Eustress là gì và có gì khác với căng thẳng tiêu cực?

What Is Eustress, And How Is It Different From Distress?

Người dịch: Minh Hà – Hiệu đính: Hoàng

When you hear the word “stress,” your mind might immediately jump to negative situations, like work challenges or arguments with your partner. But did you know that not all stress is necessarily “bad”? Eustress, a type of positive stress, may have benefits like increased creativity, productivity, and hope. For help adjusting your perceptions of stressful situations so that you can experience eustress rather than distress, consider reaching out to a licensed therapist.

Nghe đến “stress” là chúng ta thường liên tưởng ngay đến những tình huống tiêu cực như áp lực công việc hay mâu thuẫn tình cảm. Nhưng phải biết rằng không phải loại stress nào cũng “xấu”. Eustress, một dạng căng thẳng tích cực, có thể mang lại nhiều lợi ích như kích thích sáng tạo, nâng cao hiệu suất và gieo niềm hi vọng. Bạn có thể tìm đến một nhà trị liệu có giấy phép để được hướng dẫn cách thay đổi nhận thức về các tình huống tiêu cực, từ đó chuyển hóa căng thẳng tiêu cực thành căng thẳng tích cực.

A closer look at the stress response

Cơ chế của phản ứng căng thẳng

When you face a stressor, several processes usually occur, starting in the amygdala. The amygdala is an area of the brain that normally plays a role in processing information from your five senses. When you’re exposed to a challenging situation, your amygdala typically sends out a distress signal to other areas of your brain and body. As a result, you might experience physical and mental symptoms, such as the following:

Khi bạn gặp tác nhân gây căng thẳng, một chuỗi phản ứng xảy ra bắt đầu từ hạch hạnh nhân. Đây là vùng não bộ có vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin giác quan. Trước một tình thế khó khăn, hạch hạnh nhân phát tín hiệu căng thẳng đến các bộ phận khác của não bộ và cơ thể, dẫn đến một loạt phản ứng của cơ thể và tâm trí, ví dụ như:

  • A racing heartbeat
  • A spike in blood pressure
  • Sharper vision, hearing, and other senses
  • A rush of adrenaline
  • Muscle tension
  • Shakiness
  • Rapid breathing
  • Tim đập nhanh
  • Huyết áp tăng
  • Thị giác, thính giác và các giác quan khác trở nên nhạy bén hơn
  • Adrenaline tiết ra ồ ạt
  • Cơ bắp căng cứng
  • Run rẩy
  • Thở gấp

These symptoms are generally designed to protect you in dangerous situations by making it easier to defend yourself or escape. This is often referred to as the “fight-or-flight” response. 

Hầu hết những phản ứng trên đều nhằm mục đích bảo vệ bản thân, giúp chúng ta sẵn sàng tự vệ hoặc tẩu thoát trong các tình huống nguy hiểm. Cơ chế này còn được gọi là phản ứng “chiến hay biến”.

What is eustress?

Eustress là gì?

When you think about triggers of the stress response, your mind might jump to situations like tight work deadlines or a family conflict. However, stress doesn’t necessarily have to be distressing. 

Khi nghĩ tới tác nhân gây căng thẳng, bạn có thể sẽ nghĩ ngay đến lịch làm việc dày đặc hay mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên, căng thẳng không chỉ gắn với tiêu cực.

Think about the excitement you might experience before riding on a rollercoaster or competing in a sports event. You might experience some of the same sensations, like a racing heartbeat or a burst of adrenaline, as you would in a more negative situation. The stress response may still be there, even if you’re experiencing positive emotions—or know you’ll experience them later. This can serve as an example of eustress. 

Hãy nghĩ về cảm giác hồi hộp trước khi bước lên tàu lượn siêu tốc hay chuẩn bị ra sân thi đấu. Những phản ứng như tim đập nhanh hay adrenaline dâng trào cũng xuất hiện, tương tự như khi bạn đối mặt với một tình huống tiêu cực. Phản ứng căng thẳng vẫn tồn tại dù bạn đang trải qua cảm xúc tích cực, hoặc biết chắc những cảm xúc ấy sắp đến. Đó chính là eustress.

The American Psychological Association (APA) defines eustress as “a type of stress that results from challenging but attainable and enjoyable or worthwhile tasks.” In other words, eustress can be considered a type of positive stress. 

Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, eustress là “loại căng thẳng phát sinh từ những việc có tính thử thách nhưng có thể hoàn thành, đồng thời mang lại niềm vui hoặc phần thưởng xứng đáng”. Nói cách khác, đây là một loại căng thẳng tích cực.

What is the difference between eustress and distress?

Eustress có gì khác với căng thẳng tiêu cực?

You may have noticed that the term “eustress” sounds similar to the term “distress.” Because these terms both describe forms of stress, it may be worth exploring the differences between them.

Có thể thấy “eustress” phát âm gần giống với “distress” (căng thẳng tiêu cực). Hai thuật ngữ này miêu tả các dạng căng thẳng khác nhau, hãy cùng tìm hiểu xem điểm khác biệt nằm ở đâu.

As we’ve discussed, eustress is generally a type of stress that can be positive or have positive effects. Common triggers of eustress may include the following:

Như đã giải thích, eustress nói chung là một loại căng thẳng tích cực và có thể mang đến nhiều lợi ích. Những tác nhân thường gặp của eustress bao gồm:

  • Getting married
  • Traveling to a new place
  • Performing or competing in front of a crowd
  • Tackling a meaningful challenge
  • Moving to a new home
  • Đám cưới
  • Du lịch đến vùng đất mới
  • Biểu diễn hoặc thi đấu trước đám đông
  • Đương đầu với một thử thách ý nghĩa
  • Chuyển nhà

Eustress can have benefits. For example, if you’re starting a new job, you might be jittery, nervous, or unsure of what to expect. Even though these feelings can be uncomfortable, they might also motivate you to perform well and make a good first impression. According to UC Irvine, eustress can boost hope, creativity, and productivity, and it has also been linked to academic achievement.

Eustress có thể mang lại lợi ích. Ví dụ, khi nhận công việc mới, bạn có thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng và không biết tương lai sẽ ra sao. Dù những cảm xúc này có vẻ khó chịu nhưng lại thúc đẩy bạn nỗ lực để gây ấn tượng tốt. Nghiên cứu của Đại học California, Irvine cho thấy eustress có thể gieo niềm hi vọng, kích thích sáng tạo và nâng cao hiệu suất, đồng thời có mối tương quan với thành tích học tập tốt.

On the other hand, distress can be thought of as stress that negatively affects you, either immediately or long-term. According to the APA, distress is “a type of stress that results from being overwhelmed by demands, losses, or perceived threats.”

Ngược lại, có thể xem căng thẳng tiêu cực là loại căng thẳng gây ảnh hưởng xấu ngay lập tức hoặc lâu dài. Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, căng thẳng tiêu cực là “căng thẳng phát sinh khi những đòi hỏi, mất mát hoặc mối đe dọa trong cảm nhận vượt quá sức chịu đựng”.

While eustress tends to occur for shorter periods, distress may have a greater risk of lasting weeks or months. You may be more likely to experience distress in situations where you sense a lack of control over the outcome, like during a major illness or an economic recession. Some examples of other situations that might trigger distress include those listed below:

Eustress thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, còn căng thẳng tiêu cực có nguy cơ kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng. Căng thẳng tiêu cực thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát kết quả của tình huống, ví dụ như lâm bệnh nặng hay rơi vào thời kì suy thoái kinh tế. Sau đây là một số tình huống khác có thể gây căng thẳng tiêu cực:

  • Going through financial hardship
  • Going through a divorce
  • Losing a job
  • Legal troubles
  • Societal trauma (like terrorist acts, natural disasters, or wars)
  • Khó khăn tài chính
  • Ly hôn
  • Mất việc
  • Vướng vào rắc rối pháp lý
  • Chấn thương xã hội (khủng bố, thiên tai, chiến tranh)

Generally speaking, everyone experiences negative stress once in a while. That said, if the distress continues over a long period, it may risk turning into chronic stress. Often, chronic stress impacts both physical and mental health. This can contribute to negative health outcomes like anxiety, depression, heart disease, trouble sleeping, and more. 

Nhìn chung thì mỗi người đều có lúc phải nếm trải cảm xúc căng thẳng tiêu cực. Tuy vậy, nếu kéo dài quá lâu, căng thẳng tiêu cực có nguy cơ trở thành căng thẳng mạn tính, phần nào gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như lo âu, trầm cảm, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ…

Getting help with stress management

Tìm kiếm hỗ trợ trong việc quản lý căng thẳng

If you’re facing a major source of distress, it can be challenging to know what to do. Still, it may be possible to turn a stressful event into a source of eustress by changing the way you look at it. In a 2021 study, researchers taught a group of college students to view their stress response as a tool, rather than a problem. The students who adopted a more positive mindset toward their stress usually experienced lower anxiety levels, better test scores, and reduced procrastination. 

Một người đang phải hứng chịu nỗi căng thẳng nặng nề thì rất khó tìm ra phương pháp đối phó. Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể thay đổi góc nhìn để biến một sự kiện căng thẳng thành nguồn eustress. Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà nghiên cứu đã dạy sinh viên xem phản ứng căng thẳng là công cụ chứ không phải là vấn đề. Kết quả, nhóm sinh viên có tư duy tích cực hơn về căng thẳng thường giảm lo âu, đạt điểm cao hơn và ít trì hoãn hơn.

This act of reframing negative thoughts to be more helpful is often part of cognitive behavioral therapy, or CBT. CBT can be an effective treatment for anxiety, depression, substance use disorders, and other mental health concerns, including stress. 

Kỹ thuật điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực theo hướng có lợi này thường thuộc về liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). CBT là một liệu pháp hiệu quả trong điều trị lo âu, trầm cảm, rối loạn sử dụng chất và nhiều vấn đề tâm lý khác, trong đó có căng thẳng.

To get the most out of CBT, whether for stress or another mental illness, you may want to work with a licensed professional. Having ongoing support from a therapist may help you measure your progress, practice positive self-talk, and get a more objective view of your thoughts and feelings. 

Để đạt hiệu quả tối ưu từ CBT trong việc giải tỏa căng thẳng hay điều trị một rối loạn tâm lý khác, bạn nên tìm đến một chuyên gia tâm lý có giấy phép. Với sự hỗ trợ liên tục từ họ, bạn sẽ có thể theo dõi tiến độ, thực hành tự đối thoại tích cực và đánh giá khách quan hơn về suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

It can sometimes take a few tries to find a therapist with whom you connect. Online therapy platforms typically let you change therapists whenever you want, for no extra cost. This may make it easier to find the right fit and remain consistent with the therapy process.

Bạn có thể phải thử một vài lần thì mới tìm được một nhà trị liệu có thể thực sự kết nối với mình. Nhiều nền tảng trị liệu trực tuyến cho phép bạn đổi nhà trị liệu bất cứ lúc nào mà không phát sinh chi phí, giúp bạn dễ dàng tìm được người phù hợp và duy trì đều đặn quá trình trị liệu.

Research shows that online therapy may benefit people experiencing heightened levels of stress. In a study from 2019, 27 professionals experiencing occupational stress received a 10-week online treatment that adapted techniques from CBT. The majority saw positive changes in their mental health and well-being. 

Theo nghiên cứu, trị liệu trực tuyến rất có ích với những người trải qua căng thẳng cao độ. Trong một nghiên cứu năm 2019, 27 chuyên gia gặp căng thẳng trong công việc đã tham gia một chương trình trị liệu trực tuyến kéo dài 10 tuần với kỹ thuật dựa trên CBT. Phần lớn đều ghi nhận những cải thiện tích cực về sức khỏe tinh thần và chất lượng sống.

––––––––––

Nguồn: https://www.betterhelp.com/advice/stress/what-is-eustress-and-how-is-it-different-from-distress/

Để lại một bình luận