Participants felt that their “self” was coopted by their parents from early on. This led to feelings of alienation, nonexistence, confusion, and problems with understanding themselves as separate individuals. One woman in the study recounted: “It’s simple, the inner experience was not mine. I did not exist from age zero, totally, there was nothing.”
Sự hợp nhất và lu mờ ranh giới: Các ứng viên cảm thấy như cái “tôi” của họ như bị gắn chặt với cha mẹ từ rất sớm. Điều này dẫn đến cảm giác xa lạ, hư vô không tồn tại, bối rối và những vấn đề liên quan đến thấu hiểu bản thân như một bản thể riêng biệt. Một người phụ nữ đã tường thuật lại: “Đơn giản thôi, những trải nghiệm bên trong chẳng phải của tôi. Tôi đã không tồn tại từ lúc mới sinh và hoàn toàn, chẳng có gì cả.”
3. “Like stepping on glass”: The emotional experience of the relationship
3. “Giống như bước đi trên thủy tinh vỡ vụn vậy”: Những trải nghiệm cảm xúc trong mối quan hệ đảo vai
This theme broke down into five sub-themes, which captured the emotional experience of parentification:
Chủ đề này được chia nhỏ thành 5 nhánh khác nhau, ghi lại cảm xúc khi bị Phụ huynh hóa:
Fear and threat: In the absence of safety and grounding, all of the women lived in survival mode. They were hypervigilant about their own safety and that of their family. A participant recalled:
“It’s an experience of survival. All the time, you’re surviving, you are alert. All the time. All the time. You can never rest for one moment because you don’t know what will happen the next moment.”
Nỗi sợ và những mối đe dọa: Trong sự vắng bóng của cảm giác an toàn và vững chắc, tất cả những người phụ nữ đã phải sống trong trạng thái sinh tồn. Họ cực kì cảnh giác về sự an toàn của họ và gia đình họ. Một người tham gia đã kể lại:
“Đó là một trải nghiệm sinh tồn. Bạn phải sinh tồn mọi lúc, lúc nào cũng cần phải cảnh giác. Tất cả. Mọi khoảnh khắc. Bạn không được phép nghỉ ngơi dù chỉ một giây phút bởi bạn chẳng thể nào đoán được điều gì sẽ xảy đến tiếp theo.”
Endless intrusion and aggression: Given the lack of boundaries and seizing of psychological control, participants felt that their world was an aggressive one in which their parents “plundered and swallowed” them. They described the parentified relationship as intrusive, attacking, and devastatingly painful.
Sự xâm phạm và công kích không điểm dừng: Do sự kiểm soát tâm lý và những giới hạn đã bị làm mờ đi, những ứng viên cảm thấy thế giới của họ thật tàn bạo khi những vị phụ huynh như muốn “cướp bóc” và “nuốt chửng” họ. Họ mô tả mối quan hệ với cha mẹ là một sự xâm hại, tấn công và đau đớn tột cùng.
Nothingness and nullification: A sense of absence and worthlessness was also salient in the interviews. On the more extreme end, the women expressed feeling “dehumanized,” that they were nothing more than an object, and their “self” had been obliterated. They used words like “vessel”, “container,” and “lump of flesh,” which existed in service of their parents’ needs when describing their experience.
Sự vô nghĩa và xóa bỏ: Cảm giác vô hình và không xứng đáng cũng được ghi nhận trong các cuộc phỏng vấn. Ở mức độ cực đoan hơn, những người phụ nữ cảm giác như không còn tính người, cảm giác như họ chẳng khác gì một món đồ vật và cái “tôi” của họ bị xóa bỏ hoàn toàn. Họ sử dụng những từ ngữ như “bình chứa”, “vật chứa” và “khối thịt” khi mô tả lại những trải nghiệm lúc họ phục vụ nhu cầu của cha mẹ.
Extreme emotional swings; a dialectical movement between poles of the self: The participants described swinging between presence and existence at one pole, and invisible and disappearing at the other. Remarkably, the narratives contained over 600 uses of the phrases “on the one hand […] and on the other.” As one participant put things: “I felt brilliant and mature and interesting and at the same time worthless.”
Biến đổi cảm xúc cực độ; sự biến động giữa các cực của bản thân: Các ứng viên mô tả sự dao động qua lại giữa tồn tại và hiện hữu ở cùng một cực, sự vô hình và biến mất ở cực còn lại. Đáng lưu ý rằng, các cuộc trò chuyện chứa đựng đến hơn 600 cách diễn đạt khác nhau cho cụm từ “một mặt […] và mặt khác.” Một người tham gia đã nói rằng: “Tôi cảm thấy mình thật xuất sắc, thật trưởng thành, thật thú vị và cũng thật vô giá trị cùng một lúc.”
Anchors of salvation, meaning, and hope: While the participants’ experiences with parentification were dark, they also reported feelings of kindness, competency, and affirmation of their value and support of their parents and family. This helped to bear the burden of parentification: “I felt that I was a source of good, a source of good influence, a source of calm, a source of logic and stability.”
Chiếc mỏ neo của sự cứu rỗi, ý nghĩa và hy vọng: Trong khi những người tham gia mô tả trải nghiệm bị Phụ huynh hóa của họ thật tăm tối thì mặt khác, họ cũng đồng thời ghi nhận được cảm giác về lòng tốt, năng lực và sự khẳng định giá trị bản thân cũng như sự hỗ trợ cho cha mẹ, gia đình. Điều này đã giúp họ giảm bớt được gánh nặng của việc bị Phụ huynh hóa: “Tôi cảm giác như tôi là nguồn gốc của sự tốt đẹp, của những ảnh hưởng tích cực, sự dịu êm, của tư duy logic và sự ổn định vậy.”
4. “Being my own parent”: Strategies for dealing with the experience
4. “Trở thành cha mẹ của chính mình”: Chiến lược đối phó với trải nghiệm đảo vai
This theme refers to the four main strategies the participants used to cope with the pain of parentification:
Chủ đề này đề cập đến 4 chiến lược chính mà các ứng viên sử dụng để ứng phó với những vết thương mà Phụ huynh hóa mang lại:
Maintaining a balance of horror—emotional vigilance, merging, and splitting the self: All of the women shared what it took to survive the existential threat of parentification, and balance their own needs with that of their parents. They also referenced their singular ability to keep their family from slipping into catastrophe.
Duy trì sự cân bằng giữa nỗi sợ và sự cảnh giác cảm xúc, giữa hợp nhất và chia cắt cái “tôi”: Tất cả những người phụ nữ chia sẻ rằng những gì cần làm để sinh tồn trước các mối đe dọa đến từ việc vị Phụ huynh hóa là cần phải cân bằng giữa những nhu cầu cá nhân với nhu cầu của cha mẹ họ. Bên cạnh đó, họ cũng đề cập đến khả năng níu giữ gia đình trước vực thẳm độc nhất của mình.
The formation of the self as an object used by the self: The women felt that they were “their own parents,” both practically and emotionally. They made up for their parents’ shortfalls by providing themselves with comfort, guidance, and assurance. A participant reflected: “I grew up alone mentally, psychologically, and emotionally.”
Sự hình thành của cái tôi như một vật thể được các cá nhân sử dụng: Những người phụ nữ cảm thấy rằng họ như cha mẹ của chính họ, cả về mặt vật lý lẫn tinh thần. Họ bù đắp những thiếu sót từ cha mẹ họ bằng cách tự chu cấp cho bản thân sự an ủi, chỉ dẫn và chắc chắn. Một ứng viên đã phản ánh lại: “Tôi cao lớn lên một mình, tâm hồn tôi lớn lên một mình và cảm xúc tôi cũng lớn lên một mình.”
Achieving separation: Despite the pressures to merge with their parents, the participants managed to separate and form their own identities in their youth—which helped to cope with parental control and enmeshment. They often relied on anger and rebellion to achieve this: “As a teenager, I was endlessly involved in risky situations. I socialized with all sorts of dubious people, even an offender for a time”
Đạt đến sự tách biệt: Bất chấp những áp lực về việc phải gắn liền với cha mẹ, các ứng viên đã cố gắng tách biệt và hình thành bản sắc cá nhân khi còn trẻ – điều này giúp họ ứng phó với sự kiểm soát và sự xóa nhòa ranh giới từ cha mẹ. Họ thường sử dụng những cơn tức giận và nổi loạn để đạt được điều này: “Khi còn ở tuổi thanh thiếu niên, tôi đã tự đưa mình vào những tình huống nguy hiểm vô số lần. Có giai đoạn, tôi thậm chí còn giao du với đủ thành phần bất hảo, kể cả những tên tội phạm.”
Correction and compensation in the context of various relationships: All of the women tried to establish a family unit that embodied “normality and hope”. For example, they tried to establish family routines and relationships with their parents that were more “normal”. They also gave their parents ample opportunities to try and be parents but were often left disappointed.
Sự sửa chữa và đền bù trong những bối cảnh mối quan hệ khác nhau: Tất cả những người phụ nữ đều cố gắng tạo nên một gia đình thể hiện “sự bình thường và hy vọng”. Ví dụ, họ cố gắng thiết lập một nếp sống trong gia đình và mối quan hệ với cha mẹ một cách “bình thường” hơn. Họ cũng cha mẹ nhiều cơ hội để thử và trở thành “cha mẹ” đúng nghĩa, nhưng kết quả đến cuối cùng thường để lại cho họ sự thất vọng.
Some participants managed to find support and nurturance from other adults in their lives, such as grandparents, family friends, educators, and therapists. One participant recalled: “My dad contacted a social worker, and I had a few sessions with her, and I talked to the school counselor, and my grandmother. They helped me get through this period.”
Một vài người tham gia khác tìm kiếm sự giúp đỡ và nuôi dưỡng từ những người lớn khác xung quanh cuộc sống họ như ông bà, gia đình bạn bè, thầy cô giáo, các nhà trị liệu tâm lý. Một ứng viên chia sẻ lại: “Bố tôi liên lạc với một nhân viên công tác xã hội, tôi đã có một vài buổi trò chuyện cùng cô ấy và tôi cũng đã nói chuyện với chuyên viên hỗ trợ học sinh ở trường tôi, ông bà tôi. Họ thật sự đã giúp đỡ tôi vượt qua giai đoạn khó khăn đó.”
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/head-games/202309/4-core-themes-the-trauma-of-parent-child-role-reversals