CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC

Tổng hợp: Thu Hiền.Psyme.Org

Miễn trừ trách nhiệm: Tài liệu này được biên soạn với mục đích phục vụ cho khóa học trực tuyến miễn phí: Tâm lý học nhận thức do PsyMe.org tổ chức cho cộng đồng. Mọi nội dung trong tài liệu này chỉ được sử dụng cho mục đích giảng dạy trong khóa học, không nhằm mục đích thương mại. Mọi hình thức sao chép, trích dẫn hoặc chia sẻ, phát tán tài liệu này dưới bất kỳ hình thức nào ra bên ngoài phạm vi khóa học đều không được PsyMe cho phép. PsyMe không chịu trách nhiệm về bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng tài liệu này vượt quá phạm vi đã đề cập ở trên.

Một số câu hỏi thảo luận 

+ Tâm lý học Nhận thức liên kết với đời sống ra sao?

+ Làm thế nào để tìm hiểu về hoạt động của tâm trí mặc dù không thể quan sát trực tiếp ?

+ Cách mạng nhận thức là gì?

I. Tâm lý học nhận thức: Nghiên cứu về Tâm trí

Bạn có thể đã nhận thấy rằng chúng ta đã sử dụng thuật ngữ tâm trí mà không định nghĩa chính xác nó. Như chúng ta sẽ thấy, tâm trí, giống như các khái niệm tâm lý học khác như trí thông minh hay cảm xúc, có thể được nghĩ đến theo nhiều cách khác nhau.

1. 1. Tâm trí là gì?

Tâm trí được định nghĩa theo 2 kiểu: 

Kiểu thức nhất tâm trí được định nghĩa là các quá trình nhận thức khác nhau của tâm trí như là: tri giá, sự chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, ra quyết định, suy nghĩ và lý luận 

Và kiểu thứ 2 tâm trí được định nghĩa dựa trên cách tâm trí hoạt động: tâm trí là một hệ thống có thể mô phỏng lại thế giới thực xung quanh chúng ta giúp chúng ta tương tác trong hệ thống đó để đạt được mục tiêu của mình. Xuyên suốt cuốn sách này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tâm trí dựa trên ý tưởng rằng tâm trí là một nơi kiến tạo thực tế/ mô phỏng cuộc sống thực của chúng ta

1.2. Nghiên Cứu Tâm Trí: Những Công Trình Đầu Tiên Trong Tâm Lý Học Nhận Thức

Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 19, người ta không tin rằng việc nghiên cứu tâm trí khả thi. Một số quan điểm cho rằng về bản chất tâm trí không thể nghiên cứu được, một số quan điểm khác thì cho rằng không thể đo lường các đặc tính của tâm trí vì thế không thể nghiên cứu được. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đã thách thức quan niệm này bằng cách, tiến hành các nghiên cứu tiên phong. Điển hình là nghiên cứu đầu tiên của  Franciscus Donders

1.2.1. Thí nghiệm Tiên Phong của Donders: Mất Bao Lâu Để Ra Quyết Định?

Thí nghiệm của Donders tìm hiểu thời gian ra quyết định của con người thông qua việc đo thời gian phản ứng khi nhìn thấy ánh sáng. Ông sử dụng hai loại thí nghiệm: thời gian phản ứng đơn giản, yêu cầu người tham gia bấm nút ngay khi thấy đèn sáng, và thời gian phản ứng chọn lựa, yêu cầu xác định đèn nào sáng và bấm nút tương ứng. Donders phát hiện rằng thời gian phản ứng chọn lựa mất thêm một phần mười giây so với thời gian phản ứng đơn giản, ông suy luận rằng đó là thời gian cần thiết để đưa ra quyết định. Thí nghiệm này là nghiên cứu tiên phong trong tâm lý học nhận thức, minh họa rằng các phản ứng tâm thần phải được suy luận từ hành vi chứ không thể đo lường trực tiếp.

1.2.2. Phòng thực  Nghiệm Tâm Lý Học Wundt: Chủ nghĩa cấu trúc  và Phân Tích Tự Nghiệm/Phân tích nội tâm

Mười một năm sau, vào năm 1879, Wilhelm Wundt đã thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học khoa học đầu tiên tại Đại học Leipzig, Đức, và đề xuất tiếp cận chủ nghĩa cấu trúc. Theo tiếp cận này, trải nghiệm tổng thể của con người được xác định bởi sự kết hợp các thành tố cơ bản gọi là cảm giác. Wundt muốn tạo ra một “bảng tuần hoàn của tâm trí”, tương tự như bảng tuần hoàn hóa học. Ông sử dụng kỹ thuật phân tích nội quán, yêu cầu người tham gia mô tả trải nghiệm và suy nghĩ của họ trước các kích thích. Mặc dù chủ nghĩa cấu trúc không còn được sử dụng sau đó, Wundt đã có đóng góp quan trọng cho tâm lý học bằng việc nghiên cứu tâm trí và hành vi trong điều kiện kiểm soát, và đào tạo nhiều tiến sĩ đã thành lập các khoa tâm lý học tại các trường đại học khác, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.

1.2.3. Phòng thực  Nghiệm Tâm Lý Học Ebbinghaus: Quá trình quên lãng theo thời gian là gì

Hermann Ebbinghaus (1885/1913) tại Đại học Berlin đã nghiên cứu trí nhớ và quá trình quên lãng thông qua danh sách các âm tiết vô nghĩa như DAX, QEH, LUH. Ông đo thời gian học và thời gian học lại danh sách sau một khoảng nhất định để xác định mức độ quên lãng. Ebbinghaus sử dụng chỉ số “thời gian tiết kiệm được” để tính sự chênh lệch thời gian học lần đầu và thời gian học lại, với kết quả cho thấy sự quên lãng tăng theo thời gian đợi cho đến lần học tiếp theo. Điều này chứng minh trí nhớ có thể được định lượng và biểu

đồ tỷ lệ “thời gian tiết kiệm được” theo thời gian minh họa rõ ràng sự suy giảm trí nhớ sau khi học.

1.2.4. Nguyên tắc Tâm lý học của William James

William James, một trong những nhà tâm lý học đầu tiên của Mỹ, đã giảng dạy khóa học tâm lý học đầu tiên tại Harvard và đã đưa ra những quan sát quan trọng về tâm trí trong cuốn sách “Principles 

of Psychology” (1890). Trong đó, ông mô tả sự chú ý là quá trình tâm trí lựa chọn và tập trung vào một số đối t

ượng hoặc suy nghĩ một cách rõ ràng, đồng thời loại bỏ những yếu tố khác để xử lý hiệu quả hơn. Quan sát của James về sự chú ý

vẫn còn đúng đến ngày nay và đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu hiện đại về sự chú ý, chứng tỏ sự chính xác và ảnh hưởng sâu rộng của công trình của ông trong lĩnh vực tâm lý học.

II. Nghiên cứu tâm trí bị bỏ rơi

Nhiều khoa tâm lý học ban đầu đã tiến hành nghiên cứu theo truyền thống của phòng thực nghiệm của Wundt, sử dụng phương pháp phân tích nội quán để phân tích các quá trình tâm thần. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vào việc nghiên cứu tâm trí này đã thay đổi do những nỗ lực của John Watson, người đã nhận bằng Tiến sĩ tâm lý học năm 1904 tại Đại học Chicago.

2.1. Watson sáng lập chủ nghĩa hành vi

John B. Watson phản đối phương pháp phân tích nội quán vì hai lý do chính: thứ nhất, phương pháp này cho kết quả không nhất quán giữa các cá nhân khác nhau, và thứ hai, kết quả khó được xác minh vì chúng được giải thích dựa trên các quá trình tâm lý bên trong không thể nhìn thấy.

John B. Watson, trong tác phẩm “Psychology as the Behaviorist Views It” năm 1913, đã xác định tâm lý học theo quan điểm hành vi học là một ngành khoa học tự nhiên hoàn toàn khách quan và thực nghiệm. Mục đích của nó là dự đoán và kiểm soát hành vi, không dựa trên phương pháp tự phân tích hay nhận thức. Watson nhấn mạnh rằng nghiên cứu tâm lý học cần tập trung vào hành vi, không phải nhận thức

John B. Watson đã phê phán phương pháp phân tích nội quán và tập trung nghiên cứu vào hành vi quan sát được thay vì nhận thức. Ông cho rằng tâm lý học nên hạn chế ở việc nghiên cứu dữ liệu hành vi và không nên suy luận về các sự kiện tâm lý không thể quan sát. Watson đã loại bỏ việc nghiên cứu về tâm trí, thay vào đó là nghiên cứu hành vi có thể quan sát trực tiếp, dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý học Mỹ từ việc tìm hiểu tâm trí thông qua quan sát hành vi sang việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thích và hành vi.

Thí nghiệm “Little Albert” của Watson và Rosalie Rayner (1920) cho thấy việc kết hợp tiếng ồn lớn với một con chuột khiến bé Albert ban đầu rất thích chuột đã sợ chuột. Ý tưởng của nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Ivan Pavlov về điều kiện hóa cổ điển ở chó, trong đó kết hợp thức ăn với tiếng chuông khiến chó chảy nước miếng (Pavlov, 1927). Watson khẳng định rằng hành vi có thể được nghiên cứu mà không cần quan tâm đến những gì diễn ra bên trong đầu, chỉ tập trung vào ảnh hưởng của việc ghép các kích thích đối với hành vi.

2.2. Điều kiện hóa tạo tác của Skinner

Trong thời kỳ chủ nghĩa hành vi thống trị tâm lý học Mỹ, B.F. Skinner, người nhận bằng tiến sĩ từ Harvard vào năm 1931, đã đưa ra công cụ điều kiện hóa tạo tác, tập trung vào cách hành vi được củng cố thông qua việc đưa vào các kích thích củng cố tích cực như thức ăn hoặc sự chấp nhận xã hội, hoặc bằng cách loại bỏ các kích thích tiêu cực như điện giật hay sự chối xã hội. Ví dụ, Skinner đã chỉ ra rằng việc củng cố cho chuột bằng thức ăn khi nhấn cần gạt làm tăng hoặc duy trì cường độ nhấn cần gạt của chuột. Giống như Watson, Skinner không quan tâm đến những gì diễn ra trong tâm trí mà chỉ tập trung vào việc xác định làm thế nào hành vi được kiểm soát bởi các kích thích. Ý tưởng rằng hành vi có thể được hiểu thông qua mối quan hệ kích thích – phản ứng đã ảnh hưởng đến một thế hệ nhà tâm lý học và thống trị tâm lý học ở Hoa Kỳ từ những năm 1940 đến 1960. Các nhà tâm lý học đã áp dụng kỹ thuật của điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa tạo tác vào giảng dạy trong lớp học, điều trị rối loạn tâm lý và kiểm tra tác động của thuốc lên động vật. Mặc dù chủ nghĩa hành vi đang thống trị, nhưng cùng lúc đó cũng có những sự kiện đã xảy ra dẫn đến sự tái sinh của việc nghiên cứu tâm trí.

2.3. Tạo tiền đề cho sự tái xuất hiện của Tâm trí trong tâm lý học

Edward Chace Tolman, một nhà tâm lý học tại Đại học California, Berkeley từ 1918 đến 1954, được coi là một trong những nhà tâm lý học nhận thức sớm mặc dù ông tự xưng là nhà hành vi học. Trong thí nghiệm nổi tiếng của mình vào năm 1938, Tolman đã sử dụng một mê cung để nghiên cứu hành vi của chuột, phát hiện ra rằng chuột không chỉ phản ứng với kích thích mà còn phát triển một bản đồ nhận thức của mê cung để tìm thức ăn. Kết quả này cho thấy chuột có khả năng suy nghĩ và học hỏi, điều này đưa Tolman ra khỏi chủ nghĩa  hành vi học truyền thống – chỉ tập trung vào mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng mà không quan tâm đến các quá trình tâm thần. Sự khác biệt trong cách tiếp cận của Tolman đã góp phần đặt nền móng cho sự trở lại của việc nghiên cứu tâm trí trong tâm lý học.

Một sự kiện quan trọng khác là sự xuất bản cuốn sách “Verbal Behavior” của B.F. Skinner vào năm 1957, trong đó ông cho rằng trẻ em học ngôn ngữ thông qua điều kiện hóa tạo tác. Tuy nhiên, vào năm 1959, Noam Chomsky, một nhà ngôn ngữ học từ Viện Công nghệ Massachusetts, đã xuất bản một bài phê bình gay gắt về cuốn sách này. Chomsky phản biện rằng trẻ em phát triển ngôn ngữ không chỉ do bắt chước và được thưởng; thay vào đó, sự phát triển ngôn ngữ dựa trên một chương trình sinh học bẩm sinh và diễn ra giống nhau qua các nền văn hóa. Chomsky đã thách thức quan điểm của Skinner và khẳng định rằng ngôn ngữ và các hành vi phức tạp khác như giải quyết vấn đề và suy luận không thể chỉ được giải thích bởi điều kiện hóa hoạt động.

Những đáp trả này từ Chomsky và những nghiên cứu của Tolman đã khiến cộng đồng tâm lý học phải suy nghĩ lại về cách hiểu các hành vi phức tạp và nhu cầu phải xem xét những gì hành vi nói lên về cách hoạt động của tâm trí. Quá trình này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tâm lý học nhận thức, một lĩnh vực mới chú trọng vào cách thức hoạt động của tâm trí và các quá trình tâm lý phức tạp hơn là chỉ đơn giản là phản ứng với kích thích.

III. Sự tái sinh của các nghiên cứu về tâm trí 

Thập niên 1950 đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng nhận thức trong tâm lý học, khi sự tập trung chuyển từ hành vi sang nghiên cứu về hoạt động của tâm trí. Sự chuyển hướng này được báo hiệu bởi một loạt sự kiện trước cả bài phê bình của Chomsky về công trình của Skinner. Cuộc cách mạng khoa học, theo Thomas Kuhn trong cuốn “Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học” năm 1962, giải thích rằng đây là sự thay đổi căn bản trong cách hiểu và tiếp cận các vấn đề khoa học.

3.1. Mô hình tư duy và sự thay đổi mô hình tư duy

Thomas Kuhn định nghĩa một cuộc cách mạng khoa học là sự chuyển đổi từ mô hình tư duy này sang mô hình tư duy khác. Trong đó, mô hình tư duy (paradigm) là hệ thống các ý tưởng thống trị khoa học tại một thời điểm. Cuộc cách mạng khoa học xảy ra khi một hệ thống ý tưởng lý thuyết chi phối lĩnh vực khoa học nhất định bị thay thế bởi một hệ thống mới. Điều này dẫn tới một cuộc cách mạng khoa học, thay đổi triệt để cách nhìn nhận và tiếp cận các vấn đề. Một trong những sự chuyển đổi mô hình tư duy mà chúng ta có thể thấy là sự ra đời của thuyết tương đối và cơ học lượng tử đầu thế kỷ 20, đánh dấu bước ngoặt từ vật lý cổ điển sang vật lý hiện đại với những khám phá then chốt của Einstein. Sự chuyển hướng từ trường phái hành vi chủ nghĩa sang tiếp cận nhận thức trong tâm lý học những năm 1950, với sự ra đời của máy tính số giúp mô hình hóa các quá trình tâm lý theo lối mới cũng được xem là một sự chuyển đổi mô hình.

Tuy nhiên cần phải nhớ rằng chúng ta không thể đánh dấu sự khởi đầu của mô hình mới này bằng việc xuất bản một bài báo duy nhất, như đề xuất về thuyết tương đối của Einstein (1905), thay vào đó nó là sự xuất hiện của một loạt các sự kiện cộng lại đạt tới đỉnh cao dẫn đến sự chuyển đổi mô hình tư duy trong nghiên cứu tâm lý học 

3.2. Sự ra đời của máy tính kỹ thuật số

Cuối những năm 1940, máy tính số đầu tiên là những thiết bị lớn chiếm trọn một tòa nhà, nhưng vào năm 1954, IBM đã ra mắt một máy tính dành cho công chúng. Dù vẫn còn lớn so với laptop hiện nay, những máy tính này đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm đại học, nơi chúng không chỉ giúp phân tích dữ liệu mà còn góp phần phát triển một cách nhìn mới về tâm trí.

Trong những năm 1950, các nhà tâm lý học quan tâm đến cách máy tính xử lý thông tin theo từng giai đoạn và đã áp dụng mô hình này vào nghiên cứu tâm trí. Họ phát triển một phương pháp xử lý thông tin để theo dõi các hoạt động nhận thức, mở ra các câu hỏi nghiên cứu mới và cách thức trình bày kết quả khác biệt. Một trong những thí nghiệm đầu tiên theo cách tiếp cận này nghiên cứu khả năng tập trung của con người trước nhiều nguồn thông tin cùng lúc.

Từ những năm 1950, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu cách tâm trí con người xử lý thông tin đến. Một câu hỏi chính mà họ muốn giải đáp là làm thế nào chúng ta có thể tập trung vào một thông tin trong khi loại bỏ các thông tin khác, dựa trên ý tưởng của William James. Colin Cherry, nhà tâm lý học người Anh, vào năm 1953 đã tiến hành một thí nghiệm trong đó người tham gia phải lắng nghe hai thông điệp âm thanh từ hai tai và yêu cầu họ chú ý đến thông điệp từ một tai và bỏ qua thông điệp từ tai kia. Thí nghiệm này giúp khám phá khả năng phân chia và chọn lọc chú ý của con người đối với các nguồn thông tin đồng thời.

Thí nghiệm của Colin Cherry cho thấy mặc dù mọi người có thể nghe thấy âm thanh từ cả hai tin nhắn, họ chỉ nhận thức được nội dung của tin nhắn mà họ tập trung. Kết quả này đã truyền cảm hứng cho Donald Broadbent (1958) đề xuất sơ đồ quy trình xử lý đầu tiên của tâm trí, trong đó có bộ lọc chọn lọc thông tin để người nghe chỉ nhận thức nội dung của tin nhắn được chú ý và lọc bỏ những thông tin không liên quan. Ví dụ, trong một bữa tiệc ồn ào, bộ lọc này sẽ giúp bạn tập trung vào cuộc trò chuyện với bạn bè mà bỏ qua những cuộc trò chuyện khác xung quanh. Sơ đồ của Broadbent đã trở thành một tiêu chuẩn trong việc phân tích hoạt động tâm trí, và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sau này. Đồng thời, ở Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu cũng tổ chức hội nghị và phát triển ý tưởng coi tâm trí như một bộ xử lý thông tin, dựa trên cảm hứng từ máy tính..

3.3. Hội thảo về Trí tuệ nhân tạo và Lý thuyết thông tin

Đầu những năm 1950, John McCarthy đã nảy ra ý tưởng lập trình máy tính để bắt chước hoạt động của tâm trí con người. Ông quyết định tổ chức hội nghị Dartmouth năm 1956 để thảo luận về việc lập trình máy tính thực hiện hành vi thông minh, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Trí tuệ Nhân tạo” (AI). Hội nghị quy tụ các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực như tâm lý học, toán học, máy tính và ngôn ngữ học. Mặc dù Herbert Simon và Alan Newell gần như vắng mặt, họ vẫn kịp trình bày chương trình “Logic Theorist” – một chương trình AI đầu tiên có thể chứng minh các định lý toán học bằng các quy trình suy luận giống con người.

Ngay sau đó, hội nghị về Lý thuyết Thông tin tại MIT được tổ chức tháng 9/1956. Newell và Simon tiếp tục giới thiệu Logic Theorist. Bên cạnh đó, George Miller của Harvard cũng trình bày bài báo nổi tiếng “Con số kỳ diệu 7±2” về giới hạn khả năng xử lý thông tin của con người. Ý tưởng của Miller về giới hạn tiếp nhận và ghi nhớ thông tin tương đồng với quan điểm của mô hình bộ lọc được Broadbent đề xuất. Hai hội nghị này đánh dấu sự khởi đầu của lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo và nghiên cứu về khả năng xử lý thông tin của tâm trí con người.

3.4. “Cuộc cách mạng” nhận thức đã cần một khoảng thời gian

Những sự kiện như thí nghiệm của Cherry, mô hình bộ lọc của Broadbent và hai hội nghị năm 1956 về Trí tuệ Nhân tạo và Lý thuyết Thông tin đánh dấu sự khởi đầu của một sự chuyển đổi trong tâm lý học – từ chủ nghĩa hành vi sang nghiên cứu về tâm trí (cách tiếp cận nhận thức). Tuy được gọi là “cuộc cách mạng nhận thức”, nhưng sự chuyển dịch này là một quá trình dần dần chứ không phải sự thay đổi đột ngột. Ngay cả nhiều năm sau những sự kiện năm 1956, sách giáo khoa về lịch sử tâm lý học vẫn chưa đề cập đến cách tiếp cận nhận thức  (Misiak và Sexton, 1966).

Mãi đến năm 1967, cuốn sách “Tâm lý học Nhận thức” của Ulrich Neisser mới chính thức đặt nền móng cho lĩnh vực này, với thuật ngữ “tâm lý học nhận thức” và nhấn mạnh phương pháp xử lý thông tin để nghiên cứu tâm trí. Kể từ đó, nhiều thí nghiệm mới được thực hiện, lý thuyết mới được đề xuất và kỹ thuật mới ra đời. Kết quả là tâm lý học nhận thức và phương pháp xử lý thông tin trở thành một trong những cách tiếp cận chủ đạo trong tâm lý học.

IV. Sự phát triển của tâm lý học nhận thức

Mặc dù những sự kiện trong những năm 1950-1960 được coi là “cuộc cách mạng nhận thức” đánh dấu sự chấp nhận nghiên cứu về tâm trí, nhưng lĩnh vực tâm lý học nhận thức vẫn tiếp tục phát triển sau đó. Để đánh giá sự tiến triển của tâm lý học nhận thức từ thời điểm đó đến nay, ta có thể xem xét nội dung cuốn sách nền tảng “Tâm lý học Nhận thức” của Neisser (1967) và so sánh với kiến thức hiện đại

4.1. Neisser đã viết gì

Cuốn sách “Cognitive Psychology” của Ulric Neisser, xuất bản lần đầu vào năm 1967, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức. Neisser được gọi là “cha đẻ của tâm lý học nhận thức” vì ông đã trình bày lý thuyết nhận thức đầu tiên và toàn diện. Cuốn sách này tập trung vào nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu là về thị giác và thính giác.

Tuy nhiên, cuốn sách của Neisser có hai hạn chế quan trọng. Thứ nhất, nó chưa đề cập đến các quá trình tâm thần cấp cao hơn như suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ghi nhớ dài hạn cho đến trang cuối cùng. Thứ hai, nó không đề cập đến sinh lý học liên quan đến hoạt động tâm trí. Tuy nhiên, những những lỗ hổng này là những chủ đề nghiên cứu quan trọng trong tâm lý học nhận thức ngày nay

4.2. Nghiên cứu các quá trình tâm thần cấp cao hơn

Mô hình trí nhớ của Richard Atkinson và Richard Shiffrin (1968) đã đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu các quá trình tâm thần cao hơn. Mô hình này mô tả thông tin trong hệ thống bộ nhớ qua ba giai đoạn: trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ cảm giác lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn, sau đó chuyển sang trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ dài hạn có dung lượng cao và lưu giữ thông tin trong thời gian dài.

Endel Tulving (1972, 1985) đã chia trí nhớ dài hạn thành ba thành phần: trí nhớ sự kiện (về các sự kiện trong cuộc đời), trí nhớ ngữ nghĩa (về sự thật), và trí nhớ hoạt động (về hành động thể chất). Việc chia nhỏ bộ nhớ dài hạn giúp nghiên cứu chi tiết hơn về cách từng thành phần hoạt động. Các nhà nghiên cứu đã mở rộng việc nghiên cứu các quá trình tâm thần cấp cao hơn, không chỉ trong lĩnh vực trí nhớ, mà còn ở các lĩnh vực khác

4.3. Nghiên cứu sinh lý học nhận thức

Trong khi các nhà nghiên cứu đang nỗ lực hiểu về bộ nhớ và các chức năng khác thông qua hành vi, một điều khác đang diễn ra. Nghiên cứu sinh lý, mà chúng ta sẽ thấy trong Chương 2, đã đạt được những tiến bộ quan trọng kể từ thế kỷ 19, cũng đã cung cấp thông tin quan trọng về hoạt động trong hệ thống thần kinh tạo nên tâm trí. Hai kỹ thuật sinh lý đã chiếm ưu thế trong nghiên cứu sinh lý ban đầu về tâm trí gồm tâm lý học thần kinh và điện sinh lý học. 

Tâm lý học thần kinh nghiên cứu về hành vi của những người bị tổn thương não, đã cung cấp thông tin về cách hoạt động của các phần khác nhau của não từ thế kỷ 19. Điện sinh lý, đo phản ứng điện của hệ thống thần kinh, cho phép nghe hoạt động của các tế bào thần kinh đơn lẻ. Hầu hết nghiên cứu điện sinh lý được thực hiện trên động vật. Như chúng ta sẽ thấy trong Chương 2, cả tâm lý học thần kinh và điện sinh lý đã cung cấp những thông tin quan trọng về cơ sở sinh lý của tâm trí. Tuy nhiên, tiến bộ sinh lý quan trọng nhất không đến cho đến một thập kỷ sau cuốn sách của Neisser, khi kỹ thuật hình ảnh não được giới thiệu. Kỹ thuật gọi là chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), được giới thiệu vào năm 1976, cho phép xem xét các khu vực của não người được kích hoạt trong quá trình hoạt động (Hoffman và cộng sự, 1976; Ter-Pogossian và cộng sự, 1975). Một hạn chế của kỹ thuật này là nó tốn kém và liên quan đến việc tiêm chất đánh dấu phóng xạ vào dòng máu của người. PET sau đó được thay thế bằng chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), không liên quan đến chất vận chuyển phóng xạ và có độ phân giải cao hơn (Ogawa và cộng sự, 1990). Sau khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) được giới thiệu vào năm 1990, nó đã tạo ra một cuộc cách mạng riêng trong tâm lý học nhận thức. fMRI đã đưa đến một sự gia tăng vượt bậc trong kiến thức về cách não hoạt động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu bằng fMRI có những hạn chế, và các kỹ thuật quét khác cũng đã được phát triển để bổ sung. Nhưng không thể phủ nhận rằng xu hướng bắt đầu từ việc giới thiệu fMRI vào những năm đầu thập kỷ 1990 đã tạo ra một cuộc cách mạng riêng trong tâm lý học nhận thức, và đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách não hoạt động

4.4. Quan điểm mới về hành vi

Tâm lý học nhận thức đã phát triển đáng kể kể từ “báo cáo tiến độ” năm 1967 của Neisser. Hiện nay, nó không chỉ tập trung vào các quá trình cấp cao hơn và sinh lý học, mà còn nghiên cứu nhận thức trong các tình huống thực tế. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng kiến thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức. Ví dụ, trong thí nghiệm của Stephen Palmer (1975), người tham gia sử dụng kiến thức về đồ vật trong môi trường (như nhà bếp) để nhận biết chính xác các hình ảnh mục tiêu. Kiến thức không chỉ là hiệu ứng thú vị mà còn là trung tâm của quá trình xử lý nhận thức. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ gặp nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về tâm lý học nhận thức, bao gồm cả nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học nhận thức trong thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Goldstein, E. B. (2018). Cognitive psychology: Connecting mind, research, and everyday experience (5th ed.). Cengage.

 

Để lại một bình luận