Cách dạy trẻ về lòng biết ơn

How to Teach Children Gratitude

 

It’s more than just saying thank you.

Hơn cả việc chỉ nói lời cảm ơn.

 

Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam

 


In a time when many middle school kids carry around $600 phones that they take for granted, teaching gratitude can feel like an uphill battle. But despite the challenges you might face in helping kids feel grateful in a world that seems to value overabundance, it can be worthwhile.

Vào thời điểm mà học sinh cấp hai đem theo những chiếc điện thoại trị giá khoảng 600 USD được coi là điều hiển nhiên, việc dạy về lòng biết ơn có thể trở thành một trận chiến khó khăn. Tuy nhiên dù có nhiều thách thức đến đâu, việc giúp trẻ cảm thấy biết ơn là điều đáng giá.

 

Research and Evidence

Nghiên cứu và bằng chứng

A 2019 study published in the Journal of Happiness Studies found that gratitude is linked to happiness in children by age 5. This means that instilling gratitude in your kids at a young age could help them grow up to be happier people.

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Hạnh phúc cho thấy lòng biết ơn có liên quan đến hạnh phúc ở trẻ em khi 5 tuổi. Điều này có nghĩa, khơi dậy lòng biết ơn cho trẻ khi còn nhỏ có thể giúp trẻ lớn lên trở thành những người hạnh phúc hơn. 

According to a 2008 study published in the Journal of School Psychology, grateful children (ages 11 to 13) tend to be happier, more optimistic, and have better social support. They also report more satisfaction with their schools, families, communities, friends, and themselves. Grateful kids also tend to give more social support to others as well.

Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Tâm lý Học đường, những đứa trẻ biết ơn (từ 11 đến 13 tuổi) có xu hướng hạnh phúc hơn, lạc quan hơn và nhận được sự hỗ trợ xã hội tốt hơn. Trẻ cũng cho biết mình hài lòng hơn với trường học, gia đình, cộng đồng, bạn bè và bản thân trẻ. Những đứa trẻ biết ơn cũng có xu hướng hỗ trợ xã hội nhiều hơn cho người khác.

According to a 2011 study published in Psychological Assessment, grateful teens (ages 14 to 19) are more satisfied with their lives, use their strengths to improve their communities, are more engaged in their schoolwork and hobbies, and have better grades. They’ve also been shown to be less envious, depressed, and materialistic than their less grateful counterparts.

Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Đánh giá Tâm lý, những thanh thiếu niên có lòng biết ơn (từ 14 đến 19 tuổi) cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống của mình, biết sử dụng thế mạnh bản thân để cải thiện cộng đồng của mình, tham gia nhiều hơn vào bài tập cũng như các hoạt động ở trường và sở thích của mình, đồng thời đạt điểm cao hơn. Trẻ cũng được chứng minh là ít cảm thấy ghen tị, rơi vào trầm cảm, và không ham mê vật chất bằng những người kém biết ơn hơn.

It’s true that much of the gratitude research focuses on adults, but the benefits of gratitude are numerous for everyone. A 2010 study published in Clinical Psychology Review linked gratitude to everything from improved psychological well-being to better physical health. Grateful people tend to sleep better and even live longer.

Đúng là phần lớn nghiên cứu về lòng biết ơn tập trung vào người lớn, nhưng lợi ích của lòng biết ơn thì có rất nhiều đối với tất cả mọi người. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Lâm sàng đã liên kết lòng biết ơn với mọi thứ, từ việc cải thiện sức khỏe tâm lý đến sức khỏe thể chất tốt hơn. Những người biết ơn có xu hướng ngủ ngon hơn và thậm chí sống lâu hơn.

A 2018 study published in the Journal of Positive Psychology found that grateful adults are happier and more hopeful. Gratitude was a better predictor of hope and happiness than other constructs, like forgiveness, patience, and even self-control.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Tích cực cho thấy những người trưởng thành biết ơn sẽ hạnh phúc hơn và nhiều hy vọng hơn. Lòng biết ơn là dấu hiệu dự đoán tốt hơn về hy vọng và hạnh phúc so với các cấu trúc khác, như sự tha thứ, sự kiên nhẫn và thậm chí cả sự tự chủ.

Additionally, the study found that people who were grateful for things that happened to them in the past, felt happier in the present and more hopeful about their future. Perhaps giving your kids a childhood they feel grateful about now will help them reflect more on reasons to be grateful as an adult.

Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người biết ơn những điều đã xảy ra với họ trong quá khứ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn ở hiện tại và hy vọng hơn về tương lai của họ. Có lẽ việc cho con trẻ một tuổi thơ mà trẻ cảm thấy biết ơn bây giờ sẽ giúp chúng suy ngẫm nhiều hơn về những lý do để biết ơn khi trưởng thành.

So clearly there are a lot of good reasons to help kids experience and express gratitude. Here are a few strategies that can help your kids feel more grateful.

Như vậy rõ ràng có rất nhiều lý do chính đáng để giúp trẻ trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn. Dưới đây là một số chiến lược có thể giúp trẻ cảm thấy biết ơn hơn.

Teach Your Child to Say Thank You

Dạy con trẻ nói lời cảm ơn

Encourage your child to say “Thank you” on a regular basis. Offer gentle reminders like, “Your brother let you go first. What should you say to him?” or “What do you say to Grandma for giving you a cookie?”

Khuyến khích trẻ nói lời “Cảm ơn” thường xuyên. Đưa ra những lời nhắc nhở nhẹ nhàng như “Anh trai của con để con đi trước. Con nên nói gì với anh ấy nhỉ? hoặc “Con nói gì với bà khi bà cho con một chiếc bánh quy?”

So even if it doesn’t seem like genuine appreciation when your child needs a reminder, encouraging them to verbally express appreciation can be an important learning tool for genuine gratitude down the line.

Vì vậy, ngay cả khi việc trẻ cần được nhắc nhở có vẻ không phải sự cảm kích chân thành lắm thì việc khuyến khích trẻ bày tỏ sự ghi nhận bằng lời nói có thể là một công cụ học tập quan trọng để hình thành lòng biết ơn thực sự về sau.

You can also encourage your kids to write “thank you” notes to people who give them gifts or show them kindness. Your child might color a picture for a grandparent who purchased a birthday gift for them. Or you might encourage your teen to write a “thank you” letter to a special coach who has made an impact on their lives.

Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ viết lời cảm ơn tới những người tặng quà hoặc thể hiện lòng tốt với món quà được tặng. Con trẻ có thể vẽ một bức tranh tặng ông bà khi được mua quà sinh nhật. Hoặc bạn có thể khuyến khích con mình viết một lá thư “cảm ơn” tới một người thầy đặc biệt, người đã có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

Make sure to point out times when your child shows gratitude without a prompt from you. Praise prosocial behavior by saying things like, “I really like the way you thanked your friend for sharing with you today,” or “Nice job remembering to say ‘thank you’ to your teacher when she reminded you to get your backpack.” Positive attention will reinforce the importance of showing gratitude.

Hãy nhớ chỉ ra những thời điểm trẻ thể hiện lòng biết ơn mà không cần bạn nhắc nhở. Khen ngợi hành vi thân thiện xã hội bằng cách nói những câu như: “Bố/mẹ thực sự thích cách con/cháu cảm ơn bạn mình vì đã chia sẻ với bạn ngày hôm nay” hoặc “Thật tốt khi con/cháu nhớ nói ‘cảm ơn’ với giáo viên khi cô ấy nhắc con lấy ba lô”. Sự chú ý tích cực sẽ củng cố tầm quan trọng của việc thể hiện lòng biết ơn.

Ask Gratitude Questions

Đặt câu hỏi về lòng biết ơn

Once your child remembers to say “thank you” on a regular basis, it can be time to dig a little deeper to ensure that they aren’t just going through the socially-prescribed motions of saying “Thank you.” Start having conversations about what it means to be thankful, and take their understanding of gratitude to a whole new level by incorporating more gratitude components.

Khi trẻ nhớ nói “cảm ơn” một cách thường xuyên, có thể đã đến lúc đào sâu hơn một chút để đảm bảo rằng chúng không chỉ thực hiện những hành động được xã hội quy định là nói “Cảm ơn”. Bắt đầu trò chuyện về ý nghĩa của lòng biết ơn và đưa sự hiểu biết của họ về lòng biết ơn lên một tầm cao mới bằng cách kết hợp nhiều thành phần biết ơn hơn.

The Raising Grateful Children Project at UNC Chapel Hill has revealed that gratitude has four parts:

Dự án Nuôi dạy những đứa trẻ biết ơn tại UNC Chapel Hill đã tiết lộ rằng lòng biết ơn bao gồm bốn phần:

  • Noticing – Recognizing the things you have to be grateful for.
  • Để ý – Nhận ra những điều bạn phải biết ơn.
  • Thinking – Thinking about why you’ve been given those things.
  • Suy nghĩ – Nghĩ về lý do vì sao bạn lại được tặng những điều đó.
  • Feeling – The emotions you experience as a result of the things you’ve been given.
  • Cảm giác – Những cảm xúc bạn trải qua từ việc và những vật bạn được tặng.
  • Doing – The way you express appreciation.
  • Làm – Cách bạn thể hiện sự trân trọng của mình. 

Researchers found that most parents stayed focused on what children do to show gratitude. While 85% of parents said they prompted their kids to say “thank you,” only 39% encouraged children to show gratitude in a way that went beyond good manners. In addition, only a third of parents asked their kids how a gift made them feel, and only 22% asked why they thought someone had given them a gift.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều tập trung vào những gì trẻ làm để thể hiện lòng biết ơn. Trong khi 85% cha mẹ cho biết họ khuyến khích con mình nói “cảm ơn”, thì chỉ có 39% khuyến khích trẻ thể hiện lòng biết ơn ngoài cách cư xử tốt. Thêm vào đó, chỉ 1/3 cha mẹ hỏi trẻ cảm thấy món quà đó như thế nào và chỉ 22% hỏi tại sao con  nghĩ ai đó đã tặng quà cho trẻ.

Researchers from UNC encourage parents to ask kids questions to help foster a deeper sense of gratitude. Here are some questions that can help kids experience all four gratitude components:

Các nhà nghiên cứu từ UNC khuyến khích cha mẹ đặt câu hỏi cho trẻ để giúp nuôi dưỡng cảm giác biết ơn sâu sắc hơn. Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp trẻ trải nghiệm cả bốn thành phần của lòng biết ơn:

  • Notice – What do you have in your life to be grateful for? Are there things to be grateful for beyond the actual gifts someone has given you? Are you grateful for any people in your life?
  • Để ý – Con biết ơn về điều gì trong cuộc sống? Có điều gì mình cần biết ơn bên cạnh những món quà mà ai đó đã tặng con không? Con có biết ơn bất kỳ ai trong cuộc sống của con?
  • Think – What do you think about this present? Do you think you should give something to the person who gave it to you? Do you think you earned the gift? Do you think the person gave you a gift because they thought they had to or because they wanted to?
  • Suy nghĩ – Con nghĩ gì về món quà này? Con có nghĩ mình nên tặng thứ gì đó cho người đã tặng nó cho con không? Con có nghĩ mình đã thực sự nhận được quà không? Con nghĩ người đó tặng con một món quà vì họ nghĩ họ phải làm vậy hay vì họ muốn?
  • Feel – Does it make you feel happy to get this gift? What does it feel like inside? What about this gift makes you feel happy?
  • Cảm nhận – Con có cảm thấy vui khi nhận được món quà này không? Bên trong con có cảm giác như thế nào? Điều gì ở món quà này khiến con cảm thấy hạnh phúc?
  • Do – Is there a way to show how you feel about this gift? Does the feeling you have about this gift make you want to share this feeling by giving to someone else?
  • Làm – Có cách nào để thể hiện cảm nhận của con về món quà này không? Cảm giác của con về món quà này có khiến con muốn chia sẻ cảm giác này bằng cách tặng cho người khác không?

Whenever your child receives a physical gift or someone shows kindness to them, strike up a conversation that helps them experience more gratitude. You also might start conversations that show how you both think, feel, and respond to the people and gifts you’re grateful for in your life.

Bất cứ khi nào trẻ  nhận được một món quà vật chất hoặc ai đó thể hiện lòng tốt với trẻ, hãy bắt chuyện để giúp trẻ cảm thấy biết ơn nhiều hơn. Bạn cũng có thể bắt đầu những cuộc trò chuyện để thể hiện cách cả hai bạn suy nghĩ, cảm nhận và phản hồi với những người cũng như những món quà mà bạn biết ơn trong cuộc sống.

Perform Acts of Kindness

Thực hiện hành động tử tế

There are many things your child can do to show appreciation for other people. This might involve returning a favor, like loaning a toy to a friend who is kind.

Có rất nhiều điều con bạn có thể làm để thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Điều này có thể liên quan đến việc trả ơn, chẳng hạn như cho một người bạn tốt bụng mượn đồ chơi.

Or it could involve an act of service like doing yard work for a relative who attends their basketball games.

Hoặc nó có thể liên quan đến một hành động giúp đỡ  như làm vườn cho một người họ hàng đến xem trận đấu bóng rổ của họ.

Make it clear that there are many ways to show people that you’re grateful for all they do.

Hãy cho trẻ biết rõ rằng có nhiều cách để mọi người thấy rằng bạn biết ơn về tất cả những gì họ làm.

You might even decide to take on a family project, like writing thank you letters to the first responders in your community after a natural disaster. Make it clear that you don’t need to reserve gratitude for those individuals that you know personally—there are many people in the community whom you might feel grateful for as well.

Bạn thậm chí có thể quyết định thực hiện một dự án gia đình, như viết thư cảm ơn tới những người giúp đỡ đầu tiên trong cộng đồng của bạn sau thảm họa thiên nhiên. Hãy nói rõ rằng bạn không cần để dành lòng biết ơn đối với những cá nhân mà bạn biết rõ – có rất nhiều người trong cộng đồng mà bạn có thể cảm thấy biết ơn.

Model Gratitude

Hình mẫu về lòng biết ơn

A 2016 study published in Applied Developmental Science found that grateful parents tend to raise grateful children.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Khoa học phát triển ứng dụng cho thấy các bậc cha mẹ biết ơn có xu hướng nuôi dạy những đứa con biết ơn.

There’s a good chance this is because kids learn to be grateful by hearing and seeing their parents experience gratitude.

Rất có thể điều này là do trẻ học cách biết ơn thông qua việc nghe và nhìn thấy cha mẹ chúng trải nghiệm lòng biết ơn của chính mình.

Here are several ways you can model gratitude for your children:

Dưới đây là một số cách bạn có thể làm gương về lòng biết ơn đối với con mình:

  • Say “Thank you.” Whether you thank the clerk at the store or you thank your child for clearing the table, make sure you’re thanking people often.
  • Nói lời “Cảm ơn.” Cho dù bạn cảm ơn người nhân viên cửa hàng hay cảm ơn đứa con của bạn vì đã dọn bàn, hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên cảm ơn mọi người.
  • Talk about gratitude. Make it a point to share what you’re grateful for. Even when you have a rough day or something bad happens, point out that there’s still a lot to feel grateful for. Instead of complaining about the rain, talk about being grateful that the plants are being watered so you’ll have food to eat.
  • Nói về lòng biết ơn. Hãy cố gắng chia sẻ những gì mà bạn cảm thấy biết ơn. Ngay cả khi bạn có một ngày khó khăn hoặc điều gì đó tồi tệ xảy ra, hãy chỉ ra rằng bạn vẫn còn rất nhiều điều để cảm thấy biết ơn. Thay vì phàn nàn về cơn mưa đang đổ hạt, hãy nói về việc bạn biết ơn thế nào vì cây cối được tưới nước xanh tươi, để từ đó mà bạn có thức ăn.
  • Express gratitude. When your child sees you writing “thank you” notes or sending a token of appreciation to someone, you’ll teach them to do the same.
  • Bày tỏ lòng biết ơn. Khi con bạn nhìn thấy bạn viết một lời nhắn “cảm ơn” hoặc gửi lời cảm ơn tới ai đó, bạn sẽ dạy chúng làm điều tương tự.

Create a Family Gratitude Project

Tạo một dự án tri ân gia đình

A family project can be a good way to get everyone involved in expressing gratitude.

Một dự án gia đình có thể là một cách hay để thu hút mọi người cùng tham gia bày tỏ lòng biết ơn.

For example, you could create a family bulletin board where everyone can add notes about what they’re thankful for. Whether you use sticky notes, a whiteboard where everyone writes with a marker, or colorful pages that can be tacked up, either way it’s a great family project.

Ví dụ bạn có thể tạo bảng thông báo gia đình nơi mọi người có thể thêm ghi chú về những điều họ biết ơn. Cho dù bạn sử dụng giấy ghi chú, bảng trắng để mọi người viết bằng bút đánh dấu hay những trang giấy đầy màu sắc có thể dán lại thì đó đều là một dự án tuyệt vời dành cho gia đình.

It can be a great conversation piece as well. You might talk about certain things someone feels grateful for or you might talk about how fast the board fills up because you have so many good things going on in life.

Chiếc bảng cũng có thể trở thành một phần trò chuyện tuyệt vời trong gia đình. Bạn có thể nói về những điều mà ai đó cảm thấy biết ơn hoặc bạn có thể nói về việc bảng đầy nhanh như thế nào khi bạn có rất nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.

You could also create a gratitude jar that everyone contributes to. Keep a jar in an easily accessible place, like the kitchen, and keep some slips of paper handy. Encourage everyone to write down something they’re grateful for (maybe once a day) and put it in the jar.

Bạn cũng có thể tạo một lọ đựng lòng biết ơn để mọi người cùng đóng góp. Giữ lọ ở nơi dễ lấy, chẳng hạn như nhà bếp, và giữ sẵn vài tờ giấy. Khuyến khích mọi người viết ra điều gì đó mà họ biết ơn (có thể mỗi ngày một lần) và cho vào lọ.

Then, you can read over the slips of paper together as a family—maybe once a week or once a month.

Sau đó, các anh chị em có thể cùng nhau đọc các tờ giấy đó với cả gia đình—có thể mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần.

It can be a great way to honor all the good things happening in everyone’s lives.

Đó có thể là một cách tuyệt vời để trân trọng tất cả những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống của mọi người.

No matter what type of family project you start, make it something that gets everyone thinking and talking more about gratitude. Listening to the things everyone else is grateful for can encourage even more gratitude in the family.

Cho dù bạn bắt đầu loại dự án gia đình nào, hãy biến dự án này thành điều gì đó khiến mọi người suy nghĩ và nói nhiều hơn về lòng biết ơn. Lắng nghe những điều mà mọi người khác biết ơn có thể khuyến khích nhiều lòng biết ơn hơn nữa trong gia đình.

Establish a Gratitude Ritual

Thiết lập một nghi thức biết ơn

Make it a habit to regularly express gratitude in your family. Here are some examples of rituals you might establish:

Hãy tạo thói quen thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn trong gia đình. Dưới đây là một số ví dụ về các nghi thức bạn có thể thiết lập:

  • Everyone takes turns during dinner sharing one thing they’re grateful for from their day.
  • Mọi người thay phiên nhau trong bữa tối chia sẻ một điều họ biết ơn trong ngày.
  • At bedtime, you ask each child to say three things they feel grateful for.
  • Trước khi đi ngủ, bạn hỏi trẻ về ba điều con cảm thấy biết ơn.
  • During the car ride to school, everyone thanks someone else in the car for something.
  • Trong lúc trên xe đến trường, mọi người đều cảm ơn người khác trên xe vì điều gì đó.
  • Each Sunday night at dinner, everyone discusses how they’ll express gratitude and who they’ll express it to over the course of the week.
  • Mỗi tối Chủ nhật, trong bữa tối, mọi người thảo luận về cách họ sẽ bày tỏ lòng biết ơn và họ sẽ bày tỏ điều đó với ai trong suốt tuần.
  • Every Saturday morning, everyone writes a note of appreciation to someone for a specific reason.
  • Mỗi sáng thứ Bảy, mọi người đều viết một lời cảm ơn tới ai đó vì một lý do cụ thể.

Although it might seem like gratitude should be spontaneous rather than rehearsed, making gratitude a habit can ensure that kids practice it on a regular basis, and it can become like second-nature.

Mặc dù có vẻ như lòng biết ơn nên diễn ra một cách tự phát chứ không phải diễn tập, nhưng việc biến lòng biết ơn thành thói quen có thể đảm bảo rằng trẻ em sẽ thực hành lòng biết ơn một cách thường xuyên và nó có thể trở thành bản năng thứ hai.

Look for the Silver Lining

Tìm kiếm sự tích cực trong hoàn cảnh khó khăn

Help your kids see that something good can come from difficult circumstances. If a soccer game gets rescheduled due to rain, talk about the bright side of the situation. Say something like, “Well at least we don’t have to be outside in the cold. We can play board games together instead and that will be fun.”

Hãy giúp con bạn thấy rằng điều gì đó tốt đẹp có thể đến từ những hoàn cảnh khó khăn. Nếu một trận bóng đá bị dời lại do trời mưa, hãy nói về mặt tích cực của tình hình. Hãy nói điều gì đó như, “Ít nhất thì chúng ta không cần phải ra ngoài trời lạnh. Thay vào đó, chúng ta có thể chơi board game cùng nhau và điều đó sẽ rất vui.”

You might also point out how to be grateful for what you had, even when it’s no longer here. For example, you might say, “It’s really sad our fish died but I’m grateful we got to have him for six months.” Of course you don’t want to sound uncaring and callous but you can make it clear that you can be both grateful and sad at the same time while honoring a loss.

Bạn cũng có thể chỉ ra cách biết ơn những gì bạn đã có, ngay cả khi nó không còn ở đây nữa. Ví dụ, bạn có thể nói, “Thật buồn là cá của chúng tôi đã chết nhưng tôi rất biết ơn vì chúng tôi đã có được nó trong sáu tháng.” Tất nhiên, bạn không muốn tỏ ra vô tâm và nhẫn tâm nhưng bạn có thể nói rõ rằng bạn có thể vừa biết ơn vừa buồn bã khi trân trọng  một mất mát.

Ask questions that help your child discover the potential silver lining in a tough situation. Ask, “What’s something good that could come from something hard like this?”

Đặt những câu hỏi giúp con bạn khám phá điều tích cực tiềm ẩn trong một tình huống khó khăn. Hãy hỏi, “Điều gì tốt đẹp có thể đến từ một thứ khó khăn như thế này?”

In a really tough situation, asking that question too soon might seem insensitive (like 10 minutes after failing a test). So you might give it some time before encouraging your child to look on the bright side. But helping your child do this often, you’ll teach them to begin doing it on their own and they’ll start to see that they have a lot to be grateful for, even on their worst days.

Trong những tình huống thực sự khó khăn, việc hỏi câu hỏi đó quá sớm có vẻ thiếu tế nhị (chẳng hạn như 10 phút sau khi trượt bài kiểm tra). Vì vậy, bạn có thể cho trẻ một chút thời gian trước khi khuyến khích con bạn nhìn vào mặt tích cực. Nhưng khi giúp con bạn làm điều này thường xuyên, bạn sẽ dạy chúng bắt đầu tự mình làm việc đó và chúng sẽ bắt đầu thấy rằng chúng có rất nhiều điều để biết ơn, ngay cả trong những ngày tồi tệ nhất của chúng.

 

A Word From Verywell

Lời nhắn từ Verywell

Make gratitude a priority in your home. Not only will your child benefit, but the adults will likely get a much-needed boost in happiness and well-being also. Experiment with different strategies to help determine which gratitude practices help everyone best experience and express their grateful feelings.

Hãy đặt lòng biết ơn làm ưu tiên hàng đầu trong gia đình bạn. Không chỉ con bạn sẽ được hưởng lợi mà cả người lớn cũng có thể sẽ nhận được sự thúc đẩy cần thiết về hạnh phúc và sức khỏe. Thử nghiệm các chiến lược khác nhau để giúp xác định cách thực hành lòng biết ơn nào giúp mọi người trải nghiệm tốt nhất và bày tỏ cảm xúc biết ơn của mình.

Of course, there will be times when your kids seem to be ungrateful. This doesn’t mean you’ve failed in the gratitude department, however. It’s normal for kids to experience entitlement at times.

Tất nhiên sẽ có lúc con bạn tỏ ra vô ơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đã thất bại trong lĩnh vực lòng biết ơn. Việc đôi khi trẻ em đòi hỏi quyền lợi là điều bình thường.

So turn these times into teachable moments. Work on new gratitude strategies and keep modeling how to be thankful, and you’ll likely see these moments of entitlement fade away.

Vì vậy, hãy biến những khoảng thời gian này thành cơ hội dạy trẻ về lòng biết ơn thông qua việc thực hiện các chiến lược biết ơn mới và tiếp tục làm gương về cách biết ơn, và bạn có thể sẽ thấy những khoảnh khắc đòi hỏi quyền lợi này biến mất.

 

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellmind.com/how-to-teach-children-gratitude-4782154

 

Để lại một bình luận