Cảm giác Không được Yêu thương khi còn là một Đứa trẻ có liên quan như thế nào đến bệnh Trầm cảm khi Trưởng thành.

How Feeling Unloved as a Child Relates to Adult Depression

 

Feeling unloved and unwanted is associated with higher odds of depression.

Cảm giác không được yêu thương và không được mong muốn  làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm.

KEY POINTS

  • A close and affectionate relationship with parents or caregivers is key for child development and adult mental health.
  • People who were neglected or abused as children are more likely to experience negative outcomes later in life.
  • New research shows adults who recall many instances of feeling unwanted or unloved during childhood have higher odds of lifetime depression.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Một mối quan hệ gần gũi và tình cảm với bố mẹ hoặc người chăm sóc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và sức khỏe tâm thần ở người trưởng thành.
  • Những người từng bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng từ nhỏ có nhiều khả năng gặp phải những hậu quả tiêu cực trong cuộc sống sau này.
  • Nghiên cứu mới cho thấy những người nào khi trưởng thành hay nhớ lại những sự kiện mà khiến họ cảm thấy không được mong muốn hay không được yêu thương suốt thời thơ ấu có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm suốt đời cao hơn

This post discusses new findings on the link between feeling not wanted or loved by one’s parents and the lifetime risk of depression. The research, by Ahuja and collaborators, is published online ahead of print in Psychological Reports.

Bài viết này bàn luận về những phát hiện mới về mối liên hệ giữa cảm giác không được mong muốn hoặc không được yêu thương bởi cha mẹ  và nguy cơ trầm cảm suốt đời. Nghiên cứu của Ahuja và những cộng sự được công bố trực tuyến trước khi in trên tạp chí Psychological Reports.

 

Feeling unloved and unwanted.

Cảm giác không được yêu thương và không được mong muốn.

Many people who frequently feel unloved and unwanted have a history of childhood abuse and neglect, and of not having had their basic needs met—for example, the need to feel safe, secure, cared for, valued, understood, and accepted by parents/caregivers.

Những người nào  hay cảm thấy không được yêu thương và không được mong muốn thường có tiền sử bị lạm dụng và bỏ rơi thời thơ ấu, và không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ – ví dụ như: nhu cầu cảm thấy được an toàn, được bảo vệ, được chăm sóc, được quý trọng, được thấu hiểu và được chấp nhận bởi bố mẹ/ người chăm sóc mình.

Childhood abuse and neglect are associated with numerous negative outcomes—from physical illness to a lack of purpose in life.

Sự lạm dụng và bỏ bê trong suốt thời thơ ấu có liên quan đến rất nhiều hậu quả tiêu cực – từ bệnh lý về thể chất cho đến việc thiếu mục tiêu trong cuộc sống. 

Many adult victims of childhood maltreatment and violence feel lonely, disconnected from friends and intimate partners, and unable to trust others enough to open up to them or rely on them.

Nhiều nạn nhân là người trưởng thành bị bạo hành và ngược đãi trong suốt thời thơ ấu thường cảm thấy cô đơn, xa cách với bạn bè và những người bạn đời thân thiết, và không đủ tin tưởng để có thể mở lòng hoặc nương tựa vào cho họ.

These individuals fear rejection and abandonment—fear being not only unloved but also unlovable and unworthy of love.

Những cá nhân này sợ bị từ chối và bị bỏ rơi – họ không chỉ sợ việc  không được yêu thương mà còn sợ bản thân mình không dễ được người khác yêu  và không đáng được yêu thương.

Victims of childhood abuse see themselves as defective and irreparably damaged, which is why they feel ashamed of who they are (or have become) and tend to engage in self-blame.

Những nạn nhân bị lạm dụng thời thơ ấu coi chính bản thân mình bị khiếm khuyết và bị tổn thương không thể  chữa lành, đó là lý do vì sao họ cảm thấy xấu hổ về chính bản thân họ ( hoặc về con người mà họ đã trở thành) và xuất hiện xu hướng tự đổ lỗi cho chính bản thân. 

But what about memories of abuse or neglect—memories of having been frequently rejected as a child/adolescent by a parent? Might people who recall repeated rejection and abandonment also be more likely to experience negative mental health outcomes, such as depression, as adults? The study by Ahuja and colleagues examined this possibility.

Tuy nhiên những kí ức về việc bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi – những kí ức về việc thường xuyên bị bố mẹ chối bỏ khi còn nhỏ/ vị thành niên thì sao? Có thể nào những người nhớ lại việc bị chối bỏ và bỏ rơi lặp đi lặp lại cũng có nhiều khả năng đối mặt với những hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bệnh trầm cảm khi trưởng thành? Nghiên cứu của Ahuja và các cộng sự đã nghiên cứu về khả năng này.

An investigation of memories of feeling unloved and the diagnosis of depression

Một cuộc khảo sát về những kí ức không được yêu thương và các chuẩn đoán về bệnh trầm cảm

Sample: The data came from Wave IV of the National Adolescent Health Study (Add Health), a longitudinal survey of adolescents in the US. The sample included 5,114 individuals; 54 percent females; the average age of 29 years old (range of 24-32 years)

Mẫu khảo sát: Theo dữ liệu từ Wave IV thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Vị thành niên Quốc gia ( Add Health), Một nghiên cứu theo chiều dọc được tiến hành với thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ. Mẫu bao gồm 5,114 cá nhân; 54% là nữ giới độ tuổi trung bình là 29 tuổi ( khoảng 24-32 tuổi).

*Nghiên cứu theo chiều dọc: là một trong đó các phép đo liên tục hoặc lặp lại của một hiện tượng nhất định được thực hiện trong thời gian dài.. 

Method and measures:

Phương pháp và biện pháp:

The main outcome was the lifetime occurrence of depression. Participants were asked, “Has a doctor, nurse, or other health care provider ever told you that you have or had: depression?”

Hệ quả chính là sự xuất hiện bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời. Những người tham gia khảo sát được hỏi, “Có bao giờ một bác sĩ, y tá, hoặc một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói với bạn rằng bạn đã từng hoặc đang mắc chứng trầm cảm chưa?”

The main independent variable was feeling not loved/wanted. Participants were asked, “Before your 18th birthday, how often did a parent or other adult caregiver say things that really hurt your feelings or made you feel like you were not wanted or loved?” The responses were categorized as never (zero times), sometimes (one to five times), or often (at least six times).

Biến độc lập chính là không được yêu thương/mong muốn. Những người tham gia được hỏi, “Trước sinh nhật 18 tuổi của bạn, bố mẹ bạn hoặc người chăm sóc có thường xuyên nói những lời thực sự làm tổn thương đến cảm xúc của bạn hay khiến bạn cảm thấy mình không được mong muốn hoặc không được yêu thương không?” Những câu trả lời được phân loại là không bao giờ (0 lần), đôi khi (1-5 lần), hoặc thường xuyên (ít nhất 6 lần).

*Biến độc lập: là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. ự biến đổi của nó có ảnh hưởng, chi phối hoặc gây ra những biến đổi kéo theo ở một biến khác.

Covariates included age, sex, race/ethnicity, income, education, and various psychiatric variables and risk factors for depression (e.g., smoking, alcohol use, sexual abuse).

Các biến số bao gồm: tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, thu nhập, giáo dục, và những biến về tâm thần khác nhau và những yếu tố nguy cơ mắc bệnh trầm cảm (ví dụ: hút thuốc, sử dụng rượu, lạm dụng tình dục).

The link between feeling unloved and the diagnosis of depression

Mối liên hệ giữa cảm giác không được yêu thương và chẩn đoán về bệnh trầm cảm

Analysis of data showed that over 16 percent of participants had experienced depression. Furthermore, approximately 17 percent of the sample had felt not wanted or not loved often, and 30 percent, sometimes.

Phân tích dữ liệu cho thấy hơn 16% người tham gia đã từng bị trầm cảm. Hơn nữa, khoảng 17% mẫu khảo sát thường xuyên cảm thấy không được mong muốn hoặc không được yêu thương, và 30% thì i thỉnh thoảng cảm thấy như vậy.

More importantly, feeling unloved and unwanted often was linked with higher odds of lifetime depression (AOR = 3.00; 95 percent CI, 2.45–3.66; p < 0.001). The odds were lower for feeling unwanted sometimes (AOR = 1.59; 95 percent CI, 1.31–1.90; p < 0.001). Note, AOR stands for “adjusted odds ratio.”

Quan trọng hơn nữa, cảm giác không được yêu thương và không được mong muốn thường có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm suốt đời (AOR = 3,00; 95% CI, 2,45–3,66; p <0,001). Tỷ lệ này thấp hơn đối với cảm giác thỉnh thoảng không được mong muốn (AOR = 1,59; KTC 95 phần trăm, 1,31–1,90; p <0,001). Lưu ý, AOR là viết tắt của “tỷ lệ chênh lệch được điều chỉnh.”

There was also an association between depression and regular smoking, childhood sexual abuse, and low income. 

Cũng có mối liên quan giữa trầm cảm và việc hút thuốc thường xuyên, lạm dụng tình dục thời thơ ấu, và thu nhập thấp.

In terms of gender differences, a larger proportion of women (22 percent) than men (10 percent) experienced lifetime depression. Yet, feeling unwanted or unloved correlated with depression in both women (AOR = 2.73; 95 percent CI, 2.13– 3.48; p < 0.001) and men (AOR = 3.70; 95 percent CI, 2.60–5.25; p < 0.001). 

Về sự khác biệt giới tính, tỷ lệ nữ giới (22%) lớn hơn tỷ lệ nam giới (10%) bị trầm cảm suốt đời. Tuy nhiên, cảm giác không được mong muốn hoặc không được yêu thương có liên quan đến trầm cảm ở cả nữ giới (AOR = 2,73; 95 phần trăm CI, 2,13– 3,48; p <0,001) và nam giới (AOR = 3,70; 95 phần trăm CI, 2,60–5,25; p <0,001).

Abuse: perception, memory, or reality?

Lạm dụng: sự nhận thức, trí nhớ, hay thực tế?

Let me try to answer a question that might have occurred to some readers: Is it possible that some participants’ perception or memory of how their parents treated them was inaccurate?

Hãy để tôi thử trả lời câu hỏi có thể xảy ra với một số độc giả: Liệu rằng nhận thức và trí nhớ của những người tham gia khảo sát về cách mà bố mẹ đã đối xử với họ là không chính xác hay không?

In short, yes. The parents’ actual behavior (as observed by a third party) could have been different—either more affectionate or more hard-hearted—than reported.

Nói tóm lại, câu trả lời là có. Hành vi thực tế của cha mẹ (theo quan sát của một bên thứ ba) đã có thể khác—hoặc trìu mến hơn hoặc cứng rắn hơn—so với những dữ liệu trước đó.

Nevertheless, compared to objective evidence, subjective experience of maltreatment is more strongly associated with mental health issues.

Tuy nhiên, so với những bằng chứng khách quan, những trải nghiệm chủ quan về việc bị ngược đãi có liên quan chặt chẽ hơn với các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

For instance, a child may not feel rejected or unloved even when objective observers notice that a parent is clearly neglecting the child or behaving aggressively toward him/her.

Ví dụ như, một đứa trẻ vẫn có thể không cảm thấy  bị chối bỏ hay không được yêu thương ngay cả khi những người quan sát khách quan nhận thấy rằng rõ ràng là bố mẹ đang bỏ mặc đứa trẻ đó hay đối xử một cách thô bạo với chúng.

In contrast, another child may feel rejected even when witnesses fail to observe any blatant behavior that could have caused such feelings. A barely audible sigh or even silence (when speech would have been expected) may have been all it took.

Ngược lại, một đứa trẻ khác có thể cảm thấy bị chối bỏ ngay cả khi những người quan sát không nhận thấy bất kì hành vi bạo lực nào mà đã có thể gây ra cảm giác như vậy cho chúng. Một tiếng thở dài gần như không thể nghe thấy hoặc thậm chí là sự im lặng (thay vì nói ra) có thể đã  là tất cả. 

So, as important as it is to look at behaviors from an objective point of view (e.g., objective evidence of physical or sexual abuse), we also need to examine whether and how these behaviors are perceived or what they mean to the child.

Vì vậy, cũng quan trọng như việc xem xét những hành vi từ một quan điểm khách quan ( ví dụ như: những bằng chứng khách quan về lạm dụng về thể chất hoặc tình dục), chúng ta cũng cần kiểm tra rằng những hành động này được nhận thức như thế nào hoặc nó có ý nghĩa gì đối với đứa trẻ. 

Doing so may require learning a lot more about child-parent interactions—from unique family dynamics to cultural factors that affect how family members express/perceive acceptance and rejection

Làm như vậy có thể đòi hỏi việc học hỏi thêm rất nhiều về sự tương tác giữa bố mẹ và con cái – từ những tác động của từng gia đình riêng biệt đến những yếu tố về văn hoá làm ảnh hưởng đến cách mà các thành viên trong gia đình thể hiện/ nhận thức về sự chấp nhận sự chối bỏ.

Finally, it appears mental health is affected not just by perceptions of parental behavior then, but by how they are remembered later. For example, a 2010 review study found adult individuals’ remembrances of “parental rejection in childhood are likely to be associated with the same form of psychological maladjustment as tends to be found among children who perceive themselves to be rejected by their parents.”

Cuối cùng, có vẻ như sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng không chỉ bởi sự nhận thức về những hành động của bố mẹ lúc đó, mà còn do chúngi được ghi nhớ như thế nào sau này. Ví dụ: một nghiên cứu đánh giá được thực hiện vào năm 2010 đã phát hiện rằng những hồi ức của từng cá nhân khi trưởng thành về “sự chối bỏ của cha mẹ trong suốt thời thơ ấu có mối liên hệ với cùng một dạng bất ổn  tâm lý thường được bắt gặp ở những đứa trẻ tự nhận thức rằng chúng bị bố mẹ chối bỏ.”

If you felt unloved or rejected as a child

Nếu bạn cảm thấy mình không được yêu thương hay bị bỏ rơi như một đứa trẻ

If you often experienced rejection or abandonment as a child and have been struggling with depression as an adult, it is understandable why you may have been unable to get help in the past.

Nếu bạn thường bị chối bỏ hoặc bỏ rơi như khi còn là một đứa trẻ và đang phải đối mặc với chứng trầm cảm khi trưởng thành, thìcó thể được hiểu vì sao bạn đã không nhận được sự giúp đỡ trong quá khứ. 

Perhaps you could not trust authority figures, including therapists. Or maybe you have felt damaged and ashamed of needing help. Or there could be many other reasons.

Có lẽ bạn đã không thể tin tưởng vào những người có thẩm quyền, bao gồm cả những nhà trị liệu. Hoặc có thể là Hay có  thể do nhiều lí do khác.

But there are as many reasons, if not more, for seeking help and getting better (here is a list of 15). The most important of them is that you deserve to feel good about yourself and be happy.

Nhưng có rất nhiều lý do, nếu không muốn nói là nhiều hơn, để tìm kiếm sự giúp đỡ và trở nên tốt hơn (dưới đây là danh sách cho 15 lý do). Điều quan trọng nhất là bạn xứng đáng được  cảm thấy hài lòng với bản thân và trở nên hạnh phúc.

So, do not suffer in silence. Effective treatments, both medications and psychotherapy modalities, are available and can improve your life.

Vì vậy đừng chịu đựng trong im lặng. Các phương pháp điều trị hiệu quả, bao gồm cả việc điều trị bằngthuốc và những biện pháp trị liệu tâm lý, đều có sẵn và có thể cải thiện cuộc sống của bạn.

Để lại một bình luận