The Sapir-Whorf Hypothesis: How Language Influences How We Express Ourselves
Dịch: Thuỳ Trang – Hiệu đính: Xanh Lam
The Sapir-Whorf Hypothesis, also known as linguistic relativity, refers to the idea that the language a person speaks can influence their worldview, thought, and even how they experience and understand the world.
Giả thuyết Sapir-Whorf, còn được gọi là thuyết tương đối về ngôn ngữ, đề cập đến ý tưởng rằng, ngôn ngữ mà một người nói có thể ảnh hưởng đến thế giới quan, suy nghĩ và thậm chí cả cách họ trải nghiệm và hiểu thế giới.
While more extreme versions of the hypothesis have largely been discredited, a growing body of research has demonstrated that language can meaningfully shape how we understand the world around us and even ourselves.
Trong khi các phiên bản cực đoan hơn của giả thuyết này phần lớn đã bị mất uy tín, thì ngày càng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngôn ngữ có thể định hình đáng kể cách chúng ta hiểu thế giới xung quanh và thậm chí cả chính chúng ta.
Keep reading to learn more about linguistic relativity, including some real-world examples of how it shapes thoughts, emotions, and behavior.
Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về thuyết tương đối ngôn ngữ, bao gồm một số ví dụ thực tế về cách nó hình thành suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
What to Know About the Sapir-Whorf Hypothesis
Những điều cần biết về giả thuyết Sapir-Whorf
The hypothesis is named after anthropologist and linguist Edward Sapir and his student, Benjamin Lee Whorf. While the hypothesis is named after them both, the two never actually formally co-authored a coherent hypothesis together.
This Hypothesis Aims to Figure Out How Language and Culture Are Connected
Giả thuyết này hướng đến việc khám phá ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Sapir was interested in charting the difference in language and cultural worldviews, including how language and culture influence each other. Whorf took this work on how language and culture shape each other a step further to explore how different languages might shape thought and behavior.
Sapir quan tâm đến việc lập biểu đồ về sự khác biệt trong thế giới quan ngôn ngữ và văn hóa, bao gồm cả cách ngôn ngữ và văn hóa ảnh hưởng lẫn nhau. Whorf đã phát triển công trình nghiên cứu này để khám phá cách các ngôn ngữ khác nhau có thể định hình suy nghĩ và hành vi.
Since then, the concept has evolved into multiple variations, some more credible than others.
Kể từ đó, khái niệm này đã phát triển thành nhiều biến thể, một số biến thể đáng tin cậy hơn những biến thể khác.
Linguistic Determinism Is an Extreme Version of the Hypothesis
Tất định Ngôn ngữ là một phiên bản cực đoan của giả thuyết này
Linguistic determinism, for example, is a more extreme version suggesting that a person’s perception and thought are limited to the language they speak. An early example of linguistic determinism comes from Whorf himself who argued that the Hopi people in Arizona don’t conjugate verbs into past, present, and future tenses as English speakers do and that their words for units of time (like “day” or “hour”) were verbs rather than nouns.
Ví dụ, thuyết tất định ngôn ngữ là một phiên bản cực đoan hơn cho thấy rằng nhận thức và suy nghĩ của một người bị giới hạn trong ngôn ngữ họ nói. Một ví dụ ban đầu về thuyết tất định ngôn ngữ đến từ chính Whorf, người đã lập luận rằng, người Hopi ở Arizona không chia động từ thành các thì quá khứ, hiện tại và tương lai như những người nói tiếng Anh và rằng, các từ của họ chỉ đơn vị thời gian (như “ngày” hoặc “ giờ”) là động từ hơn là danh từ.
From this, he concluded that the Hopi don’t view time as a physical object that can be counted out in minutes and hours the way English speakers do. Instead, Whorf argued, the Hopi view time as a formless process.
Từ đó, ông kết luận rằng người Hopi không xem thời gian là một vật thể có thể tính bằng phút và giờ như cách người nói tiếng Anh. Thay vào đó, Whorf lập luận, người Hopi coi thời gian là một quá trình vô hình thức.
This was then taken by others to mean that the Hopi don’t have any concept of time—an extreme view that has since been repeatedly disproven.
Sau đó, những người khác cho rằng điều này có nghĩa là người Hopi không có bất kỳ khái niệm nào về thời gian – một quan điểm cực đoan đã nhiều lần bị bác bỏ.
Real-World Examples of Linguistic Relativity
Ví dụ thực tiễn của Thuyết Tương đối của Ngôn ngữ
There is some evidence for a more nuanced version of linguistic relativity, which suggests that the structure and vocabulary of the language you speak can influence how you understand the world around you. To understand this better, it helps to look at real-world examples of the effects language can have on thought and behavior.
Có một số bằng chứng cho một phiên bản mang nhiều sắc thái hơn của thuyết tương đối về ngôn ngữ, điều này cho thấy rằng cấu trúc và từ vựng của ngôn ngữ bạn nói có thể ảnh hưởng đến cách bạn hiểu thế giới xung quanh. Để hiểu rõ hơn điều này, hãy xem xét các ví dụ thực tế về tác động của ngôn ngữ đối với suy nghĩ và hành vi.
Different Languages Express Colors Differently
Các ngôn ngữ khác nhau thì mô tả màu sắc khác nhau
Color is one of the most common examples of linguistic relativity. Most known languages have somewhere between two and twelve color terms, and the way colors are categorized varies widely. In English, for example, there are distinct categories for blue and green.
Màu sắc là một trong những ví dụ phổ biến nhất của Thuyết Tương đối của ngôn ngữ. Những ngôn ngữ phổ biến nhất đều có 2 cách hoặc 12 cách gọi màu, và cách mà các màu được phân loại cũng rất đa dạng. Ví dụ như trong tiếng Anh, màu “xanh lam” và “xanh lá” nằm ở 2 nhóm phân biệt.
Blue and Green
Xanh lam & Xanh lá
But in Korean, there is one word that encompasses both. This doesn’t mean Korean speakers can’t see blue, it just means blue is understood as a variant of green rather than a distinct color category all its own.
Nhưng trong tiếng Hàn, một từ chứa đựng cả hai màu. Điều này không có nghĩa là người Hàn không thể nhìn thấy màu xanh lam, mà với họ, “xanh lam” chỉ đơn giản là biến thể của “xanh lá” thay vì là nhóm màu màu tách biệt.
In Russian, meanwhile, the colors that English speakers would lump under the umbrella term of “blue” are further subdivided into two distinct color categories, “siniy” and “goluboy.” They roughly correspond to light blue and dark blue in English. But to Russian speakers, they are as distinct as orange and brown.
Trong tiếng Nga, “xanh lam” được chia ra thành 2 nhóm màu phân biệt là “siniy” và “goluboy”. Hai màu này tương tự xanh lam nhạt và xanh lam đậm trong tiếng Anh. Nhưng đối với người nói tiếng Nga, hai màu đó lại khác biệt như màu cam với màu nâu.
In one study comparing English and Russian speakers, participants were shown a color square and then asked to choose which of the two color squares below it was the closest in shade to the first square.
Trong một nghiên cứu so sánh người nói tiếng Nga và người nói tiếng Anh, khách thể được xem một khối màu lập phương và sau đó được yêu cầu chọn 1 trong hai khối lập phương có màu khác gần giống khối ban đầu nhất.
The test specifically focused on varying shades of blue ranging from “siniy” to “goluboy.” Russian speakers were not only faster at selecting the matching color square but were more accurate in their selections.
Thử nghiệm đặc biệt tập trung vào các sắc thái khác nhau của màu xanh lam, từ “siniy” đến “goluboy”. Những người nói tiếng Nga không chỉ nhanh hơn trong việc chọn khối màu phù hợp mà còn lựa chọn chính xác hơn.
The Way Location Is Expressed Varies Across Languages
Vị trí được thể hiện đa dạng qua các ngôn ngữ khác nhau
This same variation occurs in other areas of language. For example, in Guugu Ymithirr, a language spoken by Aboriginal Australians, spatial orientation is always described in absolute terms of cardinal directions. While an English speaker would say the laptop is “in front of” you, a Guugu Ymithirr speaker would say it was north, south, west, or east of you.
Biến thể tương tự xảy ra trong các lĩnh vực khác của ngôn ngữ. Ví dụ, trong Guugu Ymithirr, một ngôn ngữ được thổ dân Úc sử dụng, định hướng không gian luôn được mô tả theo thuật ngữ tuyệt đối của các hướng chính. Trong khi một người nói tiếng Anh sẽ nói chiếc máy tính xách tay “ở phía trước” bạn thì một người nói tiếng Guugu Ymithirr sẽ nói nó ở phía bắc, nam, tây hoặc đông của bạn.
As a result, Aboriginal Australians have to be constantly attuned to cardinal directions because their language requires it (just as Russian speakers develop a more instinctive ability to discern between shades of what English speakers call blue because their language requires it).
Kết quả là, thổ dân Úc phải thường xuyên hòa hợp với các hướng chính vì ngôn ngữ của họ yêu cầu điều đó (cũng giống như những người nói tiếng Nga phát triển khả năng bản năng hơn để phân biệt giữa các sắc thái mà người nói tiếng Anh gọi là màu xanh lam vì ngôn ngữ của họ yêu cầu điều đó).
So when you ask a Guugu Ymithirr speaker to tell you which way south is, they can point in the right direction without a moment’s hesitation. Meanwhile, most English speakers would struggle to accurately identify South without the help of a compass or taking a moment to recall grade school lessons about how to find it.
Vì vậy, khi bạn yêu cầu một người nói tiếng Guugu Ymithirr cho bạn biết đường nào về phía nam, họ có thể chỉ đúng hướng mà không chút do dự. Trong khi đó, hầu hết những người nói tiếng Anh sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác miền Nam nếu không có sự trợ giúp của la bàn hoặc dành chút thời gian để nhớ lại các bài học ở trường về cách tìm ra nó.
The concept of these cardinal directions exists in English, but English speakers aren’t required to think about or use them on a daily basis so it’s not as intuitive or ingrained in how they orient themselves in space.
Khái niệm về các hướng chính này tồn tại trong tiếng Anh, nhưng người nói tiếng Anh không bắt buộc phải suy nghĩ hoặc sử dụng chúng hàng ngày nên nó không mang tính trực quan hoặc ăn sâu vào cách họ tự định hướng trong không gian.
Linguistic Relativity in Psychology
Thuyết Tương đối của Ngôn ngữ trong Tâm lý học
Just as with other aspects of thought and perception, the vocabulary and grammatical structure we have for thinking about or talking about what we feel doesn’t create our feelings, but it does shape how we understand them and, to an extent, how we experience them.
Cũng giống như các khía cạnh khác của suy nghĩ và nhận thức, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mà chúng ta có để nghĩ hoặc nói về những gì chúng ta cảm thấy không tạo ra cảm xúc của chúng ta, nhưng nó định hình cách chúng ta hiểu chúng và ở một mức độ nào đó, cách chúng ta trải nghiệm chúng.
Words Help Us Put a Name to Our Emotions
Từ ngữ giúp chúng ta gọi tên cảm xúc
For example, the ability to detect displeasure from a person’s face is universal. But in a language that has the words “angry” and “sad,” you can further distinguish what kind of displeasure you observe in their facial expression. This doesn’t mean humans never experienced anger or sadness before words for them emerged. But they may have struggled to understand or explain the subtle differences between different dimensions of displeasure.
Ví dụ, khả năng phát hiện sự không hài lòng trên khuôn mặt của một người là phổ biến. Nhưng trong một ngôn ngữ có các từ “tức giận” và “buồn”, bạn có thể phân biệt rõ hơn mức độ không hài lòng mà bạn quan sát được trên nét mặt của họ. Điều này không có nghĩa là con người chưa bao giờ trải qua sự tức giận hay buồn bã trước khi những từ ngữ dành cho chúng xuất hiện. Nhưng họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc giải thích những khác biệt nho nhỏ giữa các khía cạnh khác nhau của sự không hài lòng.
In one study of English speakers,3 toddlers were shown a picture of a person with an angry facial expression. Then, they were given a set of pictures of people displaying different expressions including happy, sad, surprised, scared, disgusted, or angry. Researchers asked them to put all the pictures that matched the first angry face picture into a box.
Trong một nghiên cứu về những người nói tiếng Anh, những trẻ nhỏ được cho xem bức ảnh một người có vẻ mặt giận dữ. Sau đó, chúng được đưa cho một bộ ảnh có nhiều người thể hiện các biểu cảm khác nhau bao gồm vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm hoặc tức giận. Các nhà nghiên cứu yêu cầu chúng đặt tất cả những bức tranh phù hợp với bức ảnh khuôn mặt giận dữ đầu tiên vào một chiếc hộp.
The two-year-olds in the experiment tended to place all faces except happy faces into the box. But four-year-olds were more selective, often leaving out sad or fearful faces as well as happy faces. This suggests that as our vocabulary for talking about emotions expands, so does our ability to understand and distinguish those emotions.
Những đứa trẻ hai tuổi trong thí nghiệm có xu hướng đặt tất cả các khuôn mặt ngoại trừ những khuôn mặt vui vẻ vào hộp. Nhưng những đứa trẻ bốn tuổi có tính chọn lọc cao hơn, thường bỏ qua những khuôn mặt buồn bã hoặc sợ hãi cũng như những khuôn mặt vui vẻ. Điều này cho thấy rằng khi vốn từ vựng để nói về cảm xúc của chúng ta mở rộng thì khả năng hiểu và phân biệt những cảm xúc đó của chúng ta cũng tăng theo.
But some research suggests the influence is not limited to just developing a wider vocabulary for categorizing emotions. Language may “also help constitute emotion by cohering sensations into specific perceptions of ‘anger,’ ‘disgust,’ ‘fear,’ etc.,” said Dr. Harold Hong, a board-certified psychiatrist at New Waters Recovery in North Carolina.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng không chỉ giới hạn ở việc phát triển vốn từ vựng rộng hơn để phân loại cảm xúc. Tiến sĩ Harold Hong, bác sĩ tâm thần được hội đồng chứng nhận tại New Waters Recovery ở Bắc Carolina, cho biết ngôn ngữ “cũng có thể giúp hình thành cảm xúc bằng cách gắn kết các cảm giác thành những nhận thức cụ thể về ‘tức giận’, ‘ghê tởm’, ‘sợ hãi’, v.v.”.
As our vocabulary for talking about emotions expands, so does our ability to understand and distinguish those emotions.
Khi vốn từ vựng về cảm xúc của của chúng ta được mở rộng, chúng ta có năng lực để hiểu được và phân biệt những cảm xúc đó.
Words for emotions, like words for colors, are an attempt to categorize a spectrum of sensations into a handful of distinct categories. And, like color, there’s no objective or hard rule on where the boundaries between emotions should be which can lead to variation across languages in how emotions are categorized.
Những từ dành cho cảm xúc, giống như những từ dành cho màu sắc, là một nỗ lực để phân loại nhiều cảm giác thành một số loại riêng biệt. Và, giống như màu sắc, không có quy tắc khách quan hay cứng nhắc nào về ranh giới giữa các cảm xúc, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trong cách phân loại cảm xúc.
Emotions Are Categorized Differently in Different Languages
Cảm xúc được phân loại khác nhau trong các loại ngôn ngữ khác nhau
Just as different languages categorize color a little differently, researchers have also found differences in how emotions are categorized. In German, for example, there’s an emotion called “gemütlichkeit.”
Giống như các ngôn ngữ khác nhau phân loại màu sắc hơi khác nhau một chút, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt trong cách phân loại cảm xúc. Ví dụ, trong tiếng Đức, có một cảm xúc được gọi là “gemütlichkeit”.
While it’s usually translated as “cozy” or “friendly” in English, there really isn’t a direct translation. It refers to a particular kind of peace and sense of belonging that a person feels when surrounded by the people they love or feel connected to in a place they feel comfortable and free to be who they are.
Mặc dù nó thường được dịch là “ấm cúng” hoặc “thân thiện” trong tiếng Anh, nhưng thực sự không có bản dịch trực tiếp. Nó đề cập đến một loại bình yên và cảm giác thân thuộc cụ thể mà một người cảm thấy khi được bao quanh bởi những người họ yêu thương hoặc cảm thấy được kết nối ở một nơi mà họ cảm thấy thoải mái và tự do là chính mình.
The lack of a word for an emotion in a language does not mean that its speakers don’t experience that emotion.
— HAROLD HONG, MD, PSYCHIATRIST
“Việc thiếu từ để diễn tả cảm xúc trong một ngôn ngữ không có nghĩa là người nói ngôn ngữ đó không trải qua cảm xúc đó.”
— HAROLD HONG, MD, BÁC SĨ TÂM THẦN
You may have felt gemütlichkeit when staying up with your friends to joke and play games at a sleepover. You may feel it when you visit home for the holidays and spend your time eating, laughing, and reminiscing with your family in the house you grew up in.
Bạn có thể cảm thấy thật tuyệt vời khi thức cùng bạn bè để đùa giỡn và chơi trò chơi trong lúc ngủ qua đêm. Bạn có thể cảm nhận được điều đó khi về thăm nhà vào dịp nghỉ lễ và dành thời gian ăn uống, cười đùa và hồi tưởng cùng gia đình trong ngôi nhà mà bạn đã lớn lên.
In Japanese, the word “amae” is just as difficult to translate into English. Usually, it’s translated as “spoiled child” or “presumed indulgence,” as in making a request and assuming it will be indulged. But both of those have strong negative connotations in English and amae is a positive emotion.
Trong tiếng Nhật, từ “amae” cũng khó dịch sang tiếng Anh. Thông thường, nó được dịch là “đứa trẻ hư hỏng” hoặc “được cho là sự nuông chiều”, khi đứa trẻ đưa ra yêu cầu và cho rằng nó sẽ được chiều chuộng. Nhưng cả hai từ trên đều có hàm ý tiêu cực trong tiếng Anh còn “amae” là một cảm xúc tích cực.
Instead of being spoiled or coddled, it’s referring to that particular kind of trust and assurance that comes with being nurtured by someone and knowing that you can ask for what you want without worrying whether the other person might feel resentful or burdened by your request.
Thay vì được chiều chuộng hay chiều chuộng, nó đề cập đến kiểu tin tưởng và đảm bảo đặc biệt đi kèm với việc được ai đó nuôi dưỡng và biết rằng bạn có thể yêu cầu điều mình muốn mà không phải lo lắng liệu người kia có cảm thấy bực bội hay gánh nặng trước yêu cầu của bạn hay không.
You might have felt “amae” when your car broke down and you immediately called your mom to pick you up, without having to worry for even a second whether or not she would drop everything to help you.
Bạn có thể cảm thấy “amae” khi xe của bạn bị hỏng và bạn ngay lập tức gọi mẹ đến đón mà không cần phải lo lắng dù chỉ một giây liệu mẹ có bỏ mọi việc để giúp bạn hay không.
Regardless of which languages you speak, though, you’re capable of feeling both of these emotions. “The lack of a word for an emotion in a language does not mean that its speakers don’t experience that emotion,” Dr. Hong explained.
Tuy nhiên, bất kể bạn nói ngôn ngữ nào, bạn đều có khả năng cảm nhận được cả hai cảm xúc này. Tiến sĩ Hong giải thích: “Việc thiếu từ để diễn tả cảm xúc trong một ngôn ngữ không có nghĩa là người nói ngôn ngữ đó không trải qua cảm xúc đó”.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellmind.com/the-sapir-whorf-hypothesis-7565585