Mindfulness meditation is a stress-management practice with ancient lineage that cultivates nonjudgmental awareness of the present moment, often by directing attention to the physical sensations of breathing. Initially inspired by centuries-old Buddhist practices consisting of philosophies and meditations together, today a secular version of mindfulness — consisting of meditations alone — is becoming increasingly popular.
Thiền chánh niệm là một phương pháp thực hành quản lý căng thẳng có từ lâu đời nhằm nuôi dưỡng sự nhận thức về thời điểm hiện tại mà không phán xét, thường bằng cách hướng sự chú ý vào việc cảm nhận vật lý của hơi thở. Khởi nguồn cảm hứng từ các bài thực hành của Phật giáo lâu đời bao gồm triết lý và thiền định cùng với nhau, ngày nay một phiên bản hiện đại của chánh niệm – chỉ bao gồm mỗi thiền – đang trở nên ngày càng phổ biến.
There are phone apps that help generate self-awareness and many big corporations are folding mindfulness training programs into their curriculums. But there may be an unanticipated downside to secular mindfulness meditation practices, according to new research led by the University of Washington’s Foster School of Business, and published in the Journal of Personality and Social Psychology.
Có các ứng dụng điện thoại giúp hình thành nhận thức về bản thân và đang có nhiều tập đoàn lớn đưa việc huấn luyện chánh niệm vào trong chương trình đào tạo của mình. Nhưng thiền chánh niệm hiện đại có thể có nhược điểm không lường trước được, dựa theo nghiên cứu mới của trường kinh doanh Foster thuộc Đại học Washington, được công bố trên tập san Tâm lý xã hội và Nhân cách,
“Meditating can reduce feelings of guilt, thus limiting reactions like generosity that are important to human relationships,” said lead author Andrew Hafenbrack, an assistant professor in the Foster School who studies mindfulness.
Andrew Hafenbrack, tác giả dẫn đầu nghiên cứu và là phó giáo sư của Foster School nghiên cứu về chánh niệm, cho biết “Thiền định có thể làm giảm cảm giác tội lỗi, vì thế nó cũng hạn chế những phản ứng quan trọng trong các mối quan hệ của con người như sự rộng lượng”.
Researchers wanted to know how mindfulness meditation reduces negative emotions, like anger and guilt.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thiền chánh niệm đã làm giảm những cảm xúc tiêu cực như tức giận và tội lỗi như thế nào.
“Negative emotions may not be pleasant, but they can help us navigate social situations and maintain relationships,” Hafenbrack said.
Hafenbrack nói “Cảm xúc tiêu cực có thể không dễ chịu, nhưng chúng giúp chúng ta điều hướng các tình huống xã hội và duy trì các mối quan hệ”.
“If someone gets really angry and they yell at their boss, or something, and they get fired or make people feel unsafe, then you know that’s a bad thing,” Hafenbrack said. “Not all negative emotions are the same in terms of the kinds of behaviors that they queue up, though.”
“Nếu một người trở nên vô cùng tức giận và họ la hét sếp của mình, hoặc một thứ gì đó, và họ bị sa thải hoặc khiến mọi người cảm thấy không an toàn, thì lúc đó bạn biết đó là một điều xấu”. Hafenbrack cho biết “Tuy nhiên, không phải tất cả các cảm xúc tiêu cực phát sinh theo sau cùng một kiểu hành vi đều giống nhau”.
When people feel guilty, it tends to make them focus outward, on other people, which can promote reparative actions.
Khi con người ta cảm thấy tội lỗi, cảm giác đó thường khiến họ tập trung ra bên ngoài, tập trung vào người khác, điều này có thể thúc đẩy những hành động khắc phục lỗi lầm.
“Meditating for short periods of time is a tool that can make people feel better, like popping an aspirin when they have a headache,” Hafenbrack said. “We have a responsibility as researchers to share not only the many positive effects of meditation, but also the inadvertent side effects, such as the potential for it to occasionally relax one’s moral compass.”
“Thiền định trong khoảng thời gian ngắn là một công cụ có thể khiến mọi người cảm thấy tốt hơn, giống như việc uống một viên aspirin khi họ đau đầu”. Hafenbrack nói “Chúng ta với tư cách là những nhà nghiên cứu có trách nhiệm chia sẻ không chỉ là những tác động tích cực của việc thiền định, mà còn cả những tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như khả năng thỉnh thoảng nó làm giảm đạo đức của con người”.
To better understand meditation practices, the researchers conducted eight experiments with more than 1,400 participants in the U.S. and Portugal. Participants varied for each experiment — some were U.S. adults recruited online, some were graduate students attending a university in Portugal, while another group was mostly undergraduates at the Wharton School of Business.
Để hiểu hơn về phương pháp thực hành thiền, các nhà nghiên cứu đã thực hiện 8 thực nghiệm với hơn 1.400 người tham gia tại Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha. Người tham gia mỗi thực nghiệm đều là những người khác nhau – một số là người Hoa Kỳ trưởng thành được tuyển chọn trực tuyến, một số là những sinh viên sau đại học đang học tập ở một trường đại học tại Bồ Đào Nha, trong khi đó một nhóm khác là những sinh viên đại học tại trường Wharton School of Business.
In their first study, the researchers demonstrated that mindfulness does reduce feelings of guilt. Participants were randomly assigned to either write about a past situation that made them feel guilty or write about their previous day. Then, they listened to either an eight-minute guided mindfulness meditation recording that instructed them to focus on the physical sensations of breathing or an eight-minute control condition recording in which they were instructed to let their minds wander. Participants who listened to the mindfulness recording reported feeling less guilt compared to those in the mind-wandering control group. This was true whether they had written about a guilty situation or their previous day.
Trong nghiên cứu đầu tiên của họ, các nhà nghiên cứu cho thấy chánh niệm làm giảm cảm giác tội lỗi. Những người tham gia được ngẫu nhiên giao nhiệm vụ viết về một tình huống trong quá khứ khiến họ cảm thấy tội lỗi hoặc viết về ngày hôm trước của họ. Sau đó, họ nghe một đoạn ghi âm hướng dẫn thiền chánh niệm dài 8 phút hướng dẫn họ tập trung vào cảm giác vật lý của việc thở hoặc một đoạn ghi âm có điều kiện kiểm soát dài 8 phút hướng dẫn họ thả trôi suy nghĩ của mình. Những người nghe đoạn ghi âm thiền chánh niệm cho thấy họ cảm thấy ít tội lỗi hơn so với những người trong nhóm thả trôi suy nghĩ. Điều này là đúng cho dù họ đã viết về một tình huống tội lỗi hay về ngày hôm trước của họ.
The team then ran six other experiments to test whether mindfulness meditation would influence prosocial reparative behaviors, like making up with a friend after doing something that caused harm.
Nhóm nghiên cứu sau đó thực hiện 6 thí nghiệm khác để kiểm tra liệu thiền chánh niệm có ảnh hưởng đến hành vi bù đắp xã hội hay không, chẳng han như làm lành với một người bạn sau khi đã gây ra điều gì đó.
For example, in two experiments all participants were asked to recall and write about a time they wronged someone and felt guilty, before being randomly assigned to meditate or not. After that, they were asked to allocate a hypothetical $100 between a birthday gift for the person they had wronged, a charity for African flood victims, and themselves. Participants who had meditated allocated approximately 17% less to the person they had wronged compared to those who had not meditated.
Ví dụ, trong 2 thí nghiệm mà tất cả những người tham gia được yêu cầu nhớ lại và viết về một lần mà họ làm điều sai trái với ai đó và cảm thấy tội lỗi, trước khi được chia ngẫu nhiên để thiền hoặc không. Sau đó, họ được yêu cầu phân chia 100 đô la giả tưởng cho một món quà sinh nhật cho người mà họ đã gây ra tội lỗi, một khoản từ thiện cho các nạn nhân lũ lụt ở châu Phi, và cho bản thân. Những người đã thiền trước đó phân chia ít hơn khoảng 17% cho người mà họ gây ra tội lỗi so với những người không thiền.
The psychological process behind these allocation differences was reduced guilt. These and three other, similar experiments established that mindfulness meditation reduces the tendency to make amends for harming others.
Quá trình tâm lý đằng sau sự khác biệt trong nhóm phân chia này là cảm giác tội lỗi đã bị giảm. Những nghiên cứu này và 3 nghiên cứu tương tự khác chứng minh rằng thiền chánh niệm làm giảm xu hướng đền bù khi gây hại cho người khác.
“This research serves as a caution to people who might be tempted to use mindfulness meditation to reduce emotions that are unpleasant, but necessary to support moral thoughts and behavior,” said co-author Isabelle Solal, an assistant professor at ESSEC Business School in Cergy-Pointoise, France.
Đồng tác giả Isabelle Solal, phó giáo sư tại ESSEC Business School tại Cergy-Pointoise, Pháp cho hay “Nghiên cứu này như là một lời cảnh báo đến những người có thể bị cám dỗ về việc sử dụng thiền chánh niệm để giảm bớt những cảm xúc khó chịu nhưng vốn cần thiết để hỗ trợ cho các suy nghĩ và hành vi đạo đức”.
While focused breathing meditation is the most popular form of meditation, used in mindfulness programs such as the Mindfulness-Based Stress Reduction approach and Google’s Search Inside Yourself, the study also explored loving kindness meditation, which appears in those programs as well. Loving kindness meditation consists of imagery exercises in which one evokes other people and sends wishes that each is happy, well and free from suffering.
Trong khi thiền định bằng cách tập trung vào hơi thở là hình thức thiền phổ biến nhất, được sử dụng trong các chương trình chánh niệm như Giảm căng thẳng dựa vào chánh niệm và Tìm kiếm Google bên trong bạn, nghiên cứu này cũng khám phá ra rằng thiền từ bi cũng xuất hiện trong những chương trình này. Thiền từ bi bao gồm các bài tập tưởng tượng mà trong đó người tập thiền gợi nhớ đến người khác và gửi đến họ những lời chúc hạnh phúc, tốt đẹp và giải phóng khỏi khổ đau.
In the final experiment, participants once again wrote about a time they wronged someone and felt guilty, before listening to either a focused breathing mindfulness meditation recording or a loving kindness meditation recording. Participants in the loving kindness group reported higher intentions to contact, apologize to, and make up with people they had harmed compared to participants in the focused breathing meditation group. The difference was explained by participants’ increased focus on others and feelings of love.
Trong thực nghiệm cuối cùng, người tham gia một lần nữa viết về một lần mà họ đã làm điều sai trái với ai đó và cảm thấy tội lỗi, trước khi nghe một đoạn ghi âm về thiền chánh niệm bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đoạn ghi âm về thiền từ bi. Những người trong nhóm thiền từ bi theo báo cáo thì có ý định liên lạc, xin lỗi và đền bù cho những người mà họ đã làm điều sai trái nhiều hơn so với những người trong nhóm thiền bằng cách tập trung vào hơi thở. Sự khác biệt này được giải thích bằng sự tập trung cao độ của người tham gia vào người khác và cảm giác yêu thương.
“Our research suggests that loving kindness meditation may allow people to have the stress-reduction benefits of meditation without the cost of reducing repair, because it increases focus on others and feelings of love,” said co-author Matthew LaPalme, who was a research scientist at Yale University and now works at Amazon.
Đồng tác giả Matthew LaPalme, một nhà khoa học nghiên cứu tại đại học Yale và hiện đang làm việc tại Amazon nói rằng “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thiền từ bi có thể cho mọi người những lợi ích giảm căng thẳng của thiền mà không phải trả giá cho sự giảm bớt việc sửa chữa sai lầm, vì nó tăng sự tập trung vào những người khác và cảm giác yêu thương”.
The study first appeared online on Dec. 23, 2021. The research was supported by the Católica-Lisbon School of Business and Economics, the Portuguese Foundation for Science and Technology, the Wharton Behavioral Lab, INSEAD and the University of Washington Foster School.
Nghiên cứu này lần đầu xuất hiện trên mạng ngày 23 tháng 12 năm 2021. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Trường kinh tế và kinh doanh Católica-Lisbon, Quỹ Khoa học và Công Nghệ Bồ Đào Nha, Phòng thí nghiệm hành vi Wharton, INSEAD và trường đại học Washington Foster School.
—————-
Biên dịch : Forrest
Hiệu đính: Mẹ Cốm